NỖI SỢ TRONG “ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ” (?!)
Bùi Văn Bồng
Theo VTC
News (04-7-2013) – Làng quê đang bình yên, bỗng đâu dân lập chiến lũy
để ngăn chặn “xã hội đen” xâm phạm cuộc sống của họ, trong khi chính
quyền vào cuộc có phần chưa quyết liệt.
Suốt
gần tháng nay, một làng quê nhỏ ở Hải Dương sống trong cảnh tượng vô
cùng lạ lùng, không khác gì thời chiến. Sự vào cuộc có phần không quyết
đoán của chính quyền, đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân.
Dân trong thôn đã tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá chặn đường, rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen. Câu chuyện tưởng như rất kỳ cục này lại đang hiện hữu ở đất nước thời bình. Đây thực sự là lời cảnh báo nghiêm trọng về công tác quần chúng của chính quyền địa phương… Nghe lời cảnh báo ấy, tôi cũng thấy chờn chợn, tuy nhiên, cây ngay không sợ chết đứng, tôi bỏ mũ bảo hiểm, đi xe máy tà tà, chầm chậm vào làng. Tôi dừng lại trước một dãy nhà bên đường, giữa cánh đồng, chìm nghỉm trong màu không khí nhờ nhờ do khói từ những nhà máy xi măng nhả ra.
Dân trong thôn đã tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá chặn đường, rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen. Câu chuyện tưởng như rất kỳ cục này lại đang hiện hữu ở đất nước thời bình. Đây thực sự là lời cảnh báo nghiêm trọng về công tác quần chúng của chính quyền địa phương… Nghe lời cảnh báo ấy, tôi cũng thấy chờn chợn, tuy nhiên, cây ngay không sợ chết đứng, tôi bỏ mũ bảo hiểm, đi xe máy tà tà, chầm chậm vào làng. Tôi dừng lại trước một dãy nhà bên đường, giữa cánh đồng, chìm nghỉm trong màu không khí nhờ nhờ do khói từ những nhà máy xi măng nhả ra.
Nhiều con đường ở Châu Xá được nhân dân rải đá để chống lại xã hội đen Ảnh: VTC News
|
Nhà
nào cũng cổng kín then cài, gọi cửa mãi mới thấy một cụ ông lò dò hé
cửa trong hỏi vọng ra: “Ai đấy?”. Tôi cất giọng, giới thiệu là nhà báo,
tức thì cụ ông mở cửa, ngó phải nhìn trái, rồi mở cổng mời tôi vào…
Lâu
nay, chúng ta vẫn nhấn mạnh và đánh giá cao về “ổn định chính trị” được
giữ vững! Sau thắng cuộc 1975, Việt Nam nổi tiếng trên thế giới là dân
tộc anh hùng, một dân tộc kiên cường gan góc chống giặc ngoại xâm, một
dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, đã mấy nghìn năm không bao giờ chịu
khuất phục trước mọi thế lực ngoại bang xâm lược, thôn tính.
* Tâm lý bất an
Thế
nhưng, hiện nay cả dân tộc đang đặt trước nhiều nỗi sợ, thậm chí bạn bè
quốc tế còn đánh giá là hèn kém. Trước hết, người dân cả nước đã thấm
đậm hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, nay rất yêu
chuộng hòa bình, và dĩ nhiên sợ chiến tranh. Chiến tranh đối với dân tộc
Việt Nam là
nỗi đau, dày đắp hy sinh xương máu hết đời này sang đời khác. Nay tuy
đã 24 năm lặng tiếng súng kể từ sau hải chiến Trường Sa (1988), nhưng
đất nước vẫn chưa có hòa bình. Nguy cơ chiến tranh vẫn rình rập cận kề.
Rõ nhất là những ẩn chứa tiềm tàng những nguy cơ bùng phát chiến tranh
biển-đảo, biên giới. Vì thế, nối sợ chiến tranh, nỗi sợ mất đi cuộc sống
hòa bình cứ thường trực ngày đêm, canh cánh không yên lòng dân Việt.
Đó là nỗi sợ lớn nhất.
Về
giới lãnh đạo, đảng cầm quyền đang rất sợ Đảng Cộng sản bị tiêu vong,
và đã rõ những nguy cơ tiêu vong cận kề. Nguy cơ này, gần đây đã liên
tục được báo động trong các nghị quyết, các hội nghị của Đảng. Đảng càng
sợ mất Đảng, lại càng ra sức cảnh giác, đề phòng với những gì bị coi là
nguy cơ làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì thế, từ Ủy viên Bộ
Chính trị, các Ủy viên Trung ương, đến đảng viên thường đều sợ mất Đảng,
nhiều người đã tin là khó giữ được sự “tồn”, mà hiện trạng thế này rồi
thì tình huống “vong” của Đảng xảy ra bất cứ lúc nào. Một đảng mà “một
bộ phận không nhỏ lãnh đạo có chức có quyền suy thoái, biến chất” thì
còn đâu sức sống? Tồn tại càng lâu thì tác hại đến xã hội càng lớn, chưa
nói đến sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo xã hội!
Suy
cho cùng, nhất là sau Hội nghị Thành Đô 1990, Đảng ta cứ liên tục đưa
ra, có khi hô toáng lên nào là “diễn biến hòa bình”, nào là “thế lực thù
địch”, nào là “ý chí phục thù bên thua cuộc”, nào là mầm mống phản
động”, nào là phong trào dân chủ tự phát, đòi “đa nguyên đa đảng”…Nghĩa
là, Đảng ta không yên tâm, toàn ý cầm quyền, mà lúc nào cũng sợ kẻ nào
đó giật mất quyền của mình. Nhưng, gần đây, những tiếng nói trung thực
đã ít bị ruồng ép, khó bịt mồm, không dễ ngăn chặn, buộc phải công nhận.
Đó là những đánh giá, nhận định, kết luận: Không ai phá, không có ‘diễn
biến hòa bình”, “thế lực thù địch” nào khác, mà nguyên nhân chính là
Đảng ta đã tự pha sbanh chính mình, từ trong nội bộ đã “tự diễn biến”,
nghĩa là người cộng sản tự đào hố chôn mình! Phân tích cho rõ: “Diễn
biến hòa bình” là sự mắc mưu Trung Quốc, họ muốn độc tôn với Việt Nam,
muốn chính phục, chi phối Việt Nam từ chính trị đến đối ngoại, từ kinh
tế đến van hóa-xã hội. Nghĩa là sự thôn tính thông qua cái gọi là “trỗi
dậy hòa bình”, là thủ đoạn thâm độc của “xâm lược mềm”, chinh phục, thôn
tính không cần chiến tranh.
Vì
thế, cái đích cần đạt tới của Trung Quốc trong chiêu bài ‘diễn biến hòa
bình” là Việt Nam không được (tùy tiện) hòa hợp dân tộc, phải ghi hận
thù với Mỹ và các nước phương Tây, cấm được “Âu hóa”, phương Đông ta chỉ
nên tin và ‘chơi’ với phương Đông thôi; rằng tư bản là xấu, phương Tây
là xấu và ác, chỉ có Trung Quốc là tin cậy, phải dựa vào Trung Quốc,
phải nghe lời Trung Quốc, khi “ông anh” nói gì đều phải nghe…Rằng: Việt
Nam phải hết sức cảnh giác, Mỹ, phương tây, cả Nga và các nước Đông Âu
cũng không tốt, họ đang “diễn biến hòa bình” thâm độc, nguy hiểm, phải
luôn luôn cảnh giác với họ. Nhất là số Việt kiểu ở Mỹ, thế lực hải ngoại
thua cuộc từ 1975 đang rắp tâm đấy, Việt Nam cần cảnh giác…
Đó
là nỗi sợ mà Đảng ta đã gói chặt ôm về “gối đầu giường” từ sau Hội nghị
Thành Đô, như một thứ bùa mê thuốc lú đã ngấm sâu vào thần kinh và nội
tạng. Rồi sau đó lại sang tàu “ẵm về” 16 chữ vàng, 4 tốt, để mê muội, lú
lẩn thêm, để bám Trung Quốc chặt hơn, chẳng khác nào Bạch Cốt Tinh hóa
cô nằng xinh đẹp hút hồn thầy trò Đường Tăng vậy. Như thế, các vị, các
cấp lãnh đạo và hơn 3,6 triệu đảng viên phải biết sợ chính mình trước
khi sợ mất Đảng!
* Nỗi sợ khăp nơi
Đối
với người dân: Nỗi sợ thường trực, do sự chuyển hóa rất siêu nghệ của
“chuyên chính vô sản”, từ chỗ (theo lý luận cách mạng Mác-xít) là chuyên
chính với kẻ thù, dân chủ với nhân dân, bỗng quay sang “chuyên chính
với nhân dân”, chuyên chính vơi sngay nền dân chủ mà Đảng vẫn tự khoe là
“ưu việt”, là “dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”…Đã có quyền trong
tay, thế lực đầy mình, lực lượng bảo vệ Đảngngày càng đông đảo, được
chính quy hóa, nhất là công an, thanh bảo kiếm trung thành bảo vệ Đảng,
ai mà không ngán? Dù bài hát ca ngợi chiến sĩ công an có đủ bộ 3: “Vì an
ninh Tổ quốc ta đi / được mang danh thanh bảo kiếm trung thành / bảo
vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ tươi đẹp…”. Nhưng rồi lãnh đạo,
chỉ huy, huấn luyện, giáo dục lực lượng công an rất tài. Chỉ thấy bảo vệ
Đảng, không thấy bảo vệ nhân dân, và cũng qua đó mất đi ý nghĩa “chế độ
tươi đẹp”. Chế độ cho ai, ai được hưởng, khi người dân thấy bóng, hoặc
mới nghe nói đến công an là mỗi người đều có “phản xạ thường trực” phải
cảnh giác, được yên thân là hơn hết?
Một
xã hội thời văn minh, hiện đại, thời toàn cầu hóa mà như bị co lại
trong vỏ ốc, nhiều biểu hiện lạc hậu hơn cả thời phong kiến: Lãnh đạo sợ
giặc thù, sợ “mất ổn định”; sợ không qua “nhiệm kỳ”; người dân sợ chính
quyền, công an, sợ kẻ cướp, sợ côn đồ, xã hộ đen. Xem ra, từ lãnh đạo
đến người dân, sợ quá hóa yếu, sinh hèn, bất cần, nhu nhược, không còn
đâu chí khí, bản lĩnh, truyền thống Việt. Và do vậy, khối đại đoàn kết
dân tộc bị vữa ra, tan loãng vô hiệu hóa. Đó là nguy cơ mất nước!
Trong
kháng chiến, Đảng kêu gọi lòng yêu nước, thi đua yêu nước, toàn dân
đánh giặc, nuôi chí anh hùng; nhưng trong hòa bình, Đảng lại xem nhẹ,
coi thường lòng yêu nước, làm nhụt chí anh hùng, xóa nhòa niềm tự hào
dân tộc. Mọi nỗ lực dân chủ đều bị khoanh hẹp, thậm chí triệt tiêu,
quyền lực của dân bị chặt hết, đồng tiền có quyền lực tối cao, chức
quyền ra sức thống trị; cả bộ máy quyền hành trở thành nỗi ngán ngại, sợ
sệt đối với người dân. Trong kháng chiến, cán bộ được người dân hy
sinh cả tính mạng, của cải để bảo vệ; nhưng hòa bình rồi thì đảng không
bảo vệ dân, còn ức hiếp dân, thậm chí nặng về quan liêu, mệnh lênh: “bảo
cái gì dân cũng phải nghe”. Nếu sợ nguy cơ tồn vong của Đảng, của chế
độ cần nhận diện và thấu suốt thực trạng đáng lo ngại ấy!
Người
dân trong một nước được mang danh rất kêu là “nhà nước dân chủ, của
dân, do dân, vì dân”, một nước đã “tự do, độc lập” mà người dân không
được hưởng quyền lợi gì, đụng đến một chút gì làm chính quyền phật ý là
bị ghi sổ đen, bị theo dõi, bị bắt giam, bị quy chụp thành tội rồi tống
giam, bất cần công ký, bỏ qua mọi thứ pháp luật.
Dân
chủ ở đâu, khi nghe đài, đọc báo, mở mạng Internet, thậm chí cả khi
chuyện vui, chuyện phiếm bàn trà, quán nhậu, bất kỳ nơi đâu đều bị theo
dõi, bị cấm đoán, bị “quy vào” hết chuyện này đến tội danh tội trạng
khác? Nói cái gì cũng phải nhìn trước ngó sau, tự biết canh chừng, sợ
“ếch chết vì ộp ộp” thì đó là quyền gì? Nỗi sợ thường trực ngày đêm của
mọi công dân, kể cả trí thức, nhà báo, đảng viên đến mức mát hẳn quyền
con người, ăn không ngon, ngủ không yên là do ai gây nên? Do quan điểm
của Đảng bị đánh tráo, tư tưởng bị lọi dụng, bẻ cong?
Lại
nữa, dù rất phi lý: Nhà báo sợ viết sự thật, người nghèo sợ kẻ sẵn
tiền, chính quyền sợ đại gia, người già sợ con nít, người dân sợ công
an, công an sợ côn đồ, dân lành sợ lưu manh, làm ăn sợ đánh thuế, mua
hàng sợ hàng gian hàng giả, ăn uống sợ độc hại, sợ nắc bệnh ung thư. Rồi
nữa: Đảng viên sợ 19 điều cấm; đi bộ đội sợ hy sinh không được công
nhận liệt sĩ, mộ chí không ai thắp hương đặt hoa tưởng niệm; người lao
động sợ mất việc, học nghề sợ thất nghiệp, ra chợ sợ giá cả, ốm đau sợ
không đủ tiền mua thuốc..
Chút suy cảm
Những
cái tưởng như “chuyện vặt” sinh hoạt thường ngày mà cũng khiến người ta
sợ đến phát điên: Có của sợ mất cắp, ra đường sợ tai nạn, sợ đóng phí
này kia, sợ không phải “xe chính chủ”, đi học sợ đóng tiền, không biết
lót tay thầy thì ở lại lớp, đi viện sợ bác sĩ bỏ chết, xác chết sợ cấm
đoán không cho con cháu nhìn mặt… Cứ như thế, nỗi sợ này kéo theo, dính
chùm cùng nhiều nỗi sợ ập đến, mọi nỗi sợ nối tiếp nhau như những con cờ
đô-mi-nô. Vậy thì tất cả do chế độ chính trị, do đường lối, chính sách,
cách thức quản lý, điều hành nào gây nên?…? Dấu chân Việt Nam chẳng
lẽ (vì thế) nhạt nhòa dần: … Tình chưa yên vui, bên sóng đời cuồng nộ
/ Chợt đêm chia phôi, ngăn cách một đại dương / Từng dài âu lo, từng
quen đợi chờ. / Mộng thật cam go / Miễn là mai niềm đau thành nụ cười
(Trầm Tử Thiêng). Tình người, tình đời, sao cứ làm cho nhau sợ,… “Ngày
sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Trịnh Công Sơn).
Ôi,
một xã hội mà từ vị lãnh đạo, từ ‘vua” đến dân, ai cũng canh cánh nỗi
sợ, thì sao có thể gọi là tốt đẹp, là “ưu việt”? Làm sao mà phát triển
được đất nước sánh vai với các nước? Cho nên, với hiện trạng này, câu
kết trong các Nghị quyết Đại hội Đảng mà nhiệm kỳ nào cũng ‘bổn cũ soạn
lai’ đọc đến phát ngán: “Phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh” nay đã chứng minh chỉ là khẩu hiệu cửa miệng nhàm
chán, vô nghĩa mà thôi.
nguồn:http://anle20.wordpress.com/2013/07/07/a-677/
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001