Còn gì là "Phở Việt" ?---Một thìa 'siêu chất' nước phở, nước lẩu ngọt lừ
14/06/2013
Một thìa 'siêu chất' nước phở, nước lẩu ngọt lừ
Phản ánh từ thực tế về nghi vấn sự xuất hiện một loại gia vị đang được
nhiều quán ăn bình dân cho vào nước lèo nấu hủ tíu, mì, phở,
lẩu… để tạo cảm giác ngon, ngọt gấp nhiều lần mà không cần thịt hay
xương.
I+G: siêu bột ngọt hay đường hoá học?
Sau khoảng ba ngày lân la ở một số chợ nhưng hầu hết các chủ sạp gia vị đều cho biết không bán loại gia vị này, một người quen gợi ý: nên ra chợ hoá chất Kim Biên (quận 5) tìm thử. Ghé vào một cửa hàng tại chợ Kim Biên, khi nghe hỏi về loại gia vị này, người bán lập tức dò hỏi cặn kẽ. Sau khi qua “ải”, chúng tôi được giới thiệu một loại gia vị gọi là chất siêu ngọt. Người bán giới thiệu, gia vị này có vị ngọt hơn bột ngọt gấp 20 lần và hét giá 400.000 đồng/kg.
Ghé vào cửa hàng N, người bán giới thiệu ba loại chất siêu ngọt. Loại của Việt Nam sản xuất có giá 85.000 đồng/kg, cho độ ngọt gấp sáu lần bột ngọt; hai loại còn lại là của Nhật, trong đó có một loại sản xuất tại Thái Lan nhưng bao bì in toàn chữ Hoa, có giá 230.000 – 300.000 đồng/kg, cho độ ngọt gấp 20 lần bột ngọt! Người bán mời chào: “Nhiều chỗ bán lẩu, bán phở, hủ tíu, súp mua về nấu lắm.
Mua về thử đi, không mất thời gian hầm, nước dùng trong, bảo đảm ngon ngọt, đậm đà”. Chúng tôi thắc mắc, giá bột ngọt thường trung bình 50.000 đồng/kg, chất siêu ngọt này có giá gấp khoảng sáu lần làm sao có lời, người bán đáp: “Giá gấp sáu lần nhưng ngọt hơn gấp 20 lần là lời quá còn gì!”
Đó là những gói bột có màu trắng, mịn, bao bì chỉ in tên thương hiệu và hai dòng chữ Disodium 5’– Inosinate và Disodium 5’– Guanylate. Người bán cho biết, loại này cũng thường bị làm giả, bột giả không trắng mịn, cầm nhẹ tay hơn.
Chúng tôi mang gói bột siêu ngọt đến phòng thí nghiệm của trung tâm Sắc Ký gặp GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn. Ông cho biết: “Thành phần ghi trên bao bì cho thấy đây là chất tăng vị, không giống bột ngọt. Hiện chưa có quy định ngưỡng sử dụng, tuy nhiên, nếu cho quá nhiều, món ăn sẽ bị đắng”.
Gia vị này ngọt hơn bột ngọt gấp 20 lần và được “hét” giá 400.000 đồng/kg. Ảnh: S.Đ
Theo tìm hiểu, hai chất Disodium 5’– Inosinate và Disodium 5’– Guanylate gọi tắt là I + G, thực chất là hai chất điều vị có ký hiệu E.631 và E.627. Hai chất này sẽ không phát huy được hiệu quả “ngon ngọt” nếu không kết hợp với bột ngọt. Đồng thời, có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của E.631 và E.627 trong thành phần của bột nêm thông dụng.
ThS. Bùi Thị Minh Thuỷ, nguyên giảng viên chính khoa công nghệ hoá học và thực phẩm, trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, sau khi nếm thử bột siêu ngọt đã nhận xét: “Có vị nhạt, lợ, cấu trúc không giống bột ngọt nhưng đều có tác dụng lên thần kinh qua cơ quan thụ cảm”.
Thử nghiệm nấu 10g bột ngọt trong 200ml nước sôi và lượng tương tự bột siêu ngọt, kết quả nước bột ngọt có vị lợ, hơi mặn, trong khi bột siêu ngọt có vị hơi lợ, ngọt nhẹ. Sau khi nếm thử, mặc dù đã uống nước lọc nhưng một lúc sau vẫn còn cảm giác lờ lợ trong miệng, răng hơi ê.
Khó nhận biết
Điểm gây thắc mắc là ngay cả một thương hiệu bột ngọt nổi tiếng cũng sản xuất loại bột siêu ngọt này nhưng lại không bán rộng rãi tại thị trường Việt Nam như các sản phẩm khác của họ. ThS. Minh Thuỷ cho biết: “Đa số nhà sản xuất đều nói sản phẩm của họ không ảnh hưởng sức khoẻ. Nhưng thực tế, các chất này chưa được kiểm tra y tế rõ ràng, chưa nằm trong danh mục cho phép”.
ThS. Minh Thuỷ cho biết thêm, phải thử nghiệm mới xác định được ngoài hai thành phần ghi trên bao bì còn thêm chất nào nữa không. Một số chất phụ gia tuy có chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên nhưng hoá chất sử dụng trong quá trình xử lý có thể vẫn còn dư lượng. Dư lượng hoá chất càng ít thì độ tinh khiết của sản phẩm càng cao. Điểm khó phòng tránh là các chất này không gây ngộ độc cấp tính (không có tác dụng ngay) mà gây ngộ độc mãn tính về sau. Trong khi chưa thể xác định cụ thể tác hại của bột siêu ngọt thì bột siêu ngọt giả còn tác hại hơn vì đó là chất khác nữa và gây tác động khó lường lên cơ thể.
Những người có khẩu vị nhạy cảm có thể nhận ra sự hiện diện của bột ngọt trong thành phần món ăn và bị một số dị ứng như mỏi cổ, ê gáy, nổi mề đay, khô họng… Trong khi đó, bột siêu ngọt có vị ngọt khó nhận ra và có thể không gây ra những dị ứng tương tự. Hơn nữa, khi đã được pha phối thêm nhiều hương vị khác thì người ăn không thể nào nhận ra… bột siêu ngọt.
(Theo SGTT)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/126207/mot-thia--sieu-chat--nuoc-pho--nuoc-lau-ngot-lu.html
Sau khoảng ba ngày lân la ở một số chợ nhưng hầu hết các chủ sạp gia vị đều cho biết không bán loại gia vị này, một người quen gợi ý: nên ra chợ hoá chất Kim Biên (quận 5) tìm thử. Ghé vào một cửa hàng tại chợ Kim Biên, khi nghe hỏi về loại gia vị này, người bán lập tức dò hỏi cặn kẽ. Sau khi qua “ải”, chúng tôi được giới thiệu một loại gia vị gọi là chất siêu ngọt. Người bán giới thiệu, gia vị này có vị ngọt hơn bột ngọt gấp 20 lần và hét giá 400.000 đồng/kg.
Ghé vào cửa hàng N, người bán giới thiệu ba loại chất siêu ngọt. Loại của Việt Nam sản xuất có giá 85.000 đồng/kg, cho độ ngọt gấp sáu lần bột ngọt; hai loại còn lại là của Nhật, trong đó có một loại sản xuất tại Thái Lan nhưng bao bì in toàn chữ Hoa, có giá 230.000 – 300.000 đồng/kg, cho độ ngọt gấp 20 lần bột ngọt! Người bán mời chào: “Nhiều chỗ bán lẩu, bán phở, hủ tíu, súp mua về nấu lắm.
Mua về thử đi, không mất thời gian hầm, nước dùng trong, bảo đảm ngon ngọt, đậm đà”. Chúng tôi thắc mắc, giá bột ngọt thường trung bình 50.000 đồng/kg, chất siêu ngọt này có giá gấp khoảng sáu lần làm sao có lời, người bán đáp: “Giá gấp sáu lần nhưng ngọt hơn gấp 20 lần là lời quá còn gì!”
Đó là những gói bột có màu trắng, mịn, bao bì chỉ in tên thương hiệu và hai dòng chữ Disodium 5’– Inosinate và Disodium 5’– Guanylate. Người bán cho biết, loại này cũng thường bị làm giả, bột giả không trắng mịn, cầm nhẹ tay hơn.
Chúng tôi mang gói bột siêu ngọt đến phòng thí nghiệm của trung tâm Sắc Ký gặp GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn. Ông cho biết: “Thành phần ghi trên bao bì cho thấy đây là chất tăng vị, không giống bột ngọt. Hiện chưa có quy định ngưỡng sử dụng, tuy nhiên, nếu cho quá nhiều, món ăn sẽ bị đắng”.
Gia vị này ngọt hơn bột ngọt gấp 20 lần và được “hét” giá 400.000 đồng/kg. Ảnh: S.Đ
Theo tìm hiểu, hai chất Disodium 5’– Inosinate và Disodium 5’– Guanylate gọi tắt là I + G, thực chất là hai chất điều vị có ký hiệu E.631 và E.627. Hai chất này sẽ không phát huy được hiệu quả “ngon ngọt” nếu không kết hợp với bột ngọt. Đồng thời, có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của E.631 và E.627 trong thành phần của bột nêm thông dụng.
ThS. Bùi Thị Minh Thuỷ, nguyên giảng viên chính khoa công nghệ hoá học và thực phẩm, trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, sau khi nếm thử bột siêu ngọt đã nhận xét: “Có vị nhạt, lợ, cấu trúc không giống bột ngọt nhưng đều có tác dụng lên thần kinh qua cơ quan thụ cảm”.
Thử nghiệm nấu 10g bột ngọt trong 200ml nước sôi và lượng tương tự bột siêu ngọt, kết quả nước bột ngọt có vị lợ, hơi mặn, trong khi bột siêu ngọt có vị hơi lợ, ngọt nhẹ. Sau khi nếm thử, mặc dù đã uống nước lọc nhưng một lúc sau vẫn còn cảm giác lờ lợ trong miệng, răng hơi ê.
Khó nhận biết
Điểm gây thắc mắc là ngay cả một thương hiệu bột ngọt nổi tiếng cũng sản xuất loại bột siêu ngọt này nhưng lại không bán rộng rãi tại thị trường Việt Nam như các sản phẩm khác của họ. ThS. Minh Thuỷ cho biết: “Đa số nhà sản xuất đều nói sản phẩm của họ không ảnh hưởng sức khoẻ. Nhưng thực tế, các chất này chưa được kiểm tra y tế rõ ràng, chưa nằm trong danh mục cho phép”.
ThS. Minh Thuỷ cho biết thêm, phải thử nghiệm mới xác định được ngoài hai thành phần ghi trên bao bì còn thêm chất nào nữa không. Một số chất phụ gia tuy có chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên nhưng hoá chất sử dụng trong quá trình xử lý có thể vẫn còn dư lượng. Dư lượng hoá chất càng ít thì độ tinh khiết của sản phẩm càng cao. Điểm khó phòng tránh là các chất này không gây ngộ độc cấp tính (không có tác dụng ngay) mà gây ngộ độc mãn tính về sau. Trong khi chưa thể xác định cụ thể tác hại của bột siêu ngọt thì bột siêu ngọt giả còn tác hại hơn vì đó là chất khác nữa và gây tác động khó lường lên cơ thể.
Những người có khẩu vị nhạy cảm có thể nhận ra sự hiện diện của bột ngọt trong thành phần món ăn và bị một số dị ứng như mỏi cổ, ê gáy, nổi mề đay, khô họng… Trong khi đó, bột siêu ngọt có vị ngọt khó nhận ra và có thể không gây ra những dị ứng tương tự. Hơn nữa, khi đã được pha phối thêm nhiều hương vị khác thì người ăn không thể nào nhận ra… bột siêu ngọt.
Nước phở không cần xương Chỉ cần cho vài viên đường hóa học Trung Quốc, thêm ít mỡ lợn cho có vẻ giống nước dùng được ninh từ xương. Đó là kĩ nghệ để có 1 nồi nước dùng phở ngon ngọt được người bán hàng tại chợ Đồng Xuân mách nước… Tại khu vực chợ Đồng Xuân, loại đường hóa học xuất xứ từ Trung Quốc có tên Tang Jing xuất hiện khá nhiều tại các quầy bán đồ khô. Theo các chủ hàng tại đây, khách hàng chủ yếu của họ là các quán chuyên bán bún phở, chè,… đường hóa học được bán ra với số lượng lớn và chỉ bán sỉ chứ không bán lẻ. Trò chuyện thêm với chủ sạp, PV được biết loại đường "Tây" này bán rất đắt hàng vì ngoài bún bò nó còn được cho vào nồi bún riêu, làm các loại chè... Người bán chia sẻ thêm: "15-20.000 đồng một bán bún bò rồi rau thơm, chanh ớt, khăn giấy... Nếu mua xương bò về ninh thì làm gì có lãi? Mua cân đường "Tây” về cho vài viên vào nồi, khuấy lên chờ sôi, đem bỏ thịt bò thái sẵn, ớt, quế... vào nữa là thành nồi nước dùng ngon ngọt ngay. Nhưng cũng phải pha thêm ít đường ta vào để át đi vị chát của đường hóa học". Trung bình một nồi nước hầm xương 15 lít thì chỉ cần cho 30-35 viên đường lụa là nồi nước hầm sẽ có vị ngọt đậm. Tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc dùng hạt nêm hay mì chính. Chỉ cần một lạng đường lụa với giá trung bình 45.000 đ thì có thể dùng để chế biến làm hàng cho cả tháng Theo các chuyên gia hóa học: Đường hóa học, các loại chất tạo ngọt được tổng hợp bằng phương pháp hóa học, thành phần chủ yếu là natri sacharin, không có giá trị dinh dưỡng, chỉ là dùng để làm tăng khẩu vị của món ăn. Một số loại đường hóa học còn có tác hại nhất định đến cơ thể con người. Nếu thai phụ thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, sẽ có tác hại gây kích thích niêm mạc đường ruột và ảnh hưởng đến chức năng men tiêu hóa, dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và gây trở ngại cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời có thể lầm tăng gánh nặng cho thận, có hại đối với thận. Sử dụng bừa bãi có thể gây ung thư gan, thận, phổi hoặc thậm chí gây dị dạng bào thai. Tiến sĩ Đặng Chí Hiền (Viện Công nghệ hóa học) cho biết: Người ăn phải thực phẩm chứa nhiều đường hóa học có thể gây nên cảm giác nhức đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn hoặc có thể dị ứng nếu dùng với số lượng nhiều. Tuy nhiên, điều nguy hiểm ở chỗ loại đường lụa này dễ dàng hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Chỉ nhìn bằng mắt thông thường thì không thể phân định được mà phải qua các phương pháp phân tích hóa học. (Theo VietQ) |
(Theo SGTT)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/126207/mot-thia--sieu-chat--nuoc-pho--nuoc-lau-ngot-lu.html
Được đăng bởi nguoilotgach vào lúc 07:11
nguồn:http://nguoilotgach.blogspot.com/2013/06/con-gi-la-pho-viet-mot-thia-sieu-chat.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001