Cái Ác thừa hành
Phạm Kỳ Đăng
Những viên quản giáo ở những nhà giam tù chính trị là những ai quanh
ta? Tôi không nghĩ tất cả họ đều là lũ người lòng lang dạ sói. Chỉ
những người chỉ đạo và trực tiếp giám thị những tù nhân chính trị „cá
biệt“ hẳn vậy, nhân danh nền chuyên chính nhân dân, gây nên tình trạng
tuyệt thực đón chờ cái chết của Cù Huy Hà Vũ, thì đáng được phong là đồ
tể nhân dân. Được trang bị bằng những hiểu biết lổn nhổn, thô tháp từ
các khóa học chính trị, và đương nhiên đọc và hiểu được mật chỉ từ trên
trao xuống, họ rồi cũng chỉ cần có thế. Những Lường Văn Tuyến, Lê Văn
Chiến nhan nhản tiêu biểu cho mẫu giám thị thừa hành giàu kinh nghiệm
hành hạ những người khác khuôn, hay đúng hơn những „kẻ thù tư tưởng“ của
họ. Chỉ cần thế đã là đủ cho lòng thù hận sổ lồng tung tác. Các ngón
nghề, kinh nghiệm truy bức, hạ nhục, tra tấn thu nạp được từ những chế
độ toàn trị kinh tởm nhất thế giới sẽ được họ áp dụng đến mức tuyệt kỹ, ở
nhiều nhà nước trong lịch sử hiện đại từng nhắm vào những „kẻ khác dạ“,
„tên do thái bôn sê vích“, „tên đồng cô ái nam, ái nữ“ và „kẻ thù của
nhân dân“.
Ở ngoài đời ngột ngạt có một lớp người sống ký sinh lên những kiếp người còn lại, lập hẳn nền chuyên chế bạo liệt trường kỳ thủ tiêu những cá nhân, tổ chức khác, dù chỉ đang manh mún đòi hỏi những điều kiện, nhân quyền và tự do cho tồn tại con người với tư cách là công dân, cá thể, thì tất yếu, trong nhà tù, sự trừng trị những kẻ „cá biệt“ phải tản tệ gấp ngàn lần.
Trong quá trình khảo sát chế độ toàn trị, nữ triết gia Hanna Ahrendt để ý tới tên tuổi khét tiếng tổ chức cuộc Tận thiêu (Holocaust), khi kẻ đó bị bắt cóc đem về xử ở Jerusalem vào năm 1961. Với tư cách là ký giả, bà đã chăm chú nghe và ghi biên bản lời khai của Adolf Eichmann (1). Ám ảnh về hiện tượng không thể lý giải nổi của cái đống thảm hại trước tòa này, bà đã đưa ra một luận đề về Sự tầm phào của cái Ác (Banalität des Bösen) gây ra rất nhiều tranh luận về sự phi nhân của xã hội toàn trị. Luận đề này giữ một vị trí quan trọng trên tầm cao tư tuởng của một nhà triết học có sức nghĩ lớn lao, tuy sau này có rất nhiều học giả phản bác và trách cứ bà về sự ngây thơ và vô tâm, ít ra là thiếu chuyên tâm với diễn ngôn mang tính kết luận này.
Hầu hết những thủ phạm bàn giấy, những chúa ngục, cai tù ở những trại tập trung, có cuộc đời gia cảnh, vợ con bình thường, nhưng tay vấy máu, bị đưa ra xét xử, và được xác chứng và kết tội chống lại nhân loại, đều chỉ nhận mình là kẻ thừa hành, tuân lệnh.
Hãy thử hình dung: tại các trại tập trung, dựng nên bởi Đội Bảo vệ Đảng Quốc xã SS, sự hành hạ người tù trong khát đói, giá băng và dịch hạch đạt tới đỉnh điểm khi giám thị bày trò hả hê, khả ố bắt hai ba người tù phải cầm xẻng đánh nhau cho đến chết. Kết quả là cho phép vì mọi biện pháp lao động tập trung đều dẫn đến cái chết, chết càng nhanh càng tốt.
Sư hành hạ người tù chính trị bất tuân phục trong các nhà giam xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, và các nước XHCN Đông Âu trước đây; Trung quốc, Triều Tiên và một số nước XHCN còn lại hiện nay) cũng được thực thi bởi cơ quan Công an bảo vệ Đảng độc trị, mang tính xa-đích (sadistisch) không kém một phân, khi nó nhắm vào mục đích kéo càng dài càng tốt sự sống của đối tượng trong tình trạng mấp mé cái chết. Và sự truy bức và hành hạ thừa lệnh và nhân danh này, quái gở vì đội lốt tầm phào, độc ác hơn so với những hình thức trừng trị kẻ thù của những chế độ chuyên chế, là phân biệt chủng tộc Apartheid hay độc tài quân phiệt Militärjunta. Những người tù nổi danh thơm tiếng những thập kỷ gần đây như Nelson Mandela (2) hay Aung San Suu Kyi (3), nhận cả án chung thân cấm cố, dù có qua nhiều truy bức, tra tấn tương tự, cũng không phải chịu những nhục hình xa-đích như vậy. Ở nơi chịu hình án, họ được đọc sách, dạy học, thậm chí truyền bá tư tưởng và kết cục, họ cảm hóa được cả giám thị và địch thủ chính trị của mình. Đó là những quyền ít nhất Cù Huy Hà Vũ và các tù nhân chính trị Việt Nam phải được hưởng, nếu bị cầm tù trong những chế độ độc tài nêu trên.
Nhưng Cù Huy Hà Vũ, người tù nhân lương tâm, đã tuyệt thực, đánh cược sinh mạng mình vào sự phản kháng tối hậu. Những người thừa lệnh Ác ra tay, so hùng tâm ông rất tầm thường đâu xứng. Tôi mong ông dừng tuyệt thực, dù thế nào chăng nữa không bao giờ chọn cái chết, kiên cường và bình thản như Nelson Mandela như Aung San Suu Kyi đương đầu với cái Ác của toàn trị bất dung.
Chú thích:
(1) Adolf Eichmann (1906-1962): Trung tá SS, Cục trưởng Cục Di dân Do thái thuộc Tổng cục An ninh Đế chế, bị Tòa án Israel xử tử hình năm 1962.
(2) Nelson Mandela: Cựu Tổng thống Nam Phi, là người lãnh đạo Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress), năm 1963, ông đã bị chính quyền Nam Phi bắt giữ và đem ra tòa xử với án phạt chung thân khổ sai.
(3) Aung San Suu Kyi: Nhà họat động nhân quyền và dân chủ Myanmar, là Tổng thư ký Đảng Liên kết Quốc gia Dân chủ (NLD) bà chịu án giam cũng như quản thúc trong nhiều năm (1989- 1995; 2000-2002 và 2009-2010).
P.K.Đ
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/16800
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Ở ngoài đời ngột ngạt có một lớp người sống ký sinh lên những kiếp người còn lại, lập hẳn nền chuyên chế bạo liệt trường kỳ thủ tiêu những cá nhân, tổ chức khác, dù chỉ đang manh mún đòi hỏi những điều kiện, nhân quyền và tự do cho tồn tại con người với tư cách là công dân, cá thể, thì tất yếu, trong nhà tù, sự trừng trị những kẻ „cá biệt“ phải tản tệ gấp ngàn lần.
Trong quá trình khảo sát chế độ toàn trị, nữ triết gia Hanna Ahrendt để ý tới tên tuổi khét tiếng tổ chức cuộc Tận thiêu (Holocaust), khi kẻ đó bị bắt cóc đem về xử ở Jerusalem vào năm 1961. Với tư cách là ký giả, bà đã chăm chú nghe và ghi biên bản lời khai của Adolf Eichmann (1). Ám ảnh về hiện tượng không thể lý giải nổi của cái đống thảm hại trước tòa này, bà đã đưa ra một luận đề về Sự tầm phào của cái Ác (Banalität des Bösen) gây ra rất nhiều tranh luận về sự phi nhân của xã hội toàn trị. Luận đề này giữ một vị trí quan trọng trên tầm cao tư tuởng của một nhà triết học có sức nghĩ lớn lao, tuy sau này có rất nhiều học giả phản bác và trách cứ bà về sự ngây thơ và vô tâm, ít ra là thiếu chuyên tâm với diễn ngôn mang tính kết luận này.
Hầu hết những thủ phạm bàn giấy, những chúa ngục, cai tù ở những trại tập trung, có cuộc đời gia cảnh, vợ con bình thường, nhưng tay vấy máu, bị đưa ra xét xử, và được xác chứng và kết tội chống lại nhân loại, đều chỉ nhận mình là kẻ thừa hành, tuân lệnh.
Hãy thử hình dung: tại các trại tập trung, dựng nên bởi Đội Bảo vệ Đảng Quốc xã SS, sự hành hạ người tù trong khát đói, giá băng và dịch hạch đạt tới đỉnh điểm khi giám thị bày trò hả hê, khả ố bắt hai ba người tù phải cầm xẻng đánh nhau cho đến chết. Kết quả là cho phép vì mọi biện pháp lao động tập trung đều dẫn đến cái chết, chết càng nhanh càng tốt.
Sư hành hạ người tù chính trị bất tuân phục trong các nhà giam xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, và các nước XHCN Đông Âu trước đây; Trung quốc, Triều Tiên và một số nước XHCN còn lại hiện nay) cũng được thực thi bởi cơ quan Công an bảo vệ Đảng độc trị, mang tính xa-đích (sadistisch) không kém một phân, khi nó nhắm vào mục đích kéo càng dài càng tốt sự sống của đối tượng trong tình trạng mấp mé cái chết. Và sự truy bức và hành hạ thừa lệnh và nhân danh này, quái gở vì đội lốt tầm phào, độc ác hơn so với những hình thức trừng trị kẻ thù của những chế độ chuyên chế, là phân biệt chủng tộc Apartheid hay độc tài quân phiệt Militärjunta. Những người tù nổi danh thơm tiếng những thập kỷ gần đây như Nelson Mandela (2) hay Aung San Suu Kyi (3), nhận cả án chung thân cấm cố, dù có qua nhiều truy bức, tra tấn tương tự, cũng không phải chịu những nhục hình xa-đích như vậy. Ở nơi chịu hình án, họ được đọc sách, dạy học, thậm chí truyền bá tư tưởng và kết cục, họ cảm hóa được cả giám thị và địch thủ chính trị của mình. Đó là những quyền ít nhất Cù Huy Hà Vũ và các tù nhân chính trị Việt Nam phải được hưởng, nếu bị cầm tù trong những chế độ độc tài nêu trên.
Nhưng Cù Huy Hà Vũ, người tù nhân lương tâm, đã tuyệt thực, đánh cược sinh mạng mình vào sự phản kháng tối hậu. Những người thừa lệnh Ác ra tay, so hùng tâm ông rất tầm thường đâu xứng. Tôi mong ông dừng tuyệt thực, dù thế nào chăng nữa không bao giờ chọn cái chết, kiên cường và bình thản như Nelson Mandela như Aung San Suu Kyi đương đầu với cái Ác của toàn trị bất dung.
Chú thích:
(1) Adolf Eichmann (1906-1962): Trung tá SS, Cục trưởng Cục Di dân Do thái thuộc Tổng cục An ninh Đế chế, bị Tòa án Israel xử tử hình năm 1962.
(2) Nelson Mandela: Cựu Tổng thống Nam Phi, là người lãnh đạo Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress), năm 1963, ông đã bị chính quyền Nam Phi bắt giữ và đem ra tòa xử với án phạt chung thân khổ sai.
(3) Aung San Suu Kyi: Nhà họat động nhân quyền và dân chủ Myanmar, là Tổng thư ký Đảng Liên kết Quốc gia Dân chủ (NLD) bà chịu án giam cũng như quản thúc trong nhiều năm (1989- 1995; 2000-2002 và 2009-2010).
P.K.Đ
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/16800
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001