Người Việt
Việt Nam cần một chiến lược cải cách sâu rộng về mặt kinh tế nếu muốn thoát khỏi các khó khăn đang vây bọc. Tuy nhiên điều này không dễ thực hiện trong một chế độ mà guồng máy kinh tài của chế độ gắn liền với quyền lực chính trị và “lợi ích nhóm.”
Hai nhân viên Ngân Hàng Á Châu (ACB) chuẩn bị một lượng tiền lớn do Ngân Hàng Nhà Nước bơm cho nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng thanh khoản do người gửi tiền sợ mất nên đến rút ào ạt, hồi Tháng Tám năm ngoái. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/GettyImages)
Ðây là những nhận xét của ông Jonathan Pincus, một chuyên gia kinh tế của Ðại Học Harvard đang làm giảng viên và cố vấn cho chương trình giảng dạy kinh tế “Fulbright Economics Teaching Program” tại Việt Nam.
Theo ông Pincus, chính sách tài chính của Việt Nam đưa ra nhằm siết chặt tín dụng năm 2011 dẫn đến 2 vết nứt rất sâu cho một nền kinh tế điều hành theo những chủ đích chính trị.
Những lỗ hổng khổng lồ đó phát lộ trong nền kinh tế qua hai khu vực phần lớn hoạt động có tính cách độc lập.
Thứ nhất, khu vực xuất cảng đầy sinh động và có khả năng cạnh tranh, dựa trên những loại hàng hóa chế biến “gia công” dựa vào khối nhân lực giá rẻ, và lúa gạo với thủy sản.
Thứ hai là khu vực được nhà nước bảo vệ, phần lớn là các công ty quốc doanh hay đám kinh tài đảng đoàn. Loại xí nghiệp thứ hai này chỉ tồn tại nổi nhờ sự nuôi dưỡng và nuông chiều của nhà nước vì vay tiền dễ dàng và giá đất rất rẻ dành cho họ.
Nhưng khi nhà nước phải thắt chặt tín dụng khi đã bơm tiền quá lố khiến lạm phát tăng chóng mặt, đám con cưng quốc doanh đã để lộ hình hài là những đại gia kinh doanh bừa bãi bằng “tiền chùa” vào những lãnh vực không phải là chuyên môn hay ngành nghề chính của chúng, đặc biệt là đầu tư địa ốc, chứng khoán và vào cả các ngân hàng. Không kể hàng chục loại hình kinh doanh khác từ mở khách sạn đến nuôi heo.
Nhà cầm quyền Hà Nội bơm tiền tới tấp cho đám quốc doanh và kinh tài đảng đoàn suốt nhiều năm. Họ hồ hởi loan báo những tỉ lệ tăng trưởng đầy ấn tượng, bất chấp hậu quả.
Một khối lượng lớn tài chính được đổ vào đầu tư ở khu vực mà giá trị chỉ dựa vào đồn đoán, đầu cơ và làm giá. Khi thị trường tuột dốc, giá trị tài sản có được do những khoản vay khổng lồ từ các ngân hàng tuột dốc theo. Hàng ngàn công ty ở Việt Nam, nhất là những đại gia con cưng của chế độ ngập đầu trong những khoản nợ không có tiền để trả, dù chỉ trả tiền lời cho ngân hàng. Dây chuyền chết kẹt kế tiếp là hệ thống ngân hàng cũng ôm những món nợ rất có thể mất cả chì lẫn chài.
Ngân Hàng Nhà Nước thì lấp lửng, khi nói nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại 6%, khi nói hơn 8% mà không ai tin những con số đó là các con số thật.
Trong một cuộc thảo luận kinh tế tổ chức ở Nha Trang tuần qua, ông Trịnh Quang Anh của Tập Ðoàn Ðầu Tư Phát Triển Việt Nam cho rằng tỉ lệ nợ xấu phải khoảng 18%. Ông Pincus nói các ngân hàng quốc doanh ôm khoảng 40% của tổng số sợ xấu. Phần còn lại nằm ở các ngân hàng thương mại cổ phần. Một tỉ lệ không nhỏ những món nợ xấu đó được cầm thế bằng những bất động sản đầu cơ.
Ðối phó với cái núi nợ xấu có thể lên đến hơn $23 tỉ USD, như nhận định của ông Trịnh Quang Anh, không phải dễ dàng.
Nếu bán các tài sản (để trả nợ) bên dưới cái giá mua (tức lỗ vốn nặng) có thể bị cáo buộc tội “hủy hoại tài sản nhà nước” mà bản án từ nhiều năm tù đến tử hình. Ngân hàng cũng khó xiết nợ theo những quy định tròng tréo như hiện nay dù chỉ có thể thu hồi được chừng 15% của số tín dụng đã cấp.
Hệ quả, chừng nào các ngân hàng còn phải ôm cái núi nợ khó đòi đó, họ sẽ phải rất chặt chẽ khi cho vay trong khi đám công ty xí nghiệp nhà nước thì không có thanh khoản để xoay trở. Tình trạng dở sống dở chết của tập đoàn đóng tàu Vinashin và Tổng công ty tàu biển Vinalines là các thí dụ điển hình.
Theo nhận định của ông Pincus, tình hình lại còn phức tạp thêm vì sự tròng tréo mà ở Việt Nam gọi là “sở hữu chéo.” Ngân hàng này cho ngân hàng kia vay hoặc ngân hàng này mua cổ phần của ngân hàng kia. Các xí nghiệp quốc doanh cũng lại “sở hữu” rất nhiều cổ phần ở các ngân hàng, rồi lại dùng cái thế của mình vay tiền ra từ những ngân hàng đó để đầu tư, đầu cơ đủ kiểu. Các hành động này coi như vi phạm luật lệ tài chính nhưng đã xảy ra khá phổ biến.
Chế độ Hà Nội, trong sự bối rối giải quyết cái núi nợ xấu của các ngân hàng và cái rừng chung cư, biệt thự xây dựng dở dang rồi bỏ đó cho cỏ dại mọc, dạo đờn một số biện pháp đối phó nhưng vẫn chưa thấy bắt đầu từ đâu.
Theo ông Pincus, muốn giải quyết cuộc khủng hoảng tại Việt Nam, cần phải có những biện pháp mạnh. Tuy nhiên, đám quốc doanh nhiều thế lực hậu thuẫn nên người ta cũng chỉ thấy nói đến những sửa đổi lẻ tẻ và rời rạc.
Các ngân hàng quốc doanh cũng như các công ty quốc doanh có đủ thế lực để chống lại những cải cách sâu rộng nên những gì có thể diễn ra cũng không phải là thay đổi cấu trúc của nền kinh tế để phát triển bền vững.
nguồn:http://www.diendantheky.net/2013/04/nguoi-viet-chuyen-gia-kinh-te-my-viet.html?utm_source=BP_recent
======================================================================
Việt Nam cần có chương trình cải cách cơ cấu sâu rộng hơn
Đầu tiên là khu vực xuất khẩu năng động và cạnh tranh, chuyên môn hóa vào những ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và những sản phẩn nông nghiệp. Khu vực thứ hai là khu vực được bảo hộ, phần lớn là các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hoặc có quan hệ với nhà nước, các doanh nghiệp này sống chủ yếu dựa vào cơ sở tín dụng rẻ và ưu đãi về mặt đất đai.
Do vậy quyết định thắt chặt tiền tệ vào năm 2011, được thúc đẩy bởi giá tiêu dùng tăng mạnh trong năm ấy, đã làm cho các doanh nghiệp thuộc khu vực số hai tăng nguy cơ chìm trong nợ nần, và gia tăng mối quan hệ của họ đối với những hoạt động đầu cơ. Trong khi đó, khu vực có tính cạnh tranh cao đã phát triển mạnh.
Tăng trưởng tín dụng đã tăng mạnh trong nhiều năm gần đây ở Việt Nam, nhưng đó là do cách cho vay vô tội vạ trong hơn hai giai đoạn bắt đầu từ năm 2007. Làn sóng cho vay đầu tiên được bắt đầu bởi sự tăng mạnh trong dòng vốn chảy vào. Lạm phát tăng cùng với giá của các tài sản, từ đó chính phủ buộc phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng vào giữa năm 2008. Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ập đến, chính phủ đã đưa ra gói kích thích tiền tệ để bù đắp lại nhu cầu xuất khẩu đang bị giảm sút. Động thái này đã đánh dấu đợt bùng nổ tín dụng thứ hai dài hơn, làm cho giá cả leo thang mạnh. Gói kích thích đã được áp dụng trong một thời gian quá dài, nhưng cuối cùng chính sách tài khóa và thắt chặt tiền tệ cũng được chính phủ đưa ra để kìm chế lạm phát và làm giảm áp lực lên tiền đồng.
Những làn sóng lạm phát cho vay liên tục này đã tạo ra khoảng cách lớn trong các bảng cân đối tài chính của các doanh nghiệp trong khu vực không có tính cạnh tranh cao. Phần lớn các khoản tín dụng này được phân phối vào những hoạt động đầu cơ. Giá trị của những tài sản này đã tụt dốc thảm hại khi dòng tín dụng này bị cạn kiệt, làm hàng ngàn doanh nghiệp trong nước lâm cảnh phá sản. Những thống kê về nợ xấu giao động trong khoảng từ 10 đến 20% tổng thu nhập quốc gia, khoảng 40% trong đó thuộc các ngân hàng thương mại nhà nước, phần còn lại rải rác trong các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Một phần lớn trong các khoản nợ xấu này được thế chấp bởi đất đai và các khoản đầu tư tài sản, phần còn lại là thế chấp bằng các tài sản của doanh nghiệp trong khu vực không có tính cạnh tranh.
Thanh lý các tài sản này không dễ dàng. Quản lý các doanh nghiệp nhà nước có thể bị cáo buộc tội danh “phá hoại tài sản nhà nước” và bị bỏ tù hoặc thâm chí tử hình cho việc bán tháo tài sản thấp hơn giá mua. Các ngân hàng cảm thấy khó khăn trong việc siết nợ với khung luật hiện hành và tỷ lệ hoàn vốn chỉ khoảng 15% giá trị khoản cho vay. Những ngân hàng khỏe mạnh hơn đang hy vọng có thể đạt tăng trưởng để thoát khỏi tình trạng khó khăn. Thể nhưng, mỗi khi họ phải tiếp nhận những tài sản này, tăng trưởng cho vay sẽ bị chậm và bản thân những doanh nghiệp này sẽ lâm vào tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng.
Tình thế càng trở nên rối ren hơn vì sự kết nối lẫn nhau giữa những người nắm giữ cố phần, nợ và quản trị doanh nghiệp. Để đáp ứng được vốn pháp định, ngân hàng đã và đang bán cổ phần cho các ngân hàng khác và các công ty tài chính tự chủ hoặc được nuôi bởi chính các khoản vay ngân hàng. Doanh nghiệp nhà nước cũng mua vào các ngân hàng cố phần, rồi sau đó lại vay từ chính các ngân hàng đó (trái với luật pháp).
Nhà nước đã đúng khi nhìn nhận cải cách hệ thống trong hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công là điều kiện tiên quyết để khởi động lại tăng trưởng kinh tế. Trong tất cả ba mảng này, những nhà làm chính sách dường như đang thiên về sự thay đổi dần dần và thử nghiệm hơn là những thay đổi cốt lõi, nguyên do có thể là do căng thẳng chính trị gần đây. Trong khu vực ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang tổ chức sát nhập và mua lại những ngân hàng cổ phần yếu kém và một số lãnh đạo ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã bị phế truất, nhưng dường như vẫn chưa có quyết tâm cho những cải cách sâu rộng hơn. Cách tiếp cận trong cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn còn rời rạc và không nhất quán. Một số doanh nghiệp nhà nước đã được bán, và những quản lý doanh nghiệp nhà nước vẫn có quyền để chống lại những cải cách thật sự.
Chính phủ thì dự định thành lập công ty quản lý tài sản để mua lại nợ xấu trực tiếp từ các ngân hàng hoặc để môi giới các vụ mua bán nợ xấu cho công chúng. Điều này có thể chỉ là động thái để di chuyển vấn đề từ bảng cân đối của các ngân hàng sang nhà nước, điều này có thể là động thái mang tính rủi ro cao. Nhưng sự thành lập của công ty này có thể có lợi cho những doanh nghiệp nhà nước đang thiếu tiền mặt và có lợi cho hoạt động mua bán tài sản nhà nước.
Dù tình hình trong nước ảm đạm, nền kinh tế năm 2012 vẫn nhận được mức tăng trưởng đáng khâm phục 5%, và khu vực có tính cạnh tranh tiếp tục lớn mạnh. Kiều hối và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng trưởng, đảm bảo cho ngân hàng nhà nước có đủ ngoại tệ để duy trì ổn định tiền tệ trong thời gian trung hạn.
Viễn cảnh khả dĩ nhất cho năm 2013 là tăng trưởng chậm nhưng được đẩy nhanh. Hoạt động cho vay sẽ được tái khởi động khi các ngân hàng cổ phần làm sạch bảng cân đối của họ. Nên kinh tế cạnh tranh sẽ tiến lên phía trước, tạo ra việc làm và ngoại hối. Chính phủ sẽ điểu hành những chuyển hóa trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng chính phủ có khả năng đẩy mạnh sự phục hồi bằng cách áp dụng những cải cách cấu trúc sâu rộng hay không? Từ góc nhìn kinh tế hẹp thì câu trả lời là có. Nợ xấu và giá tài sản ảo đang kìm hãm tăng trường. Một chương trình cải cách hệ thống ngân hàng mạnh mẽ có thể tạo nên một hệ thống tài chính khỏe mạnh hơn để có khả năng điều tiết tăng trưởng một cách ổn định. Áp đặt những tiêu chuẩn cao hơn về việc tịch thu và quản trị doanh nghiệp lên các doanh nghiệp nhà nước, cho phép họ bán tháo tài sản với giá thị trường. Quan trọng nhất là cần thiết phải loại bỏ tất cả các dạng bảo hộ là để các doanh nghiệp nhà nước có thể tạo ra được các giá trị hơn là để họ điều tiết thị trường nội địa. Nhưng Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước vẫn có sự ảnh hưởng đủ lớn để chống lại cải cách, và khi chưa có sự thay đổi ở đây thì cải cách vẫn sẽ mãi dậm chân tại chỗ.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
nguồn:http://phiatruoc.info/viet-nam-can-co-chuong-trinh-cai-cach-co-cau-sau-rong-hon/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Việt Nam cần có chương trình cải cách cơ cấu sâu rộng hơn
MRTOO chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Jonathan Pincus, Harvard University – EAF
Chính sách tiền tệ thắt chặt được giới thiệu vào năm 2011 đã làm lộ ra những vết nứt trong nền kinh tế chính trị Việt Nam. Những vết rạn xuất hiện bởi vì nền kinh tế này được cấu thành phần lớn bởi hai khu vực kinh tế độc lập.Jonathan Pincus, Harvard University – EAF
Đầu tiên là khu vực xuất khẩu năng động và cạnh tranh, chuyên môn hóa vào những ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và những sản phẩn nông nghiệp. Khu vực thứ hai là khu vực được bảo hộ, phần lớn là các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hoặc có quan hệ với nhà nước, các doanh nghiệp này sống chủ yếu dựa vào cơ sở tín dụng rẻ và ưu đãi về mặt đất đai.
Do vậy quyết định thắt chặt tiền tệ vào năm 2011, được thúc đẩy bởi giá tiêu dùng tăng mạnh trong năm ấy, đã làm cho các doanh nghiệp thuộc khu vực số hai tăng nguy cơ chìm trong nợ nần, và gia tăng mối quan hệ của họ đối với những hoạt động đầu cơ. Trong khi đó, khu vực có tính cạnh tranh cao đã phát triển mạnh.
Tăng trưởng tín dụng đã tăng mạnh trong nhiều năm gần đây ở Việt Nam, nhưng đó là do cách cho vay vô tội vạ trong hơn hai giai đoạn bắt đầu từ năm 2007. Làn sóng cho vay đầu tiên được bắt đầu bởi sự tăng mạnh trong dòng vốn chảy vào. Lạm phát tăng cùng với giá của các tài sản, từ đó chính phủ buộc phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng vào giữa năm 2008. Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ập đến, chính phủ đã đưa ra gói kích thích tiền tệ để bù đắp lại nhu cầu xuất khẩu đang bị giảm sút. Động thái này đã đánh dấu đợt bùng nổ tín dụng thứ hai dài hơn, làm cho giá cả leo thang mạnh. Gói kích thích đã được áp dụng trong một thời gian quá dài, nhưng cuối cùng chính sách tài khóa và thắt chặt tiền tệ cũng được chính phủ đưa ra để kìm chế lạm phát và làm giảm áp lực lên tiền đồng.
Những làn sóng lạm phát cho vay liên tục này đã tạo ra khoảng cách lớn trong các bảng cân đối tài chính của các doanh nghiệp trong khu vực không có tính cạnh tranh cao. Phần lớn các khoản tín dụng này được phân phối vào những hoạt động đầu cơ. Giá trị của những tài sản này đã tụt dốc thảm hại khi dòng tín dụng này bị cạn kiệt, làm hàng ngàn doanh nghiệp trong nước lâm cảnh phá sản. Những thống kê về nợ xấu giao động trong khoảng từ 10 đến 20% tổng thu nhập quốc gia, khoảng 40% trong đó thuộc các ngân hàng thương mại nhà nước, phần còn lại rải rác trong các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Một phần lớn trong các khoản nợ xấu này được thế chấp bởi đất đai và các khoản đầu tư tài sản, phần còn lại là thế chấp bằng các tài sản của doanh nghiệp trong khu vực không có tính cạnh tranh.
Thanh lý các tài sản này không dễ dàng. Quản lý các doanh nghiệp nhà nước có thể bị cáo buộc tội danh “phá hoại tài sản nhà nước” và bị bỏ tù hoặc thâm chí tử hình cho việc bán tháo tài sản thấp hơn giá mua. Các ngân hàng cảm thấy khó khăn trong việc siết nợ với khung luật hiện hành và tỷ lệ hoàn vốn chỉ khoảng 15% giá trị khoản cho vay. Những ngân hàng khỏe mạnh hơn đang hy vọng có thể đạt tăng trưởng để thoát khỏi tình trạng khó khăn. Thể nhưng, mỗi khi họ phải tiếp nhận những tài sản này, tăng trưởng cho vay sẽ bị chậm và bản thân những doanh nghiệp này sẽ lâm vào tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng.
Tình thế càng trở nên rối ren hơn vì sự kết nối lẫn nhau giữa những người nắm giữ cố phần, nợ và quản trị doanh nghiệp. Để đáp ứng được vốn pháp định, ngân hàng đã và đang bán cổ phần cho các ngân hàng khác và các công ty tài chính tự chủ hoặc được nuôi bởi chính các khoản vay ngân hàng. Doanh nghiệp nhà nước cũng mua vào các ngân hàng cố phần, rồi sau đó lại vay từ chính các ngân hàng đó (trái với luật pháp).
Nhà nước đã đúng khi nhìn nhận cải cách hệ thống trong hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công là điều kiện tiên quyết để khởi động lại tăng trưởng kinh tế. Trong tất cả ba mảng này, những nhà làm chính sách dường như đang thiên về sự thay đổi dần dần và thử nghiệm hơn là những thay đổi cốt lõi, nguyên do có thể là do căng thẳng chính trị gần đây. Trong khu vực ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang tổ chức sát nhập và mua lại những ngân hàng cổ phần yếu kém và một số lãnh đạo ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã bị phế truất, nhưng dường như vẫn chưa có quyết tâm cho những cải cách sâu rộng hơn. Cách tiếp cận trong cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn còn rời rạc và không nhất quán. Một số doanh nghiệp nhà nước đã được bán, và những quản lý doanh nghiệp nhà nước vẫn có quyền để chống lại những cải cách thật sự.
Chính phủ thì dự định thành lập công ty quản lý tài sản để mua lại nợ xấu trực tiếp từ các ngân hàng hoặc để môi giới các vụ mua bán nợ xấu cho công chúng. Điều này có thể chỉ là động thái để di chuyển vấn đề từ bảng cân đối của các ngân hàng sang nhà nước, điều này có thể là động thái mang tính rủi ro cao. Nhưng sự thành lập của công ty này có thể có lợi cho những doanh nghiệp nhà nước đang thiếu tiền mặt và có lợi cho hoạt động mua bán tài sản nhà nước.
Dù tình hình trong nước ảm đạm, nền kinh tế năm 2012 vẫn nhận được mức tăng trưởng đáng khâm phục 5%, và khu vực có tính cạnh tranh tiếp tục lớn mạnh. Kiều hối và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng trưởng, đảm bảo cho ngân hàng nhà nước có đủ ngoại tệ để duy trì ổn định tiền tệ trong thời gian trung hạn.
Viễn cảnh khả dĩ nhất cho năm 2013 là tăng trưởng chậm nhưng được đẩy nhanh. Hoạt động cho vay sẽ được tái khởi động khi các ngân hàng cổ phần làm sạch bảng cân đối của họ. Nên kinh tế cạnh tranh sẽ tiến lên phía trước, tạo ra việc làm và ngoại hối. Chính phủ sẽ điểu hành những chuyển hóa trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng chính phủ có khả năng đẩy mạnh sự phục hồi bằng cách áp dụng những cải cách cấu trúc sâu rộng hay không? Từ góc nhìn kinh tế hẹp thì câu trả lời là có. Nợ xấu và giá tài sản ảo đang kìm hãm tăng trường. Một chương trình cải cách hệ thống ngân hàng mạnh mẽ có thể tạo nên một hệ thống tài chính khỏe mạnh hơn để có khả năng điều tiết tăng trưởng một cách ổn định. Áp đặt những tiêu chuẩn cao hơn về việc tịch thu và quản trị doanh nghiệp lên các doanh nghiệp nhà nước, cho phép họ bán tháo tài sản với giá thị trường. Quan trọng nhất là cần thiết phải loại bỏ tất cả các dạng bảo hộ là để các doanh nghiệp nhà nước có thể tạo ra được các giá trị hơn là để họ điều tiết thị trường nội địa. Nhưng Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước vẫn có sự ảnh hưởng đủ lớn để chống lại cải cách, và khi chưa có sự thay đổi ở đây thì cải cách vẫn sẽ mãi dậm chân tại chỗ.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
nguồn:http://phiatruoc.info/viet-nam-can-co-chuong-trinh-cai-cach-co-cau-sau-rong-hon/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001