Bình luận 2 của chùm bài: NGUYỄN TẤN DŨNG MỘT CON NGƯỜI GHÊ GỚM, KHÓ LƯỜNG ( 2 )
Bình luận 1:TT NGUYỄN TẤN DŨNG: MỘT CHÍNH KHÁCH " KHẨU PHẬT, TÂM XÀ " HAY..." GẶP THỜI THẾ THẾ THỜI PHẢI THẾ" ?
Bình luận 1:TT NGUYỄN TẤN DŨNG: MỘT CHÍNH KHÁCH " KHẨU PHẬT, TÂM XÀ " HAY..." GẶP THỜI THẾ THẾ THỜI PHẢI THẾ" ?
Trong phiên họp chất
vấn Thủ tướng Chính phủ sáng ngày 14/11/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát
biểu một chủ trương điều hành trái Hiến pháp và pháp luật của Chính phủ, xin
trích:” Một điểm nữa chúng tôi cũng
hết sức quan tâm đó là vấn đề thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát
huy đầy đủ, phát huy tốt trách nhiệm của tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm
cá nhân của người đứng đầu trong thực thi chức trách của mình…”
Ý kiến này nếu Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu với tư cách UV Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự
Đảng Chính phủ với các đại biểu Quốc hội là đảng viên ngoài chương trình nghị
sự chính của Quốc hội thì không sao; Đáng tiếc ông lại phát biểu tại diễn đàn của
phiên họp toàn thể của Quốc hội, được truyền hình trực tiếp; Đây là phiên điều
trần của Thủ tướng trước Quốc hội theo luật định tại điều 109 của Hiến pháp
1992:”Chính
phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước…”Đây là
một hoạt động theo quy định của luật pháp, trong khuôn khổ luật pháp và phải
tuân thủ luật pháp.
Như mọi người đều biết, nguyên tắc “ Tập trung dân chủ” là nguyên tắc được
quy định tại Điều 9 của Điều lệ Đảng, xin
trích nguyên văn điều này:
“Đảng
Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản
của nguyên tắc đó là:
1. Cơ
quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách.
2. Cơ
quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo
ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ
quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành
đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
3. Cấp uỷ
các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng
cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động
của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ
chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng
đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức
trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung
ương.
5. Nghị
quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một
nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành
viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được
quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc,
song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái
với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó;
không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ
chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không
được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và nghị quyết của cấp trên.”
Nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong nội bộ Đảng, do vậy khi Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã báo cáo chủ trương của Thủ tướng trong việc điều hành
công tác của Chính phủ với Quốc hội: “thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát
huy đầy đủ, phát huy tốt trách nhiệm của tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm
cá nhân của người đứng đầu trong thực thi chức trách của mình…”; Điều này có nghĩa Thủ
tướng và Chính phủ đã sử dụng nguyên tắc Đảng thay pháp luật nhà nước; đây là
một chủ trương vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và pháp luật nhà nước...
Trong Chương I: Nước CHXHCNVN: Chế độ chính trị, tại Điều 12 Hiến pháp
1992 quy định rõ:
“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa.
Các cơ
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi
công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa
và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.”
Luật Tổ chức Chính phủ ban hành năm 2001 thể chế
Điều 12 Hiến pháp 1992 bằng các điều sau đây:
Chính
phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất
quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung
ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật;
phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ
quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống
bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm
tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo
điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định;
đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước;
2. Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị
vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo
dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;”
Tại Điều 4 Hiến pháp 1992 đã quy
định rõ các hoạt động lãnh đạo nhà nước của Đảng:”Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật…”
Do vậy việc đề ra chủ trương quản
lý của Chính phủ trái pháp luật kể trên của Thủ tướng, lại được báo cáo công khai
tại phiên họp toàn thể, được truyền hình trực tiếp như vậy thế nhưng đáng tiếc
lại không được một cơ quan bảo vệ pháp luật nào lên tiếng, “thổi còi” ?
Nguyên
tắc điều hành quản lý tập
trung dân chủ trong Đảng hoàn toàn khác, thậm chí là trái với nguyên tắc
điều
hành, quản lý bằng pháp luật trong các hoạt động hành chính của Chính
phủ; Một
điều sơ đẳng của hoạt động theo nguyên tắc, pháp chế, pháp lý đó là: Mội
triệu
người nếu làm sai, trái với quy định của pháp luật thì vẫn phải thúc
thủ, tuân
thủ theo ý kiến đúng pháp luật, theo pháp luật của 1 cá nhân, bất kể cá
nhân đó
là ai; Không thể lấy cái số đông để áp chế theo lối thiểu số phục tùng
đa số,
số đông thống trị số ít của cái nguyên tắc tập trung dân chủ của cái
hoạt động
đảng phái...Khi Thủ tướng công khai trước Quốc hội và trước cử tri về
việc chủ trương điều hành các chính sách theo nguyên tắc của bè cánh, số
đông thì quả là quá hãi ?
Điều này chúng ta thấy rõ trong
việc Ban chấp hành TW xử lý đồng chí X. trong hội nghị 11 vừa qua; Vì số đề
nghị kỷ luật đồng chí X, theo thông tin nội bộ Đảng cho biết không là đa số nên
đồng chí X. đã thoát án kỷ luật; mặc dù theo nhiều nguồn tin nội bộ thì tội
đồng chí X. lý ra phải xử kỷ luật nặng; Nhờ có “ nguyên tắc
tập trung dân chủ “ nên đồng chí X. vẫn sống khỏe để "theo Đảng đến coòng"?
Lấy một ví dụ khác: Một cảnh sát
giao thông được giao tuần tra trên khu vực đường cấm xe đi ngược chiều; mặc dù
chỉ một mình và cũng chỉ với hàm cấp là chiến sĩ thôi nhưng vẫn đủ quyền tuýt
còi, lập biên bản xử phạt hành chính bất kể ai vi phạm nếu lưu thông vi phạm
trên cung đường này kể cả Thủ tướng…
Thế nhưng do cung đường này số
người vi phạm rất đông và phần lớn lại là Đảng viên, lại có nhiều đảng viên chức
vụ to, thành ra khi anh cảnh sát giao thông này thực thi nhiệm vụ tuýt còi giữ
những người vi phạm này lại thì anh đã bị cự lại tơi bời: Anh có là đảng viên
không; anh có chịu sự lãnh đạo của Đảng không; Vậy thì anh phải xử chúng tôi
theo nguyên tắc “ tập trung dân chủ” được quy định tại Điều 9 của Điều lệ Đảng
đó là: Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên…
Như vậy, khi đưa nguyên tắc “ tập
trung dân chủ” vào việc lập trật tự trong ngành giao thông đã khiến cho loạn
lên và không phạt được ai; Vậy thì Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng
đầu đang ra sức làm tốt cái nguyên tắc ‘” tập trung dân chủ” trong việc điều
hành công tác của Chính phủ có khác chi những ông chày cối đòi không chấp hành
Luật Giao thông mà chỉ theo Điều 9 Điều lệ Đảng kia thôi ???
Với cung cách điều hành như vậy
không trách công việc của Chính phủ cứ loạn cào cào lên vì cái nguyên tắc “ tập
trung dân chủ ” của Đảng được “ di căn “ sang hoạt động điều hành, quản lý của
Chính phủ…
Theo người viết bày này, việc
hình thành "các nhóm lợi ích", trong guồng máy Chính phủ; nhóm
nào càng nắm nhiều tiền, nhiều lợi ích thì nhóm ấy càng có thế, có cơ
hội nắm giữ cái công cụ "tập trung dân chủ" về phe mình; “ Thớt có tanh tao ruồi đổ đến”…rất có khả
năng là mầm mồng gieo hệ lụy từ cái nguyên tắc tập trung dân chủ kia được “di căn” sang
hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ…Điều này chính Thủ tướng đã công khai
tuyên bố tại diễn đàn Quốc hội chứ không phải do thế lực thù địch nào bịa ra
nói xấu Chính phủ?
Chủ blog
yêu cầu Quốc hội phải có sự chấn
chỉnh ngay chủ trương vi phạm Hiến pháp và Pháp luật của Thủ tướng trong
việc đang ra sức làm tốt cái nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc
điều hành, quản
lý công tác của Chính phủ !
Xin mời
quý vị nghe lại ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu điều này tại
phiên chất vấn của Quốc hội sáng ngày 14/11/2012:
…Nhất là người đứng đầu các cấp các cơ quan,
các đơn vị trong thực thi chức trách nhiệm vụ trước nhân dân; phải làm tốt tinh
thần Nghị quyết TW 4 về vấn đề cấp bách xây dựng Đảng; trong vấn đề học tập tấm
gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm sao bộ máy hành chính của chúng
ta có được đội ngũ công chức hết lòng hết sức phục vụ nhân dân cả về đạo đức,
phẩm chất lẫn năng lực.
Một điểm nữa chúng tôi cũng hết sức quan tâm đó
là vấn đề thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy đầy đủ, phát huy
tốt trách nhiệm của tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng
đầu trong thực thi chức trách của mình; tiếp tục lắng nghe ý kiến của quần
chúng nhân dân, của cán bộ đảng viên, của các chuyên gia trogn quản lý, trong
thực thi, trong hoạch định chính sách, trong tổ chức thực hiện. Đặc biệt là
việc nâng cao năng lực tiếp thu các ý kiến xác đáng, sáng tạo của đảng viên,
của nhân nhân, của các chuyên gia trong hoạch định, điều hành, thực thi chính
sách…
(
Clip này được quay bằng máy ảnh cá nhân nên chất lượng kém, quý vị nào ở
Đài truyền hình cung cấp được đoạn gốc clip này để phục vụ bà con thì
thật quý…)
( Còn nữa )
( Còn nữa )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001