Nguyễn Tiến Dũng
Nhân trên trang web Cùng Viết Hiến Pháp có một khảo sát ý kiến (tôi sẽ gọi là poll cho tiện) rất thú vị gồm 21 câu hỏi liên quan đến hiến pháp, tôi muốn ủng hộ nó bằng cách quảng cáo ở đây để những ai quan tâm đến hiến pháp tham dự poll.Theo tôi, thống kê của poll có thể không phản ánh chính xác nhận thức và nguyện vọng của toàn thể người Việt Nam tại thời điểm hiện tại. (Từ quan điểm thống kê toán học, làm poll sao cho thống kê tránh được các bias là cả một vấn để). Thế nhưng, bản thân cái poll đó rất thú vị, ở chỗ nó đã chỉ ra được nhiều “vấn đề nổi cộm” của bản dự thảo hiến pháp khiến người ta phải suy nghĩ.
Trong bài viết “thừa giấy vẽ voi” này, tôi muốn bàn đến một vấn đề liên quan, đó là quan hệ giữa dân chủ và sáng suốt. Có nhiều ví dụ lịch sử cho thấy, không phải lúc nào dân chủ cũng sáng suốt. Ngay Hitler, một thảm họa lớn của nhân loại, cũng là do dân Đức bầu lên. Hay một ví dụ có thật nhẹ nhàng hơn (do GS Hà Huy Khoái kể): ở một làng nọ người ta cãi nhau không biết một mét vuông thì bằng mấy mét dài. Người thì bảo là 10, người thì bảo là 100, rồi người ta bỏ phiếu và kết quả là 1m2 = 100m đã thắng. Ví dụ đơn giản này cho thấy bỏ phiếu không phải lúc nào cũng là phương pháp tốt để quyết định một điều gì đó.
Các “dư luận viên” có thể sẽ suy diễn từ các ví dụ như trên rằng “chính vì vậy mà dân cần có đảng lãnh đạo”. Tất nhiên, nếu đảng là một “đấng sáng suốt”, nói gì làm gì cũng đúng, như là “chúa trời” vậy, thì chúng ta chẳng ai cần đến dân chủ làm gì, chỉ cần nghe theo đảng là xong. Cũng có nhiều người trên thế giới cho rằng, một đất nước cần có một “độc tài sáng suốt” (despote éclairé) thì ổn định và phát triển hơn là “dân chủ hỗn độn”. Trong lịch sử, các ông vua, các giáo chủ, v.v. cũng thường tự nhận mình là “con trời” sáng suốt và “thay trời trị dân” như vậy. Nhưng rất tiếc, trên thực tế, chẳng có ai sáng suốt đến mức như vậy, kể cả các anh hùng dân tộc, mà chỉ có những độc tài tưởng mình là sáng suốt. Những Hitler, Napoleon, v.v. trước khi trở thành các độc tài khát máu, cũng đều là các anh hùng dân tộc.
Một ví dụ điển hình là sự tương phản giữa Bắc Hàn và Nam Hàn. Cùng là một dân tộc nhưng hai nửa đi hai còn đường khác nhau. Nam Hàn chọn tự do, và đã trở thành một cườn quốc dân chủ hiện đại, theo dự đoán của các nhà kinh tế thì trong vòng 15 năm tới sẽ vượt lên trên các nước “cũ” như Anh, Pháp về thu nhập bình quân đầu người. Còn ở Bắc Hàn, nơi mà người dân cứ hễ mở miệng ra là “cảm ơn bác Kim mới có được ngày nay”, thì vẫn phải sống nhờ viện trợ lương thực hơn nửa thế kỷ nay, tức là đã hơn hai thế hệ người Bắc Hàn bị chìm trong u tối vì độc tài.
Các chế độ dân chủ có thể là còn xa mới hoàn thiện, và cũng không đảm bảo là sẽ không chọn nhầm phải lãnh đạo, đường lối u tối, nhưng ít ra nó hơn các chế độ độc tài ở chỗ, khi đi vào u tối thì nó dễ tìm đường đi ra hơn. Bởi vậy, dân chủ có thể coi là điều kiện cần, tuy không phải là điều kiện đủ, của một xã hội văn minh. Câu hỏi tiếp theo là: làm sao đạt được các quyết định sáng suốt trong một chế độ dân chủ? Câu trả lời có thể nằm ở hai điểm chính sau: nền tảng văn hóa giáo dục, và hệ thống chuyên gia.
Từ thế kỷ thứ 1, nhà triết học Epictetus đã nói câu nổi tiếng “chỉ người có học mới tự do“. (Ông Epictetus sinh ra là nô lệ, và bản thân cái tên Epictetus tiếng Hy Lạp có nghĩa là “được mua về”, rồi ông được thành người tự do nhờ chịu khó học). Ta có thể thêm vào rằng “chỉ người có học mới thực sự làm chủ”. Có lẽ chính vì hiểu rõ điều này, nên Phan Châu Trinh đã theo chủ trương “khai dân trí”, vì nếu không có dân trí thì dù có độc lập cũng không có tự do. Cho đến nay, ở Việt Nam, việc khai dân trí vẫn còn là một “công cuộc cách mạng chưa thành”. Nhân dân phải được tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ, các lý thuyết khoa học thực sự, và các thông tin không bị bóp méo lệch lạc, thì mới dễ có được các lựa chọn sáng suốt có lợi cho nhân dân, còn nếu không thì dù có quyền làm chủ cũng sẽ dể gửi nhầm quyền đó vào tay những người không đáng trao quyền.
Yếu tố quan trọng khác là chuyên gia. Xã hội hiện đại ngày càng phức tạp, càng đỏi hỏi nhiều trợ giúp từ phía các chuyên gia để có thể phân biệt đâu là đúng sai. Trong khoa học, có một ví dụ “vui” về việc “dân chủ không phải lối” như sau: trong một giai đoạn của thế kỷ trước, tổng biên tập Tạp chí toán học của Bồ Đào Nha (Math. Portugal.) là một ông cộng sản tin rằng ai cũng có quyền đăng bài báo khoa học, mà không cần phản biện, và thế là ông ấy cho đăng liền mấy “chứng minh định lý Fermat” (chứng minh sai) và những thứ tương tự trong tạp chí này, khiến cho tạp chí hoàn toàn mất uy tín. Giới khoa học ngày nay thường làm việc theo nguyên tắc dân chủ (ví dụ khi tuyển người, hội đồng họp bỏ phiếu xem tuyển ai), nhưng phải dựa vào các ý kiến phản biện độc lập của các chuyên gia để đánh giá. Trong xã hội nói chung cũng vậy, trước khi những người có quyền bỏ phiếu đi bỏ phiếu cho một việc gì đó, thì cần nghe các ý kiến đánh giá độc lập của các chuyên gia về việc đó.
Nhưng không phải cứ “chuyên gia” là “đáng tin”. Ngày xưa ở Liên Xô có truyện cười: “Tổng thống Mỹ có 100 cố vấn quân sự trong đó có 1 người là điệp viên KGB, và người ta đang điều tra xem người đó là ai. Tổng bí thư Liên Xô có 100 cố vấn kinh tế trong đó có 1 người thực sự hiểu kinh tế, và người ta đang điều tra xem người đó là ai”. Đặc biệt là trong một chế độ thiếu dân chủ, người ta dễ dàng loại đi các chuyên gia “không vừa ý mình” và thay vào đó là các “chuyên gia” mà mở mồm ra là nói những điều thuận chiều theo ý người ta đã định. Về mặt hình thức thì cũng là có ý kiến của chuyên gia, nhưng thực chất chỉ là trò diễn kịch. Ở Việt Nam chắc không ai lạ gì với chuyện này: các ý kiến sáng suốt phản đối của các chuyên gia thực sự trong các vụ như Dung Quất, bô xít, v.v. đều bị bịt miệng hết, chỉ còn lại các ý kiến ủng hộ của các “chuyên gia rởm”. Và với sự lạm phát của các văn bằng giáo sư tiến sĩ, thạc sĩ, v.v., thì càng ngày càng khó phân biệt đâu là thật đâu là rởm. Đây có thể coi là một trở ngại lớn cho sự phát triển của Việt Nam.
Trong thời buổi “thật ít rởm nhiều” làm sao để cho các ý kiến công chính của các chuyên gia thật vẫn đến được tai người dân? Hy vọng một mặt đặt ở tự do thông tin, sức mạnh của internet phá được các hàng rào kiểm duyệt bưng bít thông tin. Một hy vọng khác đặt ở chính vào đội ngũ trí thức của Việt Nam, sẽ giúp đỡ những người chuyên gia thực sự gây dựng uy tín trong nhân dân và cảnh báo về các chuyên gia rởm. Đó là một trong các trách nhiệm của trí thức nhằm giúp xã hội tốt lên.
Nói riêng về chuyện hiến pháp. Việc đảng lấy ý kiến nhân dân qua quít trong có vài ngày là một hình thức dân chủ giả tạo. Nhân dân không có đủ thời gian tìm hiểu về hiến pháp, cũng không được tiếp cận với các phân tích sâu sắc về hiến pháp của những người trí thức đã bỏ nhiều công nghiên cứu nó, so sánh nó với các hiến pháp trên thế giới, chỉ ra những điểm yếu cơ bản của nó, v.v., mà chủ yếu chỉ được nghe dự luận một chiều từ các “nhân dân” là đảng viên nói những điều “dễ lọt tai” đảng. Nhân dân đã bị tước đi các công cụ để có thể sáng suốt thực hiện được quyền làm chủ của mình.
Con đường đi đến sáng suốt xem ra còn rất gian nan!
Admin gửi hôm Thứ Tư, 06/03/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130306/nguyen-tien-dung-dan-chu-va-sang-suot
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Trong bài viết “thừa giấy vẽ voi” này, tôi muốn bàn đến một vấn đề liên quan, đó là quan hệ giữa dân chủ và sáng suốt. Có nhiều ví dụ lịch sử cho thấy, không phải lúc nào dân chủ cũng sáng suốt. Ngay Hitler, một thảm họa lớn của nhân loại, cũng là do dân Đức bầu lên. Hay một ví dụ có thật nhẹ nhàng hơn (do GS Hà Huy Khoái kể): ở một làng nọ người ta cãi nhau không biết một mét vuông thì bằng mấy mét dài. Người thì bảo là 10, người thì bảo là 100, rồi người ta bỏ phiếu và kết quả là 1m2 = 100m đã thắng. Ví dụ đơn giản này cho thấy bỏ phiếu không phải lúc nào cũng là phương pháp tốt để quyết định một điều gì đó.
Các “dư luận viên” có thể sẽ suy diễn từ các ví dụ như trên rằng “chính vì vậy mà dân cần có đảng lãnh đạo”. Tất nhiên, nếu đảng là một “đấng sáng suốt”, nói gì làm gì cũng đúng, như là “chúa trời” vậy, thì chúng ta chẳng ai cần đến dân chủ làm gì, chỉ cần nghe theo đảng là xong. Cũng có nhiều người trên thế giới cho rằng, một đất nước cần có một “độc tài sáng suốt” (despote éclairé) thì ổn định và phát triển hơn là “dân chủ hỗn độn”. Trong lịch sử, các ông vua, các giáo chủ, v.v. cũng thường tự nhận mình là “con trời” sáng suốt và “thay trời trị dân” như vậy. Nhưng rất tiếc, trên thực tế, chẳng có ai sáng suốt đến mức như vậy, kể cả các anh hùng dân tộc, mà chỉ có những độc tài tưởng mình là sáng suốt. Những Hitler, Napoleon, v.v. trước khi trở thành các độc tài khát máu, cũng đều là các anh hùng dân tộc.
Một ví dụ điển hình là sự tương phản giữa Bắc Hàn và Nam Hàn. Cùng là một dân tộc nhưng hai nửa đi hai còn đường khác nhau. Nam Hàn chọn tự do, và đã trở thành một cườn quốc dân chủ hiện đại, theo dự đoán của các nhà kinh tế thì trong vòng 15 năm tới sẽ vượt lên trên các nước “cũ” như Anh, Pháp về thu nhập bình quân đầu người. Còn ở Bắc Hàn, nơi mà người dân cứ hễ mở miệng ra là “cảm ơn bác Kim mới có được ngày nay”, thì vẫn phải sống nhờ viện trợ lương thực hơn nửa thế kỷ nay, tức là đã hơn hai thế hệ người Bắc Hàn bị chìm trong u tối vì độc tài.
Các chế độ dân chủ có thể là còn xa mới hoàn thiện, và cũng không đảm bảo là sẽ không chọn nhầm phải lãnh đạo, đường lối u tối, nhưng ít ra nó hơn các chế độ độc tài ở chỗ, khi đi vào u tối thì nó dễ tìm đường đi ra hơn. Bởi vậy, dân chủ có thể coi là điều kiện cần, tuy không phải là điều kiện đủ, của một xã hội văn minh. Câu hỏi tiếp theo là: làm sao đạt được các quyết định sáng suốt trong một chế độ dân chủ? Câu trả lời có thể nằm ở hai điểm chính sau: nền tảng văn hóa giáo dục, và hệ thống chuyên gia.
Từ thế kỷ thứ 1, nhà triết học Epictetus đã nói câu nổi tiếng “chỉ người có học mới tự do“. (Ông Epictetus sinh ra là nô lệ, và bản thân cái tên Epictetus tiếng Hy Lạp có nghĩa là “được mua về”, rồi ông được thành người tự do nhờ chịu khó học). Ta có thể thêm vào rằng “chỉ người có học mới thực sự làm chủ”. Có lẽ chính vì hiểu rõ điều này, nên Phan Châu Trinh đã theo chủ trương “khai dân trí”, vì nếu không có dân trí thì dù có độc lập cũng không có tự do. Cho đến nay, ở Việt Nam, việc khai dân trí vẫn còn là một “công cuộc cách mạng chưa thành”. Nhân dân phải được tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ, các lý thuyết khoa học thực sự, và các thông tin không bị bóp méo lệch lạc, thì mới dễ có được các lựa chọn sáng suốt có lợi cho nhân dân, còn nếu không thì dù có quyền làm chủ cũng sẽ dể gửi nhầm quyền đó vào tay những người không đáng trao quyền.
Yếu tố quan trọng khác là chuyên gia. Xã hội hiện đại ngày càng phức tạp, càng đỏi hỏi nhiều trợ giúp từ phía các chuyên gia để có thể phân biệt đâu là đúng sai. Trong khoa học, có một ví dụ “vui” về việc “dân chủ không phải lối” như sau: trong một giai đoạn của thế kỷ trước, tổng biên tập Tạp chí toán học của Bồ Đào Nha (Math. Portugal.) là một ông cộng sản tin rằng ai cũng có quyền đăng bài báo khoa học, mà không cần phản biện, và thế là ông ấy cho đăng liền mấy “chứng minh định lý Fermat” (chứng minh sai) và những thứ tương tự trong tạp chí này, khiến cho tạp chí hoàn toàn mất uy tín. Giới khoa học ngày nay thường làm việc theo nguyên tắc dân chủ (ví dụ khi tuyển người, hội đồng họp bỏ phiếu xem tuyển ai), nhưng phải dựa vào các ý kiến phản biện độc lập của các chuyên gia để đánh giá. Trong xã hội nói chung cũng vậy, trước khi những người có quyền bỏ phiếu đi bỏ phiếu cho một việc gì đó, thì cần nghe các ý kiến đánh giá độc lập của các chuyên gia về việc đó.
Nhưng không phải cứ “chuyên gia” là “đáng tin”. Ngày xưa ở Liên Xô có truyện cười: “Tổng thống Mỹ có 100 cố vấn quân sự trong đó có 1 người là điệp viên KGB, và người ta đang điều tra xem người đó là ai. Tổng bí thư Liên Xô có 100 cố vấn kinh tế trong đó có 1 người thực sự hiểu kinh tế, và người ta đang điều tra xem người đó là ai”. Đặc biệt là trong một chế độ thiếu dân chủ, người ta dễ dàng loại đi các chuyên gia “không vừa ý mình” và thay vào đó là các “chuyên gia” mà mở mồm ra là nói những điều thuận chiều theo ý người ta đã định. Về mặt hình thức thì cũng là có ý kiến của chuyên gia, nhưng thực chất chỉ là trò diễn kịch. Ở Việt Nam chắc không ai lạ gì với chuyện này: các ý kiến sáng suốt phản đối của các chuyên gia thực sự trong các vụ như Dung Quất, bô xít, v.v. đều bị bịt miệng hết, chỉ còn lại các ý kiến ủng hộ của các “chuyên gia rởm”. Và với sự lạm phát của các văn bằng giáo sư tiến sĩ, thạc sĩ, v.v., thì càng ngày càng khó phân biệt đâu là thật đâu là rởm. Đây có thể coi là một trở ngại lớn cho sự phát triển của Việt Nam.
Trong thời buổi “thật ít rởm nhiều” làm sao để cho các ý kiến công chính của các chuyên gia thật vẫn đến được tai người dân? Hy vọng một mặt đặt ở tự do thông tin, sức mạnh của internet phá được các hàng rào kiểm duyệt bưng bít thông tin. Một hy vọng khác đặt ở chính vào đội ngũ trí thức của Việt Nam, sẽ giúp đỡ những người chuyên gia thực sự gây dựng uy tín trong nhân dân và cảnh báo về các chuyên gia rởm. Đó là một trong các trách nhiệm của trí thức nhằm giúp xã hội tốt lên.
Nói riêng về chuyện hiến pháp. Việc đảng lấy ý kiến nhân dân qua quít trong có vài ngày là một hình thức dân chủ giả tạo. Nhân dân không có đủ thời gian tìm hiểu về hiến pháp, cũng không được tiếp cận với các phân tích sâu sắc về hiến pháp của những người trí thức đã bỏ nhiều công nghiên cứu nó, so sánh nó với các hiến pháp trên thế giới, chỉ ra những điểm yếu cơ bản của nó, v.v., mà chủ yếu chỉ được nghe dự luận một chiều từ các “nhân dân” là đảng viên nói những điều “dễ lọt tai” đảng. Nhân dân đã bị tước đi các công cụ để có thể sáng suốt thực hiện được quyền làm chủ của mình.
Con đường đi đến sáng suốt xem ra còn rất gian nan!
Admin gửi hôm Thứ Tư, 06/03/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130306/nguyen-tien-dung-dan-chu-va-sang-suot
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001