Cập nhật lúc :6:53 AM, 10/08/2012
(ĐVO) Việt Nam hầu như ít có những thái giám khuynh loát triều chính như ở Trung Quốc, nhưng trái lại có khá nhiều danh thần xuất thân từ hàng yêm hoạn.
Nhà quân sự - chính trị - ngoại giao Lý Thường Kiệt (1019-1105)
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 vào thời vua Lý Thái Tổ và mất năm 1105 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Ông được lịch sử ghi nhận là một nhà quân sự - chính trị - ngoại giao lỗi lạc.
Sử cũ chép: “Vua Lý Thánh Tông thấy Lý Thường Kiệt dung mạo đẹp đẽ, tài năng khác thường, mới khuyên ông tự thiến mình đi để tiện việc gần gũi nhà vua trong cung cấm. Lý Thường Kiệt thuận theo. Hằng ngày, ông hầu cận bên vua, hiến việc tốt, can việc xấu, giúp vua hết mọi cách”. Vì công lao đó, ông được cử giữ chức Kiểm hiệu Thái bảo - một chức rất cao trong triều". Ngoài ra, cũng có giả thuyết rằng, Lý Thường Kiệt tự hoạn vì tiền. Cụ thể, Lý Thái Tông thấy Lý Thường Kiệt “mặt mũi đẹp đẽ” nên cho 3 vạn quan tiền bảo tự hoạn để vào cung hầu hạ...
Tuy nhiên, cũng theo sử sách, người tịnh thân khi xưa thường là hoạn quan, không được trọng dụng trong những việc quốc gia đại sự. Vậy tại sao một người có tài và có trí như Lý Thường Kiệt lại can tâm làm việc này? Và khi đã tịnh thân sao ông vẫn được giao trọng trách cầm quân đánh giặc và lập nhiều chiến công hiển hách khiến quân Tống phía Bắc, quân Chiêm phía Nam phải khiếp sợ. Thêm vào đó, ông là con một công thần của nhà Lý nên gia sản của người cha để lại đủ để sống dư dả. Ông cũng không thể nào tự nguyện tịnh thân để vào cung làm quan bởi với cương vị là con của một công thần, việc đó chẳng khó khăn gì…
Dịch giả, nhà nghiên cứu lịch sử Thái Bá Tân chỉ ra rằng, giả thuyết ông trở thành hoạn quan do bị hại là có vẻ hợp lý hơn cả. Sử sách cho biết, thời trẻ, Lý Thường Kiệt có một mối tình với Dương Hồng Hạc, tức hoàng hậu Thượng Dương sau này. Dương Hồng Hạc là con của Dương Đức Uy và là cháu gọi Hoàng hậu Thiên Cảm, vợ Vua Lý Thái Tông, bằng cô. Khi Hoàng hậu Thiên Cảm được Vua Lý Thái Tông sủng ái, cha của bà là Dương Đức Thành được phong làm Tể tướng. Từ đó, thế lực họ Dương được hình thành như: Dương Đạo Gia, Dương Đức Uy, Dương Đức Thao, Dương Đức Huy… ba thế hệ lần lượt nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều. Để tạo thêm thế lực cho họ Dương, Hoàng hậu Thiên Cảm đã đem đứa cháu gọi bằng cô ruột là Dương Hồng Hạc gả cho con chồng là Thái tử Lý Nhật Tôn để khi Nhật Tôn lên làm vua thì Hồng Hạc trở thành hoàng hậu.
Song, trước khi lấy Hồng Hạc, Thái tử Nhật Tôn đã được cảnh giác về việc họ Dương lộng quyền, có thể dẫn đến cướp ngôi vua, vì vậy Nhật Tôn không muốn gần gũi với Hồng Hạc vì lo sợ nếu có con sẽ trúng kế họ Dương. Mặc dù làm vợ Thái tử nhưng Dương Hồng Hạc không hề được chồng đoái hoài tới nên bà muốn nhờ người tình cũ là Lý Thường Kiệt giúp thái tử Nhật Tôn ở Đông cung, để được “ban hồng ân”. Và có lẽ vì lo cho hậu vận nhà Lý, Thường Kiệt đã không nhận lời giúp đỡ Hồng Hạc. Do vậy, một số nhà nghiên cứu lịch sử đương thời cho rằng, đó là lý do khiến ông bị Hồng Hạc và Hoàng hậu Thiên Cảm ra tay bức hại trong một đợt tịnh thân tuyển hoạn quan vào cung?
Nguyên do nào mà Lý Thường Kiệt trở thành thái giám? Câu hỏi này vẫn là đề tài tranh luận và nghiên cứu của các sử gia hiện nay. Thế nhưng, một minh chứng hùng hồn là thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) gắn liền với tên tuổi của ông. Năm 1072, Lý Thánh Tông từ trần. Lý Nhân Tông lên nối ngôi khi mới có 7 tuổi. Lý Thường Kiệt được giữ chức Đôn quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tước hiệu Thượng phụ công. Vào thời gian đó, chính quyền phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó. Chúng xem đây là một cơ hội tốt để tiến hành ráo riết việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Tại ba châu Ung, Khâm, Liêm, chúng xây dựng những căn cứ quân sự và hậu cứ to lớn để làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược.
Nhớ lại Chiến dịch Ung Châu, trước âm mưu và hành động rõ ràng công khai của địch, Lý Thường Kiệt cho rằng: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc". Được triều đình tán thành, ông huy động 10 vạn quân tiến hành một cuộc tập kích đánh thẳng vào các căn cứ chuẩn bị xâm lược của kẻ thù ngay trên đất Tống.
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó, đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch. Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
Theo chủ trương đã định, quân ta được lệnh san bằng các thành lũy lớn nhỏ, tiêu huy các kho tàng lương thực, vũ khí, giáng đòn sấm sét làm tổn thất nghiêm trọng các cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của địch, làm nhụt nhuệ của bọn cầm quyền phương Bắc trong việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược. Sau khi đã đạt mục tiêu của cuộc đánh sang đất Tống, Lý Thường Kiệt quyết định rút nhanh quân về nước. Cuộc rút quân rất đúng lúc, vừa bảo toàn được lực lượng, vừa phá được kế hiểm của giặc: chúng định điều quân lẻn sang đánh úp Đại Việt nhân lúc đại quân còn đang ở bên nước chúng.
Ghi nhận chiến công kỳ diệu, có một không hai trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt, trong Việt sử tiêu án, nhà viết sử Ngô Thì Sĩ đã ca ngợi Lý Thương Kiệt: "Bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ".
Bị thua đau, nhưng nhà Tống vẫn rất ngoan cố. Lý Thường Kiệt biết chắc thế nào chúng cũng sẽ kéo quân sang phục thù và tiếp tục thực hiện mục tiêu xâm lược mà chúng chưa bao giờ chịu từ bỏ. Do vậy, ông phái người vào đất Tống để theo dõi cụ thể mọi động thái; đồng thời tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), có rào giậu nhiều tầng, chạy dài trên 200 dặm từ chân núi Tam Đảo đến sông Lục Đầu. Dưới sông có thủy quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu. Với phòng tuyến này, quân ta nắm chắc khả năng chặn địch, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và cả một vùng trung châu rộng lớn và trù phú của đất nước.
Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cách vượt biên giới tiên ào ạt vào Đại Việt. Sau một tháng phải luôn luôn đối phó với những cuộc chống trả quyết liệt của nhân dân Đại Việt trên vùng biên giới và thượng du. Cuối cùng, ngày 18 tháng 1 năm 1077, đại quân Tống cũng tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng lại. Thế nhưng, lần tiếp, chúng tập trung binh lực, đột phá trận tuyến quân Việt ở bến đò Như Nguyệt, chọc thủng được một đoạn phòng tuyến, tiến về Thăng Long... Song, dưới sự chỉ huy linh hoạt sắc sảo của Lý Thưởng Kiệt, hết lần này đến lần khác, địch đều bị tiêu diệt, tháo chạy hoặc đầu hàng.
Tuy nhiên, phải nói rằng, trong trận chiến Như Nguyệt, chiến lược phản công hiệu quả nhất của Lý Thương Kiệt là sức mạnh kỳ lạ của bài thơ Nam quốc sơn hà - làm tăng nhuệ khí và thêm sức chiến đấu cho quân ta, đồng thời làm nao núng tinh thần quân địch; giúp đại quân ta vượt sông bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Theo Việt sử lược, quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười...
Như vậy, có thể nói rằng, trong quá khứ hay hiện nay, Lý Thường Kiệt mãi được ghi nhận là một vị anh hùng dân tộc có nhiều đóng góp trong công cuộc phá Tống, bình Chiêm. Đặc biệt, bài thơ thần Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) của ông được coi như bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Kỳ tiếp theo: Tả quân Lê Văn Duyệt của nhà Nguyễn
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 vào thời vua Lý Thái Tổ và mất năm 1105 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Ông được lịch sử ghi nhận là một nhà quân sự - chính trị - ngoại giao lỗi lạc.
Tranh minh họa Lý Thường Kiệt và bài thơ thần Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam). |
Tuy nhiên, cũng theo sử sách, người tịnh thân khi xưa thường là hoạn quan, không được trọng dụng trong những việc quốc gia đại sự. Vậy tại sao một người có tài và có trí như Lý Thường Kiệt lại can tâm làm việc này? Và khi đã tịnh thân sao ông vẫn được giao trọng trách cầm quân đánh giặc và lập nhiều chiến công hiển hách khiến quân Tống phía Bắc, quân Chiêm phía Nam phải khiếp sợ. Thêm vào đó, ông là con một công thần của nhà Lý nên gia sản của người cha để lại đủ để sống dư dả. Ông cũng không thể nào tự nguyện tịnh thân để vào cung làm quan bởi với cương vị là con của một công thần, việc đó chẳng khó khăn gì…
Dịch giả, nhà nghiên cứu lịch sử Thái Bá Tân chỉ ra rằng, giả thuyết ông trở thành hoạn quan do bị hại là có vẻ hợp lý hơn cả. Sử sách cho biết, thời trẻ, Lý Thường Kiệt có một mối tình với Dương Hồng Hạc, tức hoàng hậu Thượng Dương sau này. Dương Hồng Hạc là con của Dương Đức Uy và là cháu gọi Hoàng hậu Thiên Cảm, vợ Vua Lý Thái Tông, bằng cô. Khi Hoàng hậu Thiên Cảm được Vua Lý Thái Tông sủng ái, cha của bà là Dương Đức Thành được phong làm Tể tướng. Từ đó, thế lực họ Dương được hình thành như: Dương Đạo Gia, Dương Đức Uy, Dương Đức Thao, Dương Đức Huy… ba thế hệ lần lượt nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều. Để tạo thêm thế lực cho họ Dương, Hoàng hậu Thiên Cảm đã đem đứa cháu gọi bằng cô ruột là Dương Hồng Hạc gả cho con chồng là Thái tử Lý Nhật Tôn để khi Nhật Tôn lên làm vua thì Hồng Hạc trở thành hoàng hậu.
Song, trước khi lấy Hồng Hạc, Thái tử Nhật Tôn đã được cảnh giác về việc họ Dương lộng quyền, có thể dẫn đến cướp ngôi vua, vì vậy Nhật Tôn không muốn gần gũi với Hồng Hạc vì lo sợ nếu có con sẽ trúng kế họ Dương. Mặc dù làm vợ Thái tử nhưng Dương Hồng Hạc không hề được chồng đoái hoài tới nên bà muốn nhờ người tình cũ là Lý Thường Kiệt giúp thái tử Nhật Tôn ở Đông cung, để được “ban hồng ân”. Và có lẽ vì lo cho hậu vận nhà Lý, Thường Kiệt đã không nhận lời giúp đỡ Hồng Hạc. Do vậy, một số nhà nghiên cứu lịch sử đương thời cho rằng, đó là lý do khiến ông bị Hồng Hạc và Hoàng hậu Thiên Cảm ra tay bức hại trong một đợt tịnh thân tuyển hoạn quan vào cung?
Sức mạnh thủy quân qua các vương triều Đại Việt (kỳ 2) Lý Thường Kiệt với chiến dịch quân sự táo bạo |
Nguyên do nào mà Lý Thường Kiệt trở thành thái giám? Câu hỏi này vẫn là đề tài tranh luận và nghiên cứu của các sử gia hiện nay. Thế nhưng, một minh chứng hùng hồn là thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) gắn liền với tên tuổi của ông. Năm 1072, Lý Thánh Tông từ trần. Lý Nhân Tông lên nối ngôi khi mới có 7 tuổi. Lý Thường Kiệt được giữ chức Đôn quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tước hiệu Thượng phụ công. Vào thời gian đó, chính quyền phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó. Chúng xem đây là một cơ hội tốt để tiến hành ráo riết việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Tại ba châu Ung, Khâm, Liêm, chúng xây dựng những căn cứ quân sự và hậu cứ to lớn để làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược.
Nhớ lại Chiến dịch Ung Châu, trước âm mưu và hành động rõ ràng công khai của địch, Lý Thường Kiệt cho rằng: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc". Được triều đình tán thành, ông huy động 10 vạn quân tiến hành một cuộc tập kích đánh thẳng vào các căn cứ chuẩn bị xâm lược của kẻ thù ngay trên đất Tống.
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó, đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch. Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
Theo chủ trương đã định, quân ta được lệnh san bằng các thành lũy lớn nhỏ, tiêu huy các kho tàng lương thực, vũ khí, giáng đòn sấm sét làm tổn thất nghiêm trọng các cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của địch, làm nhụt nhuệ của bọn cầm quyền phương Bắc trong việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược. Sau khi đã đạt mục tiêu của cuộc đánh sang đất Tống, Lý Thường Kiệt quyết định rút nhanh quân về nước. Cuộc rút quân rất đúng lúc, vừa bảo toàn được lực lượng, vừa phá được kế hiểm của giặc: chúng định điều quân lẻn sang đánh úp Đại Việt nhân lúc đại quân còn đang ở bên nước chúng.
Ghi nhận chiến công kỳ diệu, có một không hai trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt, trong Việt sử tiêu án, nhà viết sử Ngô Thì Sĩ đã ca ngợi Lý Thương Kiệt: "Bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ".
Bị thua đau, nhưng nhà Tống vẫn rất ngoan cố. Lý Thường Kiệt biết chắc thế nào chúng cũng sẽ kéo quân sang phục thù và tiếp tục thực hiện mục tiêu xâm lược mà chúng chưa bao giờ chịu từ bỏ. Do vậy, ông phái người vào đất Tống để theo dõi cụ thể mọi động thái; đồng thời tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), có rào giậu nhiều tầng, chạy dài trên 200 dặm từ chân núi Tam Đảo đến sông Lục Đầu. Dưới sông có thủy quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu. Với phòng tuyến này, quân ta nắm chắc khả năng chặn địch, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và cả một vùng trung châu rộng lớn và trù phú của đất nước.
Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cách vượt biên giới tiên ào ạt vào Đại Việt. Sau một tháng phải luôn luôn đối phó với những cuộc chống trả quyết liệt của nhân dân Đại Việt trên vùng biên giới và thượng du. Cuối cùng, ngày 18 tháng 1 năm 1077, đại quân Tống cũng tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng lại. Thế nhưng, lần tiếp, chúng tập trung binh lực, đột phá trận tuyến quân Việt ở bến đò Như Nguyệt, chọc thủng được một đoạn phòng tuyến, tiến về Thăng Long... Song, dưới sự chỉ huy linh hoạt sắc sảo của Lý Thưởng Kiệt, hết lần này đến lần khác, địch đều bị tiêu diệt, tháo chạy hoặc đầu hàng.
Tuy nhiên, phải nói rằng, trong trận chiến Như Nguyệt, chiến lược phản công hiệu quả nhất của Lý Thương Kiệt là sức mạnh kỳ lạ của bài thơ Nam quốc sơn hà - làm tăng nhuệ khí và thêm sức chiến đấu cho quân ta, đồng thời làm nao núng tinh thần quân địch; giúp đại quân ta vượt sông bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Theo Việt sử lược, quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười...
Như vậy, có thể nói rằng, trong quá khứ hay hiện nay, Lý Thường Kiệt mãi được ghi nhận là một vị anh hùng dân tộc có nhiều đóng góp trong công cuộc phá Tống, bình Chiêm. Đặc biệt, bài thơ thần Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) của ông được coi như bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Kỳ tiếp theo: Tả quân Lê Văn Duyệt của nhà Nguyễn
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001