Nguyễn Vạn Phú - Công bằng trong hội nhập?
Nguyễn Vạn Phú
Trước khi bàn chuyện hội nhập cũng như tham gia các hiệp định
thương mại tự do như TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), có
lẽ phải giới thiệu cơ cấu giá của hai sản phẩm tiêu biểu cho rõ cái cơ
chế thương mại và đầu tư toàn cầu trước đã.
Theo thông tin của tờ BusinessWeek, một chiếc quần jeans có giá bán lẻ tại một cửa hàng ở Anh là 22,12 đô-la thì tiền công cắt may, kể cả chi phí điện nước, mặt bằng của nơi gia công chỉ là 90 xu! Trong khi đó, nơi bán lẻ hưởng đến 10,5 đô-la. Thậm chí, bên trung gian, nơi nhận đơn hàng rồi tìm chỗ gia công cũng hưởng đến 4,33 đô-la (tính cả phí vận chuyển).
Ở một loại sản phẩm khác là chiếc máy nghe nhạc iPod, giá bán lẻ là 299 đô-la thì nơi gia công lắp ráp sau cùng là Trung Quốc chỉ được 4 đô-la. Hãng Apple hưởng được phần lớn nhất là 80 đô-la mặc dù không đụng tay vào khâu sản xuất nào.
Người viết không có con số chi tiết tiền công may chiếc áo sơ mi xuất khẩu hay tiền công lắp ráp chiếc điện thoại thông minh cho Samsung tại Việt Nam nhưng có lẽ tỷ lệ cũng gần như hai trường hợp ở trên.
Có thể rút ra những điều gì từ các con số này?
Trước hết hoàn toàn không có sự công bằng nào trong việc phân định miếng bánh toàn cầu hóa cho các nước thành viên. Đó là một thực tế và cho đến nay nếu chấp nhận tham gia cuộc chơi thì phải chấp nhận thực tế này. Không thể tranh cãi vì sao công nhân chúng tôi đổ mồ hôi công sức như thế mà chỉ được chia phần như thế, vì sao các ông không đụng tay đụng chân, chỉ tốn nước bọt làm trung gian mà hưởng nhiều thế! Toàn cầu hóa đã buộc các nước như Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều nước khác để giành lấy các hợp đồng gia công hàng may mặc, để thu hút được dòng chảy vốn đầu tư mặc dù phần nhận được không đáng kể. Vẫn có hàng chục nơi khác sẵn sàng nhận gia công với giá thấp đó nếu chúng ta không đồng ý.
Thứ hai các nước giàu sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm phần bánh của họ luôn là độc quyền, luôn là phần lớn nhất. Tài sản trí tuệ đó có thể là bản vẽ một kiểu áo thời trang mới nhất, là thiết kế chiếc máy nghe nhạc, là giải pháp cho một sản phẩm tài chính giao dịch qua điện thoại di động... Tính độc quyền các tài sản trí tuệ giúp người chủ sở hữu có thể định giá cao mà không chịu sức ép cạnh tranh.
Vừa qua Wikileaks đã tiết lộ một phần nội dung dự thảo Hiệp định TPP có liên quan đến sở hữu trí tuệ và phần được tiết lộ càng khẳng định nguyên tắc nói trên. Ví dụ các hãng dược phẩm vận động mạnh để các nước thành viên như Mỹ đòi hỏi quyền tái đăng ký quyền sở hữu trí tuệ một loại biệt dược sắp hết hạn bản quyền nhờ một số bổ sung nhỏ như thay đổi hình thức đóng gói chẳng hạn. Điều này làm các nước nghèo phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua thuốc mặc dù họ đã có khả năng sản xuất thuốc tương tự nếu không bị ràng buộc bởi quyền sở hữu trí tuệ.
Và điều quan trọng nhất, thương thảo các hiệp định thương mại tự do (FTA) không phải là thương lượng phần bánh được chia nhiều hay ít. Dù có hay không có FTA giữa hai nước thì phần hưởng được của mỗi nước sẽ không thay đổi. Điều đó là chắc chắn bởi đó là lợi ích của các doanh nghiệp từng nước, không ai có thể dàn xếp để tăng hay giảm được. Bản chất của các FTA là giúp một nước có khả năng cạnh tranh tốt hơn với một nước khác nhờ lợi thế về thuế hay các rào cản khác. Ví dụ nếu giữa Hà Lan và Việt Nam có một FTA (cứ giả định như thế) thì khi cạnh tranh giành quyền gia công hàng may mặc cho thị trường Hà Lan, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn Bangladesh là nước chưa có FTA với Hà Lan (cũng cứ giả định thế) nên phải chịu thuế suất nhập khẩu cao hơn.
TPP nếu được ký kết giữa Việt Nam và 11 nước khác sẽ giúp hàng may mặc hay hàng giày da của Việt Nam xuất vào Mỹ chẳng hạn tăng lên là nhờ thuế suất của Mỹ đánh lên hàng nhập từ Việt Nam sẽ giảm hẳn. Ngược lại hàng Mỹ nhập vào Việt Nam sẽ cạnh tranh tốt hơn hàng của Đức vì thuế của Việt Nam dành cho hàng nhập từ Mỹ cũng giảm mạnh. Vấn đề của thương lượng, do đó, là cân nhắc giữa cái được và cái thiệt, để tìm ra điểm cân bằng tốt nhất cho Việt Nam.
Trên bình diện trong một nước với nhau, cũng diễn ra tình trạng cạnh tranh để chiếm lấy phần bánh lớn nhất trong miếng bánh nhỏ xíu được chia. Ở đây hiện đang có sự chuẩn bị khá sôi động của giới đầu tư nước ngoài muốn khai thác những cơ hội mà TPP sẽ đem lại. Trong 90 xu tiền công cắt may, dù sao giới đầu tư nhà máy gia công vẫn được lãi một khoản nào đó. Giới đầu tư nước ngoài sẽ nhảy vào để tìm cơ hội từ khoản này, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước. Họ có những lợi thế như là công ty con của bên trung gian, là công ty tiêu thụ vải hay nguyên liệu khác cùng chuỗi cung ứng, là nơi hiểu rõ cách làm ăn của bên đi gia công... Tất cả những yếu tố này là điều mà lẽ ra doanh nghiệp trong nước phải chuẩn bị - để gọi là đón đầu TPP.
Điều nghịch lý là trong thương lượng, các nước phát triển vừa cố gắng chiếm ưu thế trong các công cụ giúp họ củng cố phần bánh lớn như sở hữu trí tuệ, lại vừa tìm mọi cách để doanh nghiệp họ khi đầu tư vào các nước đang phát triển lại được hưởng những ưu đãi khác. Đến lượt mình các doanh nghiệp FDI này lại cạnh tranh với doanh nghiệp nước sở tại để tiếp tục hưởng lợi từ phần bánh của nước đang phát triển.
Vấn đề là các nước đang phát triển hầu như không có sự chọn lựa nào khác: nếu không mở cửa giao thương, nếu không ký các hiệp định thương mại tự do, thì có thể nhà đầu tư nước ngoài không được hưởng gì nhưng chắc chắn doanh nghiệp nội địa cũng chẳng có cơ hội mới nào cả. Lúc đó họ lại phải cạnh tranh với nhau để giành lấy 90 xu tiền gia công nói ở đầu bài.
Admin gửi hôm Thứ Hai, 16/12/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131216/nguyen-van-phu-cong-bang-trong-hoi-nhap
======================================================================
Theo thông tin của tờ BusinessWeek, một chiếc quần jeans có giá bán lẻ tại một cửa hàng ở Anh là 22,12 đô-la thì tiền công cắt may, kể cả chi phí điện nước, mặt bằng của nơi gia công chỉ là 90 xu! Trong khi đó, nơi bán lẻ hưởng đến 10,5 đô-la. Thậm chí, bên trung gian, nơi nhận đơn hàng rồi tìm chỗ gia công cũng hưởng đến 4,33 đô-la (tính cả phí vận chuyển).
Ở một loại sản phẩm khác là chiếc máy nghe nhạc iPod, giá bán lẻ là 299 đô-la thì nơi gia công lắp ráp sau cùng là Trung Quốc chỉ được 4 đô-la. Hãng Apple hưởng được phần lớn nhất là 80 đô-la mặc dù không đụng tay vào khâu sản xuất nào.
Người viết không có con số chi tiết tiền công may chiếc áo sơ mi xuất khẩu hay tiền công lắp ráp chiếc điện thoại thông minh cho Samsung tại Việt Nam nhưng có lẽ tỷ lệ cũng gần như hai trường hợp ở trên.
Có thể rút ra những điều gì từ các con số này?
Trước hết hoàn toàn không có sự công bằng nào trong việc phân định miếng bánh toàn cầu hóa cho các nước thành viên. Đó là một thực tế và cho đến nay nếu chấp nhận tham gia cuộc chơi thì phải chấp nhận thực tế này. Không thể tranh cãi vì sao công nhân chúng tôi đổ mồ hôi công sức như thế mà chỉ được chia phần như thế, vì sao các ông không đụng tay đụng chân, chỉ tốn nước bọt làm trung gian mà hưởng nhiều thế! Toàn cầu hóa đã buộc các nước như Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều nước khác để giành lấy các hợp đồng gia công hàng may mặc, để thu hút được dòng chảy vốn đầu tư mặc dù phần nhận được không đáng kể. Vẫn có hàng chục nơi khác sẵn sàng nhận gia công với giá thấp đó nếu chúng ta không đồng ý.
Thứ hai các nước giàu sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm phần bánh của họ luôn là độc quyền, luôn là phần lớn nhất. Tài sản trí tuệ đó có thể là bản vẽ một kiểu áo thời trang mới nhất, là thiết kế chiếc máy nghe nhạc, là giải pháp cho một sản phẩm tài chính giao dịch qua điện thoại di động... Tính độc quyền các tài sản trí tuệ giúp người chủ sở hữu có thể định giá cao mà không chịu sức ép cạnh tranh.
Vừa qua Wikileaks đã tiết lộ một phần nội dung dự thảo Hiệp định TPP có liên quan đến sở hữu trí tuệ và phần được tiết lộ càng khẳng định nguyên tắc nói trên. Ví dụ các hãng dược phẩm vận động mạnh để các nước thành viên như Mỹ đòi hỏi quyền tái đăng ký quyền sở hữu trí tuệ một loại biệt dược sắp hết hạn bản quyền nhờ một số bổ sung nhỏ như thay đổi hình thức đóng gói chẳng hạn. Điều này làm các nước nghèo phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua thuốc mặc dù họ đã có khả năng sản xuất thuốc tương tự nếu không bị ràng buộc bởi quyền sở hữu trí tuệ.
Và điều quan trọng nhất, thương thảo các hiệp định thương mại tự do (FTA) không phải là thương lượng phần bánh được chia nhiều hay ít. Dù có hay không có FTA giữa hai nước thì phần hưởng được của mỗi nước sẽ không thay đổi. Điều đó là chắc chắn bởi đó là lợi ích của các doanh nghiệp từng nước, không ai có thể dàn xếp để tăng hay giảm được. Bản chất của các FTA là giúp một nước có khả năng cạnh tranh tốt hơn với một nước khác nhờ lợi thế về thuế hay các rào cản khác. Ví dụ nếu giữa Hà Lan và Việt Nam có một FTA (cứ giả định như thế) thì khi cạnh tranh giành quyền gia công hàng may mặc cho thị trường Hà Lan, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn Bangladesh là nước chưa có FTA với Hà Lan (cũng cứ giả định thế) nên phải chịu thuế suất nhập khẩu cao hơn.
TPP nếu được ký kết giữa Việt Nam và 11 nước khác sẽ giúp hàng may mặc hay hàng giày da của Việt Nam xuất vào Mỹ chẳng hạn tăng lên là nhờ thuế suất của Mỹ đánh lên hàng nhập từ Việt Nam sẽ giảm hẳn. Ngược lại hàng Mỹ nhập vào Việt Nam sẽ cạnh tranh tốt hơn hàng của Đức vì thuế của Việt Nam dành cho hàng nhập từ Mỹ cũng giảm mạnh. Vấn đề của thương lượng, do đó, là cân nhắc giữa cái được và cái thiệt, để tìm ra điểm cân bằng tốt nhất cho Việt Nam.
Trên bình diện trong một nước với nhau, cũng diễn ra tình trạng cạnh tranh để chiếm lấy phần bánh lớn nhất trong miếng bánh nhỏ xíu được chia. Ở đây hiện đang có sự chuẩn bị khá sôi động của giới đầu tư nước ngoài muốn khai thác những cơ hội mà TPP sẽ đem lại. Trong 90 xu tiền công cắt may, dù sao giới đầu tư nhà máy gia công vẫn được lãi một khoản nào đó. Giới đầu tư nước ngoài sẽ nhảy vào để tìm cơ hội từ khoản này, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước. Họ có những lợi thế như là công ty con của bên trung gian, là công ty tiêu thụ vải hay nguyên liệu khác cùng chuỗi cung ứng, là nơi hiểu rõ cách làm ăn của bên đi gia công... Tất cả những yếu tố này là điều mà lẽ ra doanh nghiệp trong nước phải chuẩn bị - để gọi là đón đầu TPP.
Điều nghịch lý là trong thương lượng, các nước phát triển vừa cố gắng chiếm ưu thế trong các công cụ giúp họ củng cố phần bánh lớn như sở hữu trí tuệ, lại vừa tìm mọi cách để doanh nghiệp họ khi đầu tư vào các nước đang phát triển lại được hưởng những ưu đãi khác. Đến lượt mình các doanh nghiệp FDI này lại cạnh tranh với doanh nghiệp nước sở tại để tiếp tục hưởng lợi từ phần bánh của nước đang phát triển.
Vấn đề là các nước đang phát triển hầu như không có sự chọn lựa nào khác: nếu không mở cửa giao thương, nếu không ký các hiệp định thương mại tự do, thì có thể nhà đầu tư nước ngoài không được hưởng gì nhưng chắc chắn doanh nghiệp nội địa cũng chẳng có cơ hội mới nào cả. Lúc đó họ lại phải cạnh tranh với nhau để giành lấy 90 xu tiền gia công nói ở đầu bài.
Admin gửi hôm Thứ Hai, 16/12/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131216/nguyen-van-phu-cong-bang-trong-hoi-nhap
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001