Phạm Hồng Đức
11.05.2010
Như thế thì ông Trần Phú, Hồ chí Minh, Lê Duẩn chưa đủ học vấn để xếp vào hàng ngũ trí thức chăng ?
Theo quy luật thì nhân tài mới hiểu và sử dụng được nhân tài và ở đời thường “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” hay “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Như thế thì anh như thế nào thì các chiến hữu, bạn anh thường như thế ấy.
Đảng cộng sản ra đời năm 1930. Cũng trong giai đoạn 1930-1931 Đảng đã làm nên “Xô viết Nghệ-Tĩnh”. Với bản chất chia rẽ dân tộc, chia rẽ giai cấp Đảng đã nêu khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào – đào tận gốc, trốc tận rễ”. Nói trắng ra thì bốn tầng lớp đó Đảng đã chủ trương giết hết mà đứng đầu là hàng ngũ trí thức.
Chính vì coi trí thức là kẻ thù nên từ năm 1930 đến năm 1954 dù chưa nắm được chính quyền Đảng cũng đã bí mật cho giết rất nhiều trí thức và sau khi nắm được chính quyền thì từ năm 1955-1956 Đảng đã làm cuộc “Cải cách ruộng đất” cũng đã giết “Trí, phú, địa, cường hào”.
Chúng ta biết rằng dân tộc ta có những tôn giáo là Phật giáo, Công giáo và Hồi giáo. Ngoài những người có tôn giáo thì tất cả đều theo Khổng giáo thờ tổ tiên ông bà. Thế mà những người cộng sản, xuất thân từ dân tộc, đã rước chủ nghĩa Mác–Lê Nin (không gia đình, không nhà nước, không tín ngưỡng) về. Sau đó Đảng đã dùng bạo lực áp đặt lên niềm tin tư tưởng tự do ước vọng cũng như văn hoá truyền thống của dân tộc Việt chúng ta.
Là con người thì tư tưởng quyết định hành động. Học thuyết Mác–Lê Nin là học thuyết chiến tranh bạo lực làm ảo tưởng mơ hồ nên những người cộng sản đã lập ra một đảng đồ sộ, tổ chức rất chặt chẽ từ Trung ương đến tận cơ sở làng xóm. Vì vậy mọi người dân đã phải đi theo Đảng. Sự thực thì Đảng đã nhốt nhân dân trong nhà tù vô hình của Đảng và bắt toàn dân phải đi theo Đảng.
Chính vì Đảng trị độc tài cả kinh tế, tư tưởng, văn hoá nên Đảng đã tự thần thánh hoá Đảng và bắt mọi đảng viên cũng như toàn thể nhân dân phải tôn thờ Đảng, tôn thờ lãnh tụ Đảng. Vì vậy Đảng và lãnh tụ Đảng đã trở thành thần tượng tuyệt đối buộc ai cũng phải cúi đầu.
Do cực đoan như vậy nên ngoài các đảng viên và nhân dân ra, các trí thức, các học giả thực sự cũng luôn bị đảng coi thường và nếu có ý kiến trái với ý Đảng thì chắc chắn họ sẽ bị bỏ tù hoặc bị theo dõi.
Một đảng tự cho mình là “Trời Phật” thì đức độ và cả tài năng của nhân dân đã bị Đảng cướp hết cả rồi. Trí thức, người dân chỉ là cóc nhái mà thôi.
Trong chế độ Đảng trị thì thẻ đảng quan trọng hơn cả học vị, vì vậy dù ít học nhưng là đảng viên thì vẫn được làm cấp trưởng. Học vị cao nhưng không phải là đảng viên có khi cũng chỉ là người thừa hành thôi.
Chế độ đảng trị cầm quyền và lãnh đạo tuyệt đối nên các quan lại ở mọi cấp, mọi ngành đều do sự sắp xếp, chia chác, bán mua ở trong đảng. Chế độ đảng trị độc tài thực tế đã hoàn toàn gạt trí thức, dân tộc ra ngoài.
Việc bắt giam những người “Nhân văn” “Giai phẩm”… những người “Xét lại chống Đảng” trong những năm 1960 và hiện nay là các nhà trí thức đang đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đã hoàn toàn chứng minh những điều trên đây là đúng.
Chế độ đảng trị tuyệt đối không những không sử dụng được nhân tài, trí thức mà cái nguy hiểm nhất của nó là Đảng đã làm cho cả dân tộc đi đến tàn lụi về văn hoá, đạo đức, tinh thần. Chính vì vậy mà hàng ngũ trí thức, hưu trí, quân nhân, công an vv… và cả nhân dân khi thấy các cán bộ làm sai, tham nhũng, lừa đảo, quan liêu, hách dịch nhân dân vv… nhưng vì tinh thần đấu tranh đã nguội nên họ đã mặc kệ. Như thế là Đảng đã bóp chết tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, tinh thần đấu tranh cho lẽ phải, tinh thần đấu tranh cho chính nghĩa.
Thực tế là cả dân tộc đã và đang chết chìm trong oan trái và nghèo khổ ./.
Phạm Hồng Đức
@tq.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001