Đông A
Tôi chưa nhìn thấy toàn văn bản Hiến pháp sửa đổi, nhưng với
những gì mà báo chí đang đưa tin thì tôi thấy rằng chuyện sửa đổi bản
Hiến pháp chỉ là lặt vặt. Một số người ca ngợi bản Hiến pháp sửa đổi
tăng quyền cho Chủ tịch nước. Nhưng là một người từng nêu ra ý tưởng tăng quyền cho Chủ tich nước,
ngược lại với những người ca ngợi đó, tôi không thấy có những bước tiến
đáng kể. Bản Hiến pháp 1992 đã khẳng định Chủ tịch nước lãnh đạo toàn
diện nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại, là thống lĩnh lực lượng vũ
trang và Chủ tịch hội đồng an ninh quốc phòng... Do vậy bản Hiến pháp
sửa đổi cũng không khác gì bản Hiến pháp cũ. Những thay đổi lặt vặt như
phong hàm cho tướng lĩnh, hay bãi bỏ văn bản do Thủ tướng ban hành...
thực chất không có giá trị thực tiễn gì. Như vậy vấn đề Chủ tịch nước
được tăng quyền lực hay không vẫn không phải là vấn đề mang tính pháp
lý, mà vẫn là vấn đề mang tính thực tiễn. Ngay hiện nay, nếu Chủ tịch
nước đủ mạnh thì ông vẫn có thể tăng được thực lực nắm quyền của mình mà
không cần phải chờ đợi một bản Hiến pháp mới.
Chuyện hợp nhất Tổng bí thư với Chủ tịch nước cũng không phải là vấn đề mà người dân được hưởng lợi nếu quả thật bản Hiến pháp mới có sửa đổi như vậy. Người dân chỉ nên quan tâm ở bản Hiến pháp sửa đổi hai vấn đề cốt lõi trong tình thế hiện nay: tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết. Tất cả những sửa đổi khác chỉ là sửa lặt vặt, chẳng có giá trị cốt lõi gì và chẳng đáng quan tâm, bởi vì chúng không đem lại quyền lợi căn bản cho người dân. Một số người có thể có ảo tưởng về quyền cơ bản của công dân, ví dụ như bản Hiến pháp sửa đổi có thể đưa ra một số quyền cơ bản của công dân, bị điều chỉnh bằng luật, nhưng nếu chưa có luật thì công dân vẫn có quyền thực hiện quyền cơ bản đó. Nghe thì thấy có vẻ hay nhưng tôi cho rằng thực tiễn sẽ không phải như vậy nếu không có tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết của nhân dân. Tôi lấy ví dụ chẳng hạn quyền biểu tình. Giả sử như bản Hiến pháp sửa đổi có quy định quyền biểu tình là quyền hiến định và được điều chỉnh bằng luật nhưng nếu như chưa có luật ban hành thì người dân vẫn có quyền thực hiện biểu tình. Thực tế tôi nghĩ sẽ không như vậy. Ngay cả khi chưa có luật thì vẫn có các văn bản dưới luật như Nghị định 38 điều chỉnh quyền biểu tình. Vậy quyền biểu tình có bị hạn chế bởi Nghị định hay không? Chính phủ sẽ bảo là có, người dân có thể nói là không. Vậy ai giải quyết bất đồng này nếu không có tòa án Hiến pháp. Nếu tòa án Hiến pháp không có thì chắc chắn Chính phủ sẽ nắm đằng chuôi, còn người dân chỉ nắm đằng lưỡi thôi. Do vậy đừng có ảo tưởng với những ngôn từ lấp lánh của bản Hiến pháp khi những vấn đề cốt lõi người dân không có cửa. Chuyện người dân có thể thay đổi được Nghị định là chuyện không tưởng, và thực chất ngay cả khi có tòa án Hiến pháp cũng không phải dễ dàng gì, nhưng ít nhất còn có cửa hy vọng.
Phải nắm lấy những vấn đề cốt lõi, đừng để những thứ lặt vặt hay ngôn từ lấp lánh lừa phỉnh. Đừng để những tiểu tiết che mắt hay đánh lạc hướng khỏi những điểm nền tảng thiết thực cho quyền của chính mình.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 30/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121030/dong-a-sua-lat-vat
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Chuyện hợp nhất Tổng bí thư với Chủ tịch nước cũng không phải là vấn đề mà người dân được hưởng lợi nếu quả thật bản Hiến pháp mới có sửa đổi như vậy. Người dân chỉ nên quan tâm ở bản Hiến pháp sửa đổi hai vấn đề cốt lõi trong tình thế hiện nay: tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết. Tất cả những sửa đổi khác chỉ là sửa lặt vặt, chẳng có giá trị cốt lõi gì và chẳng đáng quan tâm, bởi vì chúng không đem lại quyền lợi căn bản cho người dân. Một số người có thể có ảo tưởng về quyền cơ bản của công dân, ví dụ như bản Hiến pháp sửa đổi có thể đưa ra một số quyền cơ bản của công dân, bị điều chỉnh bằng luật, nhưng nếu chưa có luật thì công dân vẫn có quyền thực hiện quyền cơ bản đó. Nghe thì thấy có vẻ hay nhưng tôi cho rằng thực tiễn sẽ không phải như vậy nếu không có tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết của nhân dân. Tôi lấy ví dụ chẳng hạn quyền biểu tình. Giả sử như bản Hiến pháp sửa đổi có quy định quyền biểu tình là quyền hiến định và được điều chỉnh bằng luật nhưng nếu như chưa có luật ban hành thì người dân vẫn có quyền thực hiện biểu tình. Thực tế tôi nghĩ sẽ không như vậy. Ngay cả khi chưa có luật thì vẫn có các văn bản dưới luật như Nghị định 38 điều chỉnh quyền biểu tình. Vậy quyền biểu tình có bị hạn chế bởi Nghị định hay không? Chính phủ sẽ bảo là có, người dân có thể nói là không. Vậy ai giải quyết bất đồng này nếu không có tòa án Hiến pháp. Nếu tòa án Hiến pháp không có thì chắc chắn Chính phủ sẽ nắm đằng chuôi, còn người dân chỉ nắm đằng lưỡi thôi. Do vậy đừng có ảo tưởng với những ngôn từ lấp lánh của bản Hiến pháp khi những vấn đề cốt lõi người dân không có cửa. Chuyện người dân có thể thay đổi được Nghị định là chuyện không tưởng, và thực chất ngay cả khi có tòa án Hiến pháp cũng không phải dễ dàng gì, nhưng ít nhất còn có cửa hy vọng.
Phải nắm lấy những vấn đề cốt lõi, đừng để những thứ lặt vặt hay ngôn từ lấp lánh lừa phỉnh. Đừng để những tiểu tiết che mắt hay đánh lạc hướng khỏi những điểm nền tảng thiết thực cho quyền của chính mình.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 30/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121030/dong-a-sua-lat-vat
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001