CÁI GỌI LÀ “ĐẠO ĐỨC” CỦA TÁC GIẢ BẠCH DƯƠNG LÀ THỨ ĐẠO ĐỨC GÌ? – BVB
CÁI GỌI LÀ “ĐẠO ĐỨC” CỦA TÁC GIẢ BẠCH DƯƠNG LÀ THỨ ĐẠO ĐỨC GÌ?
* BÙI VĂN BỒNG
Nhân vụ việc, cũng coi là
‘sự kiện’ chủ blog Phạm Viết Đào mới bị bắt, tôi đã tìm hiểu sự tình có
liên quan trên mạng, và bắt gặp bài trên trang nguyentandung.org có bài Vì sao ông Phạm Viết Đào bị bắt? của
tác giả Đại Lâm, và tôi đã post bai đó lên trang blog của tôi để rộng
đường dư luận. Theo đó, trên list LINK tại bài này, tôi thấy đi kèm
đường dẫn LINK bài: Phạm Viết Đào là ai ? của tác gỉa Bạch Dương.
Sau khi dẫn liệu giới thiệu với bạn
đọc về những nội dung kèm lời bình, phân tích về ông Phạm Viết Đào là
ai, tác giả bài viết có đoạn cuối bài như sau: “Không riêng gì Đào mà hiện nay còn có rất nhiều chủ trang blog đình đám xuất thân là nhà báo, nhà văn như: Nguyễn Xuân Diện, Bùi Văn Bồng, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Quang Lập,Trương Duy Nhất…
họ vốn là những người giỏi chữ nghĩa, có quan hệ rộng trong quá trình
hoạt động báo chí, có điều kiện theo dõi những thay đổi, chuyển mình của
đất nước nhưng tất cả đều có chung một tư tưởng thích lên giọng “dạy
đời” người khác. Và thường nhân danh sự thật, nhân danh tự do, dân chủ
để tung hoành đủ thứ vấn đề của đất nước và cá nhân các đồng chí lãnh
đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Tiếc thay cho những tài hoa nay đã tự
biến mình thành những tai họa của đất nước. Đến đây tôi lại chợt nhớ đến
câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức thì
cũng chỉ là người vô dụng”. Mong rằng cái kết đắt giá này sẽ giúp Đào
sớm tỉnh mộng để không hoài phí tài năng của mình”.
Trước hết, tôi xin nói rõ để tác giả
Bạch Dương biết rằng: Vì có độ dày cuộc đời làm báo, vì (như tác giả
nêu) “có điều kiện theo dõi những thay đổi, chuyển mình của đất nước”.
Điều đó, tác giả đã đúng. Ai hiểu được từng chặng đường thay đổi, chuyển
mình, phát triển, hiểu thấu những thăng trầm, những cuộc chiến hy sinh
biết bao máu xương của nhiều thế hệ của của đất nước đều thấy đau lòng
trước hiện trạng đảng cộng sản Việt Nam bị mất uy tín lớn trong nhân dân
hiện nay, chế độ tốt đẹp XHCN mấy thập kỷ qua được báo chí ca ngợi,
lòng dân hy vọng, tin tưởng, tác động, nay bị “bộ phận lớn” (NQTW4 nêu
là “bộ phận không nhỏ”) cán bộ đảng viên có chức có quyền, suy thoái,
biến chất, trở cờ, tham nhũng, gây hậu họa lớn cho đất nươc, gây mắt
niềm tin trong nhân dân, đẩy cuộc sống người dân khó thoát khỏi loanh
quanh kiếp nghèo, kìm hãm bước phát triển đầy kỳ vọng trong sự nghiệp
đổi mới đất nước.
Chính Đảng, Nhà nước đã có những chỉ
thị và phát động phong trào “toàn dân tham gia chỉnh đốn đảng, tham gia
giúp đảng phê bình và tự phê bình” để giúp vào cuộc chỉnh đốn đảng, xây
dựng đội ngũ cán bộ Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có đức có tài, thực
sự vì dân vì nước, vì chế độ xã hội mang bản chất “của dân do dân, vì
dân”.
Chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng và nói chung các vị trong Bộ Chính trị, Ban Bs
thư, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh thành, cơ quan, đơn vị ở đâu cũng hô
hào, kêu gọi mọi cán bộ đảng viên cùng toàn dân mạnh dạn phê bình, nói
thẳng nói thật, thẳng thắn đấu tranh với những hiện tượng, những cá nhân
tiêu cực, tham nhũng tha hóa, suy thoái, biến chất.
Bản thân tôi đã 40 năm tuổi đảng, trên
30 năm trong nghề báo càng thấu hiểu điều đó. Khi vào đảng, tôi đã thề
suốt đời đi theo đảng, trung thành với mục đích, lý tưởng của đảng, nay
thấy những cán bộ đương chức đương quyền ‘khoác áo đảng’, ‘mang danh
cộng sản’ gây những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng lớn, thành nhiều
nhòm, tâọp đoàn, hệ tống lợi ích, bị hư hỏng cả về đạo đức, lối sống, xa
rời mục tiêu, lý tưởng, không học tập và không làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Nhưng người đã cống hiến suốt đời như chúng tôi thật
đau lòng.
Những nỗi đau đời, trăn trở, suy tư,
chiêm nghiệm ấy, tôi đã viết nhiều bài (cả khi đương chức) nhưng không
được đăng, hoặc nếu có đưng thì bị vo tròn, nắn vuông, cắt cụt chăng ra
làm sao. Phần lớn những bài viết về tiêu cực, tham nhũng, phê phán lãnh
đạo này, chức danh kia đều không được đăng.
Khi đương chức, muốn lập trang blog,
trang mạng cá nhân, hoặc viết bài cho trang mạng “lề trái” nào đó (cho
du bài viết thẳng thắn, xây dựng đề xuất có lý có tình) đềucùng bị cấm
đoán triệt để.
Khi đã nghỉ hưu, viết các loại bài như
trên cũng không được đăng. Vì thế, công nghệ thông tin hiện đại, thời
bùng nổ thông tin toàn cầu có mạng Internet, có các trang cá nhân, blog.
Hiện nay, tính ra trên cả nước có hàng chục triệu cư dân mạng có trang
cá nhân tại các kênh chủ, mạng dẫn truyền như: Facebook, Google, Yahoo,
Netlog, 360, 180 (độ), Blog tiếng Viẹt, Yume, vv. Tại sao khi chúng tôi
lập trang cá nhân để góp tiếng nói cùng cộng đồng mạng nhằm phê phán cái
xấu, khen cái tốt, đưa thông tin nhằm góp phần “xây dựng chế độ xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh” như Nghị quyết Đảng nêu, lại bị coi là
“lợi dụng các quyền dân chủ chống dảng, chống chế độ, chống nhà nước”!?
Quan điểm của chúng tôi là chống sai trái, chống cái xấu, kết hợp ‘xây’
và ‘chống’ để giữ uy tín cho đảng, nhà nước, kéo lòng dân hiểu thấu để
gần hơn với đảng, nhà nước. Đồng thời, muốn vậy phải mạnh dạn, kiên
quyết phê phán những cá nhân có chức có quyền suy thoái, biến chất, tham
nhũng hại nước hại dân chỉ vì lòng tham cá nhân chủ nghĩa mà quên nghĩa
đồng chí đồng bào, quên trách nhiệm với quốc gia, dân tộc. Chẳng lẽ phê
phán, kể cả rất mạnh mẽ, thẳng thừng với những cái xấu, những tồn tại
nguy hại ấy là “mất đạo đức”, là đồng nghĩa với nói xấu đảng, nhà nước,
là bôi bác chế độ? Chính những hành động, lối sống của họ làm hại đảng,
bôi bác hế độ hay những người viết bài phê phán họ?
Thế mà, trong bài viết nói về nhà văn
Phạm Viết Đào, tác giả Bạch Dương lại nèo thêm nhiều người khác một cách
vô lối, đưa trích dẫn câu nói của Bác Hồ, rồi mượn đó để thóa mạ chúng
tôi (trong đó có tôi) là “có tài mà không có đức”. Đó là
sự vu không liều lĩnh, tùy tện và trắng trợn. Đó là lợi dụng quyền tự do
báo chí xúc phạm, vu khống, bôi nhọ danh dự người khác. Tác giả Bạch
Dương cứ đọc hết, đọc cho kỹ trang blog của tôi xem xấu xa ở chỗ nào,
động cơ không lành mạnh ở chỗ nào, và nhất là không ‘đạo đức’ ở chỗ nào?
Thế nào là “dạy đời”? Những kẻ tham lam, mất hết đạo đức
cách mạng, thiếu hân đức ấy không thể xưng là đại điện đảng, đại diện
nhà nước, chế độ được! Những kẻ đó phải được dạy là phải rồi, sao lại
nói các trang blog ‘dạy đời’? Vậy, thử hỏi làm như vậy, ném lên những
câu chữ như vậy, tác giả Bạch dương có đạo đức không? Và cái đạo đức mà
tác giả nêu trong bài, áp đặt cho người khác như thế là thứ đạo đức gì?
Bác Hồ cũng nói: “Nhà báo trước khi viết bài phải tự đặt cho mình câu
hỏi: Viết cho ai, viết để làm gì?…”; “Suy nghĩ trước khi nói, cẩn thận
khi cầm bút”, và “chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói”. Thử hỏi
tác giả Bạch Dương: “Bọn sâu mọt suy thoái, biến chất, khoác áo đảng,
mệnh danh cách mạng làm hại nước hại dân là thứ đạo đức gì? Những kẻ xu
nịnh, cơ hội ‘đi theo voi ăn bã mía’ là thứ đạo đức gì?”.Tác giả
Bạch dương cần suy nghĩ nghiêm túc, còn viết báo còn phải lo tu tính, tu
đạo, tích đức và tu nghiệp, sao cho xứng đáng là nhà báo cách mạng, nhà
báo của đảng.
Để kết bài ‘phản biện ngắn’ và cũng
như thư ngỏ gửi tác giả Bạch Dương, tôi trích lời Bác Hồ (đoạn này nhà
báo Hà Đăng đã trích dẫn trong bài “Bác Hồ nói về tình chiến đấu của báo chí”), như sau: “Bác Hồ chỉ rõ: Chế
độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào?
Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm
ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người.
Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự
do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có
lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của
nhân dân, tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ Quốc, phục vụ
nhân dân – tức là phục tùng chân lý”. Đoạn này, tác giả Bạch dương
nên đọc nhiều lần để có định hướng và nhận thức đúng! Ít nhất là có được
văn hóa nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp, ứng xử. Tôi không biết Bạch
Dương là bút danh của ai, trẻ hay già, ông hay bà? Nhưng nếu già mà viết
báo kiểu đó thì tốt nhất nên bỏ bút đi cho thiên hạ được nhờ; còn nếu
tác giả còn trẻ người non dạ, cần học đạo đức cho sâu, học nghề cho
chín, cái gì không biết phải khiêm tốn hỏi bậc cao niên có kinh nghiệm
trong nghề báo. Nhân 21-6 sắp tới, cũng coi như đồng nghiệp, chào!
BVB
—————–
nguồn:http://vonga1.wordpress.com
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001