August Anh - Những vết thương không làm chúng ta gục ngã
August Anh
Những vết thương của những con người yêu mến tự do, công lý
là một chứng tích cho tình yêu vào chính nghĩa, vết thương ấy sẽ biến
thành một thứ vết thương cần thiết, để đứng vững trước những hiểm họa,
vì những vết thương sẽ cho sự sâu sắc, mạnh mẽ, trăn trở, và cuối cùng
là sự trở mình một ngày nào đó của đất nước khi vết thương giúp con
người miễn nhiễm với nỗi sợ...
Buổi sáng chủ nhật ngày 5 tháng 5, 2013 là một ngày Dã ngoại Nhân quyền.
Có rất nhiều an ninh thường phục và không thường phục, cùng những xe
tưới nước lưu động đang làm việc chăm chỉ, chúng tôi đi đến đâu, những
người tưới nước lại miệt mài tưới vào nơi đứng của chúng tôi đến đấy.
Không chấp nhận khi họ cứ như vậy, tôi phản đối thì những an ninh thường phục liền lao vào túm lấy tôi lôi đi, tôi giằng co quyết liệt, thế là những đòn đấm đá giáng xuống người tôi, một an ninh đã dí mũi điện vào sau lưng tôi, lúc ấy chỉ thấy những vì sao xanh, tím, đỏ. Tôi thấy thích nhất là những ngôi sao tím.
Vết thương ấy đau như cuộc tình bị tan vỡ.
Đất nước như một cơ thể ốm yếu với quá nhiều vết thương loang lổ, điều đáng nói là lẽ ra chúng ta phải đi hàn gắn và chữa lành nó thì ta lại đi gây thêm ngày càng nhiều những vết thương lên cơ thể hình chữ S vốn đã tồi tệ.
Những vết thương của bà con ở giáo xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An, công an đã nuốt lời hứa thả người và đàn áp đẫm máu ngày 4 thang 9 vừa qua.
Một bà mẹ ở Long An mang lấy vết thương thắt lòng khi hai người con trai yêu quý lần lượt bị bắt vì yêu nước.
Một người vợ và 3 đứa con nhỏ đang mỏi mòn trông người cha là luật sư đang bị giam giữ và chuẩn bị ra tòa vào ngày 2 tháng 10 tới đây.
Vết thương của những dân oan, tay trắng vì bị mất quyền sử dụng đất, khiếu nại hàng chục năm trời mà chẳng cơ quan nào thương tình giải quyết
Mới đây nhất vào tối ngày 25 tháng 9 công an cùng côn đồ đã đột nhập trái phép, bắt đánh người, cướp của để lại những nội thương lẫn ngoại thương cho hai mẹ con bà Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Phương Uyên, cùng nhà văn Nguyễn Tường Thụy, Lê Quốc Quyết, vợ anh Điếu Cày chị Dương Thị Tân, anh Phạm Bá Hải…
Cứ như thế, vết thương nối tiếp những vết thương.
Một số người đã hỏi tôi có căm thù không khi họ để lại những vết thương trên người khi tôi đi dã ngoại nhân quyền? Tôi chẳng thấy căm thù tí nào, chỉ thấy buồn và đau, nỗi buồn của người bất lực và nỗi đau của kẻ bị tước đoạt quyền làm người, bị tước đoạt tự do và công lý mà tạo hóa đã ban tặng cho bất kỳ ai từ khi họ còn là một bào thai.
Điều đáng sợ nhất không là những vết thương ngoài thịt da, nhưng là những vết thương trong tâm của những người mà ai cũng biết là ai đấy... Chắc chắn một điều rằng, những người gây ra vết thương lại là kẻ bị tổn thương trước, không phải bị tổn thương thân xác, nhưng là vết thương tâm hồn, trong cái tâm tốt lành vốn dĩ luôn hướng thiện của con người thì cái tâm ấy đã có những vết thương hoen gỉ, thay vì yêu thương và lo cho dân thì cái tâm tốt lành ấy đã thương tổn từ lúc nào và trở nên tham quyền, tham lợi danh. Và đất nước rên siết đau thương cũng xuất phát từ vết thương ấy của họ. Cái vết thương trong “tâm” ấy cần được chữa lành biết mấy.
Quy luật tất yếu tự nhiên, khi ta trao cho ai một vết thương, ta sẽ nhận lại vết thương khác, vết thương ta nhận lãnh lại ấy là một vết thương lòng, một sự bất an nơi tinh thần, tâm lý, mà ta luôn cảm nhận được những sự oán ghét dành cho ta nơi người khác. Vết thương mà ta không chạy toát nổi khỏi tòa án lương tâm.
Những người gây ra vết thương, chính họ đã bị tổn thương.
Suy cho cùng, chẳng ai vui vẻ nổi khi mang nó trên người, đơn giản một điều là nó đau. Thế nhưng vết thương thật sự cũng có giá trị, nó sẽ là một nhân tố không thể thiếu để giúp con người ta mạnh mẽ lên, và thoát khỏi sợ hãi. Nhiều người nói: “điều gì không đánh bạn gục ngã, sẽ khiến bạn mạnh mẽ lên”.
Những vết thương của những con người yêu mến tự do, công lý là một chứng tích cho tình yêu vào chính nghĩa, vết thương ấy sẽ biến thành một thứ vết thương cần thiết, để đứng vững trước những hiểm họa, vì những vết thương sẽ cho sự sâu sắc, mạnh mẽ, trăn trở, và cuối cùng là sự trở mình một ngày nào đó của đất nước khi vết thương giúp con người miễn nhiễm với nỗi sợ.
Có một câu chuyện có thật về một cây đu kỳ lạ, vào những năm 1950 ở tiểu bang Michigan (Mỹ), có trang trại kia nuôi một con bò, và nó được dùng xích buộc vào cây đu. Con bò nhiều khi quá khích thường chạy quanh cây đu, để lại những vết hằn sâu vào lớp vỏ cây, nhưng thân cây vẫn trụ vững.
Rồi sau vài năm, gia đình ấy chuyển đi, đem theo cả chú bò, cây đu ở lại cùng vòng xích quấn chặt quanh thân, theo tháng năm, vết thương dần dần hàn gắn, phủ lấp cả vòng xích hoen gỉ.
Rồi một thảm họa xảy đến, là dịch cây đu Hà Lan (dịch nấm cây đu bị lây lan bởi loài bọ trên vỏ cây). Tất cả những cây đu trong vùng đều nhiễm bệnh và chết.
Nhưng kỳ lạ thay, cây đu có vết thương trên thân không chết, năm này sang năm khác, nó vẫn đứng hiên ngang, vươn cao kiêu hãnh. Không ai hiểu nổi tại sao chỉ có cây đu duy nhất đó sống được trong cả vùng.
Các nhà nghiên cứu bệnh thực vật của trường đại học bang Michigan đến xem xét cây đu kỳ lạ ấy. Họ xem kỹ vết sẹo do sợi xích để lại, lúc này đã hầu như bị che phủ bởi vỏ cây, còn sợi xích đã bị ăn mòn.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận chính sợi xích đã cứu cây đu, nó đã hấp thụ quá nhiều sắt từ sợi xích hoen gỉ đến nỗi miễn dịch với bệnh nấm.
Nếu ta đến Beulah, bang Michigan, hãy tìm cây đu tuyệt vời đó, nó tỏa rộng vòm lá xanh tươi đến 20m, chu vi thân cây đến gần 4m.
Và đừng quên tìm vết thương trên thân cây đu ấy như một lời nhắc nhở rằng: những vết thương đã không thể làm ta yếu đi. Ngược lại, từ nơi vết thương ấy, ta được mạnh mẽ gấp nhiều lần.
Vậy là vết thương mà tôi mang đem về trong ngày dã ngoại nhân quyền, tôi thấy mình được nhiều hơn mất
Ai đó nợ tôi một vết thương, tôi không cần phải trả bằng một vết thương khác, tôi có thể xóa món nợ đó, và xây dựng lại cuộc tình tan vỡ với một vết thương như vậy.
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Ba, 01/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131001/august-anh-nhung-vet-thuong-khong-lam-chung-ta-guc-nga
=======================================================================
Không chấp nhận khi họ cứ như vậy, tôi phản đối thì những an ninh thường phục liền lao vào túm lấy tôi lôi đi, tôi giằng co quyết liệt, thế là những đòn đấm đá giáng xuống người tôi, một an ninh đã dí mũi điện vào sau lưng tôi, lúc ấy chỉ thấy những vì sao xanh, tím, đỏ. Tôi thấy thích nhất là những ngôi sao tím.
Vết thương ấy đau như cuộc tình bị tan vỡ.
Đất nước như một cơ thể ốm yếu với quá nhiều vết thương loang lổ, điều đáng nói là lẽ ra chúng ta phải đi hàn gắn và chữa lành nó thì ta lại đi gây thêm ngày càng nhiều những vết thương lên cơ thể hình chữ S vốn đã tồi tệ.
Những vết thương của bà con ở giáo xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An, công an đã nuốt lời hứa thả người và đàn áp đẫm máu ngày 4 thang 9 vừa qua.
Một bà mẹ ở Long An mang lấy vết thương thắt lòng khi hai người con trai yêu quý lần lượt bị bắt vì yêu nước.
Một người vợ và 3 đứa con nhỏ đang mỏi mòn trông người cha là luật sư đang bị giam giữ và chuẩn bị ra tòa vào ngày 2 tháng 10 tới đây.
Vết thương của những dân oan, tay trắng vì bị mất quyền sử dụng đất, khiếu nại hàng chục năm trời mà chẳng cơ quan nào thương tình giải quyết
Mới đây nhất vào tối ngày 25 tháng 9 công an cùng côn đồ đã đột nhập trái phép, bắt đánh người, cướp của để lại những nội thương lẫn ngoại thương cho hai mẹ con bà Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Phương Uyên, cùng nhà văn Nguyễn Tường Thụy, Lê Quốc Quyết, vợ anh Điếu Cày chị Dương Thị Tân, anh Phạm Bá Hải…
Cứ như thế, vết thương nối tiếp những vết thương.
Một số người đã hỏi tôi có căm thù không khi họ để lại những vết thương trên người khi tôi đi dã ngoại nhân quyền? Tôi chẳng thấy căm thù tí nào, chỉ thấy buồn và đau, nỗi buồn của người bất lực và nỗi đau của kẻ bị tước đoạt quyền làm người, bị tước đoạt tự do và công lý mà tạo hóa đã ban tặng cho bất kỳ ai từ khi họ còn là một bào thai.
Điều đáng sợ nhất không là những vết thương ngoài thịt da, nhưng là những vết thương trong tâm của những người mà ai cũng biết là ai đấy... Chắc chắn một điều rằng, những người gây ra vết thương lại là kẻ bị tổn thương trước, không phải bị tổn thương thân xác, nhưng là vết thương tâm hồn, trong cái tâm tốt lành vốn dĩ luôn hướng thiện của con người thì cái tâm ấy đã có những vết thương hoen gỉ, thay vì yêu thương và lo cho dân thì cái tâm tốt lành ấy đã thương tổn từ lúc nào và trở nên tham quyền, tham lợi danh. Và đất nước rên siết đau thương cũng xuất phát từ vết thương ấy của họ. Cái vết thương trong “tâm” ấy cần được chữa lành biết mấy.
Quy luật tất yếu tự nhiên, khi ta trao cho ai một vết thương, ta sẽ nhận lại vết thương khác, vết thương ta nhận lãnh lại ấy là một vết thương lòng, một sự bất an nơi tinh thần, tâm lý, mà ta luôn cảm nhận được những sự oán ghét dành cho ta nơi người khác. Vết thương mà ta không chạy toát nổi khỏi tòa án lương tâm.
Những người gây ra vết thương, chính họ đã bị tổn thương.
Suy cho cùng, chẳng ai vui vẻ nổi khi mang nó trên người, đơn giản một điều là nó đau. Thế nhưng vết thương thật sự cũng có giá trị, nó sẽ là một nhân tố không thể thiếu để giúp con người ta mạnh mẽ lên, và thoát khỏi sợ hãi. Nhiều người nói: “điều gì không đánh bạn gục ngã, sẽ khiến bạn mạnh mẽ lên”.
Những vết thương của những con người yêu mến tự do, công lý là một chứng tích cho tình yêu vào chính nghĩa, vết thương ấy sẽ biến thành một thứ vết thương cần thiết, để đứng vững trước những hiểm họa, vì những vết thương sẽ cho sự sâu sắc, mạnh mẽ, trăn trở, và cuối cùng là sự trở mình một ngày nào đó của đất nước khi vết thương giúp con người miễn nhiễm với nỗi sợ.
Có một câu chuyện có thật về một cây đu kỳ lạ, vào những năm 1950 ở tiểu bang Michigan (Mỹ), có trang trại kia nuôi một con bò, và nó được dùng xích buộc vào cây đu. Con bò nhiều khi quá khích thường chạy quanh cây đu, để lại những vết hằn sâu vào lớp vỏ cây, nhưng thân cây vẫn trụ vững.
Rồi sau vài năm, gia đình ấy chuyển đi, đem theo cả chú bò, cây đu ở lại cùng vòng xích quấn chặt quanh thân, theo tháng năm, vết thương dần dần hàn gắn, phủ lấp cả vòng xích hoen gỉ.
Rồi một thảm họa xảy đến, là dịch cây đu Hà Lan (dịch nấm cây đu bị lây lan bởi loài bọ trên vỏ cây). Tất cả những cây đu trong vùng đều nhiễm bệnh và chết.
Nhưng kỳ lạ thay, cây đu có vết thương trên thân không chết, năm này sang năm khác, nó vẫn đứng hiên ngang, vươn cao kiêu hãnh. Không ai hiểu nổi tại sao chỉ có cây đu duy nhất đó sống được trong cả vùng.
Các nhà nghiên cứu bệnh thực vật của trường đại học bang Michigan đến xem xét cây đu kỳ lạ ấy. Họ xem kỹ vết sẹo do sợi xích để lại, lúc này đã hầu như bị che phủ bởi vỏ cây, còn sợi xích đã bị ăn mòn.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận chính sợi xích đã cứu cây đu, nó đã hấp thụ quá nhiều sắt từ sợi xích hoen gỉ đến nỗi miễn dịch với bệnh nấm.
Nếu ta đến Beulah, bang Michigan, hãy tìm cây đu tuyệt vời đó, nó tỏa rộng vòm lá xanh tươi đến 20m, chu vi thân cây đến gần 4m.
Và đừng quên tìm vết thương trên thân cây đu ấy như một lời nhắc nhở rằng: những vết thương đã không thể làm ta yếu đi. Ngược lại, từ nơi vết thương ấy, ta được mạnh mẽ gấp nhiều lần.
Vậy là vết thương mà tôi mang đem về trong ngày dã ngoại nhân quyền, tôi thấy mình được nhiều hơn mất
Ai đó nợ tôi một vết thương, tôi không cần phải trả bằng một vết thương khác, tôi có thể xóa món nợ đó, và xây dựng lại cuộc tình tan vỡ với một vết thương như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001