Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Gấu mất nhà vì 'an ninh quốc phòng'? 

Cập nhật: 09:37 GMT - thứ tư, 10 tháng 10, 2012

Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam
Trại ở Tam Đảo nuôi 104 con gấu được cứu khỏi các chuồng lấy mật
Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam thuộc tổ chức bảo vệ Động vật châu Á (AAF) phải ngừng mở rộng và có thể di dời vì nằm trong vùng đất an ninh của tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo ông Tuấn Bendixsen, trưởng đại diện AAF, trả lời BBC Việt ngữ hôm 9/10, đây có lẽ vấn đề liên quan đến đất đai, vì dự án đã được chính Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt từ năm 2008, bắt đầu xây dựng từ năm 2009 với sự đồng ý và theo dõi của tỉnh Vĩnh Phúc.
Đại diện Bấm AAF cũng cho rằng, vấn đề là do ông giám đốc vườn Quốc gia Tam Đảo vận động hành lang để lấy phần đất của trung tâm cứu hộ gấu làm khu du lịch nghỉ dưỡng.
Theo công văn số 1997/BQP-TM của bộ Quốc phòng gửi bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà ông Tuấn cung cấp, trung tâm cứu hộ gấu “nằm trong khu vực phòng thủ của tỉnh Vĩnh Phúc,” và đây là “địa hình có giá trị đặc biệt quan trọng đối với nhiệm vụ quốc phòng”.
Công văn đề ngày 09/07/2012 này yêu cầu phía bộ Nông nghiệp không mở rộng trung tâm cứu hộ gấu, tìm vị trí khác cho trung tâm, và đề nghị các bên liên quan “giải quyết những vấn đề cụ thể có liên quan đến quốc phòng”.
Nói về vấn đề này, ông Tuấn Bendixsen cho biết trung tâm “rất sốc” vì từ trước đến nay hoạt động đúng pháp luật, có giấy phép của thủ tướng chính phủ ký và chưa bao giờ thấy ai nhắc đến về vấn đề quốc phòng ở khu vực này.
Công văn của bộ Quốc phòng
Công văn của bộ Quốc phòng về khu đất thuộc Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam
Về thời hạn dự án được cấp phép, ông Tuấn nói “thời hạn do thủ tướng ký là từ năm 2009 đến năm 2014,” nhưng sau đó trung tâm đã đề nghị với bộ Nông nghiệp gia hạn hoạt động thêm 16 năm nữa, tức thời hạn dự án trọn vẹn là “hai mươi năm”.
Ông Tuấn cho biết đã đề nghị lên bộ Nông nghiệp trình lên chính phủ và đang chờ văn bản trả lời chính thức của chính phủ về vấn đề này, vì “đây là dự án do thủ tướng phê duyệt, chỉ có quyết định của chính phủ mới có giá trị, và tôi hy vọng thủ tướng Việt Nam sẽ có những quyết định công bằng, rõ rệt.”

Gấu bị mất đất?
Trại gấu phải đi vì lý do 'quốc phòng'?
Trung tâm cứu hộ gấu VN có thể phải di dời vì chuyện đòi đất 'an ninh quốc phòng' tỉnh Vĩnh Phúc.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Vấn đề mà trung tâm lo lắng nhất, “là 104 thể gấu này được cứu khỏi không gian sống chật hẹp, được sống trong môi trường bán tự nhiên, có thể trèo cây, tự đi kiếm thức ăn,”
“Nếu lại nhốt chúng vào lồng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe, cứ tưởng tượng như mình bị giam tù 10, 15 năm, vừa được thả ra tự do đã lại vào tù tiếp,” ông Tuấn nói.
Đây là 104 con gấu được cứu khỏi những trại nuôi gấu lấy mật, rất phổ biến ở Việt Nam do những tin đồn về tác dụng chữa nhiều loại bệnh và tăng cường sức khỏe của mật gấu.
Đại diện AAF cũng cho rằng, việc trung tâm phải di dời sẽ khiến các tổ chức bảo vệ động vật thế giới rất lo ngại dù muốn giúp Việt Nam, vì đây là tổ chức từ thiện, có đầy đủ giấy phép hoạt động dự án và đã làm việc ở Việt Nam tới 6 năm mà còn bị đối xử như thế.
Ông Jill Robinson, nhà sáng lập và chủ tịch AAF viết trên trang web về vấn đề này:
“Chúng tôi đang làm tất cả để trung tâm cứu trợ [gấu] không bị đóng cửa và rời đi nơi khác. Cứu hộ và chăm sóc 104 con gấu vốn trước kia chịu cuộc sống đau khổ, nếu điều này xảy ra sẽ còn tệ hơn với chúng,”
“Và 2 triệu đô tiền quyên góp của mọi người cũng sẽ mất đi.”
Cả hai loài gấu của Việt Nam đều nằm trong sách đỏ
Cả hai loài gấu ở Việt Nam đều nằm trong sách đỏ động vật sắp tuyệt chủng của thế giới
Theo ông Tuấn, 104 con gấu này thuộc loài gấu ngựa và gấu chó, nằm trong danh sách đỏ bảo vệ tuyệt đối, “không được phép khai thác, không được phép buôn bán bất hợp pháp”.
“Theo các nhà khoa học ước tính, loài gấu ngựa ngoại tự nhiên ở Việt Nam hiện nay có khi còn ít hơn hai trăm con,”
“Gấu chó thì còn ít hơn nữa."
Việt Nam vốn là cái tên không xa lạ với các tổ chức bảo vệ động vật thế giới trong việc nhanh chóng đẩy các loài động vật nằm trong sách đỏ thế giới vào vòng tuyệt chủng.
Con tê giác cuối cùng của Việt Nam đã chết năm 2011, hổ cũng chỉ còn vài con, chủ yếu đã trốn sang vùng rừng của Lào, theo thông tin từ Quỹ Động vật hoang dã (WWF).
Không ít người Việt Nam tin rằng rượu tay gấu, mật gấu, ăn gan hổ, uống nước pha bột sừng tê chữa được nhiều bệnh, kể cả ung thư, hoặc ít ra cũng giúp tăng cường sức khỏe.
Nhưng chính niềm tin thiếu chứng cứ khoa học về tác dụng 'thần dược' từ các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam lại là nguyên nhân chính tạo nên thị trường sôi động này, theo các chuyên gia của tổ chức bảo vệ động vật Bấm CITES.
nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121009_bear_rescue_centre.shtml
======================================================================
Sự thật đằng sau quyết định di dời Trung tâm cứu hộ Gấu ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo

WCS Việt Nam - "Bạn có biết sự thật đằng sau quyết định cho di dời Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo lại là lợi nhuận cho cô con gái của giám đốc Vườn Quốc gia Tam Đảo?

Chắc hẳn nhiều người đã đọc về việc gần đây Bộ Quốc phòng cùng Bộ NN&PTNT đã ra lệnh cho Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo phải dừng mở rộng và sẽ phải di dời với lý do khu vực này có ý nghĩa quốc phòng, trong khi Trung tâm này được phép xây dựng theo như thoả thuận đã ký của Thủ tướng từ năm 2005. Hãy biết thêm lý do đằng sau quyết định cho dừng mở rộng này. Điểm mấu chốt là con gái của giám đốc Vườn quốc gia Tam Đảo lại là người đầu tư vào công ty đang xin khu đất này để xây dựng.



Bộ Quốc phòng ra quyết định di dời

Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam của Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) phải đối mặt với việc bị đuổi ra khỏi Vườn Quốc gia Tam Đảo, sau một chiến dịch rầm rộ của giám đốc Vườn, ông Đỗ Đình Tiến.

Vào thứ Sáu ngày 05 tháng 10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) thông báo với AAF rằng Bộ Quốc phòng đã ra lệnh trục xuất hoạt động của họ và 104 con gấu ra khỏi khu bảo tồn. Điều này diễn ra sau khi ông Tiến vận động hành lang với Bộ Quốc phòng để tuyên bố khu bảo tồn là một khu vực "có ý nghĩa quốc phòng".

Ông Tiến đã gây sức ép AAF để từ bỏ đất kể từ tháng 4 năm 2011. Người ta tin rằng ông có ý định chuyển giao cho Công ty Cổ phần Trường Giang Tam Đảo, công ty mà con gái ông có đầu tư. Công ty này đã gửi đơn đề nghị phát triển một "Khu du lịch sinh thái và khách sạn” trên địa điểm này.

Việc đóng cửa các trung tâm cứu hộ sẽ có một hậu quả nghiêm trọng:
  • 104 con gấu, được cứu thoát từ các trang trại mật gấu và buôn lậu ở Việt Nam – bị mất nhà.
  • 77 nhân viên địa phương của Việt Nam - thất nghiệp.
  • $2 triệu USD đầu tư xây dựng và phát triển bởi AAF - mất.
Kinh tế địa phương phụ thuộc vào trung tâm cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cam kết chấm dứt nạn hút mật gấu của chính phủ Việt Nam sẽ bị đặt dấu hỏi.

Tiến sĩ Jill Robinson, người sáng lập và giám đốc điều hành của AAF nói:

"Chúng tôi đang tha thiết muốn đảm bảo rằng trung tâm cứu hộ không bị đóng cửa và di dời. Sự sống của 104 con gấu, những con vật đã phải chịu đựng quá nhiều, sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, và trung tâm cứu hộ và 2 triệu USD tài trợ sẽ bị mất. Chúng tôi kêu gọi công chúng và các phương tiện truyền thông, cả ở Việt Nam và ở nước ngoài khẩn trương kêu gọi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho thực hiện công lý, và để cho ngài Thủ tướng biết cảm xúc của chúng ta về mối đe dọa khủng khiếp đối với sự sống của loài gấu. "

Chiến dịch chống lại Trung tâm cứu hộ

Ông Tiến và Công ty Cổ phần Trường Giang Tam Đảo đã vận động Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được phê duyệt dự án phát triển bất động sản của họ.
Con gái của ông Tiến là một trong bốn thành viên sáng lập của Công ty Cổ phần Trường Giang Tam Đảo và nắm giữ 10% cổ phần của công ty. Ông Tiến đã không công bố công khai thông tin này.

Sau khi có ý kiến của các đại sứ quán tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các Bộ trưởng châu Âu cũng như sự chú ý lớn của các phương tiện truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã can thiệp để ban hành Chỉ thị ngày 26 tháng 4 năm 2012 yêu cầu giám đốc Vườn phân bổ lại đất cho Trung tâm cứu hộ gấu như thỏa thuận ban đầu với AAF.

Ông Tiến sau đó đã đưa ra thông tin sai lạc, nhằm ngăn chặn việc xây dựng các công trình ngoài trời xung quanh khu nhà gấu thứ ba, rằng chất thải ô nhiễm từ trung tâm cứu hộ làm hại đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng địa phương. Ông yêu cầu Bộ Nông nghiệp đóng cửa các trung tâm cứu hộ và di dời những con gấu. Sau một cuộc điều tra đầy đủ của Sở tài nguyên môi trường Vĩnh Phúc, trung tâm gấu được minh oan khỏi các cáo buộc này.

Sau đó, ông Tiến đã bắt đầu vận động Bộ Quốc phòng để tạo áp lực lên Bộ Nông nghiệp ngăn chặn việc triển khai kế hoạch của Trung tâm cứu hộ.
Tuyên bố rằng địa điểm này là một khu vực có tầm quan trọng về quốc phòng là cần xem xét lại vì trung tâm đã đi vào hoạt động từ năm 2005 và thung lũng Chắt Dậu nơi trung tâm đang toạ lạc, đã được sử dụng cho mục đích du lịch và tư nhân khác kể từ khi Vườn Quốc gia mở cửa vào năm 1996.

Có cơ sở để cho rằng một khi trung tâm buộc phải đóng cửa, đất đai sẽ được tuyên bố không còn có ý nghĩa quốc phòng và cho phép Công ty Cổ phần Trường Giang được sử dụng để xây dựng.

Hành động trục xuất là một vi phạm trực tiếp đối với thỏa thuận năm 2005 của Chính phủ Việt Nam với AAF cho phép họ tài trợ và phát triển một cơ sở trên 12ha của Vườn nơi sẽ cứu chữa và là nhà cho 200 con gấu có nguy cơ tuyệt chủng được cứu từ việc lấy mật gấu bất hợp pháp. Dựa trên thỏa thuận này, AAF đã đầu tư hơn 2 triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hiện nay 104 con gấu đang sống tại trung tâm cứu hộ, đang được phục hồi sau nhiều năm chấn thương bị nhốt trong các chuồng chật hẹp và lấy mật đau đớn. Những con gấu sẽ bị buộc phải quay trở lại lồng khi bị di dời và điều này sẽ gây ra tác động tiêu cực rất lớn tới tinh thần và thể chất của chúng. Sẽ phải mất ít nhất hai năm để thiết lập một trung tâm mới với cơ sở ngoài trời và những con gấu sẽ phải bị ép vào chuồng trong thời gian dài.

Hãy xem chú gấu Emma đang vui vẻ và mạnh khoẻ ra sao sau khi được cứu khỏi việc lấy mật và và được cứu chữa tại Trung tâm.

Sự việc bây giờ sẽ đi đến cấp Thủ tướng để ra một quyết định cuối cùng. Trước vị thế lớn của Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Chính phủ có thể sẽ buộc phải đồng ý với đề nghị đóng cửa trung tâm.

Ông Tuấn Bendixsen, Giám đốc Việt Nam của AAF nói:

"Chúng tôi hy vọng Thủ tướng Chính phủ hiểu được rằng chỉ thị mà ngài Thủ tướng ban hành năm 2008 đang bị phá hoại bởi một giám đốc Vườn Quốc gia và ảnh hưởng của ông ta với Bộ Quốc phòng. Đây không phải là một vấn đề quốc phòng; nó là một vấn đề lợi nhuận. Chúng tôi tin rằng ông Tiến đang tìm cách hưởng lợi từ đất mà Thủ tướng Chính phủ đã hứa để cho gấu, những con vật đã phải chịu đựng việc lấy mật tại Việt Nam quá lâu."

"Không nên để cho người đàn ông này có được ảnh hưởng như vậy, nhất là khi con gái ông ta hưởng trực tiếp lợi nhuận từ việc di dời trung tâm.”

AAF đang kêu gọi công chúng tại Việt Nam và trên toàn thế giới để kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ cho phép Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tiếp tục hoạt động và mở rộng như trong thỏa thuận ban đầu của Chính phủ mà ngài Thủ tướng đã ký và ủng hộ.

Hãy hành động ngay bây giờ và giúp AAF ngăn việc trục xuất bằng cách vào trang của AAF tại địa chỉ http://www.animalsasia.org/index.php?UID=7PL8339IUCX

và:
Gửi thư (nội dung có sẵn) cho Thủ tướng 
Ký vào kiến nghị trên mạng (online petition)
Gửi e-mail cho bạn bè cùng biết
========


Nguồn: WCS Việt Nam
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/su-that-ang-sau-quyet-inh-di-doi-trung.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001