Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch

|
“Trong khi ta vui Tết âm bên chén tạc chén thù thì những đối tác của ta lại làm việc bình thường, còn trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường ở Tết dương thì ở nước ngoài người ta nghỉ, thị trường chứng khoán đóng băng”.
Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông được tặng nhiều giải thưởng cao quý trên thế giới, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở ĐBSCLcũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này. Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang.
Giáo sư – Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa.  Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang.
GS-TS Võ Tòng Xuân chia sẻ quan điểm Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay. Dưới đây là nguyên văn bài viết của ông.
Ngày 14/02/2005 mục “Chào buổi sáng” của báo chí có đăng bài viết của tôi nhan đề Tết “hội nhập,” tại sao không? Ngay sau đó một làn sóng tranh luận rất sôi nổi đã dấy lên trong mục “Ý kiến bạn đọc” của tờ báo.
Chỉ trong vòng vài ngày mà đã có hơn 200 độc giả góp ý, trong số đó nhóm không đồng tình chiếm hơn 50%. Sự tranh luận này tiếp tục kéo dài cho đến năm nay 2012, qua nhiều diễn đàn. Tôi tải về tổng cộng được 396 trang A4 với cỡ chữ 8,5.
Thật sự tôi rất cảm kích sự quan tâm của độc giả về vấn đề này, vì đó là thể hiện sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam chúng ta trong thời đại mới.
Vì ý kiến quá nhiều, tôi không thể đọc hết các chi tiết lập luận, nhưng có thể thấy được số ý kiến ủng hộ ngày càng nhiều hơn trước, nhất là khi các ý kiến ấy mới được nêu vào năm nay 2012, bảy năm sau khi bài báo xuất hiện.
Tuy nhiên tôi cố gắng đọc kỹ những ý kiến không đồng tình để học hỏi thêm lập luận của các bậc tiền bối.
Một điều tôi khám phá rất quan trọng là những lập luận không đồng tình này đã chỉ căn cứ vào cái tít của những thành viên diễn đàn (hoặc của biên tập viên nhà báo) viết cho kêu như “Có nên bỏ ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam?”, “Tết Tây hay Tết ta?”, “Bỏ hay không bỏ ngày Tết cổ truyền Việt Nam?”, không đúng theo nội dung trình bày của tôi trong bài Chào Buổi Sáng 14/2/2005.
Vì không đọc kỹ lập luận của tôi mà chỉ căn cứ trên những cái tít giựt gân trên đây nên có một số vị độc giả đã viết những câu chê trách quá nặng lời. Sự hiểu lầm này nhằm vào 2 điểm chính:
1. Bỏ ngày Tết cổ truyền
Tôi không hề viết một ý kiến như vậy bất cứ ở đâu. Đọc lại bài trên mục Chào buổi sáng trên báo chí năm 2005, tôi viết rất rõ: “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại “bản sắc dân tộc” của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới.
Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3-4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.
Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê”.
Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch.
Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có dược đổi sang dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.
Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có dược đổi sang dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.
2. Bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu)
Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt.
Tôi viết: “Ở An Giang, Công ty XNK thủy sản Afiex liên tục nhận fax của khách hàng nước ngoài đặt mua cá filê. Cũng trong mấy ngày Tết ta này tôi vẫn nhận đều đều 30 – 40 bức điện, thư mỗi ngày, trong đó có hai thư phải trả lời ngay để kịp thời hạn.
Một thư về dự án Asia Link (Kết nối Á châu) của Trường Đại học Corvenus ở Budapest, và thư kia của ông Hiệu trưởng Đại học Tufts của Mỹ yêu cầu cho biết ngay tôi có thể tham gia hội nghị quốc tế hiệu trưởng một số trường đại học thảo luận chuyên đề vai trò đại học trong phục vụ xã hội hay không.
Tôi chắc chắn hàng nghìn người chức trách điều hành các ban ngành trung ương và các doanh nghiệp công và tư cũng đã nhận được những điện thư khẩn của các đối tác từ nước ngoài gửi về cần được trả lời ngay trong lúc chúng ta đang “ăn Tết”.
Thực vậy, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước.
Nhớ lại khoảng thời gian từ 24/12 đến 3/1 dương lịch, trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây (kể cả Nhật Bản), thị trường chứng khoán Tokyo, New York, London… đóng băng.
Lúc ấy cho dù ta muốn giao thương với họ vẫn không ai làm việc hoặc gửi thông tin gì cho ta. Như vậy trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ.
Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu.”
Tôi nghĩ rằng nếu tất cả quí vị độc giả có thời gian đọc kỹ bài viết của tôi thì chắc sẽ đồng tình với những lập luận của tôi, như tôi đã cảm nhận khuynh hướng này trong số đông ý kiến mới nhất trong các diễn đàn.
Trong khi các nước đang thi nhau làm giàu, Việt Nam có tiềm năng bắt kịp họ hoặc hơn họ trong tương lai gần nếu bớt ăn nhậu, vui chơi kéo dài, dành thời gian làm việc vào những ngày thế giới làm, nghỉ theo những ngày thế giới nghỉ.
Dĩ nhiên các tập quán cổ truyền lành mạnh của ta chúng ta vẫn giữ và sẽ cử hành vào ngày dương lịch như thế giới đang làm. Chúng ta nên cương quyết đổi mới, không ăn tết 2-3 thậm chí 4 tuần theo âm lịch nữa mà chỉ nên ăn tết 4 ngày theo dương dương lịch là đủ.
Thay đổi tập quán rất khó, nhưng trong tập quán Tết Việt Nam chúng ta thay đổi không khó vì chúng ta vẫn cử hành các tập quán đó, nhưng trong ngày dương lịch. Có quyết tâm đổi mới “Ăn Tết Ta theo ngày dương lịch,” đất nước Việt Nam sẽ có những điều lợi sau đây:
1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.
2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.
3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.
4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông.
5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.
Theo VTC News
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/71525/tet-co-truyen-nen-to-chuc-theo-duong-lich/2013/01
======================================================================
Ta ăn Tết, sao cứ phải theo ai!


|
Dưới đây là ý kiến chủ quan của bạn đọc có tên Thanh Minh ở Hà Nội:
Dân tộc Việt Nam này không biết bao giờ mới tiến bộ hơn người đây, khi mà chỉ suốt ngày bàn chuyện “theo ai”. Chỉ nguyên chuyện nghĩ phải “theo ai” đó thì sự tiến bộ đã bị hạn chế rồi, vì tối đa thì cũng chỉ bằng người ta, làm sao “theo” mà muốn “vượt” được.
Vậy nên, nhân chuyện ăn tết “theo tây”, “theo ta” hay “theo Tầu” mà giáo sư Võ Tòng Xuân đưa ra, tôi cho rằng chúng ta chẳng nên “theo ai” cả.
Tết là niềm vui, niềm mong đợi của cả người già lẫn trẻ nhỏ từ bao đời nay.
Tết là niềm vui, niềm mong đợi của cả người già lẫn trẻ nhỏ từ bao đời nay.
Về mặt tích cực mà nói, ý kiến của GS Võ Tòng Xuân có thể mới nghe thì không thuận tai, nhưng mức độ tiến bộ trong tư duy đã vượt xa hẳn tất cả những ai phản đối. Tư duy hướng đúng tới cái “tiến bộ, tiết kiệm, vì sự phát triển” hơn hẳn mọi tư duy “cổ lỗ sĩ, lạc hậu, bảo thủ” theo kiểu “giữ gìn truyền thống, văn hóa và bản sắc dân tộc”. Tôi cho rằng, riêng từ “bản sắc dân tộc” đã quá khó hiểu. Một cụm từ Hán chưa được định nghĩa rõ ràng, nhưng ai cũng nói như là “đúng rồi”, “hoành tráng”. Đọc mấy nhận xét trong hai bài của GS Võ Tòng Xuân và GS Hà Đình Đức thì đủ hiểu, Việt Nam mình còn quá nhiều người cổ hủ, lạc hậu, thích tiếp tục nhấm nháp những thứ “đã ăn rồi” hoặc thích ăn mãi thứ “đang nhai trong mồm” hơn tìm kiếm, thưởng thức những thứ mới mẻ.
Tôi xin không nói thêm về gốc gác tết ta, tết tây hay tết Tầu. Tôi cũng xin không phản đối cái gọi là “Tết” ở các dân tộc, cũng không nói rằng nó đẹp hay xấu. Cứ theo quy luật tự nhiên, đẹp cũng chỉ là thứ nhất thời, không cần giữ mãi và không thể giữ mãi. Đẹp giờ nhưng mai sẽ xấu, hoặc đẹp giờ, nhưng mai sẽ có cái khác đẹp hơn. Sẽ chẳng khác nào một anh hề khi khẳng định rằng tất cả cái gì của tôi, thuộc về tôi ngày hôm nay luôn là vẻ đẹp truyền thống trường tồn. Cũng chính vì tư tưởng “cái tôi của ngày hôm nay và ngày hôm qua” trường tồn nên bao nền văn minh một thời rực rỡ phải nếm trải sự biến mất mãi mãi. Sức mạnh ngày hôm nay sẽ không phải là sức mạnh của ngày mai các bạn ạ.
Thế giới thì thay đổi từng ngày theo quy luật không thể đảo ngược. Cả dân tộc ta cứ giữ mãi cái tư duy cùng nhau duy trì ngày hôm qua thì đúng là đi ngược lại quy luật của thế giới. Ai đi ngược quy luật đều trở nên hèn yếu và bị tổn hại. Vậy mới nói, Việt Nam hèn yếu, và dễ tổn thương lâu thế. Chỉ có một cách để dân tộc trở nên không hèn yếu, đó là sống theo đúng quy luật, đổi mới tiến bộ và liên tục.
Vậy thì cái đầu tiên trong tư duy phải thay đổi là không “theo ta” cũng chẳng “theo tây”. Theo ta thì giới hạn của sự tiến bộ là “ta của ngày hôm qua và ngày hôm nay”. Theo tây thì giới hạn cũng không khá hơn. Giờ bỏ hết chúng nó đi. Ta sẽ lọc lại cái gì là cần thiết để duy trì sự tồn tại cơ bản của xã hội, dân tộc và tập trung học tập, lao động, sáng tạo sao cho chắc chắn rằng tây sẽ ăn tết theo… ta.
Tôi là người sống ở cả nông thôn và thành thì cũng đủ lâu để hiểu, cái tết ta chẳng có nghĩa lý gì. Nhiều người vùng nông thôn cảm thấy ngao ngán khi phải nghỉ cả chục ngày ở nhà mà chả có gì làm. Chỉ bọn chơi cờ bạc là thích, ngày nào cũng rủ nhau xóc đĩa, đánh bạc, sát phạt nhau. Lại còn hội hè say sưa nữa. Những người trưởng thành thực không ai thích tết ta dài đâu. Những năm có vụ, họ đi cấy từ ngày mùng 2 luôn, vì ở nhà chán. Chúc nhau thì đi buổi mùng 1 là hết. Học sinh thì tổ chức cả lớp đi tới chúc tết thầy cô một ngày mùng 1 cũng hết luôn rồi.
Vậy thì, thà như GS Xuân, cứ mượn tết tây về xài đỡ đã. Sau này, có sáng kiến nào tốt hơn thì áp dụng. Chứ cứ tết ta cả 3 ngày tới 10 ngày thật quá lạc hậu và lãng phí.
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/71531/ta-an-tet-sao-cu-phai-theo-ai/2013/01
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

3 nhận xét:

  1. Hello my loved one! I want to say that this post is
    amazing, great written and come with approximately all important infos.
    I would like to see extra posts like this .

    Review my webpage - extraits gratuits x - www.onestep-1.com
    -

    Trả lờiXóa
  2. Thanks for some other great post. Where else may
    just anyone get that type of info in such an ideal approach of writing?
    I have a presentation next week, and I am at the look for such information.



    My webpage ... porn gratuit fr porno - ,

    Trả lờiXóa
  3. Great post however , I was wanting to know if you could write a litte
    more on this topic? I'd be very grateful if you could elaborate a little bit further.
    Thanks!

    my website - l xnxx

    Trả lờiXóa

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001