Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Thực thi công văn 7169 của Thủ tướng: Bộ Tin tặc và những hành động hạ cấp  

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhWqXIDWF7i5cXkIY7nNWv14XtwVCRJsG3hTI17PTXUbFHWFJwkaOYGyumDkS2iuSySwrvFg5tj6he5zgOBuufwuZn5HfgXmQRZjQonXbDCQ_BDpvTi6TTVONgngIZxuwQPVttwfqQEUITV/s1600/nguyentandung-tintac-danlambao.jpg

Dân Làm Báo - Ngày 12 tháng 9 năm 2012, Văn phòng Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra công văn số 7169, chỉ thị "Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật". 

Ngày 9 tháng 10, 2012 trang Quanlambao bị cướp. Các ban ngành chủ quản theo lệnh của Thủ tướng bao gồm Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông hóa ra là Bộ... Tin tặc.

Chính phủ của một nước, nắm trong tay hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh và truyền hình; chỉ huy một lực lượng công an "còn đảng còn mình", "thanh kiếm và lá chắn của chế độ", cuối cùng rồi cũng hạ mình, đào tường, khoét vách, bò hầm, chui cống để vào ăn cướp nhà blog của người khác. 

Hành vi đạo tặc tự nó đã thấp hèn. Nhưng những gì mà Bộ Tin tặc của Thủ tướng phóng uế sau đó mới cực kỳ lùn. 

Lùn về tư cách.
Lùn về văn hóa.
Lùn về đạo đức.
Lùn về nhân phẩm.
Lùn về bản lãnh. 

Bộ Tin tặc của Thủ tướng đã để lại một bài viết bôi đen cựu Dân biểu Quốc Hội Đặng Hoàng Yến một cách dơ bẩn trên trang blog vừa mới ăn cướp xong. 

Điều này đã nói lên được bản chất trước sau như một của một ông Thủ tướng "không diệt được tham nhũng sẽ từ chức" khi so sánh với những gì từ công văn 7169 của Thủ tướng: Giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan cung cấp thông tin khách quan, đúng sự thật... Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xácchủ động phản bác các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc

Tất cả những cái gọi là "thông tin khách quan, đúng sự thật, kịp thời, chính xác, chủ động" bởi một loạt các cơ quan từ trung ương đến địa phương, từ bên đảng sang phía nhà nước đã được gom lại, thể hiện cực kỳ tài tình trong một bài viết bởi Bộ Tin tặc của Thủ tướng sau khi hạ mình, đào tường, khoét vách, bò hầm, chui cống để vào ăn cướp nhà blog của người khác. 

Bài viết mang nhan đề: Yêu cầu bà Đặng Thị Hoàng Yến dừng ngày các hành vi bôi nhọ, bịa đặt, vu khống nhằm đẩy đất nước Việt Nam vào nguy cơ nội chiến một lần nữa. Những hành động của bà đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế trong đó có luật pháp Hoa Kỳ, nơi bà đang tỵ nạn. 

Bộ Tin tặc vừa mới ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp chưa kịp chùi mồm đã mở miệng ngay: Những hành động của bà đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Vậy chứ giở trò Tin tặc, thế giới gọi là Hacker là hành vi gì? Tôn trọng luật pháp quốc tế?

Bộ Tin tặc yêu cầu bà Đặng Thị Hoàng Yến dừng ngày các hành vi bôi nhọ, bịa đặt thì ngay chính bài viết mà Bộ Tin tặc đưa lên lại chứng minh ngay lập tức đẳng cấp bôi nhọ, bịa đặt đến thượng thừa, tầm cỡ đỉnh cao của loài lùn: sau khi hạ mình, đào tường, khoét vách, bò hầm, chui cống vào ăn trộm thông tin, đã tung lên mạng hình ảnh sinh hoạt riêng tư của một gia đình bao gồm nhà cửa, con cái. Vậy trò này là trò gì? Đây có đáng gọi là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch như công văn 7169 đã gán cho các trang blog tự do? Không. Nó cũng không thể là thủ đoạn thâm độc. Phải nói đó là hành vi thấp hèn và ti tiện.

Điều đáng ghê tởm, đáng phỉ nhổ hơn hết là Bộ Tin tặc đã đăng tải hình con gái của bà Yến với những sinh hoạt riêng tư trong gia đình, cộng thêm với những bức hình ráp ghép với mục tiêu bôi bẩn cá nhân một cô con gái hoàn toàn vô tư và vô tội.

Thấp hèn và ti tiện cần có một định nghĩa mới!

Nếu phải bỏ qua những đánh giá hành vi về phạm trù đạo đức, hành động của Bộ Tin tặc khi tấn công gia đình và cụ thể là con gái của bà Đặng Thị Hoàng Yến là một hành động xâm phạm, đe dọa đời tư cá nhân một cách nghiêm trọng, vi phạm những điều luật quốc tế lẫn của pháp luật của nước CHXHCNVN về quyền riêng tư.

Công văn 7169. Tư cách của một Thủ tướng. Tất cả lại được chứng minh ở một mức độ mà người dân ước ao: phải chi đừng biết thì còn đỡ nhục.


nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/thuc-thi-cong-van-7169-cua-thu-tuong-bo.html#more
======================================================================
Tờ "Quan Làm Báo" bị tấn công: Cú ra đòn hạ cấp


Lê Diễn Đức

Không một nhà chức trách nào, ở bất kỳ quốc gia nào, lại có thể ngồi khoanh tay nhìn một trang thông tin đối lập với nhà cầm quyền có tầm ảnh hưởng lớn như thế, mặc sức tung tác. "Quan Làm Báo" không bị tấn công mới là lạ!
Trong ngày 9/10/2012, người đọc không thể truy cập vào trang "Quan Làm Báo". Nếu muốn vào đọc phiên bản cũ, thì chỉ có thể truy cập được qua link, ví dụ: http://4.hidemyass.com/ip-1/encoded/Oi8vcXVhbmxhbWJhby5ibG9nc3BvdC5jby51...
Nếu truy cập thắng vào "Quan Làm Báo", qua địa chỉ cũ http://quanlambao.blogspot, một trang khác sẽ tự động hiện ra. Đó là: http://www.quanlambao.info
Điều này suy ra rằng, có thể tin tặc mới chỉ chiếm được password của một thành viên điều hành, có khả năng xử lý một phần trang này, nhưng chưa giành đuợc toàn quyền kiểm soát và xoá bỏ dữ liệu.
Đúng như thế, vào sáng sớm ngày 10/10/2012, giờ Việt Nam, trang "Quan Làm Báo" đã phục hồi được.
Thấy gì qua vụ tấn công này?
Ngay khi vào trang được tin tặc dẫn với địa chỉ http://www.quanlambao.info, chúng ta thấy ngay dòng chữ in:
"Yêu cầu bà Đặng Thị Hoàng Yến dừng ngay các hành vi bôi nhọ, bịa đặt, vu khống nhằm đẩy đất nước Việt Nam vào nguy cơ nội chiến một lần nữa. Những hành động của bà vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có luật pháp Hoa Kỳ, nơi bà đang tị nạn".
Ai tấn công Quan Làm Báo? Thật khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác, xác định cụ thể lực lượng tin tặc trên không gian điện tử mênh mông, là ai thực sự ngoài đời. Chúng ta chỉ có thể suy diễn từ những thực tế liên quan mật thiết với chúng.
Trong văn bản số 7169/VPCP ngày 12/9/2012 của Văn phòng Chính phủ CSVN, và tiếp theo đó, trên truyền hình HTV của nhà nước CSVN và trên nhiều tờ báo lề đảng, trang web "Quan Làm Báo" được nêu đích danh (bên cạnh "Dân Làm Báo" và "Biển Đông"). Trong văn bản trên, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho Bộ Công an và các ngành liên quan "xử lý" những trang trang mạng "phản động" bôi xấu, xuyên tạc chính sách của Đảng và nhà nước CSVN.
Mặt khác, đánh phá các trang mạng điện tử không thuộc luồng thông tin lề đảng dường như là chính sách nhất quán của ĐCSVN từ nhiều năm nay. Chúng ta không quên đợt tổng tấn công của tin tặc mang tên "Sinh Tử Lệnh" vào năm 2010 và thành tích đánh sập 300 trang mạng mà tướng công an Vũ Hải Triều đã khoe trong một hội nghị báo chí năm 2010.
Từ các dữ kiện đã nêu, có thể suy ra không nghi ngờ gì rằng, đánh phá "Quan Làm Báo" khó có thể ai khác ngoài đội quân an ninh mạng của nhà nước CSVN.
Xuất hiện bắt đầu vào khoảng tháng 5/2012, "Quan Làm Báo" đã giành được sự quan tâm to lớn khác thường của bạn đọc trong, ngoài nước, của các cơ quan truyền thông quốc tế, của báo chí nước ngoài, với hơn 37 luợt triệu người truy cập, xếp hạng 82 tại VN, theo Alexa Ranking.
"Quan Làm Báo" tập trung đưa thông tin về những câu chuyện liên quan đến hậu tường của ĐCSVN, tấn công thẳng vào những người có vị trí lãnh đạo cao nhất, đặc biệt là Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, bằng cách vạch trần những việc làm ăn mờ ám, gây tổn hại cho nền kinh tế VN, đồng thời khai thác những bí mật từ cuộc tranh giành ảnh hưởng quyền lực trên thượng tầng kiến trúc của ĐCSVN.
Trong bài "Quả đấm phản tác dụng thảm hại của Nguyễn Tấn Dũng" phân tích về văn bản số 7169/VPCP ngày 12/9/2012 trong đó ông Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh "xử lý" các trang mạng bị cho là "xấu", tôi đã viết:
"Dẫu biết rằng một nửa chiếc bánh mỳ không phải là một chiếc bánh mỳ, một nửa sự thật chưa phải là sự thật, nhưng trong một xã hội bị bịt miệng và đói thông tin về hậu trường của những người cầm cân nảy mực, quản lý đất nước, độc giả sẵn sàng ngốn ngáo ngon lành nửa chiếc bánh mỳ khô. Khi bóng đêm của dối trá, bất lương trùm phủ, một nửa sự thật cũng đủ làm ngọn nến soi sáng.
Người dân bị trị chẳng còn cách nào khác. Trong bối cảnh những vụ hối lộ, móc ngoặc làm ăn bất chính được thực hiện dưới gầm bàn, trong góc tối, tại dinh thự riêng hay qua trung gian các bà vợ, con cái, thân hữu của các quan chức, sẽ vô cùng khó khăn, nếu không nói là vô phương để có thể "bắt tận tay day tận trán". Để không trở thành những Hoàng Khuơng tiếp theo, các "hiệp sĩ" buộc phải theo phương châm "cùng tất biến, biến tất thông", ra đòn trên mặt trận thông tin và tạm thời giấu mặt".
Sức hút dư luận xã hội về nhu cầu thông tin của "Quan Làm Báo" quá lớn và trong giai đoạn gần đây, tác động của nó lan toả mạnh lên tâm lý của xã hội, gây hoang mang và làm lung lay nghiêm trọng niềm tin của dân chúng vào bộ máy lãnh đạo nhà nước trước các vụ bê bối tài chính-ngân hàng. Không một nhà chức trách nào, ở bất kỳ quốc gia nào, lại có thể ngồi khoanh tay nhìn một trang thông tin đối lập với nhà cầm quyền có tầm ảnh hưởng lớn như thế, mặc sức tung tác. "Quan Làm Báo" không bị tấn công mới là lạ!
"Quan Làm Báo" là ai, của ai, cho đến hôm nay vẫn là câu hỏi lớn. Từ khi ra đời, tờ "Quan Làm Báo" được dư luận cho là đứng về phía Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có mục đích tấn công phe phái và các nhóm lợi ích của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nội dung của các bài trên "Quan Làm Báo" cũng thể hiện rất rõ nhận định này.
Nghi ngờ bà Đặng Thị Hoàng Yến và em trai bà, ông Đặng Thành Tâm, (hiện là đại biểu quốc hội CSVN), đứng sau "Quan Làm Báo" đã có từ khoảng 2 tháng nay, qua thông tin của "Quan Làm Báo" và trong cuộc phỏng vấn bà Yến của BBC Việt ngữ ngày 4/10/2012, trong đó bà Yến đã bác bỏ cáo buộc này.
Cho dù bà Yến có bị nghi ngờ đi nữa, dư luận nói chung thể hiện sự bất bình, đúng hơn là phẫn nộ, trước phương pháp thực hiện của thế lực tấn công "Quan Làm Báo".
Trong bài đã dẫn, tôi đã nhận xét về "Quan Làm Báo" như sau:
"Nhìn từ khía cạnh chuyên môn, tờ "Quan Làm Báo" không đạt tiêu chuẩn, có thể xem nó như một tờ báo vỉa hè (tabloid), thậm chí tệ hơn, do cách trình bày thiếu chuyên nghiệp, hành văn cẩu thả với nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Quan trọng hơn nữa, chủ nhân tờ báo là người giấu mặt, đồng nghĩa với sự phủi bỏ trách nhiệm trước dư luận và luật pháp".
Nhưng dù sao, các bài được đăng tải trên "Quan Làm Báo" chủ yếu chĩa mũi nhọn vào các chính trị gia, các public figure (người của công chúng), những nhận vật mà ở các quốc gia có báo chí tự do, mặc nhiên phải hứng chịu búa rùa dư luận về bản thân, công việc và thậm chí cả những hành vi thiếu đạo đức trong đời tư khi bị phát hiện.
Nếu sòng phẳng và đàng hoàng, trong trận đấu (dù giấu mặt) thì lẽ ra, thế lực tấn công "Quan Làm Báo" nên ra đòn với tinh thần võ hiệp, tấn công trực diện bằng cách cũng nêu lại các bê bối của đối phương.
Kể cả trong trường hợp bà Đặng Thị Hoàng Yến là người có quan hệ thân cận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, như dư luận nhìn nhận, việc thế lực tấn công "Quan Làm Báo" lấy bà Yến làm mục tiêu đầu tiên để nã đạn, thì quả là thấp cơ, cho thấy họ thiếu con tin vững chắc để phản công. Chưa kể, mang hình ảnh phòng the rất riêng tư của con gái bà Yến, hay của các thành viên khác trong gia đình bà Yến ra để bêu riếu là một hành vi thô bỉ, bẩn thỉu!
Nếu trang "Quanlambao.info" của tin tặc cáo buộc bà Đặng Thị Hoàng Yến có các hành động "vu khống bỉ ổi, bịa đặt hèn hạ", có "mối thù đàn bà", thì qua phương pháp chơi bẩn, hạ cấp mà họ đang làm, họ đã nhổ thằng vào chính mặt mình. Họ mới là những người phạm pháp, đáng bị khinh bỉ.
Cố tình đưa ra những thông tin, hình ảnh về đời sống riêng tư của bà Yến và gia đình, thế lực tấn công "Quan Làm Báo" hẳn không ngoài mục đich muốn thuyết phục dư luận về tính chính xác của mình trong thông tin, nhằm tìm kiếm sự tin cậy của xã hội cho bài toán lớn hơn: Những thông tin tiếp theo từ hậu trường, gây nhiễu dư luận, che chắn cho phe mình và hạ uy tín phe đối nghịch. Điều này có lẽ chúng ta sẽ không phải chờ lâu, nhất là vào thời điểm chuẩn bị thắt nút của Hội nghị Trung Ương 6 tại Hà Nội với nhiều đồn thổi về cơ cấu nhân sự và sự ra đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thế lực tấn công "Quan Làm Báo" cũng chẳng giấu giếm chiến thuật của mình trong việc đưa thông tin thuộc lĩnh vực riêng tư của gia đình bà Yến:
"Nếu việc đưa thông tin lên chính quanlambao.blogspot.com do bà (Yến) làm chủ chưa đủ để bà tin rằng chúng tôi đã hoàn toàn nắm được tất cả thông tin, các hoạt động của bà tại Hoa Kỳ, thì chúng tôi đưa thêm các thông tin khác của bà để bà tự thẩm định".
Qua cách thức thông tin, thế lực tấn công "Quan Làm Báo" cho thấy, bà Đặng Thị Hoàng Yến nằm trong tầm quan sát rất chặt chẽ. Chúng ta không ngạc nhiên về những hình ảnh chụp những ngôi biệt thự riêng của gia đình bà Yến toạ lạc tại các địa điểm khác nhau ở Mỹ, bởi vì chỉ cần biết địa chỉ, qua công cụ tìm kiếm "Google Earth" chúng ta có thể có bất cứ hình cận cảnh của một ngôi nhà nào trên đất Mỹ.
Có người nghĩ đến Jimmy Tran, nguời chồng đã ly dị của bà Yến. Nhưng nếu có nghi vấn chút gì đó từ phía Jimmy Tran, thì cao nhất ông Jimmy Tran cũng chỉ biết đến địa chỉ các tài sản của bà Yến truớc thời điểm hai vợ chồng ly dị và trên lưng bà Yến có mấy nốt ruồi, chứ không thể là người cung cấp các hình ảnh riêng trong nhà vào thời gian gần đây, trong tháng 6 và tháng 8/2012.
Từ suy xét trên, những chi tiết về các chuyến bay, ngày giờ bay, số chỗ ngồi, nơi xuất phát và nơi đến, nơi ở, v.v... nằm trong ba khả năng nghi vấn: 1 - Người thân, gần gũi nào đó của bà Yến bị phe đối nghịch mua đứt, có nghĩa là bà Yến đang "nuôi ong tay áo". 2 - Các thông tin, hình ảnh nằm trong các email cá nhân của bà Yến hoặc của các thành viên gia đình bà và tin tặc đã đột nhập vào để lấy cắp. 3 - Chắc gì những thông tin, hình ảnh của thế lực tấn công "Quan Làm Báo" thật, mà là thông tin được xử lý theo kiểu giả mà như thật, trong thời buổi thật giả mơ hồ của cuộc chơi trên không gian ảo và công nghệ IT hiện đại? Thật hay không, cần phải được kiểm nghiệm và xác nhận bởi chính người trong cuộc.
Tôi tin rằng, chúng ta sẽ được chứng kiến không xa những màn phản công của bà Đặng Thị Hoàng Yến, một người được xem có cá tính mạnh và khôn ngoan.
Thế lực tấn công "Quan Làm Báo" đã kết thúc bài viết bằng những đe doạ:
"Nếu bà không dừng ngay các hành động sai trái, chúng tôi sẽ đưa tiếp các thông tin của bà cho công luận (...). Nếu bà biết dừng lại trước khi quá muộn, chúng tôi sẽ giúp bà che dấu, không tiết lộ các thông tin xấu như việc lừa dối cổ đông, luồn lách tài chánh của tập đoàn Tân Tạo, những nơi lưu lạc các thành viên cốt cán của bà tại Singapore, Thái Lan và ông em trai nghị sĩ Đặng Thành Tâm đang “tị nạn” tại Nhật Bản, chứng cớ bà kêu nhân viên đánh máy các tài liệu, thư nặc danh để sau này bà đưa lên “Quan làm báo”, thông tin về “món nợ” của bà với cậu em Đặng Quang Hạnh”, chuyện ngoại tình của cô em Đặng Thị Hoàng Phượng và đứa con kết quả của cuộc tình vụng trộm và nỗi xấu hổ của ông Nguyễn Vĩnh Thọ (chồng chính thức của bà Phượng, chủ tịch Ngân hàng Navibank), bộ phim cấp 3 rất “hot” mà con bà thủ vai nữ chính và nhiều câu chuyện ly kỳ, nóng bỏng khác liên quan đến quan hệ đặc biệt của bà với một số ít trong 175 UV TWĐ mà bà gọi là “175 con khỉ đỏ đít” như bài sáng nay trên blog này của bà".
Nhìn vào loạt lời đe doạ trên, càng cho thấy thế lực tấn công "Quan Làm Báo" có vẻ ở vào thế lúng túng. Thay vì, như tôi đã phân tích, tấn công không vào trọng điểm, rốt cuộc lại nhắm vào các vấn đề liên quan chủ yếu đến cá nhân bà Yến và gia đình, kể cả chuyện riêng tư kín đáo, nhỏ nhặt. Có nghĩa là trò chơi bẩn vẫn sẽ được tiếp tục áp dụng.
Bà Yến trở thành bia hứng đạn của thế lực tấn công "Quan Làm Báo", một thế lực xem ra không có tinh thần mã thượng, võ hiệp. Tung những cú đòn hạ cấp sẽ không thuyết phục được dư luận. Dư luận sẽ không nhìn nhận các thông tin được họ đưa ra theo hướng tích cực cho xã hội như "Quan Làm Báo", mặc dù từ "Quan Làm Báo" chỉ là "một nửa của sự thật".
Ngày 10/10/2012
© 2012 - Lê Diễn Đức - RFA Blog
nguồn:http://www.rfavietnam.com/node/1362
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001