Tamara Lempicka, nữ hoàng nghệ thuật Art Déco
Thứ sáu 14 Tháng Sáu 2013
Tamara de Lempicka (REUTERS / Denis Sinyakov)
Nữ hoàng của nghệ thuật Art Déco. Đó là cái biệt danh mà giới
báo chí đã tặng cho Tamara de Lempicka. Sinh thời, trong giai đoạn sáng
tác dồi dào sung mãn nhất, bà đã vẽ hơn 150 bức tranh. Viện bảo tàng
Pinacothèque tại Paris đã tập hợp khoảng 60 tác phẩm để kể lại giai đoạn
vinh quang sự nghiệp của họa sĩ người Ba Lan.
Cuộc triển lãm tại viện bảo tàng Pinacothèque được tổ chức từ
trung tuần tháng Tư cho đến tháng 9 năm 2013. Tuy không hẹn, nhưng cuộc
triển lãm diễn ra hầu như trong cùng một thời điểm với ngày ra mắt bộ
phim The Great Gatsby của đạo diễn Úc Baz Luhrmann, phỏng theo tiểu
thuyết cùng tên của văn hào người Mỹ Francis Scott Key Fitzgerald. Người
đi xem phim hay xem triển lãm đều có thể hình dung được nếp sống tột
cùng xa hoa, cực kỳ thác loạn của cái thời được gọi là Les Années Folles
Những năm tháng điên cuồng.
Đó là cái khoảng thời gian giữa hai Thế Chiến, từ đầu những năm 1920 cho tới cuối thập niên 1930. Cả một tầng lớp xã hội thường là các gia đình giàu có hay giới thượng lưu qúy tộc lao vào cuộc sống ăn chơi trác táng, sống để hưởng thụ thú vui vật chất lẫn thể xác, như thể họ muốn quên đi nỗi ám ảnh kinh hoàng sau thời chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cuộc triển lãm tại viện bảo tàng Pinacothèque ở Paris cho thấy được một điều : Nghệ thuật vẽ tranh của Tamara de Lempicka trở thành biểu tượng của một thời đại, do phản ánh rõ rệt tư tưởng thịnh hành trong giai cấp thượng tầng của xã hội thời bấy giờ. Đây cũng là dịp để xem một số tác phẩm ít được phổ biến của bà, trong đó có tấm tranh Sa Tristesse (Nỗi Buồn của Nàng) vẽ vào năm 1923, được tìm lại trong khoảng thời gian gần đây, sau nhiều năm bị thất lạc.
Tamara
de Lempicka (phát âm theo tiếng Ba Lan là Lèmpitska), tên thật là Maria
Gorska sinh năm 1898 tại thủ đô Vacxava, thời mà lãnh thổ Ba Lan còn
thuộc về Đế chế Nga hoàng. Bà qua đời vào năm 1980 ở Mêhicô, sau một
thời gian sống lưu vong ở Mỹ. Sinh trưởng trong một gia đình giàu có,
thân phụ là người Nga gốc Do Thái, thân mẫu là người gốc Ba Lan, Tamara
thời còn trẻ theo học trường Mỹ thuật St Petersburg.
Cuộc Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) buộc gia đình cô cũng như bao gia đình giàu có khác ở Nga thời bấy giờ, rời quê hương sang Pháp sống lưu vong. Tan gia, bại sản, gia đình của Tamara buộc phải làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng. Điều đó trở thành động lực thúc đẩy cô gái trẻ tuổi, bằng mọi cách phải thành đạt, để trọn đời có được một cuộc sống giàu sang, dư dã.
Vào năm 22 tuổi, Tamara học vẽ với hai họa sư người Pháp là Maurice Denis và André Lhote. Cô dần dần tạo cho mình một phong cách riêng qua việc kết hợp lối vẽ chi tiết cầu kỳ của thời kỳ Phục Hưng, với trường phái tân lập thể (neo-cubism). Sự nghiệp của Tamara cất cánh từ năm 1925 trở đi nhờ tham gia cuộc triển lãm các tác phẩm của những tài năng mới tổ chức tại thành phố Milano.
Một khi đã có một chút tiếng tăm, Tamara khi trở về Paris, dốc sức xây dựng hình ảnh một nghệ sĩ đầy tham vọng, lộng lẫy hào nhoáng, yêu chuộng tiền tài danh vọng. Tamara lui tới giới thượng lưu quý tộc, các dòng họ hoàng gia hay bá tước, các doanh nhân và kỹ nghệ gia giàu có. Tamara kết bạn với các nhân vật danh tiếng nhất thời bấy giờ, từ nhà văn André Gide cho tới ca sĩ Suzy Solidor, từ hoàng thân Gabriele D'Annunzio đến nam tước Raoul Kuffner.
Vào
năm 1929, nhà triệu phú người Mỹ Rufus Bush trả cho Tamara một khoản
tiền lớn để cô vẽ một bức chân dung của người đàn bà mà ông vừa đính
hôn. Tuy là đơn đặt hàng, nhưng bức vẽ này lại giúp cho tên tuổi của
Tamara lan rộng sang Hoa Kỳ. Họa sĩ người Ba Lan trở thành người chuyên
vẽ chân dung của các đại gia. Sở trường ấy giúp cho Tamara có một cuộc
sống dư dả, nhưng với thời gian lại trở thành sở đoản. Vô hình chung,
người họa sĩ trẻ tuổi tự bó mình vào một khuôn mẫu duy nhất, khi vẽ đi
vẽ lại các bức tranh theo cùng một kiểu, trong khi bản chất của người
nghệ sĩ là không ngừng thử nghiệm tìm tòi, nỗ lực sáng tạo.
Vào năm 1939, khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, Tamara sang Hoa Kỳ tỵ nạn. Cái thời hoàng kim từ nay chấm dứt. Hết rồi những buổi tiệc tùng trác táng thâu đêm, hết rồi những dạ hội thời trang với hàng loạt kiểu áo đắt tiền, nơi mà dòng rượu sâm banh sủi bọt tuôn trào như thác suối. Trường phái nghệ thuật Art Déco sau một thập niên cực thịnh, đột ngột thoái trào. Tất cả những xu hướng hay phong trào thời thượng bỗng trở nên lỗi thời.
Sau chiến tranh, tên tuổi của Tamara de Lempicka chìm hẳn vào quên lãng. Dù có thay đổi nhiều lần cách vẽ và tổ chức triển lãm vào đầu những năm 1960, nhưng mọi nỗ lực gầy dựng lại sự nghiệp của Tamara đều gặp thất bại. Họa sĩ người Ba Lan buộc phải giải nghệ, bắt đầu cuộc sống ẩn dật trong những năm tháng cuối đời. Tên tuổi của bà chỉ được nhắc tới khi người ta khám phá lại phong trào Art Deco vào giữa những năm 1970, thông qua các cuộc triển lãm nghệ thuật tại các viện bảo tàng lớn trên thế giới.
Tamara
de Lempicka chiếm một vị trí đặc biệt trong phong trào Art Déco, một
trường phái nghệ thuật, bao gồm nhiều lãnh vực, từ hội họa đến kiến
trúc, phụ kiện thời trang, trang trí nội thất, thiết kế đồ hoạ … Tuy chỉ
thịnh hành trong vòng chưa đầy hai thập niên, nhưng phong trào này sau
đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều lãnh vực khác gắn liền với sự phát triển của
công nghiệp giải trí như video truyền hình, điện ảnh và ca nhạc.
Các nhà thiết kế thời trang hay các nhà đạo diễn phim ảnh thường gợi hứng từ phong cách của Tamara để làm nên tác phẩm của mình. Thần tượng nhạc pop Madonna là người đã khai thác nhiều nhất thế giới hội họa này, để đưa vào trong các cuộn video clip. Với sự hợp tác của đạo diễn Mỹ David Fincher, và đạo diễn Pháp Jean Baptiste Mondino, Madonna đã dùng hình tượng của Tamara de Lempicka trong ít nhất là ba bộ phim video ca nhạc của cô là Vogue, Express Yourself và Open Your Heart.
Nếu như Express Yourself tái tạo hình ảnh của bộ phim Metropolis của Fritz Lang, thì nhân vật nữ mặc âu phục đàn ông, mái tóc bạch kim cắt ngắn theo kiểu garçonne gợi lại hình tượng của Tamara de Lempicka. Trong video ca nhạc Vogue, quay hoàn toàn bằng màu đen trắng, phim nói về thời hoàng kim của Hollywood, thấp thoáng hình bóng của Marilyn Monroe, Greta Garbo, Veronica Lake hay Marlene Dietrich, nhưng chi tiết bối cảnh lại mượn khá nhiều từ ‘‘Andromeda, kẻ nô lệ’’ một trong những bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Ba Lan dựa vào nhân vật huyền thoại Hy Lạp.
Tranh
của Tamara de Lempicka thường giàu tính trang trí, các bức chân dung
cuồn cuộn sức sống, còn các bức vẽ khỏa thân thì thì lại ngập tràn dục
cảm, khiêu gợi nồng nàn. Trong tác phẩm của mình, Tamara thường ca ngợi
vẻ đẹp quyến rũ của người đàn bà nhiều hơn là đàn ông. Giới chuyên gia
nghệ thuật hội họa cho rằng qua các bức tranh vẽ, Tamara de Lempicka
thường thể hiện định hướng giới tính của mình.
Bà yêu phụ nữ cho dù vẫn có quan hệ với phái nam. Tuy lập gia đình sinh con và sau đó có thêm nhiều đời chồng, nhưng hôn nhân đối với bà Tamara chỉ là một phương tiện để thực hiện điều bà hằng mong muốn : một cuộc sống sung túc, đầy đủ tiện nghi, dư thừa vật chất. Một bên là hôn nhân do lý trí, và một bên là quan hệ tình cảm với nhiều tình nhân, bà Tamara lựa chọn cả hai.
Lối vẽ của Tamara de Lempicka mang nhiều ảnh hưởng của Ingres trong cách dùng chi tiết, của Malevitch trong cách tô màu, của các họa sĩ lập thể trong cách sắp đặt bố cục. Cấu trúc tác phẩm thoạt nhìn khá cổ điển, nhưng về ngữ vựng thì khá hiện đại so với những năm 1920. Tác phẩm của Tamara de Lempicka thường kết hợp nhiều ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật với nhau : thời trang, điện ảnh, nhiếp ảnh, quảng cáo …
Nhân vật trong tranh có vóc dáng thanh lịch, sang trọng như người mẫu, lối vẽ chân dung giống như cách chụp hình của phòng studio nhiếp ảnh Hartcourt nổi tiếng thời bấy giờ, cách sử dụng ánh sáng tân kỳ như kỹ nghệ điện ảnh, vào thời mà nghệ thuật thứ 7 bắt đầu chuyển từ phim câm sang phim nói (1927).
Dưới cây cọ của Tamara de Lempicka, những người mẫu thể hiện cho cái nhìn về vẻ đẹp lý tưởng của người phụ nữ thời bấy giờ, làn da mịn màng trong sáng như men sứ, vóc dáng chải chuốt thanh lịch, chi tiết ở xung quanh ít cần phải vẽ gì thêm bởi vì tự bức tranh đã toát lên vầng hào quang lộng lẫy của một người đàn bà trong ngày lễ đăng quang thành nữ hoàng, của một thời mà nhiều người thường nói : Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20130614-tamara-de-lempicka
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Đó là cái khoảng thời gian giữa hai Thế Chiến, từ đầu những năm 1920 cho tới cuối thập niên 1930. Cả một tầng lớp xã hội thường là các gia đình giàu có hay giới thượng lưu qúy tộc lao vào cuộc sống ăn chơi trác táng, sống để hưởng thụ thú vui vật chất lẫn thể xác, như thể họ muốn quên đi nỗi ám ảnh kinh hoàng sau thời chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cuộc triển lãm tại viện bảo tàng Pinacothèque ở Paris cho thấy được một điều : Nghệ thuật vẽ tranh của Tamara de Lempicka trở thành biểu tượng của một thời đại, do phản ánh rõ rệt tư tưởng thịnh hành trong giai cấp thượng tầng của xã hội thời bấy giờ. Đây cũng là dịp để xem một số tác phẩm ít được phổ biến của bà, trong đó có tấm tranh Sa Tristesse (Nỗi Buồn của Nàng) vẽ vào năm 1923, được tìm lại trong khoảng thời gian gần đây, sau nhiều năm bị thất lạc.
Cuộc Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) buộc gia đình cô cũng như bao gia đình giàu có khác ở Nga thời bấy giờ, rời quê hương sang Pháp sống lưu vong. Tan gia, bại sản, gia đình của Tamara buộc phải làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng. Điều đó trở thành động lực thúc đẩy cô gái trẻ tuổi, bằng mọi cách phải thành đạt, để trọn đời có được một cuộc sống giàu sang, dư dã.
Vào năm 22 tuổi, Tamara học vẽ với hai họa sư người Pháp là Maurice Denis và André Lhote. Cô dần dần tạo cho mình một phong cách riêng qua việc kết hợp lối vẽ chi tiết cầu kỳ của thời kỳ Phục Hưng, với trường phái tân lập thể (neo-cubism). Sự nghiệp của Tamara cất cánh từ năm 1925 trở đi nhờ tham gia cuộc triển lãm các tác phẩm của những tài năng mới tổ chức tại thành phố Milano.
Một khi đã có một chút tiếng tăm, Tamara khi trở về Paris, dốc sức xây dựng hình ảnh một nghệ sĩ đầy tham vọng, lộng lẫy hào nhoáng, yêu chuộng tiền tài danh vọng. Tamara lui tới giới thượng lưu quý tộc, các dòng họ hoàng gia hay bá tước, các doanh nhân và kỹ nghệ gia giàu có. Tamara kết bạn với các nhân vật danh tiếng nhất thời bấy giờ, từ nhà văn André Gide cho tới ca sĩ Suzy Solidor, từ hoàng thân Gabriele D'Annunzio đến nam tước Raoul Kuffner.
Vào năm 1939, khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, Tamara sang Hoa Kỳ tỵ nạn. Cái thời hoàng kim từ nay chấm dứt. Hết rồi những buổi tiệc tùng trác táng thâu đêm, hết rồi những dạ hội thời trang với hàng loạt kiểu áo đắt tiền, nơi mà dòng rượu sâm banh sủi bọt tuôn trào như thác suối. Trường phái nghệ thuật Art Déco sau một thập niên cực thịnh, đột ngột thoái trào. Tất cả những xu hướng hay phong trào thời thượng bỗng trở nên lỗi thời.
Sau chiến tranh, tên tuổi của Tamara de Lempicka chìm hẳn vào quên lãng. Dù có thay đổi nhiều lần cách vẽ và tổ chức triển lãm vào đầu những năm 1960, nhưng mọi nỗ lực gầy dựng lại sự nghiệp của Tamara đều gặp thất bại. Họa sĩ người Ba Lan buộc phải giải nghệ, bắt đầu cuộc sống ẩn dật trong những năm tháng cuối đời. Tên tuổi của bà chỉ được nhắc tới khi người ta khám phá lại phong trào Art Deco vào giữa những năm 1970, thông qua các cuộc triển lãm nghệ thuật tại các viện bảo tàng lớn trên thế giới.
Các nhà thiết kế thời trang hay các nhà đạo diễn phim ảnh thường gợi hứng từ phong cách của Tamara để làm nên tác phẩm của mình. Thần tượng nhạc pop Madonna là người đã khai thác nhiều nhất thế giới hội họa này, để đưa vào trong các cuộn video clip. Với sự hợp tác của đạo diễn Mỹ David Fincher, và đạo diễn Pháp Jean Baptiste Mondino, Madonna đã dùng hình tượng của Tamara de Lempicka trong ít nhất là ba bộ phim video ca nhạc của cô là Vogue, Express Yourself và Open Your Heart.
Nếu như Express Yourself tái tạo hình ảnh của bộ phim Metropolis của Fritz Lang, thì nhân vật nữ mặc âu phục đàn ông, mái tóc bạch kim cắt ngắn theo kiểu garçonne gợi lại hình tượng của Tamara de Lempicka. Trong video ca nhạc Vogue, quay hoàn toàn bằng màu đen trắng, phim nói về thời hoàng kim của Hollywood, thấp thoáng hình bóng của Marilyn Monroe, Greta Garbo, Veronica Lake hay Marlene Dietrich, nhưng chi tiết bối cảnh lại mượn khá nhiều từ ‘‘Andromeda, kẻ nô lệ’’ một trong những bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Ba Lan dựa vào nhân vật huyền thoại Hy Lạp.
Bà yêu phụ nữ cho dù vẫn có quan hệ với phái nam. Tuy lập gia đình sinh con và sau đó có thêm nhiều đời chồng, nhưng hôn nhân đối với bà Tamara chỉ là một phương tiện để thực hiện điều bà hằng mong muốn : một cuộc sống sung túc, đầy đủ tiện nghi, dư thừa vật chất. Một bên là hôn nhân do lý trí, và một bên là quan hệ tình cảm với nhiều tình nhân, bà Tamara lựa chọn cả hai.
Lối vẽ của Tamara de Lempicka mang nhiều ảnh hưởng của Ingres trong cách dùng chi tiết, của Malevitch trong cách tô màu, của các họa sĩ lập thể trong cách sắp đặt bố cục. Cấu trúc tác phẩm thoạt nhìn khá cổ điển, nhưng về ngữ vựng thì khá hiện đại so với những năm 1920. Tác phẩm của Tamara de Lempicka thường kết hợp nhiều ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật với nhau : thời trang, điện ảnh, nhiếp ảnh, quảng cáo …
Nhân vật trong tranh có vóc dáng thanh lịch, sang trọng như người mẫu, lối vẽ chân dung giống như cách chụp hình của phòng studio nhiếp ảnh Hartcourt nổi tiếng thời bấy giờ, cách sử dụng ánh sáng tân kỳ như kỹ nghệ điện ảnh, vào thời mà nghệ thuật thứ 7 bắt đầu chuyển từ phim câm sang phim nói (1927).
Dưới cây cọ của Tamara de Lempicka, những người mẫu thể hiện cho cái nhìn về vẻ đẹp lý tưởng của người phụ nữ thời bấy giờ, làn da mịn màng trong sáng như men sứ, vóc dáng chải chuốt thanh lịch, chi tiết ở xung quanh ít cần phải vẽ gì thêm bởi vì tự bức tranh đã toát lên vầng hào quang lộng lẫy của một người đàn bà trong ngày lễ đăng quang thành nữ hoàng, của một thời mà nhiều người thường nói : Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20130614-tamara-de-lempicka
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001