Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Hoan nghênh và đáng tiếc cho luật KH & CN Việt Nam 

|
Khoa Học Công Nghệ. Ảnh minh họa
Khoa Học Công Nghệ. Ảnh minh họa
1. Hoan nghênh và đáng tiếc
Ý nghĩ đầu tiên của chúng tôi là: Chúng tôi rất mừng được tin, ngày 18/6/2013 Quốc Hội đã thông qua Luật KH&CN, chúng tôi nghĩ, từ nay anh chị em người Việt hải ngoại sẽ có cơ hội được đảm bảo bằng vàng, là một đạo luật, để anh chị em cống hiến sức mình phụng sự Tổ Quốc…
Trước hết, là những người Việt xa xứ, chúng tôi rất hoan nghênh quyết định ban hành một đạo luật về KH&CN.Vì vậy, chúng tôi đã nhờ anh chị em ở trong nước cung cấp cho văn bản đã sửa đổi trước khi thông qua.Và rất may mắn, chúng tôi đã nhận được bản scan toàn văn Dự thảo và ý kiến phát biểu của các vị đại biểu góp ý kiến vào bản Dự thảo qua một vị đại biểu Quốc Hội đang tiếp tục tham dự phiên họp Quốc hội kỳ này.
QH thông qua luật về KH-CN hôm 18/6/2013
QH thông qua luật về KH-CN hôm 18/6/2013
2. Năm điều bình luận
Đọc xong văn bản, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là hoàn toàn thất vọng và xin góp mấy ý kiến bình luận sơ bộ liên quan sự thất vọng của chúng tôi như sau đây:
· Điều bình luận thứ nhất, rất tiếc493 ông bà nghị gật không ai phát biểu được một câu đáng cái giá gọi là “góp ý” cho luật. Trong 88 ý kiến phát biểu, chúng tôi lọc ra được 2 ý kiến tương đối đáng giá. Đó là ý kiến ông Tiến sỹ Trịnh Ngọc Thạch, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Nhi đồng của Quốc Hội, và ý kiến ông Tiến sỹ Huỳnh Minh Hoàng, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bạc Liêu. Hai ông này vạch ra những sai sót về đối tượng điều chỉnh của Luật do Nhóm soạn thảo kém am hiểu và không nắm vững định nghĩa của UNESCO, đã được viết trong sách hướng dẫn của Frascati về hoạt động KH&CN.
· Điều bình luận thứ nhất hai, các ông bà nghị gật không phân định được điều khoản nào nênđưa vào văn kiện của Đảng cộng sản, điều khoản nào nên đưa vào Luật, điều khỏan nào nên viết dưới dạng một nghị định của Chính phủ hoặc thông tư của Bộ KH&CN hoặc liên bộ giữa Bộ KH&CN với các bộ khác. Vì thế mà Luật KH&CN trở thành một “Bách hóa Toàn tập hổ lốn”, vừa mang tính chất một nghị quyết của Đảng kêu gọi toàn dân tiến quân vào … “phá nát” khoa học và công nghệ để “làm rõ những vấn đề lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội”, vừa là một Luật của Quốc hội, vừa là một nghị định của Chính phủ về cách thức giao nhiệm vụ KH&CN của Chính phủ và Bộ KH&CN giao cho các thành phần kinh tế, Đây có lẽ là điều đáng chê trách nhất đối với các ông bà nghị gật. Ngồi thảo luận về luật, mà không hiểu luật cần viết những gì và viết như thế nào.
· Điều bình luận thứ ba, bản dự thảo đã lẫn lộn giữa khái niệm ”Technology Development” trong Innovation System với khái niệm “Experimental Development” trong cụm từ R&D, nên đã bỏ hẳn các nội dung “Extensive Development of Technology” và nội dung “Intensive Development of Technology” trong “Innovation System” với những chính sách ưu đãi tài chính hoàn toàn khác biệt. Có thể nói đoạn này là đoạn “Lú” nhiều nhất và nặng nhất. Thế rồi có đoạn còn chú thích Innovation có nghĩa là “Đổi mới/Sáng tạo” chắc là để phân biệt cái “Đổi mới không sáng tạo” mà thực chất là “Sửa sai” để “chuyển từ” chủ nghĩa xã hội đói nghèo” theo mô hình Mác_Lê-Mao để “Chuyển lên” thứ “chủ nghĩa xã hội tham nhũng”… định hướng thị trường theo “Mác-Lê-Đặng (Tiểu Bình)” của “Đảng ta???
· Điều bình luận thứ tư, là quy định những điều hết sức kỳ cục cho nhà nướcxã hội chủ nghĩa Việt Nam, là “Nhà nước mua kết quả nghiên cứu” (Điều 50, 52). Đây có lẽ là điều kỳ cục nhất thế giới. Không có một nhà nước nào trên thế giới này mua kết quả nghiên cứu mà làm gì, trừ những thứ mà nhà nước thực sự cần đến, như nhà nước đầu tư đi trước để chuẩn bị phát triển công nghiệp vũ trụ, hoặc công nghệ nano. Còn Đảng và Nhà nước Việt Nam? Chắc lẽ Đảng (của các tiến sỹ giấy) và Nhà nước Việt Nam (cũng của các tiến sỹ giấy) định mua kết quả nghiên cứu (của các tiến sỹ giấy thuộc Hội đồng Lú lẫn Trung Ương (vừa Chung chung lại vừa Ương ương), định thông qua việc “mua” kết quả nghiên cứu để chia chác, tham nhũng cái kinh phí vốn đã vô cùng ít ỏi dành cho khoa học và giáo dục, nên mới nghĩ ra các trò mị dân ủng hộ khoa học này… Các vị tiến sỹ giấy đang thống trị Nhà nước Việt Nam xin nhớ rẳng, các nhà nước chỉ đóng vai trò người tài trợ vô tư cho khoa học, chứ không “mua” kết quả khoa học mà làm gì! Hay là các vị muốn một lần nữa khẳng định tiếp tục “sở hữu” nốtcái đầu của toàn xã hội, sau khi đã sở hữu quyền lực, sở hữu đất đai, sở hữu kinh tế, vân vân và vân vân??? Nếu đúng là như thế, thì các tiến sỹ giấy của Việt Nam đã giúp đảng cộng sản còn trên tài hơn cả bọn bồi bút của chủ nghĩa cộng sản thời các ông Lenin, Stalin, Mao và Hồ Chí Minh rồi!!!
· Điều bình luận thứ năm, là các quy địnhliên quan việc “Nhà nước làm quy hoạch mạng lưới các viện công lập” (Điều 10, Điều 74, Điều 76). Có lẽ, một trong những “phát minh” vĩ đại nhất của khoa học cộng sản là “Quy hoạch mạng lưới các viện”. Nói đây là “phát minh vĩ đại nhất”, là bởi vì bất cứ người làm khoa học dù kém thông minh bao nhiêu, cũng thừa biết rằng khoa học luôn đổi mới, các ngành khoa học mới liên tục xuất hiện. Mọi quy hoạch khô cứng, rồi quy định việc lập viện phải theo quy hoạch này chỉ là những ý nghĩ ngu xuẩn và thủ đoạn nham hiểm của bọn độc tài, muốn bóp chết các ngành khoa học mới ngay từ khi còn trứng nước. Đã có một vị phó thủ tướng trong đám phó thủ tướng đang tại vị giải thích rằng, khi nào xuất hiện nhu cầu các ngành khoa học mới thì trình để “xem xét” cụ thể (???) Đây quả là luận điệu của bọn độc quyền tham nhũng: Chúng “xem xét” để người ta phải luồn cúi xin xỏ và cống nạp… Đây là thủ đoạn không hề lạ lẫm của các nhà nước của bọn độc tài, kể cả bọn độc tài về quyền lực khoa học.
3. Vài điều kiến nghị
Một là: Nếu đạo luật về KH&CN như bản dự thảo hiện nay được công bố, thì đây là một thảm họa cho nền khoa học Việt Nam, bởi vì nó thể hiện một sự thiểu năng trí tuệ tột cùng của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Hai là: Trên đất nước Việt Nam hiện nay, chúng tôi quan sát thấy rất nhiều nhà khoa học am hiểu về cái lĩnh vực mà thế giới đương đại gọi là “Science and Technology Studies”, hoặc cũng gọi là “Theory of Science and Technology”, mà các học giả Tầu gọi là “Khoa học học”, và các học giả Việt Nam gọi là “Khoa học luận”. Quốc Hội Việt Nam, nếu thực lòng muốn khoa học phát triển, thỉ nên mời các nhà nghiên cứu này đến để họ tham góp ý kiến, đừng dựa theo đa số ồn ào như họp chợ trong các phiên họp vô bổ của 493 ông bà nghị gật thiểu năng trí tuệ phát biểu những ý kiến nghe như các cháu “Lớp Chồi” mới lên “Lớp Lá” tập nói bi bô về khoa học và công nghệ.
Ba là: Giờ phút này vẫn chưa phải là muộn, vẫn còn kịp để sửa sai.
Gửi đến Đàn chim Việt từ Saint Petersburg (Nga), ngày 19/6/2013, một ngày sau khi Quốc hội cộng sản Việt Nam bỏ phiếu thông qua Dự thảo Luật KH&CN
GS.Lê Hoà Khánh (Saint Petersburg)
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/76789/hoan-nghenh-va-dang-tiec-cho-luat-kh-cn-viet-nam/2013/06
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001