Thư gửi Thanh niên - Học sinh - Sinh viên của người Chiến sĩ Dân chủ, Luật gia Lê Hiếu Đằng viết trên giường bệnh
Được
sự gửi gắm của người Chiến sĩ Dân chủ, Luật gia Lê Hiếu Đằng, Bauxite
Việt Nam xin trân trọng công bố bức thư của ông gửi Thanh niên – Học
sinh – Sinh viên mà ông viết trong những ngày bệnh tình trở nặng tại
Bệnh viện 115. Bức thư thứ nhất ông Lê Hiếu Đằng viết vào sáng ngày
12/12/2013, nhưng sức khoẻ không còn đủ để ông hoàn tất. Chiều 12/12,
ông quyết định viết lại, và sáng 13/12 ông sửa lại lần cuối cùng. Nhưng
có lẽ sự cố gắng của ông khi viết bức thư đầu trong khi bệnh đã trở nặng
đã khiến sức khoẻ ông hao tổn nhiều, nên đọc bức thư thứ hai, ta như
nghe rõ nhịp thở yếu ớt mà gấp gáp như muốn trút hết tâm khảm, những lời
tâm huyết lặp đi lặp lại day dứt, đứt nối. Làm sao có thể không xúc
động khi nghe những lời như của một người anh muốn trăng trối đến các em
thân yêu của mình. Năm giờ sau khi hoàn tất bức thư thứ hai, ông Lê
Hiếu Đằng chìm vào hôn mê, phải vào phòng cấp cứu hồi sức tích cực. Tuy
đến ngày hôm nay, 15/12, tin vui từ bệnh viện 115 cho hay ông Lê Hiếu
Đằng đã tỉnh táo, sức khoẻ có dấu hiệu hồi phục, nhưng ông vẫn quyết
định gửi Bauxite Việt Nam công bố hai bức thư của ông như những lời tâm
huyết rất có thể là sau cùng của mình gửi đến thế hệ sẽ tiếp nối cuộc
đấu tranh của một dân tộc đã quá nhiều đau thương mà con đường đến Tự
do, Dân chủ, Hạnh phúc thật sự còn nhiều chông gai trước mặt.
Lời
ông gửi gắm thế hệ trẻ cũng là lời nhắn nhủ tất cả chúng ta, những
người Việt Nam tha thiết với vận mệnh của đất nước, của chính mình: Tay
trong tay tiến lên, không sợ đàn áp, sỉ nhục, tù đày, kể cả cái chết.
Tự do không thể xin ai ban cho. Chỉ những người không cam chịu cúi mặt mới xứng đáng được sống ngẩng đầu.
Bauxite Việt Nam
|
THƯ GỞI CÁC BẠN THANH NIÊN SINH VIÊN HỌC SINH
Các
em thân mến, trong thời gian tôi bịnh, các em đến thăm. Hỏi hoàn cảnh
sống từng em, có em sống cực khổ trăm chiều. Đa số các em đều là con em
của công nhân nghèo đang sống lầm than trong các căn nhà cho thuê chật
chội, nóng bức, thiếu mọi phương tiện sinh hoạt, nhất là các em nữ, có
em là con của nông dân ở miền Bắc, miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long,
gia đình bị bọn quan chức tước đoạt hết ruộng vườn mà tổ tiên bao đời
các em dày công đổ mồ hôi sôi nước mắt, kể cả máu, khai phá thành những
mảnh đất ruộng vườn màu mỡ nuôi sống biết bao đời cha ông đến các em
khôn lớn thành người như ngày nay. Hỏi hoàn cảnh từng em, có em làm tôi
rơi nước mắt, nghẹn ngào thương các em quá. Tôi cũng mất mẹ từ lúc lên
ba tuổi (1947) sống ở vùng quê Tiên Phước, Quảng Nam, sau đó là Bồng
Sơn, Bình Định. Tôi hiểu một khi gia đình đã tan tác, ly hương, tha
phương cầu thực là khổ đau biết chừng nào. Tôi muốn bắt đầu lá thư này
bằng mấy câu thơ trong bài “Gởi các bạn sinh viên” của Thiết Sử, người
bạn thân, là anh Phan Duy Nhân thời học trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng:
“Nỗi căm hờn sôi trong lòng tuổi trẻ
Trong mắt anh, trong tiếng chị kêu gào
Trong vỗ tay cười trước nỗi thương đau
Ta bừng giận sóng xô trời biển dậy
Ta đã khát trăm năm rồi cổ cháy
Thèm kêu la trên nỗi chết không rời
Những anh hùng tuổi trẻ Việt Nam ơi,
Ba mươi triệu con người đang muốn nói…”
Đất
nước hòa bình gần ¼ thế kỷ, một thời gian đủ để một nước như Việt Nam
“cất cánh” sánh vai cùng các nước Đông Nam Á, nhưng nay thì bọn tham
nhũng cường quyền tước đoạt hết tất cả của cải, tài nguyên, giang sơn
gấm vóc cha ông ta đã đổ biết bao xương máu để lại cho chúng ta. Cái chế
độ toàn trị do ĐCS dựng lên cướp hết các quyền tự do, dân sinh, dân
chủ, phá nát, cướp đất, tài nguyên môi trường, các quyền cơ bản của con
người mà cả loài người tiến bộ, trong đó
THƯ GỬI CÁC BẠN THANH NIÊN SINH VIÊN HỌC SINH
Các em thân mến
Trong
thời gian tôi bịnh, các em đến thăm tôi. Hỏi hoàn cảnh từng em, đa số
các em đều là con em của công nhân, nông dân nghèo từ mọi miền đất nước
đến. Gia đình bị mất đất, mất ruộng vườn phải ly tán, chia lìa, tha
phương cầu thực, kiếm ăn từng ngày thật thê thảm, thương tâm mà chẳng
được gì để đỡ đói khát, kiếm ăn từng ngày từng giờ mà chẳng có gì để
kiếm, miếng cơm chẳng có gì no đủ lấp đầy cơn đói khát đang hành hạ phá
nát cuộc sống đầy bất hạnh thương đau vô cùng, cuộc sống đầy dữ dội tột
cùng của con người chẳng ra con người như mọi người khác đang sống bình
thường, chẳng ra con người như mọi người, đang sống nhưng như đã chết,
như những người bình thường khác đang sống từng ngày từng giờ như những
con người bình thường đang sống từng ngày từng giờ như những con người
bình thường đang sống dữ dội trong cuộc sống đầy sóng gió giữa cuộc đời
nầy trong cuộc sống đầy bất công, áp bức của những bầy sâu tham nhũng
độc ác của một chế độ toàn trị chưa từng có trong lịch sử văn minh, tiến
bộ một thời gian dài làm khổ biết bao người dân lương thiện hiền hòa
của Việt Nam thân yêu chúng ta... chưa từng có trong lịch sử lâu dài của
dân tộc, đất nước chúng ta đầy gian lao đấu tranh bảo vệ giang sơn gấm
vóc. Cha ông chúng ta đã oanh liệt đấu tranh không ngừng vì độc lập tự
do cho Tổ quốc, cho tương lai của chúng ta và cho con cháu mai sau của
chúng ta được sống trong một đất nước văn minh, tiến bộ, hòa trong cuộc
sống chung trong một thế giới vì con người, cho con người, được sống TỰ
DO, BÌNH ĐẲNG, chẳng còn áp bức, bất công, sống vui, sống có ích vì cuộc
sống vô cùng tươi đẹp trong một thế giới hòa bình, vô cùng vui vẻ, hạnh
phúc, bình đẳng, tự do, bác ái, đầy tình người, tình đồng loại, trong
một thế giới không còn bạo lực, hận thù, chỉ có tình thương yêu giữa con
người xem nhau như người thân, bạn bè, đồng loại, đồng anh em thương
yêu nhau bằng tình người được sống trong khung cảnh của một xã hội mà
đến con trâu cũng "nghé ngọ yêu người, người yêu người yêu cuộc sống đến
muôn năm, yêu anh em yêu xã hội công bằng, yêu con người yêu cuộc sống
đến trăm năm...". Ở đó, các quyền tự do, dân chủ cơ bản mà loại người
tiến bộ trong đó có Thanh niên sinh viên học sinh đi tiên phong đang
hàng hàng lớp lớp tiến lên phía trước không ngừng nghỉ, khoan nhượng,
lùi bước trước bạo lực, áp bức, dù phải đối đầu với sống chết, tù ngục,
đánh đập, tra tấn, kể cả cái chết.
Các em thân mến,
Hoàn
cảnh các em phải sống tha phương, cầu thực, thiếu hẳn sự chăm sóc,
thương yêu, đùm bọc của gia đình, là bất hạnh biết chừng nào. Giống như
hoàn cảnh của tôi mất người mẹ thương yêu từ lúc mới lên 3 tuổi (1947)
vì bệnh lao ở vùng nước độc Tiên Phước, Quảng Nam. Tôi hiểu hoàn cảnh
các em, nhưng tất cả chúng ta phải nuốt khổ đau vào lòng để hàng hàng
lớp lớp tiến lên phía trước những chiến sĩ đang xung trận xem thường tù
đày, đánh đập, làm nhục, kể cả cái chết, để bảo vệ đất nước, giang sơn,
gấm vóc mà bao đời cha ông ta đã đấu tranh với giặc TQ xâm lược không
tiếc máu xương, không bao giờ chịu khuất phục như những chiến sĩ luôn
luôn dũng cảm xông lên phía trước để khôi phục lại giá trị con người
Việt Nam, đất nước VN oai hùng một thời làm cả bọn giặc TQ xâm lược kinh
hồn bạt vía chạy thục mạng một cách ô nhục trước bọn vua quan triều
thần TQ xâm lược với lời tuyên ngôn đanh thép của người anh hùng dân tộc
Trần Hưng Đạo: "NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ".
Các em thân mến,
Chúng
ta là những chiến sĩ noi gương tiền nhân đấu tranh không bao giờ chịu
khuất phục trước tù đày, đàn áp, làm nhục, kể cả cái chết. Chúng ta có
chết để con cháu chúng ta sống với tất cả các quyền được làm người "tử
tế", hưởng hạnh phúc của cuộc sống tươi đẹp như các trẻ em trên thế giới
đang sống một thời trẻ thơ hạnh phúc.
Các em thân mến,
Chúng
ta, nhân sĩ trí thức, những người còn tấm lòng với đất nước hãy vì
tương lai con em thương yêu của chúng ta tay trong tay chiến đấu không
bao giờ lùi bước vì phẩm giá, nhân cách, vì phẩm hạnh của một con người
tự do, tay trong tay hàng hàng lớp lớp tiến lên phía trước như những
chiến sĩ dũng lược chiến đấu vì con người, cho con người, cho các quyền
dân sinh dân chủ mà lâu nay chúng ta bị tước đoạt đánh cắp.
Chúng
ta, nhân sĩ trí thức, những người còn lương tri, hãy vì phẩm hạnh, nhân
cách của con người tự do, không phải là đàn cừu vô tri, vô giác, vô
minh, vì con người, cho con người, cho con người đầy phẩm hạnh với các
quyền dân sinh, dân chủ, vì nền độc lập dân tộc đang bị đe dọa nghiêm
trọng, hãy hàng hàng lớp lớp tiến lên phía trước, tay trong tay tiến lên
phía trước như những chiến sĩ chiến đấu không khoan nhượng, lùi bước,
bất chấp hiểm nguy đang đe dọa từng ngày từng giờ, vì con người và nhân
cách, phẩm giá con người, không phải như đàn cừu vô tri, vô giác, vô
minh, tay trong tay tiến lên không lùi bước trước cường quyền, bất chấp
tù đày, kể cả cái chết vì đất nước thiêng liêng, vì giang sơn gấm vóc mà
cha ông chúng ta đã hi sinh xương máu mới có Việt Nam ngày nay mà nền
độc lập tự do đang bị thật sự đe dọa nghiêm trọng vì tệ nạn tham nhũng,
vô trách nhiệm của nhà cầm quyền hiện nay.
HÃY
VÌ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM THÂN YÊU CỦA CHÚNG TA, HÀNG HÀNG LỚP LỚP TIẾN LÊN
PHÍA TRƯỚC TAY TRONG TAY VÌ VN THÂN YÊU CỦA CHÚNG TA MÀ TIẾN LÊN KHÔNG
LÙI BƯỚC TRƯỚC BẤT CỨ TRỞ LỰC NÀO DÙ CHO PHẢI CHỊU TÙ ĐÀY, TRA TẤN, LÀM
NHỤC, KỂ CẢ CÁI CHẾT.
CHÚNG TA SỐNG VINH VỚI ĐẦY
ĐỦ QUYỀN SỐNG CON NGƯỜI ĐẦY PHẨM GIÁ VỚI DŨNG KHÍ NHƯ NHỮNG CHIẾN SĨ VÌ
ĐẤT NƯỚC VIÊT NAM THÂN YÊU CỦA CHÚNG TA...
HÃY TAY TRONG TAY HÀNG HÀNG LỚP LỚP TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC...
LÊ HIẾU ĐẰNG
Công dân Quận 10, Sài Gòn
Ngày 12- 12- 2013
Mặt sau của trang 1:
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 09:31
nguồn:http://boxitvn.blogspot.com/2013/12/thu-gui-thanh-nien-hoc-sinh-sinh-vien.html
======================================================================
CHIA ĐAU CÙNG BÁC LÊ HIẾU ĐẰNG
CHIA ĐAU CÙNG BÁC LÊ HIẾU ĐẰNG
Hà Sĩ Phu
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 00:57– Bác biết chăng: Xã hội cũng ung thư, xương đã thấu xương, “ác bệnh” tung hoành đau một nước!
– Tôi nghĩ vậy: Giang sơn cần cấp cứu, máu nên truyền máu, “lương tri” hội chẩn cứu muôn nhà!
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
nguồn:http://boxitvn.blogspot.com/2013/12/chia-au-cung-bac-le-hieu-ang.html
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001