Đoàn Vương Thanh
Trong lịch sử phát triển của đất nước ta nhiều thập kỷ qua có nhiều, rất nhiều đợt sinh hoạt chính trị, nhưng phần lớn là những đợt sinh hoạt “một chiều” nghĩa là “phát động” và “hưởng ứng” và nhiều khi nói dối là “hưởng ứng sôi nổi” Những đợt sinh hoạt chính trị ấy nhanh chóng qua đi, mọi việc vẫn trở lại “bình thường” hầu như chưa có chuyện gì xảy ra. Lần này, nổi bật lên là phát động toàn dân (tất nhiên là toàn đảng và toàn quân) đọc, nghiên cứu và góp ý vào Dự thảo Hiến pháp trên cơ sở nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Kể ra, Hiến pháp là bộ luật cơ bản của quốc gia, hai mươi năm mới có một lần “sửa đổi” hoặc viết lại thì thời gian chưa phải là dài. Nếu Hiến pháp được xây dựng một cách cơ bản, bảo đảm nền dân chủ vững chắc cho cả một tiến trinh phát triển đất nước thì có thể “sống không chỉ hai mươi năm” Trên thế giới, có nhiều”Hiến pháp” sống rất lâu, nhiều khi còn làm “mẫu mực” cho các nước khác nghiên cứu làm theo.
Việc thảo luận, góp ý vào Hiến pháp 1992 sửa đổi để có thể thành Hiến pháp mới trong thời gian này là một hiện tượng rất mới mẻ, được kéo dài thời gian góp ý là 9 tháng (lúc đàu là 3 tháng), lại “không có vùng cấm”, không chỉ giới hạn trong một số thành phần dân chùng mà là “toàn dân” (thực chất chữ “toàn dân”ở đây chỉ là một cách nói). Dù sao thì trên các phương tiện thông tin đại chúng của Đảng và Nhà nước, của các “đầu mối” của cả hệ thống chính trị và nhất là trên các “tờ báo điện tử” trên mạng In-tơ-nét toàn cầu, những bài báo, hình ảnh, video, băng ghi âm…rất phong phú và nhanh nhạy, có thể ngay lập tức đến người đọc, người xem và người nghe. Thời đại thông tin ngày nay khác xa trước đây chỉ khoảng ba bốn thập kỷ. Trước thập kỷ 70 của thế kỷ 20, hệ thống báo chí (bao gồm báo viết (còn gọi là báo in), báo nói, báo hình, tiêu biểu chỉ đếm trên đầu ngón tay, tức là kể đến “Báo Nhân Dân” của Đảng, Đài Tiếng Nói Việt Nam (phổ thông nhất là làn sóng 297 và TTXVN, cơ quan thông tin Nhà nước. Việc quản lý thông tin không mấy khó khăn. Mấy vị “Tổng biên tập, Tổng giám đốc” của mấy cơ quan “báo lớn” này “trung thành tuyệt đối với Đảng” không khi nào và không bao giờ dám đưa thông tin sai lệch so với đường lối, chính sách của Đảng. Cho nên, một thời gian dài, chúng ta chỉ “tuyên truyền” một chiều, dẫn đến các đợt sinh hoạt chính trị cũng một chiều. Có hiện tượng, báo thì lớn, tiếng thì to, nhưng độc giả, thính giả lại ít, tác dụng lại bị hạn chế. Từ năm 1970, chúng ta có thêm TV và ngày nay TV là một trong những phương tiện thông tin đại chúng hấp dẫn nhất, đại chúng nhất, nhưng vẫn không tránh được cái bệnh “một chiều”, “thành tích”…
Sơ qua vài nét như vậy để thấy, bất cứ cái gì chỉ nói một chiều cũng dễ sinh ra nhàm chán và kém tính hấp dẫn. Thời đại ngày nay, không cho
phép bất kỳ ai, nhất là cơ quan thông tin báo chí, coi thường trình độ dân trí của nhân dân. Mạng In-tơ-nét phát triển rất mạnh trở thành “vũ khí” rất lợi hại mà những nhà tuyên truyền dùng nó để phổ biến thông tin. Chỉ nói hệ thống báo chí điện tử ngày nay cũng đã vô cùng phong phú. Làm một trang báo điện tử, một trang “blog” Toà soan hoặc “blog” cá nhân không có gì khó khăn. Phương tiện truy cập báo điện tử càng dễ dàng, không đòi hỏi trang bị phức tạp và tốn kém. Một chiếc điện thoại di động chất lượng kha khá một chút là có thể truy cập “báo điện tử” xem cả ngày, thậm chí cả đêm. Bởi thế, dù “tin tăc” hay gì gì đó cũng không thể ngăn chặn nổi khi những tư tưởng, chính kiến thành bài báo, thành clip được tung lên mạng. Các nhà lãnh đạo thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển rất chú ý khai thác tác dụng của báo điện tử. Dân chúng của họ tự do viết “blog”, tự do đưa bài lên trang mạng, hầu như không có sự ngăn cấm nào đáng kể, trừ phi làm lộ bí mật
quốc gia, bí mật quốc phòng, dĩ nhiên.
Từ 2-1-2013 đến nay, từ khi Nghị quyết quốc hội ta mở cuộc vận động toàn dân góp ý vào Hiến pháp, hệ thống tuyên truyền báo chí nói chung đã đặc biệt quan tâm. Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu có tầm cỡ đã “lăn bò” ra viết bài, bầy tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình trong việc góp ý vào Hiến pháp, không chỉ là góp ý về chương mực, vấn đề nêu trong Hiến pháp, cả đến câu chữ, bố cục..Toát lên là những bài viết nêu bật ý tưởng, chính kiến của nhóm, của cá nhân trước các quan điểm, vấn đề cốt lõi của quốc gia, dân tộc. Nhưng, phát động toàn dân “góp ý” vào Hiến pháp, Bộ luật của các Bộ luật quốc gia, mà chưa chi đã “sợ” những ý kiến trái chiều. Thật ra, trên đời này, chính vì có những phản biện, trái chiều, mới có thể rõ được cái đúng cái sai, cái chân lý, lẽ phải. Nếu cứ “ca mãi bài ca một chiều” như nhiều năm trước đây thì khó lòng “nâng cao dân trí” được một cách phong phú. Mặt khác, trong “bùng nổ thông tin”, chúng ta phải tôn trọng mọi ý kiến, mọi luông, thuận tai cũng như nghịch nhĩ. Đời sống tinh thần của nhân dân ta đòi hỏi phải như thế, nền dân chủ đòi hỏi phải như thế. Đất nước đang có Đảng lãnh đạo, đang có các “công cụ chuyên chính” khá hùng mạnh và giác ngộ, không nên “sợ” hết cái này đến cái khác. Chúng ta nghĩ đúng, làm đúng, hợp nguyện vọng và ý chí của nhân dân, vì lợi ích nhân dân và đi đúng chân lý, lẽ phải thì chẳng sợ một cái gì.
Riêng tôi cảm nhận, thì thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả “lề phải” và “lề trái” chung quanh việc “góp ý” vào Hiến pháp là một hiện tượng đáng mừng, có thể đánh dấu những dấu ấn sâu sắc, cũng có thể gọi là những xu hướng tư tưởng, chính kiến khác nhau. Tại sao, ta cứ lo “đa đảng” hạy “độc đảng” mà không nghĩ rằng, chính những xu hương, chính kiến khác nhau, vì những lợi ích nhóm khác nhau sẽ dẫn đến việc tập hợp những quần thể khác nhau, mà gọi một cách khác là “đảng”. Đất nước ta từ xưa cho đến nay, kể cả thời Hai Bà Trưng, thời Trần Hưng đạo và thời Hồ Chí Minh, ai đi đúng nguyện vọng của dân, vì lợi ích tối cao của dân tộc thì tập hợp được lực lượng quần chúng, sự ủng hộ sẽ thành sức mạnh vô địch và giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù. Còn ngược lại thì đã rõ.
Dư luận, ý kiến đóng góp vào Hiến pháp đang rất sôi nổi và sâu sắc. Nhiều trí thức suy nghĩ rất chín chắn và đóng góp những ý kiến khó lòng bác bỏ. “Hiến pháp dự thảo của nhóm 72″, “Kiến nghị của Hội đồng giám mục”, những bản tập hợp ý kiến của tổ chức, cá nhân đang rộ lên. Đó là một thực tế. Quay lưng lại hoặc xuyên tạc, coi thường thực tế ấy, thậm chí “vu khống” cái thực tế ấy…là biểu hiện của tư tưởng bảo thủ, độc đoán, coi thường dư luận xã hội và sẽ dẫn đến sự sụp đổ không tránh được.
Tác giả gửi QC
nguồn:http://quechoa.vn/2013/03/10/quay-lung-lai-thuc-te-du-luan-xa-hoi-nhanh-chong-dan-den-sup-do/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Đoàn Vương Thanh
Trong lịch sử phát triển của đất nước ta nhiều thập kỷ qua có nhiều, rất nhiều đợt sinh hoạt chính trị, nhưng phần lớn là những đợt sinh hoạt “một chiều” nghĩa là “phát động” và “hưởng ứng” và nhiều khi nói dối là “hưởng ứng sôi nổi” Những đợt sinh hoạt chính trị ấy nhanh chóng qua đi, mọi việc vẫn trở lại “bình thường” hầu như chưa có chuyện gì xảy ra. Lần này, nổi bật lên là phát động toàn dân (tất nhiên là toàn đảng và toàn quân) đọc, nghiên cứu và góp ý vào Dự thảo Hiến pháp trên cơ sở nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Kể ra, Hiến pháp là bộ luật cơ bản của quốc gia, hai mươi năm mới có một lần “sửa đổi” hoặc viết lại thì thời gian chưa phải là dài. Nếu Hiến pháp được xây dựng một cách cơ bản, bảo đảm nền dân chủ vững chắc cho cả một tiến trinh phát triển đất nước thì có thể “sống không chỉ hai mươi năm” Trên thế giới, có nhiều”Hiến pháp” sống rất lâu, nhiều khi còn làm “mẫu mực” cho các nước khác nghiên cứu làm theo.
Việc thảo luận, góp ý vào Hiến pháp 1992 sửa đổi để có thể thành Hiến pháp mới trong thời gian này là một hiện tượng rất mới mẻ, được kéo dài thời gian góp ý là 9 tháng (lúc đàu là 3 tháng), lại “không có vùng cấm”, không chỉ giới hạn trong một số thành phần dân chùng mà là “toàn dân” (thực chất chữ “toàn dân”ở đây chỉ là một cách nói). Dù sao thì trên các phương tiện thông tin đại chúng của Đảng và Nhà nước, của các “đầu mối” của cả hệ thống chính trị và nhất là trên các “tờ báo điện tử” trên mạng In-tơ-nét toàn cầu, những bài báo, hình ảnh, video, băng ghi âm…rất phong phú và nhanh nhạy, có thể ngay lập tức đến người đọc, người xem và người nghe. Thời đại thông tin ngày nay khác xa trước đây chỉ khoảng ba bốn thập kỷ. Trước thập kỷ 70 của thế kỷ 20, hệ thống báo chí (bao gồm báo viết (còn gọi là báo in), báo nói, báo hình, tiêu biểu chỉ đếm trên đầu ngón tay, tức là kể đến “Báo Nhân Dân” của Đảng, Đài Tiếng Nói Việt Nam (phổ thông nhất là làn sóng 297 và TTXVN, cơ quan thông tin Nhà nước. Việc quản lý thông tin không mấy khó khăn. Mấy vị “Tổng biên tập, Tổng giám đốc” của mấy cơ quan “báo lớn” này “trung thành tuyệt đối với Đảng” không khi nào và không bao giờ dám đưa thông tin sai lệch so với đường lối, chính sách của Đảng. Cho nên, một thời gian dài, chúng ta chỉ “tuyên truyền” một chiều, dẫn đến các đợt sinh hoạt chính trị cũng một chiều. Có hiện tượng, báo thì lớn, tiếng thì to, nhưng độc giả, thính giả lại ít, tác dụng lại bị hạn chế. Từ năm 1970, chúng ta có thêm TV và ngày nay TV là một trong những phương tiện thông tin đại chúng hấp dẫn nhất, đại chúng nhất, nhưng vẫn không tránh được cái bệnh “một chiều”, “thành tích”…
Sơ qua vài nét như vậy để thấy, bất cứ cái gì chỉ nói một chiều cũng dễ sinh ra nhàm chán và kém tính hấp dẫn. Thời đại ngày nay, không cho
phép bất kỳ ai, nhất là cơ quan thông tin báo chí, coi thường trình độ dân trí của nhân dân. Mạng In-tơ-nét phát triển rất mạnh trở thành “vũ khí” rất lợi hại mà những nhà tuyên truyền dùng nó để phổ biến thông tin. Chỉ nói hệ thống báo chí điện tử ngày nay cũng đã vô cùng phong phú. Làm một trang báo điện tử, một trang “blog” Toà soan hoặc “blog” cá nhân không có gì khó khăn. Phương tiện truy cập báo điện tử càng dễ dàng, không đòi hỏi trang bị phức tạp và tốn kém. Một chiếc điện thoại di động chất lượng kha khá một chút là có thể truy cập “báo điện tử” xem cả ngày, thậm chí cả đêm. Bởi thế, dù “tin tăc” hay gì gì đó cũng không thể ngăn chặn nổi khi những tư tưởng, chính kiến thành bài báo, thành clip được tung lên mạng. Các nhà lãnh đạo thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển rất chú ý khai thác tác dụng của báo điện tử. Dân chúng của họ tự do viết “blog”, tự do đưa bài lên trang mạng, hầu như không có sự ngăn cấm nào đáng kể, trừ phi làm lộ bí mật
quốc gia, bí mật quốc phòng, dĩ nhiên.
Từ 2-1-2013 đến nay, từ khi Nghị quyết quốc hội ta mở cuộc vận động toàn dân góp ý vào Hiến pháp, hệ thống tuyên truyền báo chí nói chung đã đặc biệt quan tâm. Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu có tầm cỡ đã “lăn bò” ra viết bài, bầy tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình trong việc góp ý vào Hiến pháp, không chỉ là góp ý về chương mực, vấn đề nêu trong Hiến pháp, cả đến câu chữ, bố cục..Toát lên là những bài viết nêu bật ý tưởng, chính kiến của nhóm, của cá nhân trước các quan điểm, vấn đề cốt lõi của quốc gia, dân tộc. Nhưng, phát động toàn dân “góp ý” vào Hiến pháp, Bộ luật của các Bộ luật quốc gia, mà chưa chi đã “sợ” những ý kiến trái chiều. Thật ra, trên đời này, chính vì có những phản biện, trái chiều, mới có thể rõ được cái đúng cái sai, cái chân lý, lẽ phải. Nếu cứ “ca mãi bài ca một chiều” như nhiều năm trước đây thì khó lòng “nâng cao dân trí” được một cách phong phú. Mặt khác, trong “bùng nổ thông tin”, chúng ta phải tôn trọng mọi ý kiến, mọi luông, thuận tai cũng như nghịch nhĩ. Đời sống tinh thần của nhân dân ta đòi hỏi phải như thế, nền dân chủ đòi hỏi phải như thế. Đất nước đang có Đảng lãnh đạo, đang có các “công cụ chuyên chính” khá hùng mạnh và giác ngộ, không nên “sợ” hết cái này đến cái khác. Chúng ta nghĩ đúng, làm đúng, hợp nguyện vọng và ý chí của nhân dân, vì lợi ích nhân dân và đi đúng chân lý, lẽ phải thì chẳng sợ một cái gì.
Riêng tôi cảm nhận, thì thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả “lề phải” và “lề trái” chung quanh việc “góp ý” vào Hiến pháp là một hiện tượng đáng mừng, có thể đánh dấu những dấu ấn sâu sắc, cũng có thể gọi là những xu hướng tư tưởng, chính kiến khác nhau. Tại sao, ta cứ lo “đa đảng” hạy “độc đảng” mà không nghĩ rằng, chính những xu hương, chính kiến khác nhau, vì những lợi ích nhóm khác nhau sẽ dẫn đến việc tập hợp những quần thể khác nhau, mà gọi một cách khác là “đảng”. Đất nước ta từ xưa cho đến nay, kể cả thời Hai Bà Trưng, thời Trần Hưng đạo và thời Hồ Chí Minh, ai đi đúng nguyện vọng của dân, vì lợi ích tối cao của dân tộc thì tập hợp được lực lượng quần chúng, sự ủng hộ sẽ thành sức mạnh vô địch và giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù. Còn ngược lại thì đã rõ.
Dư luận, ý kiến đóng góp vào Hiến pháp đang rất sôi nổi và sâu sắc. Nhiều trí thức suy nghĩ rất chín chắn và đóng góp những ý kiến khó lòng bác bỏ. “Hiến pháp dự thảo của nhóm 72″, “Kiến nghị của Hội đồng giám mục”, những bản tập hợp ý kiến của tổ chức, cá nhân đang rộ lên. Đó là một thực tế. Quay lưng lại hoặc xuyên tạc, coi thường thực tế ấy, thậm chí “vu khống” cái thực tế ấy…là biểu hiện của tư tưởng bảo thủ, độc đoán, coi thường dư luận xã hội và sẽ dẫn đến sự sụp đổ không tránh được.
Tác giả gửi QC
nguồn:http://quechoa.vn/2013/03/10/quay-lung-lai-thuc-te-du-luan-xa-hoi-nhanh-chong-dan-den-sup-do/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001