8:35 PM Thứ năm, ngày 09 tháng tám năm 2012
Tôi là người… vô sinh
Bản thân tôi cũng đã nghe loáng thoáng những câu chuyện mua bán “con giống” của những gã to khỏe nhưng vô công rồi nghề nhiều lần rồi. Nó thường là những chuyện phiếm để trêu chọc những ai có tính phóng đãng, trăng hoa. Nhưng tôi không ngờ, việc mua bán “con giống” lại có thật.
Đương nhiên, nó cũng khó hơn việc mua mớ rau ngoài chợ một chút! Gạ gẫm mãi mới nhận được cái gật đầu của một cô đồng nghiệp nữ đã có chồng nhưng chưa… có con, chúng tôi mò mẫm đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ sáng sớm. Bệnh viện Phụ sản Trung ương hay còn gọi là Viện C là bệnh viện lớn nhất nước với quy mô 600 giường bệnh, 8 phòng chức năng, 12 khoa lâm sàng và 9 khoa cận lâm sàng. Bệnh viện là tuyến chuyên môn cao nhất chuyên ngành phụ sản và sơ sinh Việt Nam. Chính vì thế, từ cổng đến khuôn viên bệnh viện lúc nào cũng đông nghẹt người, ùn ùn người đến kẻ đi liên tục làm tắc cả tuyến phố.
Tôi và cô bạn đồng nghiệp nữ vào vai một cặp vợ chồng vừa dưới quê lên khám bệnh. Mặt chúng tôi ngơ ngác, lóng ngóng sang đường, dắt díu nhau đứng thuỗn mặt trước cổng bệnh viện, bên phía đường Phủ Doãn. Tôi cảm nhận thấy những ánh mắt theo dõi và dò xét của mấy gã xe ôm đang ngồi thuốc lào vặt. Một cặp vợ chồng dưới quê, đến bệnh viện phụ sản mà ngơ ngác thế này, đám “cò” không nhao đến mới là lạ.
Trước cửa Bệnh viện Phụ sản Trung ương, xe ôm, bán nước kiếm lời nhờ môi giới mua bán tinh trùng Trước cửa Bệnh viện Phụ sản Trung ương, xe ôm, bán nước kiếm lời nhờ môi giới mua bán tinh trùng
Chân dung cò "con giống" tên Hoa. |
Thế nhưng, sự thực là chẳng ai đến gạ gẫm chúng tôi cả. Tôi thay đổi chiến thuật, mang một gương mặt lo âu đến cạnh gã xe ôm: “Bác cho em hỏi khám hiếm muộn ở viện này thì vào khoa nào nhỉ”. Gã xe ôm đang nằm dài trên yên xe bỗng nhổm dậy nhìn chúng tôi một lượt từ đầu đến chân: “Khám gì thế?”. Tôi xích lại gần gã hơn, nói vừa đủ nghe: “Em bị tịt, tịt hẳn anh ạ, muốn đưa vợ vào đây bơm “con giống” kiếm đứa con”.
Đó là một người phụ nữ chừng 40 tuổi, dáng người thấp đậm, nước da mai mái. Chị ta nhìn chúng tôi rất kỹ. Tôi giật mình hiểu rằng, chị ta đang nghi ngờ chúng tôi không phải là vợ chồng. “Chị nói bọn em đừng giận, bây giờ công an làm ngặt lắm, không cẩn thận chết như chơi. Nhẫn cưới của hai em không giống nhau. Nếu thực lòng muốn chị giúp, ngày mai hai em mang giấy kết hôn đến đây. Thế nhé”, người phụ nữ nói rất nhanh rồi đi thẳng. Ý định nhập vai của chúng tôi đã hoàn toàn thất bại. Ngày hôm sau, rút kinh nghiệm từ ngày hôm trước, chúng tôi chuẩn bị một đôi nhẫn cưới giống nhau và cũng với những bước tiếp cận cũ, mọi việc diễn ra suôn sẻ với một “cò con giống” khác. Nghe chị ta giới thiệu, tên Hoa, quê gốc Thanh Hóa.
Địa điểm không phải ở bệnh viện mà ở phòng khám Hoàng Linh gần đó. Chi phí tổng cộng khoảng 15 triệu đồng. Tôi ngỏ ý lo lắng và muốn được gặp người sẽ cho “con giống” vợ tôi để xem mặt mũi và sức khỏe của anh ta. Chị Hoa không đồng ý. Tôi phải năn nỉ và hứa sẽ bồi dưỡng thêm tiền chị ta mới đồng ý rút điện thoại gọi y đến. Khoảng 30 phút sau, chúng tôi đã gặp được người cho “con giống”. Cậu ta tương đối trẻ, tên là Trung, chỉ khoảng 24 tuổi, cao khoảng 1m70, vóc dáng lực lưỡng, quê Hiệp Hòa, Bắc Giang, đang là sinh viên ở một trường đại học dân lập. Cậu ta rất kiệm lời, chỉ nói những gì chúng tôi hỏi.
Từ những thông tin mà cậu ta cung cấp, chúng tôi biết được rằng, cậu ta chỉ là một trong hàng chục “con giống” chị Hoa có trong tay. Họ đều là sinh viên, hoặc mới ra trường nhưng chưa có việc làm. Khi cần chị Hoa sẽ gọi điện cho họ để lấy “giống” bất cứ lúc nào khách cần. Đặc biệt, họ đều chấp nhận việc bơm “nóng”, nghĩa là sẵn sàng quan hệ tình dục với khách hàng để họ đậu thai.
Tuy nhiên, thi thoảng mới có người đề nghị phương án này, còn lại họ chỉ mua giống và bơm gián tiếp qua thiết bị. Một điều nguy hiểm là đây không phải là lần đầu tiên Trung đi bán giống mà là lần thứ… 7 rồi. Lần nào cũng thành công. Nghĩa là, tất tật Trung đã có 6 đứa con sinh học mà cậu ta không hề biết mặt. "Nói dại mồm", nếu sau này, chúng gặp nhau và lấy nhau thì sẽ ra sao.
Hiện nay, những người vô sinh, hiếm muộn ngày càng tăng. Việc hiến tinh trùng đã được pháp luật công nhận, nhưng vì tiền mà việc làm nhân đạo ấy đã biến thành những hành vi mua bán trắng trợn như ngoài chợ. Lên mạng, chỉ cần vài cú click chuột sẽ tìm thấy hàng ngàn thông tin rao bán “con giống”. “Em 23 tuổi, sinh viên năm cuối, do thiếu tiền đóng học phí nên không được thi tốt nghiệp. Nếu anh, chị cần tinh trùng có thể liên lạc theo số điện thoại... Em cao to, đẹp trai, không bệnh tật. Em không bán giá cao mà chỉ cần tiền để đóng học phí”, trunganh...@yahoo.com. “Tôi cần bán tinh trùng gấp, thú thật chuyện này chẳng hay ho gì nhưng do hoàn cảnh, bố mẹ già yếu, ngoài giờ đi học tôi còn phải làm thêm nhưng không đủ trang trải nuôi em ở tỉnh lẻ...”, ngocquy...@gmail.com...
Sau khi chọn lựa vài chục e-mail và số điện thoại của những người rao bán tinh trùng trên mạng, chúng tôi liên lạc và chờ đợi... Tôi đã liên lạc với những người như thế này và biết rằng, họ tồn tại thật và việc họ sẵn sàng bán “con giống” là thật.
“Ngân hàng” quá thiếu
Nguyên nhân để chợ “con giống” hoạt động rầm rộ, tràn lan như hiện nay là do nguồn cung cấp “giống” trong các bệnh viện vô cùng khan hiếm. Nguồn này phụ thuộc hoàn toàn vào lượng người tình nguyện hiến tặng. Trong khi đó, tâm lý người Việt chưa hề sẵn sàng cho việc này.
Thực tế, những người “dũng cảm” hiến tặng “con giống”, trứng thường phải giấu người thân vì rất khó nhận được sự đồng tình. Bởi không như hiến máu và hiến nội tạng để cứu chữa người bệnh, hiến tinh trùng và trứng là tạo cơ hội cho ra đời một con người. Bác sĩ Tô Minh Hương, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: “Hiện nay, ở Việt Nam tỉ lệ trường hợp vô sinh do nam giới khá cao (chiếm 36%). Trong khi người hiến tinh trùng thì rất ít. Chính vì thế, 1 tháng có khoảng 100 trường hợp vô sinh đến viện thì chỉ khoảng 10 người tìm được người hiến tinh trùng.
Bác sĩ Hương cho biết thêm, ở Việt Nam hiện nay, bệnh viện không có nguồn hiến “con giống”. Bệnh viện cũng không giới thiệu người cho “giống” mà tự bệnh nhân phải tìm người cho. Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân sau khi tìm được người hiến “con giống” rồi, khi duyệt hồ sơ thì người hiến lại “sợ quá trốn mất”.
Hiện nay cả nước có gần 20 trung tâm hỗ trợ sinh sản và nhiều nơi đã xây dựng ngân hàng lưu giữ tinh trùng để giúp các cặp vợ chồng chữa vô sinh mà chồng không có “con giống”. Thế nhưng các ngân hàng này luôn ở trong tình trạng khan hiếm, cầu luôn vượt cung hàng trăm lần vì không có người hiến tặng. Tại Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y 103, mỗi năm có vài trăm người là các cặp vợ chồng hiếm muộn do chồng, hoặc phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân đến xin tinh trùng để thụ tinh. Để có nguồn “con giống”, trung tâm phải vận động người hiến cung cấp cho bệnh nhân nhưng không phải lúc nào ngân hàng này cũng có sẵn nguồn.
Tương tự, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội… ngân hàng “con giống” cũng thiếu trầm trọng, luôn có hàng trăm hồ sơ xếp hàng chờ. Việc tìm nguồn trứng cũng khan hiếm không kém vì các bệnh viện không có nguồn trứng hiến, mà do người có nhu cầu tự tìm. Việc khan hiếm này cũng là tình trạng chung của nhiều nước, không riêng Việt Nam. Nguồn cung cấp “con giống” cho các ngân hàng nói trên là những người tự nguyện hiến (chỉ chiếm khoảng 1-2% trong tổng số người cho), theo nguyên tắc bí mật, tự nguyện, vô danh.
Vì lý do tế nhị, các trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện không thể phát động phong trào hiến “con giống” hay hiến trứng nhân đạo rầm rộ như hiến máu hay hiến các bộ phận khác. Thế nên kho lưu trữ “con giống” tại các cơ sở này thường không đáp ứng được nhu cầu. Còn ở Học viện Quân y, Trung tâm Công nghệ Mô phôi đã bước đầu thu được một số mẫu “con giống” vô danh nhờ biện pháp tuyên truyền trực tiếp.
Giáo sư Trần Văn Hanh, người phụ trách trung tâm cho biết, đối với công tác xin hiến “con giống”, phải sử dụng biện pháp truyền khẩu trực tiếp, vừa kín đáo, tế nhị, vừa đầy đủ thông tin và có tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, với phương pháp này, tuyên truyền viên phải làm việc với từng người nên hiệu quả không đáng kể. Việc hiến “con giống” hay trứng được coi là một việc làm nhân đạo, đem lại niềm vui cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Nhưng hiện đầu vào rất ít, nhất là nguồn trứng – tinh trùng hiến tự nguyện, không có ràng buộc kinh tế. Chính điều này dẫn đến thị trường “đen” hoạt động khá sôi động và không lường được hậu quả.
Trên thực tế, việc hiến, cho tặng tinh trùng và trứng người không còn xa lạ và đã được luật định. Theo Nghị định về sinh con theo phương pháp khoa học, quy định người hiến là người đã có con, chỉ được hiến một lần, miễn phí… để đảm bảo những rắc rối có thể xảy ra sau này.
Luật quy định đứa trẻ sinh ra từ nguồn trứng và “con giống” được hiến hay cho tặng sẽ là con của người mang thai chứ không phải của người hiến hay cho trứng và tinh trùng, đứa trẻ sinh ra cũng không có quyền đòi thừa kế đối với người cho trứng hay “con giống”. Người nhận noãn hay “con giống” không tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người hiến. Cả bên hiến, cho và bên nhận tinh trùng, trứng đều phải thống nhất với nhau điều này trước khi tiến hành mọi thủ tục để đảm bảo tính bí mật, hợp pháp và tránh xảy ra tranh chấp quyền nuôi con và thừa kế sau này.
Luật Hiến, ghép mô, tạng cấm tuyệt đối việc mua bán “con giống”, trứng người, bởi đây không phải là một thứ hàng hóa. Luật thừa nhận việc hiến tặng, xin cho và bên nhận sẽ thanh toán mọi chi phí chứ tuyệt đối không được mua bán. Hai bên cho, nhận này cũng phải có hồ sơ xin cho và xin nhận hợp pháp. Thế nhưng, trên thực tế việc mua bán bất hợp pháp này vẫn diễn ra và rất hiếm bị phát hiện vì việc này thường hết sức bí mật và luôn được hợp thức hóa. Một khi đã hình thành thị trường mua bán “con giống”, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cũng cần xem xét sớm đưa việc trao đổi, mua bán vào khung luật, được sự quản lý chặt chẽ của ngành y tế.
Theo quy định của pháp luật thì mỗi người chỉ hiến tinh trùng một lần với lý lịch được kiểm tra rõ ràng để tránh nguy cơ hôn nhân cận huyết, ảnh hưởng đến giống nòi. Ngoài ra, người hiến tinh trùng phải đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe (không có bệnh về di truyền, truyền nhiễm), có trí tuệ tốt, ba đời gần đây không có người thân ruột thịt mắc bệnh di truyền và dưới 35 tuổi. Các mẫu tinh trùng sẽ được đánh mã số, kèm theo các thông số của người cho (không ghi tên) như chiều cao, cân nặng, trình độ... giúp người xin tinh trùng chọn được mẫu phù hợp nhất. Tương tự, với người hiến trứng cũng chỉ được hiến một lần.
nguồn:http://www.tinmoi.vn/tham-nhap-cho-con-giong-nguoi-quai-dan-o-thu-do-081002818.html
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mua bán tinh trùng: Từ ảo đến thật
Đa phần những lời mời chào này là của các quý ông độc thân trong độ tuổi từ 22 đến 35. Họ tự nhận mình sở hữu hàng “chuẩn” về cả chất lượng lẫn số lượng. Có những trường hợp dù đã lập gia đình và có con nhưng do muốn “làm việc thiện” nên sẵn sàng “hiến” tinh trùng cho những ai có nhu cầu.
Với lí do cần tìm gấp người có tinh trùng khỏe vì người chị họ đang nôn nóng có con vào đầu năm tới, tôi chủ động liên lạc với gần 10 email rao bán tinh trùng trên các website; chỉ chưa đầy hai ngày đã có tới 6 người phản hồi.
Sau nhiều lần đắn đo, tôi quyết định hẹn gặp để “thương lượng” với một người có email “thanhnien…@gmail.com” tại một quán nước vỉa hè bên cạnh BV Từ Dũ (TP.HCM).
Khác với những gì đã giới thiệu trên website, người thanh niên tôi gặp (tên Chiến) cao chỉ chừng 1,6m chứ không phải 1,67m như quảng cáo, khuôn mặt khá bặm trợn. Sau màn chào hỏi xã giao, Chiến khoe thành tích: “Em đã từng giúp nhiều cặp hiếm muộn có thai, nội hay ngoại thành đều có hết. Mà chị nhà có gấp lắm không, nếu được thì em đi làm xét nghiệm rồi “bơm” ngay luôn”.
Thấy thái độ “nhiệt tình” của Chiến, tôi vờ hỏi: “Sức khỏe của em có tốt không, có bệnh truyền nhiễm gì không?”. Ngay lập tức Chiến trấn an: “Chuyện đó không quan trọng đâu anh, nếu đôi bên thương lượng được thì đi làm xét nghiệm cũng chưa muộn. Với lại làm nghề này anh biết rồi, không “sạch” thì ai mà mua”.
“Nhưng nói thật là bà chị tôi cần người cao ráo, trắng trẻo nên sợ bả không chịu anh” - tôi thẳng thắn. Chưa chịu bỏ cuộc, Chiến đáp lại: “Nếu anh không ngại thì em sẽ giới thiệu cho anh thằng khác, nhưng phải qua “cò” vì thằng này đẹp trai, học rộng, không phải ai nó cũng chịu “xả hàng” cho đâu”.
Tôi gật gù: “Gia đình bà chị tôi có điều kiện nên thêm chút tiền để có một đứa con mạnh khỏe không phải là vấn đề”.
Như đã chuẩn bị trước, Chiến vẫy tay ra hiệu cho người đàn ông ngồi ở bàn bên cạnh qua thương lượng cùng tôi. Tay “cò” mà Chiến nói là một xe ôm đã đứng tuổi, khuôn mặt nhem nhuốc, miệng phì phèo thuốc lá cất giọng: “15 chai (triệu) cả thảy”.
Tôi hỏi lại: “Sao giá “chát” vậy ông anh?”. Lập tức “cò” này liệt kê rành mạch các khoản chi phí như một đứa trẻ đang trả bài: “Số tiền này, đứa cho tinh trùng phải bỏ cả mấy tháng trời công sức từ làm hồ sơ cho tới xét nghiệm, lấy mẫu tinh trùng, rồi tiền tẩm bổ, tiền phụ cấp xăng xe. Còn tiền công tôi chỉ lấy 1 triệu thôi, coi như làm phúc cho con cháu sau này”.
“Mà “hàng” của mấy anh có chất lượng thật không, chứ như bên hẻm A1-Cống Quỳnh trên mạng thấy quảng cáo rầm rộ lắm. Đến khi bị báo chí phanh phui thì mới tá hỏa là toàn “hàng” bị bệnh truyền nhiễm” – tôi tỏ vẻ sành sỏi
“Không ai xài “hàng” A1 nữa đâu anh, từ hôm bị lên báo đến giờ bên đó giải tán rồi. “Hàng” tụi em toàn tuyển bên Lê Hồng Phong, Nguyễn Tri Phương qua thôi”, Chiến góp thêm.
“Vậy hình thức thức “bơm” tinh trùng thế nào?”, tôi hỏi tiếp. Người đàn ông nhanh nhảu đáp: “Phòng mạch đầy ra đó, bơm chỗ nào mà không được”.
Ra vẻ ái ngại, tôi nói: “Vậy có an toàn không?”, “cò” đáp lại: “Nếu anh nhà đồng ý thì có thể đưa chị vào…nhà nghỉ để bơm trực tiếp cho an toàn. Nhưng như vậy phải thêm một khoản nữa cho nó tẩm bổ. Còn kẹt quá thì vào bệnh viện luôn cũng được, tôi làm (giả) giấy tờ cho, 3 triệu bao gồm cả CMND và các loại giấy tờ liên quan, anh về bàn với chị nhà, nếu được thì liên lạc lạc với tôi”.
Tôi cặm cụi ghi lại số điện thoại trong lúc Chiến và “cò mồi” đang bận tiếp chuyện những người khác qua điện thoại, đầu dây bên kia còn văng vẳng những câu hỏi: “Anh cao, nặng bao nhiêu?”, “sức khỏe tốt không?”…
Tuy nhiên, vì chạy theo đồng tiền, nhiều người đã bất chấp luật pháp lẫn luân thường đạo lí để trục lợi, ngang nhiên “hiến” tinh trùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn dù không đủ điều kiện để làm các bước sàng lọc, đảm bảo an toàn.
Mua tinh trùng trôi nổi ở những web mua bán dễ dẫn đến tình trạng hôn nhân đồng huyết, nhiều trường hợp vì mong muốn có con tức thời đã không lường trước sức khỏe bà mẹ và con nhỏ sau này. Đứa con sinh ra vì vậy có khả năng mắc các chứng bệnh điếc, mù lòa, thiểu năng trí tuệ rất cao. Đó là chưa kể đến việc sức khỏe của con giống không đạt “chuẩn” hoặc nguồn giống có vấn đề.
Không dừng lại ở đó, việc bơm tinh trùng không qua kiểm định sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng cấp tính và mắc các bệnh truyền nhiễm.
Thùy Trinh (một nickname trên trang web về hiếm muộn) là ví dụ điển hình. Theo lời chị, sau khi bàn bạc với gia đình, chị tìm đến khu vực BV Từ Dũ để hỏi mua tinh trùng. Được các cò mồi móc nối, chị đồng ý mua tinh trùng của một thanh niên với giá hơn 10 triệu đồng.
Sau hai lần “bơm” tinh trùng trực tiếp trong nhà nghỉ, chị đinh ninh là mình sẽ có thai. Gần một tháng sau, thấy trong người có những biểu hiện lạ, chị đi khám thai thì được bác sĩ cho hay là mình bị mắc bệnh da liễu.
Có thể thấy tình trạng mua bán tinh trùng trên các website đã diễn ra từ lâu và đang có xu hướng nở rộ thành một loại hình “dịch vụ” bất hợp pháp. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng dường như vẫn bất lực trước hoạt động vi phạm pháp luật này.
Văn Đức Nam
nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/85121/mua-ban-tinh-trung--tu-ao-den-that.html
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mua bán tinh trùng: Từ ảo đến thật
- “Mình năm nay 27 tuổi, cao 1,67m, nặng 60kg, ngoại hình dễ nhìn. Hiện tại mình thấy nhu cầu tìm kiếm tinh trùng cho những cặp hiếm muộn về con nhiều quá trong lúc đó ngân hàng tinh trùng không đáp ứng đủ yêu cầu. Vậy ai có nhu cầu liên hệ với mình “thanhnien…@gmail.com”…”
Đó một trong vô số những lời mời chào xuất hiện nhan nhản trên các website hiện nay.
Muốn có con thì phải qua… “cò”
Với những ai có ý định mua bán tinh trùng, chỉ cần vào google tìm kiếm cụm từ này thì chỉ trong 0,10 giây đã xuất hiện hơn 5 triệu kết quả.Đa phần những lời mời chào này là của các quý ông độc thân trong độ tuổi từ 22 đến 35. Họ tự nhận mình sở hữu hàng “chuẩn” về cả chất lượng lẫn số lượng. Có những trường hợp dù đã lập gia đình và có con nhưng do muốn “làm việc thiện” nên sẵn sàng “hiến” tinh trùng cho những ai có nhu cầu.
Đối tượng bán tinh trùng (bên phải) đang trao đổi giá cả với khách hàng. Ảnh: báo Thể thao Văn hóa |
Với lí do cần tìm gấp người có tinh trùng khỏe vì người chị họ đang nôn nóng có con vào đầu năm tới, tôi chủ động liên lạc với gần 10 email rao bán tinh trùng trên các website; chỉ chưa đầy hai ngày đã có tới 6 người phản hồi.
Sau nhiều lần đắn đo, tôi quyết định hẹn gặp để “thương lượng” với một người có email “thanhnien…@gmail.com” tại một quán nước vỉa hè bên cạnh BV Từ Dũ (TP.HCM).
Khác với những gì đã giới thiệu trên website, người thanh niên tôi gặp (tên Chiến) cao chỉ chừng 1,6m chứ không phải 1,67m như quảng cáo, khuôn mặt khá bặm trợn. Sau màn chào hỏi xã giao, Chiến khoe thành tích: “Em đã từng giúp nhiều cặp hiếm muộn có thai, nội hay ngoại thành đều có hết. Mà chị nhà có gấp lắm không, nếu được thì em đi làm xét nghiệm rồi “bơm” ngay luôn”.
Thấy thái độ “nhiệt tình” của Chiến, tôi vờ hỏi: “Sức khỏe của em có tốt không, có bệnh truyền nhiễm gì không?”. Ngay lập tức Chiến trấn an: “Chuyện đó không quan trọng đâu anh, nếu đôi bên thương lượng được thì đi làm xét nghiệm cũng chưa muộn. Với lại làm nghề này anh biết rồi, không “sạch” thì ai mà mua”.
“Nhưng nói thật là bà chị tôi cần người cao ráo, trắng trẻo nên sợ bả không chịu anh” - tôi thẳng thắn. Chưa chịu bỏ cuộc, Chiến đáp lại: “Nếu anh không ngại thì em sẽ giới thiệu cho anh thằng khác, nhưng phải qua “cò” vì thằng này đẹp trai, học rộng, không phải ai nó cũng chịu “xả hàng” cho đâu”.
Tôi gật gù: “Gia đình bà chị tôi có điều kiện nên thêm chút tiền để có một đứa con mạnh khỏe không phải là vấn đề”.
Như đã chuẩn bị trước, Chiến vẫy tay ra hiệu cho người đàn ông ngồi ở bàn bên cạnh qua thương lượng cùng tôi. Tay “cò” mà Chiến nói là một xe ôm đã đứng tuổi, khuôn mặt nhem nhuốc, miệng phì phèo thuốc lá cất giọng: “15 chai (triệu) cả thảy”.
Tôi hỏi lại: “Sao giá “chát” vậy ông anh?”. Lập tức “cò” này liệt kê rành mạch các khoản chi phí như một đứa trẻ đang trả bài: “Số tiền này, đứa cho tinh trùng phải bỏ cả mấy tháng trời công sức từ làm hồ sơ cho tới xét nghiệm, lấy mẫu tinh trùng, rồi tiền tẩm bổ, tiền phụ cấp xăng xe. Còn tiền công tôi chỉ lấy 1 triệu thôi, coi như làm phúc cho con cháu sau này”.
“Mà “hàng” của mấy anh có chất lượng thật không, chứ như bên hẻm A1-Cống Quỳnh trên mạng thấy quảng cáo rầm rộ lắm. Đến khi bị báo chí phanh phui thì mới tá hỏa là toàn “hàng” bị bệnh truyền nhiễm” – tôi tỏ vẻ sành sỏi
“Không ai xài “hàng” A1 nữa đâu anh, từ hôm bị lên báo đến giờ bên đó giải tán rồi. “Hàng” tụi em toàn tuyển bên Lê Hồng Phong, Nguyễn Tri Phương qua thôi”, Chiến góp thêm.
“Vậy hình thức thức “bơm” tinh trùng thế nào?”, tôi hỏi tiếp. Người đàn ông nhanh nhảu đáp: “Phòng mạch đầy ra đó, bơm chỗ nào mà không được”.
Ra vẻ ái ngại, tôi nói: “Vậy có an toàn không?”, “cò” đáp lại: “Nếu anh nhà đồng ý thì có thể đưa chị vào…nhà nghỉ để bơm trực tiếp cho an toàn. Nhưng như vậy phải thêm một khoản nữa cho nó tẩm bổ. Còn kẹt quá thì vào bệnh viện luôn cũng được, tôi làm (giả) giấy tờ cho, 3 triệu bao gồm cả CMND và các loại giấy tờ liên quan, anh về bàn với chị nhà, nếu được thì liên lạc lạc với tôi”.
Tôi cặm cụi ghi lại số điện thoại trong lúc Chiến và “cò mồi” đang bận tiếp chuyện những người khác qua điện thoại, đầu dây bên kia còn văng vẳng những câu hỏi: “Anh cao, nặng bao nhiêu?”, “sức khỏe tốt không?”…
Hậu quả không thể lường trước
Việc mua bán tinh trùng bất hợp pháp về lâu dài còn dẫn đến nhiều mối nguy hại. Đã có nhiều khuyến cáo của các chuyên gia y tế về việc tránh mua tinh trùng được rao bán trôi nổi trên các website.Một trong hàng chục mẫu “quảng cáo” mua bán tinh trùng trên mạng. |
Tuy nhiên, vì chạy theo đồng tiền, nhiều người đã bất chấp luật pháp lẫn luân thường đạo lí để trục lợi, ngang nhiên “hiến” tinh trùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn dù không đủ điều kiện để làm các bước sàng lọc, đảm bảo an toàn.
Mua tinh trùng trôi nổi ở những web mua bán dễ dẫn đến tình trạng hôn nhân đồng huyết, nhiều trường hợp vì mong muốn có con tức thời đã không lường trước sức khỏe bà mẹ và con nhỏ sau này. Đứa con sinh ra vì vậy có khả năng mắc các chứng bệnh điếc, mù lòa, thiểu năng trí tuệ rất cao. Đó là chưa kể đến việc sức khỏe của con giống không đạt “chuẩn” hoặc nguồn giống có vấn đề.
Không dừng lại ở đó, việc bơm tinh trùng không qua kiểm định sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng cấp tính và mắc các bệnh truyền nhiễm.
Thùy Trinh (một nickname trên trang web về hiếm muộn) là ví dụ điển hình. Theo lời chị, sau khi bàn bạc với gia đình, chị tìm đến khu vực BV Từ Dũ để hỏi mua tinh trùng. Được các cò mồi móc nối, chị đồng ý mua tinh trùng của một thanh niên với giá hơn 10 triệu đồng.
Sau hai lần “bơm” tinh trùng trực tiếp trong nhà nghỉ, chị đinh ninh là mình sẽ có thai. Gần một tháng sau, thấy trong người có những biểu hiện lạ, chị đi khám thai thì được bác sĩ cho hay là mình bị mắc bệnh da liễu.
Có thể thấy tình trạng mua bán tinh trùng trên các website đã diễn ra từ lâu và đang có xu hướng nở rộ thành một loại hình “dịch vụ” bất hợp pháp. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng dường như vẫn bất lực trước hoạt động vi phạm pháp luật này.
Mua bán tinh trùng để thụ tinh nhân tạo là phạm pháp
Trao
đổi với phóng viên VietNamNet, Thạc sĩ – bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết,
Phó Giám đốc, Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM cho biết, đối
tượng muốn thụ tinh nhân tạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có giấy
chứng minh nhân dân, có hôn thú với người cùng thực hiện thụ tinh nhân
tạo, phụ nữ không quá 45 tuổi và phải có chỉ định của bác sĩ.
Tại Bệnh viện Từ Dũ, quy trình thụ tinh nhân tạo được thực hiện tuân theo một trình tự chặt chẽ.
Trước tiên hai vợ chồng sẽ đến khám, làm các xét nghiệm kiểm tra chất
lượng tinh trùng của người chồng và để chắc chắn cả hai không nhiễm bệnh
làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai và thai nhi.
Nếu trong quá trình khám phát hiện cả vợ và chồng đều có thể có thai tự nhiên thì sẽ không được làm thụ tinh nhân tạo.
Sau đó, cặp vợ chồng sẽ được tư vấn để hiểu rõ về tỷ lệ thành công cũng như biến chứng của phương pháp này.
Tiếp
đến, bác sĩ sẽ tiêm thuốc kích thích trứng vào ngày thứ 2 của vòng kinh
cho người vợ và theo dõi tới lúc noãn trưởng thành. Khi noãn rụng được
36 tiếng, tinh trùng của chồng sẽ được lọc rửa và bơm vào buồng tử cung
của vợ.
Đối
với các phụ nữ nhẹ dạ cả tin, đi mua tinh trùng trôi nổi bơm vào âm đạo
mong có con là một hành động vô cùng nguy hiểm, dễ bị nhiễm các bệnh
lây truyền qua đường tình dục như HIV, giang mai…
“Theo quy định, người cho tinh trùng chỉ được cho một người để tránh
xảy ra các quan hệ cận huyết làm ảnh hưởng tới chất lượng dân số về sau
này. Việc tự giao dịch tinh trùng với mục đích thụ tinh nhân tạo tại
Việt Nam là hành vi phạm pháp. Chỉ những bệnh viện đủ điều kiện về nhân
lực, vật lực, được Bộ Y tế cho phép mới được thực hiện thụ tinh nhân
tạo” - bác sĩ Tuyết khẳng định.
Thanh Huyền (ghi)
|
Văn Đức Nam
nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/85121/mua-ban-tinh-trung--tu-ao-den-that.html
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Thấy ghê quá!
Trả lờiXóa