André Menras, Hồ Cương Quyết - Không, tội thân ông, người đã chẳng ra đi thanh thản…
Phạm Toàn dịch
Tôi tự cho phép mình trở lại với đám tang của vị Đại tướng vẻ vang
của chúng ta. Tôi thấy thật phiền lòng phải làm công việc “nói thêm cho
rõ” này, thế nhưng tôi chưa bao giờ khẳng định như người ta nói trong
phần kết luận một bài viết trên VNExpress(1), cho dù bài viết quả tình
cũng tôn trọng những gì tôi đã viết rằng Đại tướng “ra đi trong sự thanh
thản” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND).
Thực tâm tôi muốn Ông ra đi trong thanh thản, vì sau hơn một thế kỷ sóng gió, chúng ta chỉ còn có thể cầu chúc sự nhẹ nhõm sạch âu lo cho con người vĩ đại ấy, người đã cống hiến biết bao nhiêu cho đất nước ông và cho nhân loại. Nhưng tôi e rằng sự thanh thản lại chẳng hề có trong cảm nhận tinh tường của ông suốt những năm cuối đời. Có lẽ tôi muốn được tin rằng Đại tướng thân yêu của chúng ta được ra đi trong sự sáng suốt đến kinh hoàng, trong sự giận dữ và âu lo: phải giã biệt nhân dân mình vào đúng lúc dân tộc vẫn còn cần đến Đại tướng khi phải đương đầu với cuộc chiến đấu mới để bảo vệ tổ quốc và giải phóng xã hội. Bởi vì, là người dõi theo tin tức cập nhật hằng ngày, Đại tướng hẳn đã sống trong bất lực mà nhìn thấy rõ từ nhiều năm rồi sự đe dọa rành rành của kẻ thù bên trong và kẻ thù bên ngoài liên kết với nhau.
Trong những năm cuối đời của ông hẳn Đại tướng đã thấy mối đe dọa đó ngày càng gia tăng với sự cộng tác của một vài nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhiều phương diện đã để mất tinh thần và ý thức do quá cao ngạo và tự mãn vì đã có được một quyền lực không bị ai chia sẻ. Trong khá nhiều dịp Đại tướng đã bày tỏ những mối quan ngại của ông, nhưng ông đã bị tước mất quyền được lên tiếng và giao tiếp với công chúng. Vả chăng, ngay sự tôn kính và lắng nghe mà ông đáng nhận được cũng đã bị thu hẹp ngay trong lễ tang của ông.
Quả tình chúng ta khó mà tin được rằng không thể thay đổi được chuyến viếng thăm của người đại diện Bắc Kinh khi Đại tướng vẫn chưa được chôn cất. Khó mà tin được rằng cuộc đón tiếp của bốn vị đại diện của chế độ và của Đảng Cộng sản Việt Nam dành cho Thủ tướng người Hán lại duy nhất chỉ vì không sao thay đổi được lịch trình ngoại giao đang có hiệu lực tối thượng. Một khi chúng ta hiểu những tình cảm của Đại tướng đối với “người đồng chí” Trung Hoa và những than phiền khó chịu của các đồng chí này đối với Đại tướng, ta nghĩ ngay đến khả năng lùi ngày đón tiếp vô cùng chính thức này, mà nếu cứ giữ lịch như đã định thì đó là hành động hỗn láo ngạo ngược một cách cố tình, thậm chí có thể là sự xúc phạm nặng nề anh linh Đại tướng. Bởi vì, trong cái trò tung hứng như chơi bóng bàn gần như thường xuyên giữa Hà Nội và Bắc Kinh, cũng như xem xét nội dung những ký kết tay đôi, ta chẳng thấy có chút gì là cấp bách đối với các quyền lợi của phía Việt Nam cả. Dẫu sao thì, trong khi lễ tang Đại tướng đang diễn ra và xét tới tầm quan trọng của nó với Việt Nam và thế giới, thì cuộc viếng thăm không đúng lúc này của người đại diện chủ nghĩa bành trướng Hán tộc có thể và nên lùi lại. Nếu cuộc viếng thăm đó không lùi lại được, thì đó chỉ có thể là việc làm cố ý.
Đáp lại sự ngạc nhiên và phẫn nộ của nhân dân, ý đồ thanh minh cho quyết định hành chính này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra nghe thật là thảm hại và chẳng đánh lừa nổi ai. Không cần nói đến cái nội dung mà ta có thể đoán trước được, cái nội dung còn phản lại dân tộc sâu xa hơn nhiều nằm trong những “hiệp nghị” mới ký khả dĩ tóm tắt được như là một bước mới trên con đường không do Bắc Kinh chinh phạt mà có, con đường trở thành ngôi sao thứ sáu trên lá cờ người Hán. Cái chính sách Việt Nam đó của Bắc Kinh thực ra đã được vị thủ tướng Trung Hoa diễn tả theo lối ẩm thực bằng công thức mới “Trong Tôi có Anh” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Ông ta cũng dũng cảm vượt hơn cái thời kỳ “răng môi” để chuyển sang một thời kỳ hữu nghị cực đoan hơn nữa và hầu như không thể quay lui: giai đoạn người ăn người.
Xin bạn hãy tìm xem trong đó còn che giấu chút gì còn hữu nghị triệt để hơn nữa và không thể bộc lộ rành rọt hơn nữa? Làm cách gì để giải mã những ẩn dụ lối Tàu vừa cụ thể và vừa bí ẩn đến vậy? Phần mình, tôi muốn nhìn rõ trong công thức đó cái giai đoạn cuối cùng của một kịch bản ẩm thực hết sức hiển nhiên đối với Bắc Kinh, được ghi từ lâu đời trên những văn bia của Đế quốc Trung Hoa: con cá lớn Hán (Tôi) nuốt con cá bé Việt (Anh). Sự thể càng rõ ràng hơn nếu ta biết được tên cái Biển đang diễn ra chuyện Cá ăn Cá ấy… Ngang ngược, trâng tráo, và phản phúc: đó là những món trên thực đơn của cái cuộc gặp đã làm hoen ố đám tang Đại tướng mà Hà Nội không muốn cho lùi ngày lại.
Không, khi ông ra đi và ngay cả trước khi ông ra đi, Đại tướng đã chẳng còn thuộc về cái Đảng-ấy, cái đảng từ lâu đã không còn lắng nghe ông nữa, cái đảng với những gương mặt đại diện mỗi năm hai lần trống rong cờ mở tới số nhà 30 phố Hoàng Diệu để chụp tấm ảnh mang tính hình thức, chuyến thăm hỏi gần như bắt buộc phải làm để rồi cả năm còn lại thì lờ tịt những điều cấp bách nhất Đại tướng gợi ý và khuyên bảo. Bởi vì, trái ngược với việc đi theo những thứ “4 tốt và 16 vàng” vô điều kiện, Đại tướng chưa khi nào cúi đầu trước áp lực của phương Bắc. Đại tướng chưa khi nào chao đảo trước những đe dọa, những bôi nhọ, những thao túng và trước sự cô lập. Đại tướng chưa bao giờ cất lời ca ngợi một cách nô lệ theo cây đũa chỉ huy của nhạc trưởng Bắc Kinh đối với những nhóm Việt Nam đi theo “hợp tác chiến lược toàn diện” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Đại tướng, người cách mạng, ông ưng cất tiếng ca bài ca cách mạng Pháp La Marseillaise sau khi đã giải quyết dứt khoát xong xuôi rành mạch mọi chuyện ở Điện Biên Phủ.
Khi Quốc hội không có một phút mặc niệm ông, nhân dân dành hẳn cho ông muôn năm! (tiếng Việt “muôn năm” trong nguyên văn – ND)
Đúng thế, đám tang Đại tướng đã thành một cơ hội mới cho tất cả các nhà quan sát có dịp cảm nhận tầm sâu rộng của cái hố ngăn cách một bên là Đại tướng và nhân dân Việt Nam và bên kia là bộ sậu đứng đầu lãnh đạo Đảng. Phía chính quyền thì tổ chức tang lễ qua loa cẩu thả tối giản đối với một anh hùng dân tộc (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) tầm cỡ quốc tế, giây phút suy ngẫm tĩnh lặng tới người ra đi bị cắt bớt đi vì lý do ngoại giao giả tạo. Phía bên kia, là cảnh huy động nhiệt tình ngẫu nhiên toàn thể nhân dân, với sự tham gia đông đảo của lớp người trẻ, cuộc huy động mênh mang chiều sâu, tình cảm, tôn kính và đau đớn, tất cả các thế hệ hòa vào nhau, như là một cuộc trưng cầu ý dân thực thụ chọn một Việt Nam thanh sạch, kiêu hùng và đáng tôn kính, cuộc huy động tựa hồ như cuộc biểu dương câm lặng hoành tráng chống lại chính quyền đương thời, như một số tác giả đã mô tả.
Chẳng cần phải là một nhà quan sát tinh tế thì cũng thấy điều hiển nhiên này: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biết cách giữ gìn nguyên vẹn niềm tin cậy và lòng kiêu hãnh của nhân dân, còn cái bộ phận đứng đầu Đảng đã hoàn toàn quên mất khi mê mải trên con đường tham vọng cá nhân, trong tham lam vì lợi ích của những tầng lớp hủ bại và cúi đầu ô nhục trước Ngoại bang. Và khi những nghị sĩ được cho là đại diện của nhân dân không có cái quyền dù chỉ là một phút im lặng mặc niệm Đại tướng nhân dịp khai mạc kỳ họp Quốc hội ngay sau đám tang Đại tướng, thì đối với đại đa số nhân dân Việt Nam, vì lòng dũng cảm của ông, vì thiên tài ái quốc của ông, do tính khiêm cung và lòng nhân ái của ông, Đại tướng sẽ còn sống mãi trong tổ quốc của ông và vươn xa hơn cả những đường biên đất nước hình chữ S của mình, còn Đảng ta với các đầu lĩnh cỡ to cỡ bé của nó chắc chắn sẽ chết chỉ vì sai lầm duy nhất, vì căn bệnh suy thoái, vì những sự đớn hèn cơ hội chủ nghĩa, vì những tham vọng thống trị quá đáng, và vì tính cách bất nhân của mình!
Để kết thức bài viết đầy giận dữ này và cũng là bài viết của “niềm tin chiến lược” vào tương lai dân chủ của Việt Nam, tôi muốn được dừng lại trước một biểu tượng cuối cùng. Cũng giống vài ba người bạn thân của mình, tôi nhận xét thấy rằng địa điểm an táng mà Đại tướng đã chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng tại Đảo Yến, nằm trên kinh độ gần gụi một cách nhạy cảm với mỏm phía cực Nam đảo Hải Nam của Trung Hoa. Nơi Đại tướng nằm vĩnh viễn hướng về hòn đảo Trung Hoa kia, dường như ngôi mộ này sẽ là một cột mốc thiêng liêng, là một người lính canh, thanh thản đánh dấu đường ranh giới xa nhất của những tham vọng xâm lăng của người Hán ra biển Đông. Như thể một lời cảnh báo nghiêm trang: “Trả lại chúng ta Hoàng Sa và đừng đụng đến Trường Sa”. Biểu tượng và thông điệp này mà tôi muốn nhận thấy một cách lãng mạn ở ngôi mộ Đại tướng yên nghỉ, khiến tôi như thấy ngôi mộ hoành tráng đó như ngọn hải đăng bảo vệ và kiêu hùng, mạnh mẽ hơn nhiều đơn vị quân binh, với khả năng ngăn chặn hơn nhiều bất kỳ vị trí đại pháo nào. Đó là biểu hiện của quyết tâm của cả một quốc gia giữ gìn đất đai lãnh thổ và biển đảo của mình! Của cả một dân tộc đáng yêu và hiền hòa mang gương mặt vị Đại tướng thân yêu của mình, người thích thú và kiêu hãnh mời mọc bạn bè nước ngoài, nhưng xét đến cùng đó là con người bao giờ cũng tống cổ tất cả những kẻ nào định xô cửa mà xông vào nhà ông.
A. M. H. C. Q.
(1) “Anh Võ, anh Văn trong lòng Hồ Cương Quyết”, VN Express 14/10/2013
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Sáu, 25/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131025/andre-menras-ho-cuong-quyet-khong-toi-than-ong-nguoi-da-chang-ra-di-thanh-than
=======================================================================
Thực tâm tôi muốn Ông ra đi trong thanh thản, vì sau hơn một thế kỷ sóng gió, chúng ta chỉ còn có thể cầu chúc sự nhẹ nhõm sạch âu lo cho con người vĩ đại ấy, người đã cống hiến biết bao nhiêu cho đất nước ông và cho nhân loại. Nhưng tôi e rằng sự thanh thản lại chẳng hề có trong cảm nhận tinh tường của ông suốt những năm cuối đời. Có lẽ tôi muốn được tin rằng Đại tướng thân yêu của chúng ta được ra đi trong sự sáng suốt đến kinh hoàng, trong sự giận dữ và âu lo: phải giã biệt nhân dân mình vào đúng lúc dân tộc vẫn còn cần đến Đại tướng khi phải đương đầu với cuộc chiến đấu mới để bảo vệ tổ quốc và giải phóng xã hội. Bởi vì, là người dõi theo tin tức cập nhật hằng ngày, Đại tướng hẳn đã sống trong bất lực mà nhìn thấy rõ từ nhiều năm rồi sự đe dọa rành rành của kẻ thù bên trong và kẻ thù bên ngoài liên kết với nhau.
Trong những năm cuối đời của ông hẳn Đại tướng đã thấy mối đe dọa đó ngày càng gia tăng với sự cộng tác của một vài nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhiều phương diện đã để mất tinh thần và ý thức do quá cao ngạo và tự mãn vì đã có được một quyền lực không bị ai chia sẻ. Trong khá nhiều dịp Đại tướng đã bày tỏ những mối quan ngại của ông, nhưng ông đã bị tước mất quyền được lên tiếng và giao tiếp với công chúng. Vả chăng, ngay sự tôn kính và lắng nghe mà ông đáng nhận được cũng đã bị thu hẹp ngay trong lễ tang của ông.
Quả tình chúng ta khó mà tin được rằng không thể thay đổi được chuyến viếng thăm của người đại diện Bắc Kinh khi Đại tướng vẫn chưa được chôn cất. Khó mà tin được rằng cuộc đón tiếp của bốn vị đại diện của chế độ và của Đảng Cộng sản Việt Nam dành cho Thủ tướng người Hán lại duy nhất chỉ vì không sao thay đổi được lịch trình ngoại giao đang có hiệu lực tối thượng. Một khi chúng ta hiểu những tình cảm của Đại tướng đối với “người đồng chí” Trung Hoa và những than phiền khó chịu của các đồng chí này đối với Đại tướng, ta nghĩ ngay đến khả năng lùi ngày đón tiếp vô cùng chính thức này, mà nếu cứ giữ lịch như đã định thì đó là hành động hỗn láo ngạo ngược một cách cố tình, thậm chí có thể là sự xúc phạm nặng nề anh linh Đại tướng. Bởi vì, trong cái trò tung hứng như chơi bóng bàn gần như thường xuyên giữa Hà Nội và Bắc Kinh, cũng như xem xét nội dung những ký kết tay đôi, ta chẳng thấy có chút gì là cấp bách đối với các quyền lợi của phía Việt Nam cả. Dẫu sao thì, trong khi lễ tang Đại tướng đang diễn ra và xét tới tầm quan trọng của nó với Việt Nam và thế giới, thì cuộc viếng thăm không đúng lúc này của người đại diện chủ nghĩa bành trướng Hán tộc có thể và nên lùi lại. Nếu cuộc viếng thăm đó không lùi lại được, thì đó chỉ có thể là việc làm cố ý.
Đáp lại sự ngạc nhiên và phẫn nộ của nhân dân, ý đồ thanh minh cho quyết định hành chính này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra nghe thật là thảm hại và chẳng đánh lừa nổi ai. Không cần nói đến cái nội dung mà ta có thể đoán trước được, cái nội dung còn phản lại dân tộc sâu xa hơn nhiều nằm trong những “hiệp nghị” mới ký khả dĩ tóm tắt được như là một bước mới trên con đường không do Bắc Kinh chinh phạt mà có, con đường trở thành ngôi sao thứ sáu trên lá cờ người Hán. Cái chính sách Việt Nam đó của Bắc Kinh thực ra đã được vị thủ tướng Trung Hoa diễn tả theo lối ẩm thực bằng công thức mới “Trong Tôi có Anh” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Ông ta cũng dũng cảm vượt hơn cái thời kỳ “răng môi” để chuyển sang một thời kỳ hữu nghị cực đoan hơn nữa và hầu như không thể quay lui: giai đoạn người ăn người.
Xin bạn hãy tìm xem trong đó còn che giấu chút gì còn hữu nghị triệt để hơn nữa và không thể bộc lộ rành rọt hơn nữa? Làm cách gì để giải mã những ẩn dụ lối Tàu vừa cụ thể và vừa bí ẩn đến vậy? Phần mình, tôi muốn nhìn rõ trong công thức đó cái giai đoạn cuối cùng của một kịch bản ẩm thực hết sức hiển nhiên đối với Bắc Kinh, được ghi từ lâu đời trên những văn bia của Đế quốc Trung Hoa: con cá lớn Hán (Tôi) nuốt con cá bé Việt (Anh). Sự thể càng rõ ràng hơn nếu ta biết được tên cái Biển đang diễn ra chuyện Cá ăn Cá ấy… Ngang ngược, trâng tráo, và phản phúc: đó là những món trên thực đơn của cái cuộc gặp đã làm hoen ố đám tang Đại tướng mà Hà Nội không muốn cho lùi ngày lại.
Không, khi ông ra đi và ngay cả trước khi ông ra đi, Đại tướng đã chẳng còn thuộc về cái Đảng-ấy, cái đảng từ lâu đã không còn lắng nghe ông nữa, cái đảng với những gương mặt đại diện mỗi năm hai lần trống rong cờ mở tới số nhà 30 phố Hoàng Diệu để chụp tấm ảnh mang tính hình thức, chuyến thăm hỏi gần như bắt buộc phải làm để rồi cả năm còn lại thì lờ tịt những điều cấp bách nhất Đại tướng gợi ý và khuyên bảo. Bởi vì, trái ngược với việc đi theo những thứ “4 tốt và 16 vàng” vô điều kiện, Đại tướng chưa khi nào cúi đầu trước áp lực của phương Bắc. Đại tướng chưa khi nào chao đảo trước những đe dọa, những bôi nhọ, những thao túng và trước sự cô lập. Đại tướng chưa bao giờ cất lời ca ngợi một cách nô lệ theo cây đũa chỉ huy của nhạc trưởng Bắc Kinh đối với những nhóm Việt Nam đi theo “hợp tác chiến lược toàn diện” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Đại tướng, người cách mạng, ông ưng cất tiếng ca bài ca cách mạng Pháp La Marseillaise sau khi đã giải quyết dứt khoát xong xuôi rành mạch mọi chuyện ở Điện Biên Phủ.
Khi Quốc hội không có một phút mặc niệm ông, nhân dân dành hẳn cho ông muôn năm! (tiếng Việt “muôn năm” trong nguyên văn – ND)
Đúng thế, đám tang Đại tướng đã thành một cơ hội mới cho tất cả các nhà quan sát có dịp cảm nhận tầm sâu rộng của cái hố ngăn cách một bên là Đại tướng và nhân dân Việt Nam và bên kia là bộ sậu đứng đầu lãnh đạo Đảng. Phía chính quyền thì tổ chức tang lễ qua loa cẩu thả tối giản đối với một anh hùng dân tộc (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) tầm cỡ quốc tế, giây phút suy ngẫm tĩnh lặng tới người ra đi bị cắt bớt đi vì lý do ngoại giao giả tạo. Phía bên kia, là cảnh huy động nhiệt tình ngẫu nhiên toàn thể nhân dân, với sự tham gia đông đảo của lớp người trẻ, cuộc huy động mênh mang chiều sâu, tình cảm, tôn kính và đau đớn, tất cả các thế hệ hòa vào nhau, như là một cuộc trưng cầu ý dân thực thụ chọn một Việt Nam thanh sạch, kiêu hùng và đáng tôn kính, cuộc huy động tựa hồ như cuộc biểu dương câm lặng hoành tráng chống lại chính quyền đương thời, như một số tác giả đã mô tả.
Chẳng cần phải là một nhà quan sát tinh tế thì cũng thấy điều hiển nhiên này: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biết cách giữ gìn nguyên vẹn niềm tin cậy và lòng kiêu hãnh của nhân dân, còn cái bộ phận đứng đầu Đảng đã hoàn toàn quên mất khi mê mải trên con đường tham vọng cá nhân, trong tham lam vì lợi ích của những tầng lớp hủ bại và cúi đầu ô nhục trước Ngoại bang. Và khi những nghị sĩ được cho là đại diện của nhân dân không có cái quyền dù chỉ là một phút im lặng mặc niệm Đại tướng nhân dịp khai mạc kỳ họp Quốc hội ngay sau đám tang Đại tướng, thì đối với đại đa số nhân dân Việt Nam, vì lòng dũng cảm của ông, vì thiên tài ái quốc của ông, do tính khiêm cung và lòng nhân ái của ông, Đại tướng sẽ còn sống mãi trong tổ quốc của ông và vươn xa hơn cả những đường biên đất nước hình chữ S của mình, còn Đảng ta với các đầu lĩnh cỡ to cỡ bé của nó chắc chắn sẽ chết chỉ vì sai lầm duy nhất, vì căn bệnh suy thoái, vì những sự đớn hèn cơ hội chủ nghĩa, vì những tham vọng thống trị quá đáng, và vì tính cách bất nhân của mình!
Để kết thức bài viết đầy giận dữ này và cũng là bài viết của “niềm tin chiến lược” vào tương lai dân chủ của Việt Nam, tôi muốn được dừng lại trước một biểu tượng cuối cùng. Cũng giống vài ba người bạn thân của mình, tôi nhận xét thấy rằng địa điểm an táng mà Đại tướng đã chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng tại Đảo Yến, nằm trên kinh độ gần gụi một cách nhạy cảm với mỏm phía cực Nam đảo Hải Nam của Trung Hoa. Nơi Đại tướng nằm vĩnh viễn hướng về hòn đảo Trung Hoa kia, dường như ngôi mộ này sẽ là một cột mốc thiêng liêng, là một người lính canh, thanh thản đánh dấu đường ranh giới xa nhất của những tham vọng xâm lăng của người Hán ra biển Đông. Như thể một lời cảnh báo nghiêm trang: “Trả lại chúng ta Hoàng Sa và đừng đụng đến Trường Sa”. Biểu tượng và thông điệp này mà tôi muốn nhận thấy một cách lãng mạn ở ngôi mộ Đại tướng yên nghỉ, khiến tôi như thấy ngôi mộ hoành tráng đó như ngọn hải đăng bảo vệ và kiêu hùng, mạnh mẽ hơn nhiều đơn vị quân binh, với khả năng ngăn chặn hơn nhiều bất kỳ vị trí đại pháo nào. Đó là biểu hiện của quyết tâm của cả một quốc gia giữ gìn đất đai lãnh thổ và biển đảo của mình! Của cả một dân tộc đáng yêu và hiền hòa mang gương mặt vị Đại tướng thân yêu của mình, người thích thú và kiêu hãnh mời mọc bạn bè nước ngoài, nhưng xét đến cùng đó là con người bao giờ cũng tống cổ tất cả những kẻ nào định xô cửa mà xông vào nhà ông.
A. M. H. C. Q.
(1) “Anh Võ, anh Văn trong lòng Hồ Cương Quyết”, VN Express 14/10/2013
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Sáu, 25/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131025/andre-menras-ho-cuong-quyet-khong-toi-than-ong-nguoi-da-chang-ra-di-thanh-than
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001