David Brown - Việt Nam: Chơi với lửa
David Brown
Huỳnh Thục Vy chuyển ngữ
Huỳnh Thục Vy chuyển ngữ
Chạm trán với Trung Quốc
Theo Mỹ để cứu nước; theo Trung Quốc để cứu Đảng. Câu nói mà đâu đâu ở Việt Nam người ta cũng nghe thấy ấy đã phản ánh chính xác tình thế địa chính trị tiến thoái lưỡng nan mà đảng Cộng sản đang phải đối mặt.Bốn mươi năm sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, chính đảng từng giành được độc lập và thống nhất đất nước khi xưa nay đã mất đi phần nhiều tính chính đáng của nó. Sự viện dẫn đức hạnh của Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông ta không có tác dụng gì trong việc khôi phục sức mạnh cũng như có vẻ không thể loại bỏ tận gốc những thối nát mang tính hệ thống của đảng. Trách nhiệm lớn nhất của chế độ này là không thể chỉnh đốn lại nền kinh tế đang lung lay sắp đổ. Nhưng công luận cũng tỏ ra khinh miệt đối với sự bất lực của đảng trong việc bảo vệ lợi ích của Việt Nam trước Trung Quốc.
Dưới góc nhìn của một người đàn ông tôi gặp trên đường phố Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Kinh đã hoàn toàn vứt bỏ bộ lốt “sự trỗi dậy hoà bình” và hiện nguyên hình trong vai trò lịch sử của một kẻ gân hấn trong vùng. Các tuyên bố nực cười về lãnh hải và nguồn khoáng sản nằm hoàn toàn trong vùng biển Đông (TG: Nam Trung Hoa) chỉ là một ví dụ nổi bật nhất. Những công trình xây dựng thác thuỷ điện trên những con đập thượng lưu sông Mekong thuộc tỉnh Vân Nam và cấp vốn cho một kế hoạch xây dựng thêm 11 con đập hạ nguồn ở Lào có nguy cơ làm cho những trận lũ quét hằng năm biến mất hoàn toàn, những đợt lũ này duy trì sự màu mỡ của khu vực đồng bằng châu thổ sông Mekong của Việt Nam.
Các công ty Trung Quốc cũng đang theo đuổi những nguồn tài nguyên khoáng sản và gỗ rừng của Lào, thách thức quyền kiểm soát của Việt Nam đối với vùng sân sau này. Chính ở Việt Nam, lượng đầu tư ngày càng gia tăng của các tập đoàn thiết kế, xây dựng và khai khoáng – đáng chú ý là dự án bô xít trị giá hàng triệu đô la của tập đoàn Chinalco ở Cao nguyên trung phần – đã chịu nhiều chỉ trích nặng nề. Hàng hoá Trung Quốc rẻ và kém chất lượng đã ngập tràn thì trường Việt Nam, bóp chết các nhà sản xuất địa phương.
Người đàn ông tôi gặp trên đường phố muốn phản đối chuyện này. Ông không cho rằng lực lượng vũ trang Việt Nam không cân sức với quân đội Trung Quốc hoặc rằng Việt Nam có thể bị tổn hại lớn do sự trả đũa kinh tế. Các nhà phân tích phương Tây thường cho “sự kiên quyết” của Trung Quốc xuất phát từ chủ nghĩa quốc gia đại chúng đang nổi dậy mạnh mẽ và cũng xuất phát từ các cơ quan an ninh quá hăng, nhưng đối với những người Việt bình thường, rất rõ ràng là sự hiếu chiến của Trung Quốc luôn thống nhất trong quan điểm của Bắc Kinh.
Không có gì mới mẻ: Chủ đề lớn trong lịch sử quốc gia này, mà mọi người Việt đã học từ nhà trường, là sự kháng cự thành công chống lại kẻ thù xâm lược. Và hầu hết những đội quân quét qua biên giới Việt Nam trong hai ngàn năm qua là người Trung Quốc. Không có lý do gì để điều đó thay đổi trong thời đại này.
Mối quan hệ đối tác đầy chông gai
Việt Nam và Trung Quốc cùng chia sẻ 1350 km đường biên giới và nhiều thứ khác. Cả hai quốc gia đều là các nhà nước cộng sản Leninist với một nền văn hoá chính trị được định hình bởi tư tưởng tân Khổng giáo về một hệ thống thứ bậc dựa trên năng lực và các mối quan hệ được chăm bẵm. Các đảng Cộng sản cai trị đã tồn tại được bằng cách lột bỏ mô hình kinh tế Marxist trong khi vẫn nuôi dưỡng bộ máy an ninh Nhà nước len lỏi khắp cả nước. “Những nền kinh tế xã hội chủ nghĩa” của hai nước này cho phép thị trường tự do hoạt động mạnh mẽ để hiện diện cùng với hàng ngàn hãng xưởng quốc doanh chi phối ngành công nghiệp nặng.Cả Bắc Kinh và Hà Nội đều bị dày vò bởi những chỉ trích sống động của những nhà bất đồng chính kiến được internet tiếp sức mạnh. Các nhân tố chính trị và văn hoá mà hai nước cùng chia sẻ này làm trụ chống cho mạng lưới cố vấn giữa hai đảng, hai Nhà nước hướng đến việc duy trì sự hợp tác giữa hai chế độ.
Tuy nhiên, quan hệ song phương thường đầy gai góc. Trọng lượng kinh tế và địa chính trị lớn hơn nhiều của Trung Quốc có nghĩa là mối quan hệ của nó với Việt Nam về cơ bản là không công bằng. Khi người Trung Quốc chú ý đến Việt Nam về mọi thứ, họ thường coi Việt Nam như một tỉnh ngoan cố đã tuột khỏi sự trói buộc của họ.
Ngược lại, 90 triệu người dân Việt Nam thì luôn nhận thức rõ, một cách khó chịu, về người láng giềng phương Bắc lớn hơn gấp 15 lần hơn và nền kinh tế thì lớn hơn gấp 50 lần. Nhưng người Việt Nam sẽ không quỳ gối trước Bắc Kinh khi sự toàn vẹn lãnh thổ đang bị đe doạ. Ngoại trừ Hồ Chí Minh, những anh hùng dân tộc vĩ đại nhất của họ đều là những tướng lĩnh từ triều đại này đến triều đại khác đã đánh đuổi những kẻ xâm lăng Trung Quốc. Khoảng năm 1979, 20 ngàn quân Trung Quốc đã chết khi Đặng Tiểu Bình tìm cách “dạy cho Việt Nam một bài học” vì lật đổ chế độ được Bắc Kinh bảo hộ ở Campuchia và kiên trì giữ mối quan hệ đồng minh với Liên Xô.
Đến giữa thập niên 1990, Trung Quốc và Việt Nam đã thiết lập lại mối quan hệ tương đối thân mật. Cả hai quốc gia đều ưu tiên cải cách nền kinh tế trong nước, Liên Xô đã tan rã, và Trung Quốc lúc đó đã quảng bá cho “sự trỗi dậy hoà bình” của họ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, bây giờ khối này có cả Việt Nam.
Thương mại song phương đã và đang mở rộng, những thảo luận về việc nâng cấp “các hành lang thương mại” nối từ miền Tây Nam Trung Hoa bị mắc kẹt trong đất liền tới những hải cảng Việt Nam, và những đàm phán phân định biên giới trên bộ đã tiến triển tốt. Thậm chí những tuyên bố chủ quyền hiếu chiến đối với các bãi đá ngầm và các bãi cạn trong vùng biển Đông (Nam Trung Hoa) dường như được kiểm soát tốt, nếu không muốn nói là gần được giải quyết.
Tuy nhiên, đến năm 2009 mọi thứ đã thay đổi. Không biết vì mưu đồ hay vì sai lầm ngoại giao, Trung Quốc đã không còn hài lòng với việc xếp xó những khẳng định chồng chéo. Vào tháng 5 năm đó, Trung Quốc đã đưa ra một bản đồ thô thiển tại Liên Hợp quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi đối với hơn 80% của biển Đông.
Những căng thẳng đã leo thang đột ngột sau đó, thu hút sự chú ý của các nước ngoài khối – trong đó có Hoa Kỳ – và thách thức sự đoàn kết của khối Asean. Việt Nam và Philippines phải chịu áp lực vì Trung Quốc cố tạo ra những “sự kiện” dù không phù hợp với Công pháp quốc tế, nhưng rất khó để phủ nhận. Tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang sôi sục trong tất cả các quốc gia này, có nguy cơ xảy ra những cuộc chạm trán trên biển. Chính sách trì hoãn của Hà Nội đối với Trung Quốc đã phá sản hoàn toàn.
Nhiều người thuộc giới tinh hoa bên ngoài đảng ở Việt Nam, cũng như một số đảng viên tin rằng giải pháp chính là tìm kiếm sự liên minh chính trị kinh tế thật sự với Hoa Kỳ. Nhưng những đảng viên cao cấp vẫn rất hoài nghi về ý định của Hoa Kỳ, họ tự xem mình đã bị khoá chặt trong mâu thuẫn thâm căn cố đế với chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc của phương Tây. Họ chỉ miễn cưỡng nhượng bộ đối với những cải cách nhằm tạo ta tính cạnh tranh kinh tế toàn cầu của nước này và xem Hoa Kỳ như là đối trọng với Trung Quốc.
Những người kiên định trong đảng vẫn mắc nghẹn với những yêu cầu của Hoa Kỳ là Việt Nam phải cho phép những quyền tự do dân chủ lớn hơn, họ sơn rằng mục tiêu thực sự của Washington là lật đổ chế độ Cộng sản. Với tất cả những va chạm gần đây, họ không tin những người lãnh đạo Trung Quốc sẽ từ bỏ đảng Cộng sản cầm quyền cũng giống như chính họ vậy.
Vẫn đang chờ một món quà cho không
Thực ra, Trung Quốc trong những ngày này quan tâm đến việc giúp những người Cộng sản anh em của họ bám trụ quyền lực ít hơn hơn nhiều so với moiis quan tâm làm sao để bóc lột những tài nguyên trong vùng và mở rộng các vòi bạch tuộc kinh tế của họ. Với nhiều khoản tín dụng xuất khẩu và khả năng tiếp cận với các khoản vay chuyển nhượng từ các ngân hàng nhà nước, các công ty Trung Quốc đã trở thành những nhân tố chính trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, đặc biệt là các công trình xây dựng những nhà máy nhiệt điện.Nói chung, các hãng Trung Quốc không ngăn chặn các nhà thầu Việt Nam có cơ hội tham gia, thay vào đó họ lấy mất cơ hội kinh doanh từ những công ty đối thủ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Nhật Bản, và châu Âu bằng cách bỏ những khoản thầu cực thấp. Những những người chỉ trích lên án các công ty Trung Quốc thuê chính những người Trung Quốc làm công nhân và sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, với việc thường xuyên trễ hạn bàn giao và sự vượt quá giá cả đã định. Những người có quan điểm cứng rằng về chủ quyền ở Việt Nam còn khẳng định xa hơn rằng sự phụ thuộc vào các nhà thầu Trung Quốc trong các lĩnh vực mang tính chiến lược như năng lượng sẽ làm xói mòn an ninh quốc gia.
Một vấn đề gây bất hoà khác trong mối kình địch này là mức thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với bạn hàng lớn nhất của họ là Trung Quốc đang tăng cao, điều mà kinh tế gia Trần Văn Thọ gọi là “sóng thần công nghiệp”. Mức mậu dịch của Việt Nam với chín nước Asean khác và với Nhật Bản rất cân bằng, và nược này đã thu được mức thặng dư khổng lồ khi làm ăn với Liên Âu và Hoa Kỳ. Nhưng với Trung Quốc, Việt Nam đã bị thâm hụt 16,4 tỷ đô la trong năm 2012, đưa cho Trung Quốc mức thặng dư song phương khoảng 40%.
Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc là những mặt hàng trung gian để được lắp ráp ở các nhà máy gia công hàng xuất khẩu của Việt Nam: vải sợi, dây kéo, nút, dây điện, bảng mạch điện tử và assorted widgets. Nhưng Trung Quốc cũng cung cấp cả những tư liệu sản xuất đắt đỏ hơn – máy móc để trang bị cho các nhà máy Việt Nam và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nhân tố thứ ba và rất dễ thấy là các mặt hàng tiêu dùng bị phá giá để đánh bại các nhà sản xuất nội địa. Các báo Việt Nam thường xuyên đưa lên những bài báo cho rằng Trung Quốc đang đổ vào Việt Nam những hàng hoá kém chất lượng hoặc độc hại, và những động thái khiêu khích của Bắc Kinh ở Biển Đông (Nam Trung Hoa) đã nhận lấy một kết quả ngược là những kêu gọi tẩy chay hàng hoá Trung Quốc.
Việt Nam không có ý định đi theo hướng này. Theo những dự đoán của các kinh tế gia, Việt Nam nên ăn bữa trưa Quảng Đông cho thời điểm này. Với giá nhân công thấp hơn nhiều, Việt Nam là điểm đến hợp lý cho các công ty từ những khu gia công hàng xuất khẩu của Trung Quốc di chuyển đến nơi rẻ có nguồn nhân công rẻ hơn. Ngành công nghiệp sản xuất quần áo và giày dép chiếm 20% các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam; họ đã khởi động vào thập niên 1990 khi các mặt hàng quần áo và giày dép Trung Quốc bị hạn chế bởi chính sách hạng ngạch của Liên Âu và Hoa Kỳ.
Nhưng năng suất sản xuất vẫn còn thấp, mức lương thực sự đã tăng 10% một năm từ 2006 đến 2011, và Việt Nam nói chung đã không thể hấp dẫn các nhà sản xuất từ những cơ sở của họ ở Trung Quốc. Khi giá nhân công tiếp tục tăng ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, các nhà máy, thay vào đó, đã di chuyển đến Campuchia, Bangladesh và thậm chí và Miến Điên.
Không phải tất cả đều là tin xấu. Khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, lĩnh vực được đầu tư nước ngoài cuat Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại. Thay vì dời chỗ các công ty Trung Quốc, một số tập đoàn đa quốc và các nhà thầu của họ đã đa dạng hoá các cơ ở sản xuất bằng cách mở các nhà máy phụ ở Việt Nam. Những bằng chứng dựa trên sự quan sát ngẫu nhiên cho thấy rằng một xu hướng được tuyên bố nhắm đến các khoản đầu tư chất lượng cao hơn có thể hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế lâu dài.
Các hãng thiết lập và mở rộng các nhà máy lắp ráp bao gồm những cái tên quan thuộc như Canon, Samsung, Intel và IBM, Hitachi, Panasonic và Nokia. Nhưng gần như tất cả đầu vào của các mặt hàng xuất khẩu được sản xuất ở Việt Nam đều phải nhập khẩu, một vài trong số đó đến từ Trung Quốc. Tất cả những gì được tính cho Việt Nam, thông thường, chỉ là sức lao động – thứ mà Trung Quốc có thể làm hiệu quả hơn và ở mức độ lớn hơn nhiều.
Sai lầm chiến lược toàn diện
Năm 2008, vạch ra giai đoạn nồng ấm hơn trong mối quan hệ giữa hai nước, chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và nguwoif đồng nhiệm, Nông Đức Mạnh, đã tuyên bố về “mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện”. Và nếu Trung Quốc thực sự quan tâm đến việc nuôi dưỡng mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam – và sau đó gia tăng sức mạnh ngoại giao ở Đông Nam Á – Bắc Kinh đang ở vị trí thích hợp để giúp đỡ Việt Nam.Mặc dù những nhà lãnh đạo Việt Nam không thừa nhận mối lo lắng về sự mất cân bằng trong cán cân thương mại song phương, đây là trách nhiệm chính trị thâm căn cố đế. Trung Quốc nhập khẩu nhiều cao su, than đá, dầu mỏ, gỗ rừng và các sản phẩm nông nghiệp, nhưng không quan tâm đến hàng hoá công nghiệp của Việt Nam. Các động thái thân thiện tăng cường hàng nhập khẩu công nghiệp không mất gì nhiều của Trung Quốc cả và là một tin cực tốt đối với Hà Nội.
Trên tất cả, một đề xuất thành thật cho sự phát triển chung nguồn tài nguyên khoáng sản và cùng quản lý nguồn cá trong khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông có thể là một nhân tố thay đổi cục diện - cả trong mối quan hệ với Việt Nam và Asean.
Nhưng sự thật là mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Hà Nội đã trở nên cực kỳ bất ổn từ Hiệp định năm 2008. Áp lực của Trung Quốc về các vấn đề chính trị và chiến lược đã kiềm hãm các lãnh đạo Việt Nam, đe doạ nghiêm trọng sự tồn tại của họ. Bắc Kinh đã duy trì lập trường của họ trong số những người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc bằng cách giương oai diễu võ ở biển Đông, trong khi những nỗ lực không hiệu quả của Hà Nội tránh né những động thái khiêu khích của Trung Quốc đã dần dần xói mòn vị trí của nó đối với những người theo chủ nghĩa quốc gia ở trong nước.
Không đủ để có xung đột vũ trang, nhưng thật khó để tưởng tượng Trung Quốc có thể làm gì hơn để thúc đẩy sự sụp đổ của những người bạn tự nhận và là đồng minh ý thức hệ trong chế độ “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” duy nhất trên thế giới ngoài Trung Quốc. Trong mọi khả năng có thể, điều này làm cho những lãnh đạo mới hướng đến việc tự làm cho mình trở nên dễ mến hơn trước mặt Hoa Kỳ – một kết quả tự đánh bại hoàn toàn.
Lo lắng hơn là khả năng mâu thuẫn vũ trang giữa hai nước không bị loại hoàn toàn. Trung Quốc có hoả lực mạnh hơn Việt Nam nhiều, nhưng Hà Nội đang gia tăng khả năng phòng thủ trên không và trên biển của họ. Nếu bị ép đến đường cùng, lịch sử cho thấy rằng Việt Nam sẽ trả đũa. Một tính toán sai lầm bởi bất cứ bên nào có thể đưa đến một cuộc va chạm. Cuộc va chạm này sẽ khốc liệt và đẫm máu, với những hậu quả không thể lường trước.Trung Quốc có thể tiếp tục đón vài trò một kẻ gây hấn – nhưng họ sẽ đóng vai trò đó bằng hoả lực.
(David Brown là một nhà ngoại giao về hưu và cộng tác viên thường xuyên với tờ Asia Sentinel. Ông viết bài này cho Tạp chí Kinh tế Trung Quốc phát hành hàng quý của hãng nghiên cứu kinh tế toàn cầu Gavekal Dragonomics ở Hong Kong)
(Defend the Defenders)
Nguồn: Asia Sentinel
Khách gửi hôm Thứ Ba, 09/07/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130709/david-brown-viet-nam-choi-voi-lua
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001