Posted by basamnews on 03/08/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Thứ hai, ngày 30/7/2012
TTXVN (Bắc Kinh 27/7)
Tạp chí“Tuần tin tức Trung Quốc’’ so ra ngày 23/7/2012 cho rằng trước tình hình quan hệ với các nước xung quanh ngày càng căng thẳng do Mỹ trở lại chân Á gây nên, Trung Quốc cần có biện pháp đối phó như thế nào, đó là vấn đề khó khăn mà Chính phủ Trung Quốc phải trực tiếp đốimặt. Nhưng xét tình hình hiện nay thì ngoại giao vẫn có không gian, kinh tế là lá bài quan trọng nhất, quân sự chỉ là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng. Bài trong tạp chí nói trên phân tích về vấn đề này như sau:
Tại buổi họp báo thường lệ ngày 13/7, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã đề cập đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp lợi ích biển với các nước xung quanh. Philíppin có kế hoạch sẽ tổ chức đấu thầu ba lô dầu khí ở Nam Hải (Biển Đông) vào cuối tháng 7, Nhật Bản gây khó khăn cho tàu ngư chính của Trung Quốc tuần tra ở vùng biển thuộc đảo Điếu Ngư (Senkaku) liền trong hai ngày, Ấn Độ cũng loan tin đang tăng cường bố trí quân sự ở khu vực biên giới Ấn Độ – Trung Quốc. Trong cùng thời gian, tình hình xung quanh Trung Quốc đầy không khí căng thẳng sẵn sàng xảy ra đụng độ bất cứ lúc nào.
I- Tình hình xung quanh Trung Quốc thay đổi ly kỳ
Tờ “Russia Herald” của Nga ngày 12/7 đưa tin tàu quân sự của Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu tập kết ở khu vực tranh chấp. Vào cuối tháng 6, Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC thông báo cho đấu thầu 9 lô dầu khí ớ Nam Hải, Việt Nam liền tuyên bố những lô dầu đó nằm trong khu vực thềm lục địa kéo dài của Việt Nam. Trước đó, lần đầu tiên Không quân Việt Nam đã đưa máy bay chiến đấu SU-27 đến quần đảo Nam Sa để thi hành cái gọi là nhiệm vụ “tuần tra trinh sát”. Ngày 21/6 Quốc hội Việt Nam thông qua cái gọi là “Luật biển”, ngang nhiên đưa Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) vào lãnh thổ của Việt Nam.
Từ tháng Tư giữa Philíppin và Trung Quốc xảy ra sự kiện đối đầu tàu giữa các tàu của hai nước ở vùng biển thuộc đảo Hoàng Nham (Scarborough), đến nay vẫn chưa kết thúc, trong Hội nghị ngoại trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN vừa kết thúc, Philíppin đã làm ầm ĩ về vấn đề này. Từ khi xảy ra sự kiện đối đầu ở đảo Hoàng Nham đến nay, hải quân Philíppin còn dùng pháo bắn tan các tiêu chí chủ quyền của Trung Quốc ở bãi cạn Cattle wheel reef, và bãi Reed Tablemount.
Đứng trước thách thức quân sự của Philíppin và Việt Nam, ngày 28/6 Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố quân đội Trung Quốc đã xây dựng quy chế tuần tra sẵn sàng chiến đấu bình thường ở vùng biển do Trung Quốc quản lý, rằng quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng hành động tương ứng theo quy định hữu quan trước nguy cơ lợi ích an ninh quốc gia bị nguy hại.
Sóng gió ở Nam Hải nổi lên, Đông Hải (Biển Hoa Đông) cũng không bình lặng. Sau khi Thị trưởng Tôkyô Shintaro Ishihara tuyên bố “mua đảo”, ngày 7/7 Chính phủ Nhật Bản lại tuyên bố ý định sẽ “quốc hữu hóa” đảo Điếu Ngư. Thế lực cánh hữu Nhật Bản thậm chí còn làm xôn xao về việc huy động đội tự vệ đến đóng thường trực trên đảo Điếu Ngư. Hãng Bình luận Trung Quốc ở Hồng Công cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản đã đặt bài ngửa một cách toàn diện trong cách tiếp cận vấn đề quần đảo Điếu Ngư.
Bắt đầu từ ngày 10/7 Hạm đội Đông Hải của Quân giải phóng nhân dân Trung Ọuốc đã tổ chức diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn trong 6 ngày ở vùng biển Đông Hải phía Đông Chu Sơn thuộc tỉnh Chiết Giang. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuy nhấn mạnh diễn tập lần này chỉ là công tác huấn luyện thường kỳ nhưng dư luận Nhật Bản vẫn cho rằng diễn tập là tín hiệu cảnh cáo Nhật Bản.
Từ ngày đến 12, tàu ngư chính Trung Quốc đi vào vùng biển trong phạm vi 12 hải lý thuộc đảo Điếu Ngư, Nhật Bản đã hai lần triệu kiến đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản đến để phản đối, đồng thời còn triệu hồi đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc tạm thời về nước để báo cáo tình hình vấn đề đảo Điếu Ngư. Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba tuy phủ nhận việc triệu hồi đại sứ về nước là đẻ phản đối Trung Quốc, nhưng theo thông lệ ngoại giao như vậy thì việc đại sứ tạm thời về nước đều được coi là phản đối.
Giáo sư Tôn Triết thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Đại học Thanh Hoa cho biết: “Xét tình hình hiện nay, tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước liên quan về đảo Điếu Ngư và Nam Hải có khả năng phát triển thành xung đột quân sự. Trong hoàn cảnh xấu nhất, thậm chí có thế xảy ra chiến tranh đồng thời với ba nước Nhật Bản, Việt Nam và Philíppin”.
Ấn Độ là nước có tranh chấp biên giới trên bộ với Trung Quốc cũng không ngồi yên “Thời báo châu Á” ở Hồng Công ngày 12/7 tiết lộ ngoài việc mơ tuyến đường bộ mới và cải tạo, mở rộng căn cứ không quân ở khu vực biên giới, Ấn Độ còn có kế hoạch bố trí thêm 100 nghìn quân ở dọc Tuyến kiểm soát thực tế với Trung Quốc, đồng thời bố trí tên lửa hành trình Brahmos” có tầm bắn 300 km ở đoạn tranh chấp phía Đông. Ngoài ra, Ấn Độ gần đây còn thư thành công tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ‘Agni -5″, phần lớn các thành phố lớn của Trung Quốc đều nằm trong tầm bắn 500 km của loại tên lửa này, Nghiên cứu viên, chuyên gia về vấn đề Nam Á thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, Giáo sư Phó Tiểu Cường cho biết “những năm gần đây Ấn Độ đã tăng cường bố trí quân sự ở khu vực biên giới Ấn-Trung, nhất là đoạn biên giới phía Đông, tăng cường kiểm soát thực tế đối với khu vực tranh chấp, nhằm mục đích nâng cao vị thế của mình trong đàm phán với Trung Quốc”.
II- Các nước liên quan cùng mở rộng quân bị
Hiện nay Ấn Độ đang coi Trung Quốc là “kẻ thù giả tưởng” để đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội Ấn Độ hiện đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Trong một số năm tới đây, Ấn Độ sẽ lần lượt mua 126 chiếc máy bay chiến đấu “Rafale” của Pháp, hơn 200 máy bay chiến đấu thế hệ thư 5 của Nga, đồng thời còn có kế hoạch trang bị ba tàu sân bay trong vòng 10 năm.
Nhật Bản, Việt Nam, Philíppin cũng có nhiều động thái quân sự dồn dặp. Dư luận cho rằng các nước xung quanh Trung Quốc đang dấy lên một cuộc chạy đua quân bị.
Ngoài việc bổ sung thêm tàu khu trục và tàu ngầm, Nhật Bản còn liên tục tăng cường lực lượng quân sự ở các đảo phía Tây Nam như Okinavva, tăng cường lực lượng tác chiến ở các đảo. Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện đã bắt đầu nghiên cứu bố trí lực lượng cơ động có thể phản ứng ngay từ đầu khi có sự việc xảy ra tại đảo Ishigaki. Ishigaki lại chính là nơi ở gần đảo Điếu Ngư nhất.
Việt Nam cũng đang gấp rút mua hệ thống vũ khí sử dụng trong tác chiến trên biển. Việt Nam đã trở thành nước mua vũ khí lớn thứ hai của Nga. Những năm gần đây Việt Nam đã mua của Nga hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm bờ biển, máy bay chiến đấu SU-30, tàu tuần tra, tàu hộ vệ. Dự tính từ năm 2014, Việt Nam sẽ tiếp nhận 6 chiếc tàu ngầm thông thường lớp “KILO” do Nga sản xuất. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã mua hệ thống rađa tiên tiến của Bêlarút.
Ngay cả Philíppin là nước có trình độ hiện đại hóa quân sự cực thấp cũng đang tạo ra “khả năng quốc phòng đáng tin cậy ở mức thấp nhất . Philíppin hiện đã mua hai chiếc tàu tuần tra Hamilton hết hạn sử dụng của Mỹ, từ đó sẽ xây dựng thành nòng cốt của lực lượng hải quân. Philíppin còn có kế hoạch chi gần 1 tỉ USD để mua máy bay mới và rađa mới.
Giữa các nước có mắc mớ với Trung Quốc cũng đang “cổ vũ hỗ trợ nhau”. Ngày 14/7 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã cam kết cung cấp cho Philíppin 10 chiếc tàu tuần tra để nâng cao khả năng “phòng vệ lãnh thồ” của Philíppin ở Nam Hải. Ấn Độ cũng bất chấp sự phản đối cua Trung Quốc, cố tình liên kết với Việt Nam khai thác nguồn dầu khí ở Nam Hải. Nhật Bản còn giúp Việt Nam huấn luyện kỹ thuật tàu ngầm và lực lượng quân sự dưới nước.
III- Mỹ trở lại khuấy đảo châu Á
Các nhà phân tích cho rằng tình hình căng thẳng xung quanh Trung Quốc hiện nay không chỉ do tranh chấp lãnh thổ, mà còn liên quan đến quá trình Trung Quốc trỗi dậy và Mỹ có ý đồ kiềm chế, làm chậm lại bước tiến của Trung Quốc. Vào đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã lớn tiếng tuyên bố cho đến trước năm 2020 Mỹ sẽ bố trí 60% lực lượng tàu chiến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ con điều động lực lượng lính thủy đánh bộ đến đóng ở bờ biển phía Bắc của Ôxtrâylia. Ngoài ra Mỹ còn có thể trở lại một số căn cứ trong lãnh thổ các nước Philíppin, Thái Lan và Việt Nam.
Theo học giả Dư Vạn Lý thuộc Hội đồng học thuật, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, Đại học Thanh Hoa, Mỹ trở lại châu Á một mặt nhằm đáp chuyến xe hợp tác và phát triển kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; mặt khác cũng nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát và giữ được ảnh hưởng của Mỹ trong các công việc ở khu vực này. Để tăng cường khả năng kiểm soát các công việc của khu vực, Mỹ đang lợi dụng mâu thuẫn về ranh giới biển giữa Trung Quốc với các nước xung quanh để có được ưu thế chiến lược”.
Trước xu thế Trung Quốc trỗi dậy về kinh tế và nâng cao sức mạnh quân sự, các nước xung quanh Trung Quốc ngày càng cảm thấy bất an, và ngày càng; có tâm lý “dựa vào Trung Quốc về kinh tế và dựa vào Mỹ về an ninh”. Phó Tiểu Cường cho rằng các nước này hy vọng có được cảm giác an ninh từ Mỹ, đồng thời muốn lồi kéo Mỹ vào để có được nhiều thuận lợi hơn trong tranh chấp với Trung Quốc.
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại, Đại học Thanh Hoa Lưu Giang Vĩnh cho rằng sở dĩ Shintaro Ishihara tung ra “luận điệu mua đảo”, một trong những nguyên nhân là một số năm gần đây Mỹ nhiều lần cho biết bảo vệ đảo Điếu Ngư là phù hợp với Điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, cụ thể quy định “bất cứ bên nào bị tấn công vũ lực trong lãnh thổ do Nhật Bản kiểm soát, sẽ chiểu theo quy định và thủ tục trong hiến pháp để áp dụng hành động đối phó với nguy hiểm chung.
Lưu Giang Vĩnh cho biết: “Gần đây Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton và các quan chức cấp cao khác của Mỹ lại nhấn mạnh bảo vệ đảo Điếu Ngư là phù hợp với Điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật; Đó là sự can thiệp nghiêm trọng đối vói chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, cũng là nhân tố quốc tế chủ yếu khiến Nhật Bản tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc.
Trong vấn đề Nam Hải, Mỹ cũng là người khuấy loạn tình hình từ phía sau. Trong quá trình tranh chấp với Trung Quốc, Philíppin nhiều lần nhắc đến Hiệp ước phòng thủ chung mà Philíppin đã ký với Mỹ vào năm 1951 hai nước còn nhiều lần tổ chức diễn tập quân sự để thể hiện mối quan hệ đồng minh giữa hai nước. Là kẻ thù không đội trời chung trước đây, gần hai năm trở lại đây quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam cũng đã bắt đầu ấm nóng trở lại, không những đã tổ chức diễn tập quân sự chung mà phía Mỹ còn cam kết xem xét khả năng hủy bỏ hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam.
IV- Vẫn có cơ hội và không gian cho ngoại giao
Mỹ tuy thọc tay nhiều vào mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước hữu quan về ranh giới trên biển, nhưng đối với vấn đề thuộc về chủ quyền ở đảo Điếu Ngư và các đảo ở Nam Hải, Mỹ đã nhiều lần cho biết không áp dụng lập trường kiên định dứt khoát, mà trông chờ vấn đề được giải quyết bằng phương thức hòa bình giữa các nước. Học giả Tôn Triết từ đó cho rằng Mỹ vẫn tương đối thận trọng, Trung Quốc cần nắm bắt mặt tốt mà Mỹ đã từng bày tỏ với Trung Quốc, lợi dụng các kênh như cơ chế thảo luận bàn bạc các công việc ở châu Á – Thái Bình Dương để làm công tác với Mỹ.
Ngày 12/7, trong buổi gặp Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton tại Phnôm Pênh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tỏ ý hy vọng Mỹ tôn trọng lợi ích và những quan tầm của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bà Clinton hồi đáp lại rằng Mỹ sẵn sàng xây dựng mối quan hệ Mỹ – Trung mang tính xây dựng, hai bên tăng cường hợp tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ phát đi tín hiệu tích cực đối với bên ngoài.
Trước tình hình xung quanh ngày càng phức tạp, Trung Quốc tuy vẫn giữ được đầy đủ lòng kiên trì nhưng đòi hỏi trong nước yêu cầu chính phủ phải áp dụng lập trường cứng rắn đang tăng lên.
Trong vấn đề về đảo Điếu Ngư, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/7 khẳng định rõ “Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp cần thiết, kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở đảo Điếu Ngư và các đảo phụ cận thuộc đảo Điếu Ngư”, đồng thời cho biết “quyết không cho phép” Nhật Bản có bất cứ hành động đơn phương nào. Nếu Chính phủ Nhật Bản cố ý hành động đơn phương trong vấn đề đảo Điếu Ngư, tin chắc rằng Trung Quốc sẽ phải áp dụng biện pháp đáp trả vượt ra khỏi khuôn khổ phản đối miệng hoặc biện pháp ngoại giao.
Trả lời phỏng vấn của “Tuần tin tức Trung Quốc”, Lưu Giang Vĩnh cho biết vấn đề đảo Điếu Ngư không thể giải quyết được một cách triệt để và căn bản trong thời gian ngắn, đồng thời cho rằng nguy cơ tranh chấp đảo Điếu Ngư bị quân sự hóa không phải không tồn tại. Nhưng xét tình hình hiện nay, cho thấy ngôn luận về việc đưa đội tự vệ đóng trên đảo Điếu Ngư đến từ thế lực cánh hữu và các nhân vật thuộc phái diều hâu trong Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hiện nay xu hướng này vẫn chưa có khả năng hiện thực.
Trong vấn đề Nam Hải, các ngành hải giám và ngư chính Trung Quốc đã gia tăng mức độ tuần tra chấp pháp, biên đội tàu đánh bắt gồm 30 chiếc tàu cá ngày 15/7 đã đến tác nghiệp ở khu vực gần bãi Vĩnh Thử. Ngoài ra, Trung Quốc còn thành lập thành phố Tam Sa tăng cường quản lý tăng cường khai thác dầu khí và công khai kêu gọi bên ngoài tham gia đấu thầu, tuyên bố xấy dựng quy chế tuần tra sẵn sàng chiến đấu ở trạng thái bình thường.
Tôn Triết cho rằng Trung Quốc tuy phải làm tốt công tác chuẩn bị chiến tranh nhưng vẫn phải mưu cầu, theo đuổi hòa bình ở mức độ tối đa biện pháp cần phải đa dạng hơn. Ngoại giao Trung Quốc cần lựa chọn thời cơ thích hợp để xuất kích, triển khai ngoại giao con thoi với mật độ dày. Cuối cùng thông qua đàm phán mới là biện pháp giải quyết cuối cùng. Cho dù Philíppin hay Việt Nam lôi kéo bên ngoài vào đàm phán đa phương với Trung Quốc, dù có Mỹ tham gia Trung Quốc cũng không nên sợ.
Ngoài ra, có chuyên gia kiên nghị xét xu hướng kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản, Ấn Độ và các nước ASEAN với Trung Quốc đang mỗi ngày một tăng, ngày càng không tách khỏi thị trường lớn Trung Quốc nhưng vào lúc thích hợp Trung Quốc cũng có thể xem xét biện pháp kinh tế trong tranh chấp lãnh thổ./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/03/1181-trung-quoc-van-co-khong-gian-ngoai-giao-cho-giai-quyet-tranh-chap-khu-vuc/#more-70473
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
TRUNG QUỐC: VẪN CÓ KHÔNG GIAN NGOẠI GIAO CHO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHU VỰC
Tài liệu Tham khảo đặc biệtThứ hai, ngày 30/7/2012
TTXVN (Bắc Kinh 27/7)
Tạp chí“Tuần tin tức Trung Quốc’’ so ra ngày 23/7/2012 cho rằng trước tình hình quan hệ với các nước xung quanh ngày càng căng thẳng do Mỹ trở lại chân Á gây nên, Trung Quốc cần có biện pháp đối phó như thế nào, đó là vấn đề khó khăn mà Chính phủ Trung Quốc phải trực tiếp đốimặt. Nhưng xét tình hình hiện nay thì ngoại giao vẫn có không gian, kinh tế là lá bài quan trọng nhất, quân sự chỉ là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng. Bài trong tạp chí nói trên phân tích về vấn đề này như sau:
Tại buổi họp báo thường lệ ngày 13/7, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã đề cập đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp lợi ích biển với các nước xung quanh. Philíppin có kế hoạch sẽ tổ chức đấu thầu ba lô dầu khí ở Nam Hải (Biển Đông) vào cuối tháng 7, Nhật Bản gây khó khăn cho tàu ngư chính của Trung Quốc tuần tra ở vùng biển thuộc đảo Điếu Ngư (Senkaku) liền trong hai ngày, Ấn Độ cũng loan tin đang tăng cường bố trí quân sự ở khu vực biên giới Ấn Độ – Trung Quốc. Trong cùng thời gian, tình hình xung quanh Trung Quốc đầy không khí căng thẳng sẵn sàng xảy ra đụng độ bất cứ lúc nào.
I- Tình hình xung quanh Trung Quốc thay đổi ly kỳ
Tờ “Russia Herald” của Nga ngày 12/7 đưa tin tàu quân sự của Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu tập kết ở khu vực tranh chấp. Vào cuối tháng 6, Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC thông báo cho đấu thầu 9 lô dầu khí ớ Nam Hải, Việt Nam liền tuyên bố những lô dầu đó nằm trong khu vực thềm lục địa kéo dài của Việt Nam. Trước đó, lần đầu tiên Không quân Việt Nam đã đưa máy bay chiến đấu SU-27 đến quần đảo Nam Sa để thi hành cái gọi là nhiệm vụ “tuần tra trinh sát”. Ngày 21/6 Quốc hội Việt Nam thông qua cái gọi là “Luật biển”, ngang nhiên đưa Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) vào lãnh thổ của Việt Nam.
Từ tháng Tư giữa Philíppin và Trung Quốc xảy ra sự kiện đối đầu tàu giữa các tàu của hai nước ở vùng biển thuộc đảo Hoàng Nham (Scarborough), đến nay vẫn chưa kết thúc, trong Hội nghị ngoại trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN vừa kết thúc, Philíppin đã làm ầm ĩ về vấn đề này. Từ khi xảy ra sự kiện đối đầu ở đảo Hoàng Nham đến nay, hải quân Philíppin còn dùng pháo bắn tan các tiêu chí chủ quyền của Trung Quốc ở bãi cạn Cattle wheel reef, và bãi Reed Tablemount.
Đứng trước thách thức quân sự của Philíppin và Việt Nam, ngày 28/6 Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố quân đội Trung Quốc đã xây dựng quy chế tuần tra sẵn sàng chiến đấu bình thường ở vùng biển do Trung Quốc quản lý, rằng quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng hành động tương ứng theo quy định hữu quan trước nguy cơ lợi ích an ninh quốc gia bị nguy hại.
Sóng gió ở Nam Hải nổi lên, Đông Hải (Biển Hoa Đông) cũng không bình lặng. Sau khi Thị trưởng Tôkyô Shintaro Ishihara tuyên bố “mua đảo”, ngày 7/7 Chính phủ Nhật Bản lại tuyên bố ý định sẽ “quốc hữu hóa” đảo Điếu Ngư. Thế lực cánh hữu Nhật Bản thậm chí còn làm xôn xao về việc huy động đội tự vệ đến đóng thường trực trên đảo Điếu Ngư. Hãng Bình luận Trung Quốc ở Hồng Công cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản đã đặt bài ngửa một cách toàn diện trong cách tiếp cận vấn đề quần đảo Điếu Ngư.
Bắt đầu từ ngày 10/7 Hạm đội Đông Hải của Quân giải phóng nhân dân Trung Ọuốc đã tổ chức diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn trong 6 ngày ở vùng biển Đông Hải phía Đông Chu Sơn thuộc tỉnh Chiết Giang. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuy nhấn mạnh diễn tập lần này chỉ là công tác huấn luyện thường kỳ nhưng dư luận Nhật Bản vẫn cho rằng diễn tập là tín hiệu cảnh cáo Nhật Bản.
Từ ngày đến 12, tàu ngư chính Trung Quốc đi vào vùng biển trong phạm vi 12 hải lý thuộc đảo Điếu Ngư, Nhật Bản đã hai lần triệu kiến đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản đến để phản đối, đồng thời còn triệu hồi đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc tạm thời về nước để báo cáo tình hình vấn đề đảo Điếu Ngư. Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba tuy phủ nhận việc triệu hồi đại sứ về nước là đẻ phản đối Trung Quốc, nhưng theo thông lệ ngoại giao như vậy thì việc đại sứ tạm thời về nước đều được coi là phản đối.
Giáo sư Tôn Triết thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Đại học Thanh Hoa cho biết: “Xét tình hình hiện nay, tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước liên quan về đảo Điếu Ngư và Nam Hải có khả năng phát triển thành xung đột quân sự. Trong hoàn cảnh xấu nhất, thậm chí có thế xảy ra chiến tranh đồng thời với ba nước Nhật Bản, Việt Nam và Philíppin”.
Ấn Độ là nước có tranh chấp biên giới trên bộ với Trung Quốc cũng không ngồi yên “Thời báo châu Á” ở Hồng Công ngày 12/7 tiết lộ ngoài việc mơ tuyến đường bộ mới và cải tạo, mở rộng căn cứ không quân ở khu vực biên giới, Ấn Độ còn có kế hoạch bố trí thêm 100 nghìn quân ở dọc Tuyến kiểm soát thực tế với Trung Quốc, đồng thời bố trí tên lửa hành trình Brahmos” có tầm bắn 300 km ở đoạn tranh chấp phía Đông. Ngoài ra, Ấn Độ gần đây còn thư thành công tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ‘Agni -5″, phần lớn các thành phố lớn của Trung Quốc đều nằm trong tầm bắn 500 km của loại tên lửa này, Nghiên cứu viên, chuyên gia về vấn đề Nam Á thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, Giáo sư Phó Tiểu Cường cho biết “những năm gần đây Ấn Độ đã tăng cường bố trí quân sự ở khu vực biên giới Ấn-Trung, nhất là đoạn biên giới phía Đông, tăng cường kiểm soát thực tế đối với khu vực tranh chấp, nhằm mục đích nâng cao vị thế của mình trong đàm phán với Trung Quốc”.
II- Các nước liên quan cùng mở rộng quân bị
Hiện nay Ấn Độ đang coi Trung Quốc là “kẻ thù giả tưởng” để đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội Ấn Độ hiện đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Trong một số năm tới đây, Ấn Độ sẽ lần lượt mua 126 chiếc máy bay chiến đấu “Rafale” của Pháp, hơn 200 máy bay chiến đấu thế hệ thư 5 của Nga, đồng thời còn có kế hoạch trang bị ba tàu sân bay trong vòng 10 năm.
Nhật Bản, Việt Nam, Philíppin cũng có nhiều động thái quân sự dồn dặp. Dư luận cho rằng các nước xung quanh Trung Quốc đang dấy lên một cuộc chạy đua quân bị.
Ngoài việc bổ sung thêm tàu khu trục và tàu ngầm, Nhật Bản còn liên tục tăng cường lực lượng quân sự ở các đảo phía Tây Nam như Okinavva, tăng cường lực lượng tác chiến ở các đảo. Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện đã bắt đầu nghiên cứu bố trí lực lượng cơ động có thể phản ứng ngay từ đầu khi có sự việc xảy ra tại đảo Ishigaki. Ishigaki lại chính là nơi ở gần đảo Điếu Ngư nhất.
Việt Nam cũng đang gấp rút mua hệ thống vũ khí sử dụng trong tác chiến trên biển. Việt Nam đã trở thành nước mua vũ khí lớn thứ hai của Nga. Những năm gần đây Việt Nam đã mua của Nga hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm bờ biển, máy bay chiến đấu SU-30, tàu tuần tra, tàu hộ vệ. Dự tính từ năm 2014, Việt Nam sẽ tiếp nhận 6 chiếc tàu ngầm thông thường lớp “KILO” do Nga sản xuất. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã mua hệ thống rađa tiên tiến của Bêlarút.
Ngay cả Philíppin là nước có trình độ hiện đại hóa quân sự cực thấp cũng đang tạo ra “khả năng quốc phòng đáng tin cậy ở mức thấp nhất . Philíppin hiện đã mua hai chiếc tàu tuần tra Hamilton hết hạn sử dụng của Mỹ, từ đó sẽ xây dựng thành nòng cốt của lực lượng hải quân. Philíppin còn có kế hoạch chi gần 1 tỉ USD để mua máy bay mới và rađa mới.
Giữa các nước có mắc mớ với Trung Quốc cũng đang “cổ vũ hỗ trợ nhau”. Ngày 14/7 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã cam kết cung cấp cho Philíppin 10 chiếc tàu tuần tra để nâng cao khả năng “phòng vệ lãnh thồ” của Philíppin ở Nam Hải. Ấn Độ cũng bất chấp sự phản đối cua Trung Quốc, cố tình liên kết với Việt Nam khai thác nguồn dầu khí ở Nam Hải. Nhật Bản còn giúp Việt Nam huấn luyện kỹ thuật tàu ngầm và lực lượng quân sự dưới nước.
III- Mỹ trở lại khuấy đảo châu Á
Các nhà phân tích cho rằng tình hình căng thẳng xung quanh Trung Quốc hiện nay không chỉ do tranh chấp lãnh thổ, mà còn liên quan đến quá trình Trung Quốc trỗi dậy và Mỹ có ý đồ kiềm chế, làm chậm lại bước tiến của Trung Quốc. Vào đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã lớn tiếng tuyên bố cho đến trước năm 2020 Mỹ sẽ bố trí 60% lực lượng tàu chiến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ con điều động lực lượng lính thủy đánh bộ đến đóng ở bờ biển phía Bắc của Ôxtrâylia. Ngoài ra Mỹ còn có thể trở lại một số căn cứ trong lãnh thổ các nước Philíppin, Thái Lan và Việt Nam.
Theo học giả Dư Vạn Lý thuộc Hội đồng học thuật, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, Đại học Thanh Hoa, Mỹ trở lại châu Á một mặt nhằm đáp chuyến xe hợp tác và phát triển kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; mặt khác cũng nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát và giữ được ảnh hưởng của Mỹ trong các công việc ở khu vực này. Để tăng cường khả năng kiểm soát các công việc của khu vực, Mỹ đang lợi dụng mâu thuẫn về ranh giới biển giữa Trung Quốc với các nước xung quanh để có được ưu thế chiến lược”.
Trước xu thế Trung Quốc trỗi dậy về kinh tế và nâng cao sức mạnh quân sự, các nước xung quanh Trung Quốc ngày càng cảm thấy bất an, và ngày càng; có tâm lý “dựa vào Trung Quốc về kinh tế và dựa vào Mỹ về an ninh”. Phó Tiểu Cường cho rằng các nước này hy vọng có được cảm giác an ninh từ Mỹ, đồng thời muốn lồi kéo Mỹ vào để có được nhiều thuận lợi hơn trong tranh chấp với Trung Quốc.
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại, Đại học Thanh Hoa Lưu Giang Vĩnh cho rằng sở dĩ Shintaro Ishihara tung ra “luận điệu mua đảo”, một trong những nguyên nhân là một số năm gần đây Mỹ nhiều lần cho biết bảo vệ đảo Điếu Ngư là phù hợp với Điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, cụ thể quy định “bất cứ bên nào bị tấn công vũ lực trong lãnh thổ do Nhật Bản kiểm soát, sẽ chiểu theo quy định và thủ tục trong hiến pháp để áp dụng hành động đối phó với nguy hiểm chung.
Lưu Giang Vĩnh cho biết: “Gần đây Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton và các quan chức cấp cao khác của Mỹ lại nhấn mạnh bảo vệ đảo Điếu Ngư là phù hợp với Điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật; Đó là sự can thiệp nghiêm trọng đối vói chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, cũng là nhân tố quốc tế chủ yếu khiến Nhật Bản tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc.
Trong vấn đề Nam Hải, Mỹ cũng là người khuấy loạn tình hình từ phía sau. Trong quá trình tranh chấp với Trung Quốc, Philíppin nhiều lần nhắc đến Hiệp ước phòng thủ chung mà Philíppin đã ký với Mỹ vào năm 1951 hai nước còn nhiều lần tổ chức diễn tập quân sự để thể hiện mối quan hệ đồng minh giữa hai nước. Là kẻ thù không đội trời chung trước đây, gần hai năm trở lại đây quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam cũng đã bắt đầu ấm nóng trở lại, không những đã tổ chức diễn tập quân sự chung mà phía Mỹ còn cam kết xem xét khả năng hủy bỏ hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam.
IV- Vẫn có cơ hội và không gian cho ngoại giao
Mỹ tuy thọc tay nhiều vào mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước hữu quan về ranh giới trên biển, nhưng đối với vấn đề thuộc về chủ quyền ở đảo Điếu Ngư và các đảo ở Nam Hải, Mỹ đã nhiều lần cho biết không áp dụng lập trường kiên định dứt khoát, mà trông chờ vấn đề được giải quyết bằng phương thức hòa bình giữa các nước. Học giả Tôn Triết từ đó cho rằng Mỹ vẫn tương đối thận trọng, Trung Quốc cần nắm bắt mặt tốt mà Mỹ đã từng bày tỏ với Trung Quốc, lợi dụng các kênh như cơ chế thảo luận bàn bạc các công việc ở châu Á – Thái Bình Dương để làm công tác với Mỹ.
Ngày 12/7, trong buổi gặp Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton tại Phnôm Pênh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tỏ ý hy vọng Mỹ tôn trọng lợi ích và những quan tầm của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bà Clinton hồi đáp lại rằng Mỹ sẵn sàng xây dựng mối quan hệ Mỹ – Trung mang tính xây dựng, hai bên tăng cường hợp tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ phát đi tín hiệu tích cực đối với bên ngoài.
Trước tình hình xung quanh ngày càng phức tạp, Trung Quốc tuy vẫn giữ được đầy đủ lòng kiên trì nhưng đòi hỏi trong nước yêu cầu chính phủ phải áp dụng lập trường cứng rắn đang tăng lên.
Trong vấn đề về đảo Điếu Ngư, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/7 khẳng định rõ “Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp cần thiết, kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở đảo Điếu Ngư và các đảo phụ cận thuộc đảo Điếu Ngư”, đồng thời cho biết “quyết không cho phép” Nhật Bản có bất cứ hành động đơn phương nào. Nếu Chính phủ Nhật Bản cố ý hành động đơn phương trong vấn đề đảo Điếu Ngư, tin chắc rằng Trung Quốc sẽ phải áp dụng biện pháp đáp trả vượt ra khỏi khuôn khổ phản đối miệng hoặc biện pháp ngoại giao.
Trả lời phỏng vấn của “Tuần tin tức Trung Quốc”, Lưu Giang Vĩnh cho biết vấn đề đảo Điếu Ngư không thể giải quyết được một cách triệt để và căn bản trong thời gian ngắn, đồng thời cho rằng nguy cơ tranh chấp đảo Điếu Ngư bị quân sự hóa không phải không tồn tại. Nhưng xét tình hình hiện nay, cho thấy ngôn luận về việc đưa đội tự vệ đóng trên đảo Điếu Ngư đến từ thế lực cánh hữu và các nhân vật thuộc phái diều hâu trong Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hiện nay xu hướng này vẫn chưa có khả năng hiện thực.
Trong vấn đề Nam Hải, các ngành hải giám và ngư chính Trung Quốc đã gia tăng mức độ tuần tra chấp pháp, biên đội tàu đánh bắt gồm 30 chiếc tàu cá ngày 15/7 đã đến tác nghiệp ở khu vực gần bãi Vĩnh Thử. Ngoài ra, Trung Quốc còn thành lập thành phố Tam Sa tăng cường quản lý tăng cường khai thác dầu khí và công khai kêu gọi bên ngoài tham gia đấu thầu, tuyên bố xấy dựng quy chế tuần tra sẵn sàng chiến đấu ở trạng thái bình thường.
Tôn Triết cho rằng Trung Quốc tuy phải làm tốt công tác chuẩn bị chiến tranh nhưng vẫn phải mưu cầu, theo đuổi hòa bình ở mức độ tối đa biện pháp cần phải đa dạng hơn. Ngoại giao Trung Quốc cần lựa chọn thời cơ thích hợp để xuất kích, triển khai ngoại giao con thoi với mật độ dày. Cuối cùng thông qua đàm phán mới là biện pháp giải quyết cuối cùng. Cho dù Philíppin hay Việt Nam lôi kéo bên ngoài vào đàm phán đa phương với Trung Quốc, dù có Mỹ tham gia Trung Quốc cũng không nên sợ.
Ngoài ra, có chuyên gia kiên nghị xét xu hướng kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản, Ấn Độ và các nước ASEAN với Trung Quốc đang mỗi ngày một tăng, ngày càng không tách khỏi thị trường lớn Trung Quốc nhưng vào lúc thích hợp Trung Quốc cũng có thể xem xét biện pháp kinh tế trong tranh chấp lãnh thổ./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/03/1181-trung-quoc-van-co-khong-gian-ngoai-giao-cho-giai-quyet-tranh-chap-khu-vuc/#more-70473
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001