Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Không lực Trung Cộng trong cuộc chiến tranh “trừng phạt” chống lại Việt Nam

Tạp chí Đại học Hàng không, Tháng 9 -10/ 1981
Tác giả:  Chun Đô đc James B. Linder,
Tiến sĩ A. James Gregor

Đường link nguồn của văn bản gốc (do blogger Tranhung09 sưu tầm):
http://www.airpower.maxwell.af.mil/airchronicles/aureview/1981/sep-oct/linder.htm
(Hahien’s Blog dịch từ nguyên bản tiếng Anh để tặng Blogger Tranhung 09)
Vài lời bàn thêm của người dịch sau khi đọc bài viết này:
1)      Bài này có lẽ được viết vào những năm 1980 (hoặc sử dụng thông tin của những năm ấy). Vị thế về chính trị – quân sự nói chung và sức mạnh không quân của Trung Quốc hiện nay đã khác xa với thời đó cùng với những biến chuyển lớn của tình hình thế giới nói chung.
 2)      Thông tin trong bài viết này về lực lượng không quân Trung Quốc trong thời gian xảy ra chiến tranh Trung – Việt 1979 hẳn là đáng tin cậy khi các tác giả là sỹ quan hoặc chuyên gia nghiên cứu về quân sự. Những thông tin này cho ta thấy các tác giả đánh giá lực lượng không quân Việt Nam tại thời điểm đó cao hơn không quân Trung Quốc đang sở hữu các máy bay với công nghệ kém hơn và đội ngũ phi công không có kinh nghiệm chiến đấu và không được đào tạo đầy đủ. Và như các tác giả phân tích, đây có lẽ là lý do chính khiến Trung Quốc quyết định không đưa không quân vào tham chiến trong cuộc xung đột với Việt Nam.
 3)      Vậy thì những lý do gì không quân Việt Nam, được đánh giá ưu việt hơn so với không quân Trung Quốc tại thời điểm đó (do sở hữu các máy bay hiện đại của cả Liên Xô – từ viện trợ, và Hoa Kỳ – được tiếp quản từ Quân lực VNCH và có đội ngũ phi công đã dày dạn qua chiến đấu – HH), lại không được Việt Nam đưa vào tham chiến? Nếu lý do Trung Quốc không đưa không quân tham chiến là khôn ngoan vì những nhược điểm của nó so với đối phương thì liệu quyết định tương tự của Việt Nam có phải là thiếu khôn ngoan khi được đánh giá là  ưu việt hơn vào thời điểm đó? Hình như chưa có bài viết nào của các chuyên gia quân sự trong nước và thế giới đưa ra những phân tích để làm sáng tỏ những câu hỏi này.
 Sau đây là toàn bộ nội dung bài viết đã được dịch ra tiếng Việt. Do không phải là chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hàng không – quân sự hoặc ngôn ngữ nên đối với những thuật ngữ tiếng Anh không quen thuộc với người dịch thì ngoài phần được dịch (đoán) ra tiếng Việt, người dịch ghi thêm nguyên văn tiếng Anh trong dấu ngoặc đơn liền kề. Ngoài ra để phù hợp với cách diễn đạt của người Việt, một số từ ngữ có thể được thêm vào (hay bớt đi)  so với nguyên bản và trong những trường hợp như thế, để tôn trọng bản gốc người dịch chỉ để trong dấu ngoặc đơn những chữ thêm vào như vậy. Đối với những từ hoặc cụm từ mà người dịch không dám chắc là đã hiểu thì có thêm dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn, v.v…Ngoài ra, bản dịch chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót – bạn đọc có thể vào đọc bản gốc từ đường link đã cho ở trên để kiểm chứng.

Hahien’s Blog

KHÔNG LỰC TRUNG CỘNG TRONG CUỘC CHIẾN TRANH  TRỪNG PHẠT” CHỐNG VIỆT NAM

Từ giữa những năm 50, Không lực Quân  Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) là đối tượng được giới có nghề quan tâm ( 1). Đến cuối thập kỷ đó, PLAAF đã được coi là tài sản đáng kể trong lực lượng quốc phòng của Trung Hoa đại lục. Vào thời điểm đó, nó là lực lượng không quân lớn thứ ba trên thế giới, về số lượng chỉ thua kém Hoa Kỳ  và Liên Xô. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên MiG-15 (được Trung Cộng gọi là Thẩm Dương F-2) các phi công “tình nguyện” của PLAAF đã tỏ ra không thể sánh kịp với các đối thủ (thuộc lực lượng) Liên hợp quốc của họ ‘. Các phi công F-86 Sabre của Không lực Hoa Kỳ  đã đạt được tỉ lệ tiêu diệt 10:01 so với các đối thủ PLAAF của họ (tức là cứ 1 máy bay Hoa Kỳ có thể bắn hạ 10 máy bay Trung Quốc – HH)  (2). Sự  thiếu kinh nghiệm và thiếu (những chương trình) huấn luyện chiến đấu nghiêm ngặt của các phi công Trung Cộng  cũng như những hạn chế về kỹ thuật của máy bay (chủ yếu là thiếu một hệ thống radar hiệu quả mà  tại thời điểm đó nó đã là một bộ phận cơ bản của các đơn vị không Hoa Kỳ) đã làm cho PLAAF chịu  những tổn thất lớn về người và máy bay (3).
Khi  những năm 1950 sắp kết thúc, PLAAF  - lúc đó được trang bị  MiG-17 (F-4) —  đã giao tranh với các máy bay thuộc lực lượng không quân của Quốc Dân Đảng Trung Hoa trên eo biển Đài Loan trong  một cuộc thi thố nhằm kiểm soát vùng trời trên các đảo Kim Môn và Mã Tổ. Trong quá trình xung đột đó, từ tháng Bảy đến tháng 10 năm 1958, 31 máy bay của PLAAF đã bị rơi trước  các tay súng của các phi công  Quốc Dân Đảng. Bộ Tư lệnh không quân của nước Cộng hòa Trung Hoa (ROCAC – tức Đài Loan)  đã báo cáo họ cũng mất hai máy bay chiến đấu trong  những trận giao tranh ấy (4). Với tỉ lệ tổn thất máy bay là  15,5/1 trước Quốc Dân Đảng, không lực Trung Cộng đã bị bẻ gãy trong các cuộc giao tranh này. Một lần nữa, trình độ huấn luyện cao của phi công cũng như việc sở hữu các hệ thống tiên tiến của máy bay của lực lượng không quân Quốc Dân Đảng đã khiến cho PLAAF phải  hứng chịu tổn thất.
Kể từ thời điểm đó, PLAAF đã có ít những dịp được thử nghiệm chiến đấu. Mặc dù các đơn vị không quân thuộc PLAAF  từ đảo Hải Nam có thể yểm trợ cho cuộc tấn công của Trung Cộng vào quần đảo Hoàng Sa vào tháng Giêng năm 1974, việc không quân của đối thủ Nam Việt Nam không tham chiến đã loại trừ bất kỳ cơ hội nào  để nhân lực cũng như khí tài của không lực Đại Lục được thử nghiệm (khả năng) chiến đấu.
Trong hai thập kỷ qua, đã có bằng chứng  rất rõ cho thấy những nỗ lực để cải thiện những khả năng kỹ thuật của máy bay thuộc PLAAF, nhưng người ta cũng thấy rõ ràng rằng vào giữa thập kỷ 60, lãnh đạo quân đội của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã quyết định một chiến lược phòng không bao gồm việc đầu tư vào một lực lượng lớn máy bay tương đối rẻ và công nghệ không phức tạp. Trong điều kiện ngành công nghiệp máy bay của Trung Hoa đại lục phải đối mặt với những hạn chế về tài chính và công nghệ thì việc sản xuất máy bay (chỉ) được tập trung các loại MiG-17 (F-4 và F-5) và MiG-19 (F-6). Người ta ước tính vào cuối những năm 70, có khoảng 4000 những máy bay tiêm kích – đánh chặn này còn tồn trong kho của PLAAF  (5)
Về số lượng,  các máy bay MiG-9 (Chắc là Mig -19 – do lỗi đánh máy? – HH ) – ít nhất là ba phiên bản của nó – là thành phần quan trọng nhất của không quân hiện đại của Đại Lục. Kiểu thiết kế và công nghệ của những máy bay này là của những năm 50, nhưng, MiG-19 vẫn là một giàn hỏa lực hiệu quả (gun platform) được gắn 03 khẩu pháo NR-30 30 mm, ưu việt hơn các đối thủ của chúng là Anh và Pháp. Tuy nhiên, hiệu suất của radar Izumrud do Liên Xô thiết kế mà nó được trang bị đã làm cho loại máy bay này chỉ phát huy năng lực của nó một cách hạn chế và làm giảm hiệu năng của nó.
Các hệ thống radar không-đối-không chính hãng đã được tiêu chuẩn hóa trên các máy bay chiến đấu của Liên Xô và Hoa Kỳ trong một phần tư thế kỷ, và sự vắng mặt của những hệ thống này trên các máy bay chiến đấu của Trung Cộng là một trở ngại lớn cho khả năng chiến đấu của chúng. Vào cuối những năm 60, đã có một nỗ lực rất rõ nhằm cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của những máy bay này bằng cách thực hiện những cải tiến lớn đối với MiG-19 và sản xuất một phiên bản được biết đến với tên gọi là F-9 (F-6 bis). Các máy bay F-6 bis này có phần thân mới thêm vào khoảng hai chân theo toàn bộ chiều dài máy bay, thay lỗ thông tiêu chuẩn của MiG-19 bằng hai cửa hút gió cố định ở các gốc cánh. Mũi hình nón dài này rõ ràng là được thiết kế để chứa một hệ thống radar nhằm phát huy những năng lực tấn công không-đối-đất và không-đối-không. Tuy nhiên, những bức ảnh gần đây nhất và rõ ràng nhất về loại máy bay này không cho thấy một hệ thống radar tương ứng, mặc dù có bằng chứng là một số máy bay chiến đấu được trang bị với các giá treo vũ khí để gắn các cặp tên lửa không-đối- không Atoll của Nga.
Không ai dámchắc là có bao nhiêu chiếc máy bay này hiện nay đang phục vụ trong lực lượng không quân Trung Quốc và chúng phát huy hiệu quả như thế nào trong một vai trò chiến đấu cụ thể, nhưng một số rõ ràng đã được cấu tạo nhằm  tấn công mặt đất và để thực hiện những vai trò hỗ trợ trên mặt đất và được người Trung Quốc gọi là A-5. Có lẽ không nhiều hơn 300 máy bay loại này đang phục vụ, và người ta đã loan báo một cách rộng rãi rằng việc sản xuất loại máy bay này đã bị ngừng vì một loạt các lý do, trong đó lý do quan trọng nhất là phần thân trước của nó dài hơn và trọng lượng gia tăng làm cho tính năng hoạt động của nó bị hạn chế nghiêm trọng so với loại Mig-19 cơ bản (nguyên văn: the longer frontal fuselage and extra weight have critically penalized performance in comparison with the basic MiG-19). Rõ ràng là một đợt sản xuất ngắn ngủi sẽ làm bộc lộ ra những khó khăn nghiêm trọng về chế tạo (6)
Chiếc máy bay duy nhất hiện nay phù hợp với PLAAF có thể coi là hiện đại là phiên bản Trung Quốc của loại MiG-21F do Nga thiết kế (được gọi là Thẩm Dương F-7 và F-8). Những máy bay này đã gặp phải rất nhiều vấn đề về thiết kế, và hiện tại đã ngừng việc sản xuất với  khoảng 80 máy bay hiện tại (vẫn còn) đang hoạt động. Với những nhược điểm về thiết kế có thể xảy ra, hiệu quả chiến đấu của chúng như thế nào cũng còn là vấn đề nghi vấn.
Vào thời điểm Bắc Kinh quyết định thực hiện cuộc “phản công tự vệ” vào lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 17/2/1979, đã có những nghi ngờ ngày càng gia tăng về tính sẵn sàng và hiệu quả chiến đấu của không lực Quân Giải phóng Nhân dân. Vì có sự hiện diện của MiG-21 trong lực lượng không quân Việt Nam (ngoài Northrop F-5ES đã được đưa vào phục vụ trong các lực lượng không quân nhỏ hơn ở khu vực Đông Nam Á) thì người ta quan tâm nhiều đến vai trò và nhiệm vụ của các đơn vị không quân chiến đấu thuộc Quân Giải phóng Nhân dân và chúng có thể chống lại các máy bay hiện đại với hiệu quả như thế nào trong bất kỳ cuộc giao tranh nào ở khu vực đó.
Vì  một số lý do về chiến thuật và chiến lược (7), Trung Cộng đã lên kế hoạch cho cuộc chiến “trừng phạt” chống lại Việt Nam vào giữa tháng Hai. Kế hoạch là tham gia vào một chiến dịch ngắn, tiến hành trừng phạt một cách nhanh chóng, và rút vào đầu tháng Tư, khi mùa mưa trong khu vực bắt đầu gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động của một hệ thống quân sự đã bị vướng chân vào những vấn đề đặc biệt liên quan đến hậu cần.
Sau khi đàm phán bình thường hóa với Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1978, Trung Cộng dường như cảm thấy họ được vũ trang với sự chấp thuận về chiến thuật của Hoa Kỳ  để tiến hành  cuộc phiêu lưu của họ ở Đông Nam Á. Việc phô diễn về sức mạnh của quân đội bắt đầu vào tháng 1 năm 1979. Đồng thời Bộ tư lệnh không quân Trung Cộng đã triển khai 444 máy bay dọc theo biên giới Việt Nam trên một vành đai xung quanh Hà Nội với bán kính 250-dặm. Hầu hết các máy bay được triển khai là MiG-19, tiếp theo là một số lượng nhỏ hơn một cách đáng kể những chiếc MiG-17 cũ, rải rác là  những chiếc I1-28 (Trung Cộng gọi là B-5), một số là phiên bản của loại tấn công mặt đất  F-6 bis (A -5), và 28 MiG-21 (F-7).
I1-28 (B-5) là máy bay ném bom theo mô hình Liên Xô vào cuối những năm 50 và được chế tạo ở CHND Trung Hoa. Nó là máy bay ném bom chiến thuật hai phản lực do Liên Xô cung cấp cho Trung Cộng để thay thế loại Tupolev Tu-2 hoạt động bằng động cơ loại piston đẩy được sử dụng trong lực lượng không quân Trung Quốc cho đến thời điểm đó. I1-28 bây giờ là lực lượng tấn công chiến thuật chủ yếu trong lực lượng không quân Trung Cộng. Nó có khả năng mang một tải trọng bom tới 6000-bảng Anh và có một số đặc tính để chịu đựng mọi thời tiết, nhưng với hệ thống điện tử nguyên thủy của nó thì nó chỉ có thể thực hiện được các cuộc tấn công chính xác khi thời tiết tốt. Kích thước và cấu hình của nó gây trở ngại cho nó khi vận động ở độ cao thấp và làm cho nó dễ nằm trong tầm với của các tên lửa đất-đối-không tầm trung và thấp (SAMs) cũng như các hệ thống phòng không được radar dẫn hướng  (nguyên văn: radar-sighted-and-directed antiaircraft batteries).
Hiệu quả của các cuộc tấn công mặt đất và máy bay hỗ trợ bộ binh của PLAAF- loại MiG-19 (F-6 bis và A-5) và Il-28 được sửa đổi vẫn còn là điều phải mong đợi nhiều. Trong số 948 máy bay được triển khai dọc theo biên giới Trung-Việt ở đỉnh cao của chiến dịch, 94 chiếc là Il-28s và 120 F-6 bis và A-5. Có 27 chiếc Il-28s được bố trí ở Hải Khẩu trên đảo Hải Nam, 30 chiếc tại Quế Lâm, 12 chiếc gần Suixi, và 13 chiếc tại Liễu Châu – tất cả đều thuộc tỉnh Quảng Tây. Mười hai chiếc nữa được bố trí gần Mengtzu thuộc tỉnh Vân Nam, nâng tổng số máy bay ném bom chiến thuật sẵn có vào mục đích tấn công và hỗ trợ mặt đất lên đến 94 chiếc, với 12 chiếc được cải tiến cho các vai trò trinh sát (8). Các máy bay F-6 bis đồn trú phía đông bắc Mengzi và tại khu vực Wuxu của tỉnh Quảng Tây . Các đơn vị không quân được bố trí còn lại bao gồm 580 chiếc MiG-19, 98 chiếc MiG-17, 28 chiếc máy bay đánh chặn MiG-21 và 24 máy bay ném bom tầm trung loại Tu-16 đóng tại Quế Lâm.
Người ta biết rõ các tính chất cơ học của tất cả các máy bay mà các nhà hoạch định quân sự của quân đội Trung Quốc (PLA) có sẵn. Cả hai loại I1-28 và F-6 bis đều bị hạn chế một cách nghiêm trọng ở khả năng hỗ trợ bộ binh và tấn công mặt đất khi phải đối mặt với những môi trường phòng không khá tinh vi. Nhế nhưng, cuộc xung đột tại Việt Nam lại chỉ diễn ra trong một môi trường thực sự như vậy. Người Việt Nam rất thích các hệ thống phòng không tại chiến trường có hiệu quả  của Liên Xô, bao gồm Goa SA-3, SA-6 , và SA-7, SAM được bổ sung bởi các vũ khí phòng không như ZU-33, ZSU 23-4, và ZSU-57-2 . Một hệ thống phòng không chiến trường tương tự đã gây tổn thất kinh hoàng cho các máy bay chiến thuật và hỗ trợ mặt đất của Israel trong cuộc chiến  Yom Kippur ở Trung Đông (9). Trong những hoàn cảnh như thế, Bộ tư lệnh Không quân của Trung Cộng có mọi lý do để không muốn đưa máy bay của họ tham chiến trong cuộc xung đột này.  Tuy nhiên, việc quyết định hạn chế vai trò của không quân trong cuộc chiến tranh “trừng phạt” đối với Việt Nam có thể cũng bị ảnh hưởng bởi các cân nhắc về chính trị, ngoài những khiếm khuyết về thiết bị đã biết. Có thể chắc chắn rằng các phi công và phi hành đoàn của PLAAF đã không được đào tạo đủ tốt để thực hiện những quy trình phức tạp liên quan đến các hoạt động hỗ trợ chiến thuật của không quân(10)
Trong quá trình dính líu của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam, các đơn vị không quân tinh xảo ở mức cao thuộc Không lực Hoa Kỳ của chính chúng ta (tức là của Hoa Kỳ – tác giả là người Hoa Kỳ – HH) đã bị thiệt hại đáng kể cả về người và phương tiện do các hệ thống phòng không của Bắc Việt Nam gây ra. Bộ Tư lệnh Trung Cộng có thể đã dự đoán những thiệt hại thậm chí nặng nề hơn vì sự phụ thuộc của nó vào các máy bay lỗi thời với khả năng chiến đấu còn có vấn đề phải bàn và hoạt động trong một môi trường có những mối đe dọa lớn.
Theo báo cáo của tình báo quân sự từ những nguồn phi cộng sản, không có một chiếc I1-28 nào  được lệnh bay trên vùng trời lãnh thổ Việt Nam trong toàn bộ chiến dịch chống lại Việt Nam. Tuy nhiên, một vài chiếc được bố trí tại Suixi đã bay trên Vịnh Bắc Bộ dọc theo bờ biển Quảng Tây, và một số đã bay vào vùng trời Việt Nam. Tương tự như vậy, một số chuyến bay I1-28 đã được thực hiện từ Hải Khẩu trên đảo Hải Nam bay trên vùng Vịnh, nhưng không có chuyến bay nào xâm nhập xa đến các vùng lãnh hải phía ngoài Hải Phòng. Vì vậy, các lực lượng máy bay ném bom hạng nhẹ của PLAAF vẫn còn cách xa tầm với của hệ thống phòng không của Việt Nam, và các máy bay đánh chặn hầu như không có hỗ trợ nào cho cả các lực lượng mặt đất lẫn hải quân tham gia vào các hoạt động chống lại kẻ thù.
Một số máy bay hỗ trợ mặt đất loại A-5 đã thâm nhập không phận Việt Nam gần Lạng Sơn. Có căn cứ tại Wuxu, những chiếc máy bay này xuất hiện trên chiến trường, nhưng không thực hiện  hành động nào nhằm chống lại kẻ địch. Chỉ tính riêng trong các cuộc chiến đấu ác liệt ghi dấu ấn đặc biệt vào những ngày cuối cùng của cuộc xung đột từ 27/ 2 đến 05/3/1979, có  6 chiếu bis F-A-5  xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi gần Lạng Sơn, nhưng không một phát sung nào được bắn ra.
Hầu hết các máy bay của Trung Cộng xâm nhập không phận Việt Nam là loại MiG-17 (F-5) và MiG-19 (F-6). Trong suốt cuộc xung đột đã có khoảng 5500 phi vụ máy bay với 660 đợt xâm nhập biên giới phía Bắc Việt Nam để ít nhất cũng phô diễn về bề ngoài sự hiện diện của chúng trên vùng trời của các chiến trường chính. (nguyên văn: to provide at least the semblance of air cover at major combat sites).
Hầu hết các phi vụ máy bay Trung Cộng thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam được thu hẹp ở hai khu vực chính. Khu vực thứ nhất tập trung quanh Lào Cai, nơi có tám sư đoàn bộ binh (số 42, l4h, 31, 32, 11, 37, 39 và 13) của QGPND Trung Quốc giao tranh với các lực lượng trên bộ của Việt Nam, khu vực chính khác diễn ra hoạt động của không lực Trung Quốc lấy trung tâm là Lạng Sơn, phía nam và phía đông Cao Bằng. Các máy bay MiG từ Tianyang và Wuxu bay theo đường biên giới trên những chuyến bay thường xuyên phía trên đầu của 11 sư đoàn bộ binh (55, 164, 43, 28, 127, 126, 42d, 125, 54, 121, 41) của QGPND Trung Quốc đang giao tranh với các lực lượng trên bộ của đối phương bằng pháo binh thông thường, xe tăng và các cuộc tấn công bằng bộ binh.
Không chuyến bay nào của MiG dành bất kỳ sự hỗ trợ nào về không quân cho các lực lượng mặt đất hoặc gặp phải sự chống đối nào trên không. Thay vào đó, việc phòng thủ chống lại sự không kích từ phía Việt Nam được cung cấp bởi một hệ thống SAM SA-2 (nguyên văn: a screen of SA-2 Guideline SAMs)  do Liên Xô thiết kế trước đây. QGPND Trung Quốc dường như phụ thuộc vào hệ thống tên lửa đất-đối-không này hơn là các đơn vị không quân đánh chặn để bảo vệ các lực lượng trên bộ của mình khỏi sự tấn công bằng không quân. QGPND Trung Quốc đã chỉ sử dụng hệ thống phòng không bằng tên lửa có sẵn đủ cho mục đích bảo vệ mà các đơn vị máy bay của nó không đảm dương được. Phạm vi theo chiều xiên của SA-2 là khoảng 50 km, và điều đáng chú ý là các lực lượng trên bộ của Trung Cộng đã được hướng dẫn để tiến vào lãnh thổ Việt Nam không quá 50 km (11).
Trong thực tế, các hoạt động của không lực Trung Cộng trong chiến tranh “trừng phạt” chống lại Việt Nam chủ yếu là mang tính khoa trương (nguyên văn: comestic- làm đẹp). Các hoạt động này tạo cơ hội cho các giới chức quân sự của Trung Cộng chụp được ảnh các chuyến bay được thực hiện bởi các máy bay MiG-21 do Trung Quốc chế tạo và phát hành các bức ảnh tên lửa không-đối-không Atoll là đặc tính nổi bật trên một số máy bay tại vùng chiến sự.
Những cơ hội tuyên truyền này có thể mua được từ những tổn thất đáng kể về người của một bộ phận quân lính trên bộ của QGPND Trung Quốc. Vì không có sự hỗ trợ hiệu quả về không quân, quân đội Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề, ước tính từ 20.000 đến 40.000 người. Tại một thời điểm trong suốt chiến dịch này đã có thể có một số lượng lớn tới 250.000 quân Trung Quốc (khoảng 21 sư đoàn bộ binh từ 8 quân đoàn 41, 54, 42d, 43, và 55 thuộc Bộ tư lệnh Quảng Tây, cũng như 11, 14, và 13 của Bộ Tư lệnh Vân Nam) tham gia chiến đấu. Do thiếu sự hỗ trợ về không quân để ngăn chặn hỏa lực và vô hiệu hóa các chốt kháng cự (strongpoints) của đối phương, các lực lượng trên bộ của quân đội Trung Quốc đã bị buộc phải hứng chọn toàn bộ hỏa lực của đối phương. Chỉ huy trên mặt đất của Trung Cộng dường như đã ra lệnh cho các đơn vị không quân Trung Quốc không tham gia bất kỳ cuộc giao tranh nào với máy bay địch (nói chung là các máy bay MiG-21 tinh vi về công nghệ và có thể là cả MiG-23 của không lực Việt Nam) hoặc tấn công các vị trí trên mặt đất đã đượccác hệ thống phòng thủ bằng tên lửa SAM bảo vệ để hỗ trợ quân đội Việt Nam (12). Đã có nhiều ý kiến cho rằng Bộ Chỉ huy Trung Cộng thiếu tin tưởng vào hiệu quả của vũ khí không-đối-không sẵn có đối với các phi công chiến đấu Trung Quốc, bởi vậy thay vì gánh chịu tổn thất của các khí tài quân sự quan trọng và đắt tiền cũng như thương vong của các phi công đã được đào tạo (chỉ được đào tạo trong một thời gian rất ngắn do việc đào tạo phi công bị gián đoạn trong thời gian diễn ra cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản) máy bay của lực lượng không quân Trung Cộng thực sự đã không được giao cho nhiệm vụ chiến đấu.
Quyết định không giao nhiệm vụ chiến đấu hoặc hỗ trợ quân sự cho các đơn vị không quân Trung Cộng xuất phát từ những nguyên nhân nào đó ngoài khuynh hướng nhằm giới hạn xung đột. Quyết định này là hậu quả của một sự công nhận rõ ràng về sự kém cỏi của các khí tài chiến đấu và hỗ trợ mặt đất của không lực Trung Cộng ngoài các khó khăn về chính trị và những mối quan tâm chiến lược chung của Trung Quốc. Các máy bay MiG-17/19/21 của PLAAF có thể phải chịu rủi ro lớn nếu tiến hành bất kỳ cuộc giao tranh nào với các đơn vị không quân của Việt Nam. Các máy bay ném bom và máy bay tấn công của PLAAF – loại  Il-28s và F-6 bis – sẽ có nguy cơ tương tự trong môi trường phòng không được tạo ra bởi các SAM cũng như khả năng đánh chặn của Việt Nam. Bất kỳ thiệt hại đáng kể về máy bay trong các trận không chiến hoặc khi tiến hành các phi vụ hỗ trợ mặt đất cũng có thể làm bộc lộ những khuyết điểm lớn của PLAAF, do đó, Bộ chỉ huy quân đội Trung Cộng dường như đã lựa chọn giải pháp không bộc lộ những thiếu sót này.
Tất cả những điều này có ý nghĩa đối với bất kỳ vai trò tương lai nào mà quân đội Trung Cộng thể được dự đoán là sẽ nắm lấy trong khi thực hiện hoặc toan tính những hành động mạnh mẽ dọc theo ngoại vi phía nam và phía đông của nó. Trong khi nói chung phải thừa nhận khả năng phòng thủ của lực lượng không quân đông về số lượng của Trung Quốc, thì cũng có bằng chứng không kém tin cậy là các lực lượng không quân tương đối nhỏ trong khu vực được các hệ thống phòng không khá tinh vi hỗ trợ không (thể|) bị lực lượng không quân của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đe dọa vào thời điểm hiện tại. Vì vậy, với khả năng hiện tại của nó, không thể trông chờ rằng PLAAF ​​sẽ tạo ra được ảnh hưởng đến bất kỳ hoạt động quân sự nào trong khu vực Đông Nam Á ở mức độ đáng kể (đánh giá này của tác giả là vào những năm 1979 – 1980 – HH). Ví dụ, nếu Trung Quốc chọn cách đối đầu với một cuộc tấn công quân sự của Việt Nam ở Thái Lan thì chỉ có sự can thiệp của các lực lượng trên bộ của Trung Quốc mới có thể tạo ra được một tác động nào đó. Có thể nó có khả năng hỗ trợ cho Thái Lan trong trường hợp bị Việt Nam tấn công nhưng sự hỗ trợ đó chỉ có thể dưới hình thức một sự can dự chủ yếu về quân lính trên bộ hơn là cung cấp thiết bị quân sự (đã có việc cung cấp ngắn hạn tại Trung Quốc) hay hỗ trợ về không quân chiến thuật. Chỉ một mình các đơn vị không quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ rất ít hiệu quả. Với lượng tồn kho hiện nay, lực lượng không quân Trung Cộng có thể sẽ đối mặt với những nguy cơ lớn trong bất kỳ vai trò tấn công nào trong một môi trường phòng không tinh xảo, cho dù (các vũ khí phòng không trong môi trường đó) được phương Tây hay Liên Xô trang bị. Để chống lại các quốc gia Đông Nam Á hoặc các quốc gia  ven biển Thái Bình Dương, PLAAF có thể thực hiện các chức năng phòng thủ thỏa đáng, nhưng khó có thể là một công cụ hiệu quả để thực hiện bất kỳ hành động tấn công nào. Rõ ràng là so với các quốc gia nhỏ của khu vực Đông Nam Á, cũng như Đài Loan và Nhật Bản thì lực lượng không quân Trung Cộng tại thời điểm này không thể tự phụ về khả năng tấn công của nó.(13)
So với các máy bay hiện đại của Việt Nam, các đơn vị không quân của PLAAF phần lớn được cho là  không hiệu quả. Ngay cả đối với một số ít máy bay chiến đấu tiên tiến Mach của Các lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thì các đơn vị không quân Trung Cộng cũng có thể sẽ phải chịu tổn thất nghiêm trọng trước khi họ có thể lấy lại ưu thế. Tương tự như vậy, nếu đối mặt với 5ES-F của Đài Loan thì các đơn vị thuộc PLAAF cũng có thể sẽ phải chịu những tổn thất đau đớn với cái giả phải trả là sự suy kiệt về đạn dược và tiêu hao về máy bay trước khi có thể vô hiệu hóa được Bộ chỉ huy không quân của Đài Loan.
Thậm chí PLAAF khó có khả năng phòng thủ tại các biên giới phía bắc và tây của nó. Máy bay của nó kém xa một cách đáng thất vọng so với 2000 máy bay tiên tiến của Bộ Tư lệnh Không quân Xô Viết được triển khai dọc theo biên giới Trung-Xô. Với những khả năng hiện tại của nó, PLAAF không thể tạo ra bất cứ điều gì nhiều hơn là một sự cản trở khiêm tốn trước bất kỳ một động thái quân sự lớn nào của Liên Xô. Hơn nữa, trong tương lai gần, khó có thể hiện đại hóa lực lượng không của PLA đủ để làm cho nó trở thành một lực lượng chiến đấu nhằm chống lại Liên Xô một cách có hiệu quả. Sự thiếu hụt ngoại tệ nước ngoài đang ngăn cản việc mua máy bay và các thiết bị hiện đại ở quy mô lớn của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Không quốc gia nào sẵn sàng cho phép Trung Quốc được tài trợ hàng tỷ  hoặc được nhận các khoản tín dụng cần thiết để nâng cấp lực lượng không quân của nó tới mức độ của một công cụ hiệu quả nhằm chống lại Liên Xô. Sự thiếu vắng những nghiên cứu và phát triển có hiệu quả cũng ngăn cản khả năng thực sự của nó trong việc thiết kế và chế tạo ở trong nước các loại máy bay đánh chặn và máy bay ném bom hiện đại trong tương lai gần. Ngành công nghiệp máy bay của Trung Cộng có khả năng thiết kế và sản xuất các phương tiện tương đối đơn giản (chẳng hạn như các máy bay Yun-11 hữu dụng) không bao gồm các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hoặc các động cơ công suất lớn (14). Bất kỳ máy bay quân sự tiên tiến nào cần thiết cho việc nâng cấp lực lượng không quân của Trung Quốc cũng phải được mua từ Liên Xô hoặc các quốc gia phương Tây đã được công nghiệp hóa, hoặc phải được đồng sản xuất theo giấy phép. Trung Cộng không thể có được một vị thế để vừa áp dụng các biện pháp đủ để đáp ứng tiêu chí thời gian, số lượng lại vừa đảm bảo được chất lượng để bù đắp cho những khuyết tật hiện tại của không lực Trung Quốc. Trong cuộc cạnh tranh của nó nhằm có được những nguồn lực hạn chế,  PLAAF có thể sẽ được mở rộng và được nâng cấp về công nghệ ở mức độ hạn chế cùng với việc bổ sung một số đáng kể phiên bản của loại máy bay MiG-23 Flogger (Trung Cộng đặt tên là Thẩm Dương F-12), (15) nhưng hầu như những cải tiến như vậy cũng sẽ không cải thiện được một cách rõ rệt khả năng phòng thủ của lực lượng không quân Trung Quốc.
Địa hình trống trải khu vực Trung Á khô cằn của Trung Quốc sẽ tiếp tục cho phép Không lực Liên Xô phát huy tối đa lợi thế cho một tương lai có thể đoán trước được (16). Để thay đổi quy mô lực lượng của PLAAF đủ để cân bằng lại lợi thế này – ngoài việc cung cấp một sự bảo vệ dày đặc về phòng không – đòi hỏi phải có kinh phí , sự sẵn có một số lượng lớn nhân sự được đào tạo, và khả năng hậu cần vượt xa khả năng mua, sản xuất và huấn luyện hiện nay của mước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Mặt khác, bất kỳ một sự nâng cấp nào dù rất nhỏ để nâng cao sức mạnh của không quân QGPND Trung Quốc cũng sẽ thành công trong việc làm thay đổi sự cân bằng lực lượng trong khu vực eo biển Đài Loan và Đông Nam châu Á – những tình thế rõ ràng không phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Bất kỳ cuộc phiêu lưu quân sự nào của Trung Quốc ở những khu vực đó cũng có thể làm mất ổn định một cách nghiêm trọng các tình thế chiến lược tại khu vực Thái Bình Dương. Bằng nhiều cách, Hoa Kỳ đã gửi đi thông điệp về mối quan tâm của mình đối với ổn định khu vực tại những nơi này, nhất là đối với hòa bình và an ninh của eo biển Đài Loan. Chính phủ Hoa Kỳ đã thể hiện cam kết về sự ổn định tại khu vực eo biển Đài Loan và đảm bảo về hòa bình và an ninh của nước Cộng hòa Trung Hoa (tức Đài Loan – HH) trong Luật Công 96-8, Đạo luật 17 về Quan hệ với Đài Loan (17).  Mục 2 của Đạo luật này khẳng định rằng “bất kỳ nỗ lực nào nhằm quyết định tương lai của Đài Loan bằng những phương cách nào khác với các biện pháp hòa bình “sẽ được coi là” một mối đe dọa cho hòa bình và an ninh của khu vực Tây Thái Bình Dương và là vấn đề cần quan tâm nghiêm túc của Hoa Kỳ … ” Để bảo vệ những lợi ích của mình và bù đắp bất kỳ sự sắp đặt nào mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể hưởng lợi để giải quyết sự khác biệt của nó với lực lượng quân sự Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Hoa Kỳ đã cam kết cung cấp “vũ khí phòng thủ” cho Đài Loan để đảm bảo “khả năng tự vệ đầy đủ của nó ” (18).
Với những cam kết và mức độ sức mạnh hiện tại của Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc, những gì có thể tạo nên (cái gọi là) “khả năng tự vệ đủ cho quân đội Đài Loan” sẽ là một hàm số của các khả năng sẵn có của Trung Quốc đại lục. Bất kỳ một cuộc tấn công nào của các lực lượng vũ trang nước CHND Trung Hoa vào hòn đảo Đài Loan nhất thiết có sự can dự của không lực QGPND Trung Quốc. Với điều kiện là lực lượng không quân của Trung Cộng không có khả năng phát động một cuộc tấn công thành công chống lại Đài Loan nhằm hỗ trợ cho một cuộc tấn công đổ bộ được kết hợp hoặc để cung ứng không quân cho việc bao vây Đài Loan bằng tàu ngầm hay trên biển, Hoa Kỳ có thể đáp ứng các cam kết của mình về đạo đức và chiến lược trong khu vực bằng cách duy trì mức độ lực lượng hiện tại của không quân Đài Loan (19).  Lực lượng không quân nhỏ của Trung Hoa Dân Quốc (khoảng 315 máy bay chiến đấu) hiện nay có được hưởng một số tính năng vượt trội về chất lượng so với không lực Trung Quốc Đại lục về vũ khí không-đối-không có hiệu quả và các giàn hỏa lực vượt trội dưới dạng các máy bay Con Hổ F-5E, ít nhất là ưu việt hơn MiG-19 đang là nòng cốt của các lực lượng máy bay chiến đấu của Trung Cộng.
Việc Trung Quốc không muốn giao nhiệm vụ chiến đấu cho các đơn vị không quân trong cuộc chiến tranh “trừng phạt” chống lại Việt Nam cho thấy rằng tương tự như thế – họ cũng sẽ không muốn sử dụng các thiết bị quân sự lớn để phục vụ cho một cuộc tấn công vào Đài Loan. Các máy bay chiến đấu mà Đài Loan có sẵn (mặc dù chỉ có một số ít) cũng tinh xảo như những máy bay mà Việt Nam đang triển khai. Trong thực tế, hệ thống phòng không Hughes của Đài Loan cũng đã hoạt động ở Đài Loan trong nhiều năm. Tương tự như hệ thống phòng không được các lực lượng của NATO ở châu Âu áp dụng, hệ thống này sẽ gây tổn thất đáng kể cho kẻ thù xâm lược Trung Cộng. Với tương quan lực lượng hiện tại của cả hai bên của eo biển Đài Loan, Trung Quốc không thế toan tính một một giải pháp quân sự để giải quyết vấn đề Đài Loan tại thời điểm hiện tại trừ khi nó sẵn sàng đưa không quân can dự vào (một cuộc tấn công) ở mức độ lớn và (để) hứng chịu những tổn thất có tính hủy diệt.
Vì lợi ích của Hoa Kỳ mà những tình huống này không được thay đổi. Bất kỳ sự tăng cường nào về sức mạnh của PLAAF chỉ có thể làm mất ổn định về cân bằng quân sự dọc theo các biên giới phía đông và đông nam của Trung Quốc mà không ảnh hưởng gì đáng kể đến khả năng của Trung Cộng trong việc kháng cự lại bất kỳ động thái quyết đoán nào của Liên Xô – trong điều kiên ưu thế áp đảo về không quân của Nga. Có thể lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ là nâng cấp lực lượng phòng thủ trên bộ và khả năng phòng không của Trung Quốc như là một đối trọng với Liên Xô,  từ đó kìm chế các lực lượng trên bộ và trên không của Liên Xô, nhưng không phải vì những lợi ích đó mà Hoa Kỳ tăng cường năng lực một cách đáng kể cho không quân của Trung Cộng – và nó cũng không có nguồn lực để làm việc đó. Bất kỳ việc nâng cấp nào về năng lực của PLAAF sẽ làm cho các quốc gia Đông Nam Á và các quốc gia ven biển dễ bị tổn thương hơn trước áp lực từ Trung Quốc và tạo ra một mức độ bất ổn nghiêm trọng ở  toàn bộ khu vực Thái Bình Dương (20). Trong thực tế, khi Trung Cộng tăng cường khả năng  không quân của họ, thì mối quan tâm của Hoa Kỳ là đảm bảo nâng cấp tương tự lực lượng không quân của các quốc gia nhỏ hơn nằm giáp biên giới với Trung Quốc. Đạo luật vê Mối quan hệ với Đài Loan đảm bảo việc Hoa Kỳ cung cấp một khả năng tự vệ thích đáng cho Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan. Những ý tứ này là hiển nhiên vì ưu thế vượt trội về lực lượng không quân chiến thuật trên eo biển Đài Loan là điều kiện thiết yếu cho sự toàn vẹn và khả năng phòng thủ của Trung Hoa Dân Quốc. Nếu PLAAF triển khai một máy bay tiêm kích ưu việt với năng lực của MiG-23 thì Hoa Kỳ có nghĩa vụ cung cấp một máy bay tương tự cho các lực lượng phòng thủ của Đài Loan, và bởi sự dắt dây này, việc cung cấp tương tự cho các lực lượng phòng vệ của các quốc gia không cộng sản của vùng Đông Bắc Đông Nam Á cũng xảy ra.
Tại thời điểm này, Hoa Kỳ dường như sẵn sàng đáp ứng một nghĩa vụ như vậy. Bộ Ngoại giao đã thông qua việc bán các máy bay tiêm kích siêu việt cho Hàn Quốc và Nhật Bản và đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Đài Loan để cung cấp cho nó một hệ thống phòng không tương tự. Mối quan tâm tự thân được tính toán tới sự ổn định của toàn bộ khu vực này đã đưa đến một tiến trình như vậy, và những bài học có được từ cuộc tấn công của Trung Cộng vào nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã củng cố cho tiến trình ấy.
Ghi chú
Ghi nhận với lòng biết ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học California tại Berkeley và Quỹ Văn hóa Thái Bình Dương.
1. Cf. Ti Tsung-heng, “Ch’ao-hsien chan-ch’ang-shang ti Chung-kung k’ung-chun” [The Chinese Communist Air Force in the Korean Battlefield], Ming Pao Monthly, June 1978, pp. 20-26.
2. See Richard Bueschel, Communist Chinese Air Power (New York, 1968).
3. See the discussion concerning pilot training and machine disabilities in Fan Yuan-yen, Question and Answer: A Testimony by a Chinese Communist Pilot (Taipei, 1978), pp. 45-48.
4. Bueschel, pp. 54-55; Edwin Snyder, A. James Gregor, and Maria H. Chang, The Taiwan Relations Act and the Defense of the Republic of China (Berkeley, California: Institute of International Studies, 1980), pp. 46-47.
5. “The Military Balance: China, 1978/79,” Air Force, December 1978, p. 98.
6. Bill Sweetman, “The Modernization of China’s Air Force,” in The Chinese War Machine, edited by James E. Dornan, Jr., and Nigel D. Lee (New York, 1979), p. 138. For a recent discussion of the F-6bis, see “Qiang-5,” Dragon (Hong Kong), April 1980, pp. 26-33.
7. See Harlan Jencks, “China’s Punitive’ War on Vietnam: A Military Assessment,” Asian Survey, August 1979, pp. 804-5.
8. Các dữ liệu về việc triển khai máy bay xuất phát từ một báo cáo có tênmimeographed, “Một bản tường thuật tóm tắt về cuộc chiến tranh Trung-Việt” (A Brief Account of the Sino-Vietnamese War) của tác giả Kuo Tung-hua sử dụng cho Hi ngh về mt Nn tng mi cho An ninh của châu Á và Thái Bình Dương tổ chức tại, Pattani, Thái Lan, vào tháng Mười hai năm 1979. Những thông tin rời rạc dường như để lấp vào những chỗ thông tin vô tuyến giữa bộ chỉ huy trên bộ và các máy bay của không lực Trung Cộng bị chặn bởi Thái Lan và Trung Hoa Dân quốc. Tài liệu này được thu thập tại Đài Bắc, Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc vào tháng Sáu năm 1980.
9. Tìm đọc Snyder, Gregor, and Chang, pp. 35-36, 41; Zeev Shiff, “The Israeli Airforce,” Air Force, August 1976, pp. 31-41.
10. Jencks, p. 809; see also I. Kuang, “Ch’ien-shu ch’iang-chi-chi ti hung-cha fang-fa” [A Brief Account of the Attack Aircrafts’ Bombing Methods], Hsien-tai chün-shih [Conmilit: The Defense Monthly], February 1, 1980, pp. 44-46.
11. Guang Jiao Jing, Hong Kong, No. 78, March 16, 1979, p. 81.
12. Trong các cuộc thảo luận với các quan chức của các cơ quan tình báo quân đội Quốc Dân Đảng ở Đài Bắc, James Gregor đã được thông báo rằng những thông tin liên lạc vô tuyến bị chặn giữa kiểm soát mặt đất PLAAF và các đơn vị không quân Trung Cộng trong cuộc xung đột ấy được xác nhận là vấn đề còn tranh cãi.
13. Đọc Sweetman, p. 142.
14. Đọc “China Develops Yun-11 Utility Aircraft,” Aviation Week and Space Technology, December 17, 1979, pp. 75-77.
15. Dornan and Lee, pp. 115-16. Đọc thảo luận tại Franz J. Mogdis, “The Role of the Chinese Communist Air Force in the 1970s,” in The Military and Political Power in China in the 1970’s, William W. Whitson, editor (New York, 1972), pp. 253-66.
16. Đọc Edward N. Luttwak, “After Afghanistan, What?” Commentary, April 1980, p. 49; Harlan Jencks, The Politics of Chinese Military Development 1945-1977 (Ann Arbor: University Microfilms International, 1978), pp. 466-569.
17. Để có văn bản của Điều luật về Quan hệ với Đài Loan, đọc Tài liệu số 35 có tiêu đề China and the Taiwan Issue, do Hungdah Chiu biên tập (New York, 1979), pp. 266-75.
18. Taiwan Relations Act, Section 3 (a).
19. Đọc James B. Linder và A. James Gregor, “Taiwan’s Troubled Security Outlook,” Strategic Review, Fall 1980.
20. Đọc các bình luận của Parris Chang, Taiwan: One Year after United States-China Normalization (Washington: Government Printing Office, 1980), pp. 16, 23.
Những người đóng góp:
Chun Đô đc James Linder, USN (Ret), (​​USNA) là ch huy ca B Tư lnh Hoa Kỳ tại Đài Loan trong thời gian dienx ra quá trình bình thường hóa gia Cng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hoa Kỳ trong những năm 1978 và ’79. Nhim v trước đây ca ông bao gm ch huy ca mt nhóm chiến đấu thuộc Hm đi 6, sĩ quan ch huy tàu sân bay và Giám đc Qun tr Hi quân. Đô đc Linder tt nghip Cao đng Chiến tranh Hi quân và đã có nhng đóng góp cho Tạp chí Chiến lược và Học vin Nghiên cu Quc tế.
A. James Gregor (BA, MA, Tiến sĩ, Đi hc Columbia), Giáo sư Khoa hc Chính tr ca Đi hc California, Berkeley, gn đây là U viên Nghiên cu Cao cp ti Vin Nghiên cu Cao cp, Đi hc Hebrew, Jerusalem. Ông là U viên (Địa học?) Guggenheim vào năm 1974 và là tác gi ca nhiu cun sách, bao gm Đo lut Quan h Đài Loan và Quc phòng ca Trung Hoa Dân Quc (1980). Tiến sĩ Gregor cũng đã xut bn các chuyên kho và hơn 60 bài viết trong Tạp chí chiến lược, Tp chí Nghiên cu Chiến lược, Chính tr Thế gii, vv
Các kết lun và quan điểm được ​​trình bày trong tài liu này là ca tác gi xuất phát từ  quyền t do diễn đạt trong môi trường hc thuật của Trường Đi hc Hàng không. Chúng không phn ánh quan điểm chính thc ca Chính ph Hoa Kỳ, B Quc phòng, Không lực Hoa Kỳ hoc Đi hc Hàng không.

Nguồn: Hahien’s Blog
________________
Tranhung09 đã đăng:


nguồn:http://tranhung09.blogspot.com/2013/01/khong-luc-trung-cong-trong-cuoc-chien.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001