Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Người Việt - Hiện tượng Nguyễn Ðắc Kiên, thơ văn dưới thời Cộng sản 
Người Việt

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ và TÁC PHẨM

Nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên

Nguyễn Đắc Kiên sinh ngày 28/08/1983 tại Bắc Ninh, thiếu thời sống tại Hà Nội, theo học tại Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tốt nghiệp Cử Nhân Toán Cơ nhưng chọn nghiệp báo chí ngay sau khi rời trường, làm việc tại VNExpress và từ 2008 tới nay là phóng viên báo Gia Đình & Xã Hội.

Ngày 26 tháng 2 năm 2013, Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải khỏi tờ báo, vì viết bài phản bác Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam về lời tuyên bố kết án những người góp ý sửa đổi bản Hiến Pháp Việt Nam 1992 đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp và dân chủ hóa là 'suy thoái, vô đạo đức' và đe dọa xử lý thích đáng.

Bài viết của Nguyễn Đắc Kiên đã thu hút dư luận quần chúng khắp nước và lập tức trở thành bản tuyên ngôn của các công dân tự do với sự tán trợ tích cực của đại diện nhiều thành phần dân chúng.

Tính tới ngày 28 tháng 3, tức chỉ hơn 20 ngày sau đã có gần 9,000 người từ khắp nơi tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới ký tên ủng hộ quan điểm của Nguyễn Đắc Kiên.

Bản tuyên ngôn công dân tự do thực sự trở thành tiếng nói của đại diện mọi tầng lớp quần chúng Việt Nam đòi hỏi chấm dứt sự độc quyền độc đoán của đảng Cộng Sản Việt Nam đang thao túng, áp đặt chiều hướng cho mọi phương diện sinh hoạt xã hội và đất nước.

Tác phẩm Hãy Ngẩng Mặt gồm 14 bài thơ trong thi tập Những Số Không Vòng Trắng cùng 28 bài thơ phổ biến trên mạng trong mấy năm trở lại đây và một số bài viết mới nhất của Nguyễn Đắc Kiên sau khi công khai phản bác Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Đắc Kiên cho biết sở nguyện thiết tha là được dành thời giờ cho việc tìm hiểu sâu rộng về triết học là lãnh vực luôn cuốn hút anh từ lâu.

Tuy nhiên, qua tác phẩm Hãy Ngẩng Mặt và các bài viết phổ biến, Nguyễn Đắc Kiên đã nêu rõ trở ngại họ việc theo đuổi sở nguyện của mọi người dân Việt Nam chính là thực tế đời sống Việt Nam hiện nay — đời sống bị tước đoạt hết mọi quyền căn bản làm người và luôn bị vây hãm, đày đọa bởi một tập thể thủ đắc quyền lực độc đoán, bạo ngược tới mức phi nhân tính.

Tác phẩm Hãy Ngẩng Mặt, vì thế, không chỉ là tiếng nói cáo giác bản chất xảo trá, bất lương, tàn ác của chế độ đương quyền tại Việt Nam mà còn là tiếng nói thúc đẩy hết thẩy nạn nhân sớm thức tỉnh, vượt qua trạng thái vô cảm hoặc sợ hãi trước bạo lực hầu tự cứu cuộc sống bản thân và góp phần giữ gìn cuộc sống chung của cả dân tộc tránh khỏi bị xô xuống đáy vực thẳm.

Tuyển tập thơ, văn Nguyễn Ðắc Kiên HÃY NGẨNG MẶT – Lift Up Your Face
Tủ sách Tiếng Quê Hương và nhật báo Người Việt hát hành lần thứ nhất 
tại Hoa Kỳ, 2013.

“Nguyễn Đắc Kiên đã thay mặt hơn 90 triệu đồng bào lột bỏ mọi thứ uy quyền “ảo”, uy quyền “tự phong” của Nguyễn Phú Trọng. Nhân danh công lý, tự do và lẽ phải, anh đã trả con người thật ông ta về với gian đảng của ông, nơi mà ngay trong bài phản biện, tác giả khẳng định là không thiếu những người gọi là đảng viên nhưng không ngồi chung xuồng với tổng bí thư họ Nguyễn.

"Bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là cái mốc ghi dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, cho quyền làm người Việt Nam. Và anh đã mở ra một sinh lộ mới, một hy vọng mới cho thế hệ trẻ Việt hôm nay. Ngay khi bài phản biện của anh được tung lên các hệ thống truyền thông đại chúng, một loạt phản ứng dây chuyền đã bùng lên khắp nước, âm vang tràn lan qua các vòm trời hải ngoại. Tất cả dậy lên ý nghĩa một cuộc trưng cầu dân ý — hơn thế, một “hội nghị Diên Hồng” thời đại — để cho mọi con dân Việt Nam một lòng, một ý nói “KHÔNG” với chủ nghĩa Mácxít – Lê-nin-nít.” - Trần Phong Vũ, Hiện Tượng Nguyễn Ðắc Kiên. Tr. 17 và 18.

“Thơ của Kiên không phải để đọc! Mà để nhập cuộc. Anh làm thơ, nghĩa là anh đau nỗi đau của đất nước, buồn nỗi buồn của Quê Hương, phẫn nộ trước bạo lực dối trá, mặc dù luôn luôn ôn hòa và đầy ắp tình người, tình dân tộc. Không phải vô tình mà anh.” - Ðỗ Mạnh Tri, Thơ Tứ Con Người. Tr.252.

“... tội đấy phần ai,
ngoài mi,
Ý thức hệ độc tài.
Giữa bao điều đã không bình thường, ngòi viết của Nguyễn Ðắc Kiên hay của những ai mang tấm lòng như anh, một ngày bỗng trở nặng như cơn “đau đẻ”, khó. Mỗi con chữ viết xuống, là bà mẹ mong chết để cứu chuộc sinh phần cho con.
lạy Chúa,
nếu cần,
xin hãy cho con chết,
chỉ cầu mong đứa bé bình an.
Bấy giờ, ngòi bút Nguyễn Ðắc Kiên dù viết báo hay thơ, chữ nghĩa của anh là những sinh phần đang giẫy giụa khát khao sự Sống trên quê hương đã mất tự do: ai đem bán – tự do...? - Uyên Nguyên, Thơ Nguyễn Ðắc Kiên: mỗi con chữ là sinh phần uốn “Sống” trong cơn “đau đẻ”. Tr.262.

“Nhà báo trẻ 29 tuổi Nguyễn Đắc Kiên quả là một nhân sĩ đáng kính trọng về mặt nhân cách, một nhân cách vượt trội so với những bộ mặt nham nhở trong đảng CSVN từ trên xuống dưới, chuyên lật lọng vô liêm sỉ và sẵn sàng mại phục để trả thù bất cứ ai dám đụng tới họ. Nguyễn Đắc Kiên không để mình rơi vào bẫy sập của CSVN. Đối với anh, không có chuyện sửa Hiến Pháp. Chấp nhận sửa hiến pháp hiện hữu có nghĩa là chấp nhận tính hợp lệ, hợp lý của thứ hiến pháp giả hiệu, phi dân chủ. Với anh Kiên, không có chuyện sửa Hiến Pháp 1992 mà chỉ có việc phải thẳng tay loại trừ nó khỏi dòng sinh hoạt chính trị quốc gia, và triệu tập ngay một Hội  Nghị Lập Hiến để soạn ra một Hiến Pháp thật sự là của dân, vì dân, cho dân và tất nhiên hợp lòng dân, điều mà nhân dân cả nước khắc khoải trông chờ bấy lâu nay.” - Lê Thiện, Tuyên Ngôn Quyền Công Dân, xuất phát từ con tim. Tr.267.
nguồn:http://www.diendantheky.net/2013/04/nguoi-viet-hien-tuong-nguyen-ac-kien.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001