26/08/2012 4:42
(TNO) Neil Armstrong, phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20.7.1969, đã qua hôm 25.8.2012, thọ 82 tuổi, theo AP.
Gia đình ông không cho biết nơi ông qua đời, Neil Armstrong sống ở ngoại ô Cincinnati, Mỹ.
Armstrong chỉ huy tàu vũ trụ Apollo 11 hạ cánh xuống mặt trăng vào ngày 20.7.1969.
"Đây là một bước đi nhỏ của con người, một bước nhảy vọt của nhân loại", Armstrong mô tả sự kiện khi con người đặt chân lên mặt trăng.
Neil Armstrong sinh ngày 5.8.1930. Sinh trưởng và lớn lên ở tiểu bang Ohio. Armstrong bắt đầu bay cùng với cha khi mới 6 tuổi.
H.Đ
nguồn:http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/www.thanhnien.com.vn/Nguoi-dau-tien-dat-chan-len-Mat-Trang-Neil-Armstrong-qua-doi/9188828.epi
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Neil Armstrong: Một bước nhảy vọt của nhân loại
Khi con người lần đầu tiên tìm thấy lửa, không có ai ghi lại chuyện này. Khi anh em nhà Wright chứng tỏ con người có thể bay, chỉ có một nhóm người chứng kiến. Song, khi Neil Armstrong thực hiện “bước đi nhỏ” đầu tiên trên mặt trăng vào năm 1969, cả thế giới đã theo dõi sự kiện xảy ra cách đó gần nửa triệu km.
Họ đã chứng kiến một “bước nhảy vọt của nhân loại”.
Dù hơn một nửa dân số thế giới hiện tại không còn có mặt lúc bấy giờ, đó vẫn là một sự kiện thay đổi và mở rộng thế giới.
Ông John Logsdon, giáo sư danh dự thuộc đại học George Washington, nói với AP: “Đó là một thành tựu sẽ được nhớ đến mãi mãi”.
Đó là sự kiện truyền thông đại chúng toàn cầu đầu tiên, theo ông Logsdon. Có khoảng 600 triệu người, 1/5 dân số thế giới vào lúc đó, đã theo dõi sự kiện qua màn hình TV đen trắng.
Giám đốc Viện Vũ trụ Smithsonian Roger Launius nhận xét: “Hàng trăm năm sau, khi con người nhìn lại, có hai sự kiện lịch sử sẽ được nhớ mãi trong thế kỷ 20 là vụ hạ cánh xuống mặt trăng và quả bom nguyên tử đầu tiên”.
Armstrong, người qua đời ở tuổi 82
vào hôm 25.8, đã thực hiện chuyến hành trình huyền thoại cùng với Edwin
"Buzz" Aldrin, phi công điều khiển mô đun hạ cánh có tên gọi Eagle, và
Michael Collins, phi công điều khiển mô đun chính có tên gọi Columbia.
Phi hành đoàn của Apollo 11 được chọn thực hiện sứ mệnh không phải vì họ có phẩm chất đặc biệt trong số các phi công bay thử ưu tú thuộc đoàn phi hành gia Mỹ. Đơn giản, họ được chọn chỉ vì đó là lượt của họ trên bảng phân công. Nếu một kế hoạch trước đó thành công, phi hành đoàn của Apollo 10 sẽ lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào tháng 5.1969 song những chậm trễ trong việc phát triển mô đun hạ cánh đã biến sứ mệnh này trở thành một cuộc tổng duyệt cho việc đáp xuống mặt trăng.
Một bước nhảy vọt của nhân loại
Trong sứ mệnh Apollo 11 vào tháng 7.1969, Armstrong và các đồng đội đã mất bốn ngày để du hành đến mặt trăng trong một chuyến bay đi vào lịch sử.
Cả thế giới đã theo dõi và chờ đợi mô đun Eagle tách ra từ mô đun chính và bắt đầu hạ cánh vào ngày 20.7.1969. Sau đó, Armstrong đã thông báo: “Đây là căn cứ Tranquility, Eagle đã hạ cánh”.
Khoảng 6 tiếng rưỡi sau đó, Armstrong đã trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ở tuổi 38.
Ông đã thốt lên câu nói nổi tiếng: “Đó là một bước đi nhỏ của (một) con người, một bước nhảy vọt của nhân loại” (That's one small step for (a) man, one giant leap for mankind).
Ban đầu, câu nói của Armstrong được trích dẫn không có chữ “một” song phi hành gia người Mỹ khi trở về trái đất đã khẳng định ông có nói chữ “một” trong câu nói nhưng không được nghe thấy và điều này vẫn gây tranh cãi đến tận ngày nay.
Nếu thiếu chữ “một”, câu nói sẽ không nêu bật lên được ý nghĩa so sánh giữa một hành động nhỏ của “một con người” và một thành tựu vĩ đại của cả nhân loại bởi “con người - man” và “nhân loại - mankind” có ý nghĩa tương đương.
Tuy vậy, hầu hết mọi người đều hiểu thông điệp mà Armstrong muốn truyền tải. Nó được lặp lại hết ngày này sang ngày khác và từ đó đã bước vào ngôi đền những câu nói nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Đó là một cú nhảy về lòng tự tin của nhân loại và từ đó con người có thêm một câu nói cửa miệng: "Chúng ta còn đưa người lên mặt trăng được thì sá gì chuyện này".
Vụ hạ cánh đã thấm nhuần vào nền văn hóa, xuất hiện trên phim truyện, truyền hình, âm nhạc và thậm chí cả điệu nhảy thương hiệu của Michael Jackson.
Armstrong đã ở lại trên bề mặt mặt trăng trong 2 giờ 32 phút trong
khi Aldrin, người theo sau ông, ở ít hơn 15 phút. Cả hai đã cắm một lá
cờ Mỹ, thu thập mẫu đá mặt trăng và tiến hành các cuộc thí nghiệm trước
khi trở lại phi thuyền chính.
Armstrong và Aldrin đã để lại một tấm bảng trên mặt trăng ghi lại dòng chữ: “Tại đây, những người đến từ hành tinh Trái Đất lần đầu tiên đặt chân trên mặt trăng. Tháng 7.1969 sau Công nguyên. Chúng tôi đến trong hòa bình cho tất cả nhân loại”.
Như để nhấn mạnh một kỳ tích của cả nhân loại vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh, Armstrong và Aldrin cũng để lại một thông điệp tưởng niệm các phi hành gia của NASA và Liên Xô từng tử nạn trong công cuộc chinh phục không gian.
Cả ba phi hành gia đã được đón tiếp như những người hùng khi trở về và từ đó không ai quay lại vũ trụ.
Phi vụ hạ cánh xuống mặt trăng đánh dấu một chiến thắng lớn cho nước Mỹ, nước cam kết vào năm 1961 rằng họ sẽ gửi người lên mặt trăng và đưa trở về an toàn trước khi thập niên 1960 kết thúc.
Có bằng lái máy bay trước bằng lái xe hơi
Neil Alden Armstrong sinh ra tại Ohio ngày 5.8.1930. Cha ông làm việc
cho chính phủ và gia đình ông liên tục di chuyển mỗi khi người cha nhận
nhiệm vụ mới.
Armstrong lần đầu tiên được bay cùng với cha khi mới lên 6 và chuyến bay đã giúp thành hình niềm đam mê hàng không tồn tại với ông suốt cả cuộc đời. Ở tuổi 16, ông đã có bằng lái máy bay trước khi có bằng lái xe hơi.
Năm 1947, ông ghi danh vào đại học Purdue nhờ học bổng hải quân để theo học bằng kỹ sư hàng không song năm 1949, hải quân đã gọi ông tham gia cuộc chiến Triều Tiên. Là một phi công hải quân, Armstrong đã thực hiện 78 chuyến bay. Ông từng bị bắn hạ một lần và nhận ba huân chương vì sự nghiệp quân ngũ. Năm 1952, ông quay trở lại con đường đèn sách và hoàn tất bằng cử nhân ở trường Purdue.
Sau đó, ông trở thành phi công bay thử cho Ủy ban Cố vấn Hàng không Quốc gia, tiền thân của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA).
Trong giai đoạn này, ông đã quen Janet Elizabeth Shearon, một sinh viên kinh tế từ Illinois. Không lâu sau khi Armstrong tốt nghiệp, cả hai làm đám cưới vào tháng 1.1956. Họ có hai con trai, Eric và Mark. Một người con gái tên Karen đã qua đời vì chứng u não vào năm 1962. Cặp vợ chồng ly hôn vào năm 1994 và Armstrong cưới Carol Knight, một quả phụ nhỏ hơn ông 15 tuổi vào năm 1999. Họ sống ở ngoại ô Indian Hills tại Cincinnati.
Khi quay trở về trái đất trong danh vọng, Armstrong có được vị trí tương tự một siêu sao điện ảnh ở bất kỳ nơi đâu ông đến. Song, sau đợt giao lưu đầu tiên, Armstrong đã từ chối kiếm tiền từ sự nổi tiếng có một không hai của mình.
Người đàn ông được ca ngợi như người hùng của nước Mỹ đã lẩn tránh ánh đèn flash và món lợi tiềm tàng kèm theo đó.
Thay vào đó, ông sống một cuộc sống ẩn dật tại trang trại ở Ohio, giảng dạy tại đại học Cincinnati và sau đó bước vào ngành kinh doanh.
Ông từ chối trả lời phỏng vấn hoặc ký tặng ảnh và làm thất vọng nhiều người hâm mộ với yêu cầu được có một cuộc sống riêng tư. Ông từng một lần giải thích: “Tôi không muốn được tưởng niệm khi còn sống”.
Chỉ một lần ông miễn cưỡng cùng những phi hành gia trong chuyến hành trình lịch sử tham dự lễ kỷ niệm vụ hạ cánh xuống mặt trăng. Năm 1999, tức 30 năm sau, ông cùng với Aldrin và Collins đã nhận huân chương Langley vì những đóng góp cho ngành hàng không Hoa Kỳ.
Neil Armstrong: Một bước nhảy vọt của nhân loại
26/08/2012 13:05
(TNO) Phi hành gia huyền thoại người Mỹ Neil Armstrong đã chiếm một chỗ trong lịch sử vào ngày 20.7.1969 khi trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng với cương vị chỉ huy phi thuyền Apollo 11 và đưa ra một tuyên bố trứ danh: “Đó là một bước đi nhỏ của (một) con người, một bước nhảy vọt của nhân loại”.
Sự kiện truyền thông thế kỷKhi con người lần đầu tiên tìm thấy lửa, không có ai ghi lại chuyện này. Khi anh em nhà Wright chứng tỏ con người có thể bay, chỉ có một nhóm người chứng kiến. Song, khi Neil Armstrong thực hiện “bước đi nhỏ” đầu tiên trên mặt trăng vào năm 1969, cả thế giới đã theo dõi sự kiện xảy ra cách đó gần nửa triệu km.
Họ đã chứng kiến một “bước nhảy vọt của nhân loại”.
Dù hơn một nửa dân số thế giới hiện tại không còn có mặt lúc bấy giờ, đó vẫn là một sự kiện thay đổi và mở rộng thế giới.
Ông John Logsdon, giáo sư danh dự thuộc đại học George Washington, nói với AP: “Đó là một thành tựu sẽ được nhớ đến mãi mãi”.
Đó là sự kiện truyền thông đại chúng toàn cầu đầu tiên, theo ông Logsdon. Có khoảng 600 triệu người, 1/5 dân số thế giới vào lúc đó, đã theo dõi sự kiện qua màn hình TV đen trắng.
Giám đốc Viện Vũ trụ Smithsonian Roger Launius nhận xét: “Hàng trăm năm sau, khi con người nhìn lại, có hai sự kiện lịch sử sẽ được nhớ mãi trong thế kỷ 20 là vụ hạ cánh xuống mặt trăng và quả bom nguyên tử đầu tiên”.
Neil Amrstrong trong phi thuyền Apollo 11 - Ảnh: Reuters |
Phi hành đoàn của Apollo 11 được chọn thực hiện sứ mệnh không phải vì họ có phẩm chất đặc biệt trong số các phi công bay thử ưu tú thuộc đoàn phi hành gia Mỹ. Đơn giản, họ được chọn chỉ vì đó là lượt của họ trên bảng phân công. Nếu một kế hoạch trước đó thành công, phi hành đoàn của Apollo 10 sẽ lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào tháng 5.1969 song những chậm trễ trong việc phát triển mô đun hạ cánh đã biến sứ mệnh này trở thành một cuộc tổng duyệt cho việc đáp xuống mặt trăng.
Một bước nhảy vọt của nhân loại
Trong sứ mệnh Apollo 11 vào tháng 7.1969, Armstrong và các đồng đội đã mất bốn ngày để du hành đến mặt trăng trong một chuyến bay đi vào lịch sử.
Cả thế giới đã theo dõi và chờ đợi mô đun Eagle tách ra từ mô đun chính và bắt đầu hạ cánh vào ngày 20.7.1969. Sau đó, Armstrong đã thông báo: “Đây là căn cứ Tranquility, Eagle đã hạ cánh”.
|
Khoảng 6 tiếng rưỡi sau đó, Armstrong đã trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ở tuổi 38.
Ông đã thốt lên câu nói nổi tiếng: “Đó là một bước đi nhỏ của (một) con người, một bước nhảy vọt của nhân loại” (That's one small step for (a) man, one giant leap for mankind).
Ban đầu, câu nói của Armstrong được trích dẫn không có chữ “một” song phi hành gia người Mỹ khi trở về trái đất đã khẳng định ông có nói chữ “một” trong câu nói nhưng không được nghe thấy và điều này vẫn gây tranh cãi đến tận ngày nay.
Nếu thiếu chữ “một”, câu nói sẽ không nêu bật lên được ý nghĩa so sánh giữa một hành động nhỏ của “một con người” và một thành tựu vĩ đại của cả nhân loại bởi “con người - man” và “nhân loại - mankind” có ý nghĩa tương đương.
Tuy vậy, hầu hết mọi người đều hiểu thông điệp mà Armstrong muốn truyền tải. Nó được lặp lại hết ngày này sang ngày khác và từ đó đã bước vào ngôi đền những câu nói nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Đó là một cú nhảy về lòng tự tin của nhân loại và từ đó con người có thêm một câu nói cửa miệng: "Chúng ta còn đưa người lên mặt trăng được thì sá gì chuyện này".
Vụ hạ cánh đã thấm nhuần vào nền văn hóa, xuất hiện trên phim truyện, truyền hình, âm nhạc và thậm chí cả điệu nhảy thương hiệu của Michael Jackson.
Neil Amrstrong bước đi trên mặt trăng - Ảnh: Reuters |
Armstrong và Aldrin đã để lại một tấm bảng trên mặt trăng ghi lại dòng chữ: “Tại đây, những người đến từ hành tinh Trái Đất lần đầu tiên đặt chân trên mặt trăng. Tháng 7.1969 sau Công nguyên. Chúng tôi đến trong hòa bình cho tất cả nhân loại”.
Như để nhấn mạnh một kỳ tích của cả nhân loại vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh, Armstrong và Aldrin cũng để lại một thông điệp tưởng niệm các phi hành gia của NASA và Liên Xô từng tử nạn trong công cuộc chinh phục không gian.
Cả ba phi hành gia đã được đón tiếp như những người hùng khi trở về và từ đó không ai quay lại vũ trụ.
Phi vụ hạ cánh xuống mặt trăng đánh dấu một chiến thắng lớn cho nước Mỹ, nước cam kết vào năm 1961 rằng họ sẽ gửi người lên mặt trăng và đưa trở về an toàn trước khi thập niên 1960 kết thúc.
Có bằng lái máy bay trước bằng lái xe hơi
Ba phi hành gia của phi thuyền Apollo 11 trò chuyện với Tổng thống Richard Nixon - Ảnh: Reuters |
Armstrong lần đầu tiên được bay cùng với cha khi mới lên 6 và chuyến bay đã giúp thành hình niềm đam mê hàng không tồn tại với ông suốt cả cuộc đời. Ở tuổi 16, ông đã có bằng lái máy bay trước khi có bằng lái xe hơi.
Năm 1947, ông ghi danh vào đại học Purdue nhờ học bổng hải quân để theo học bằng kỹ sư hàng không song năm 1949, hải quân đã gọi ông tham gia cuộc chiến Triều Tiên. Là một phi công hải quân, Armstrong đã thực hiện 78 chuyến bay. Ông từng bị bắn hạ một lần và nhận ba huân chương vì sự nghiệp quân ngũ. Năm 1952, ông quay trở lại con đường đèn sách và hoàn tất bằng cử nhân ở trường Purdue.
Sau đó, ông trở thành phi công bay thử cho Ủy ban Cố vấn Hàng không Quốc gia, tiền thân của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA).
Trong giai đoạn này, ông đã quen Janet Elizabeth Shearon, một sinh viên kinh tế từ Illinois. Không lâu sau khi Armstrong tốt nghiệp, cả hai làm đám cưới vào tháng 1.1956. Họ có hai con trai, Eric và Mark. Một người con gái tên Karen đã qua đời vì chứng u não vào năm 1962. Cặp vợ chồng ly hôn vào năm 1994 và Armstrong cưới Carol Knight, một quả phụ nhỏ hơn ông 15 tuổi vào năm 1999. Họ sống ở ngoại ô Indian Hills tại Cincinnati.
Khi quay trở về trái đất trong danh vọng, Armstrong có được vị trí tương tự một siêu sao điện ảnh ở bất kỳ nơi đâu ông đến. Song, sau đợt giao lưu đầu tiên, Armstrong đã từ chối kiếm tiền từ sự nổi tiếng có một không hai của mình.
Người đàn ông được ca ngợi như người hùng của nước Mỹ đã lẩn tránh ánh đèn flash và món lợi tiềm tàng kèm theo đó.
Thay vào đó, ông sống một cuộc sống ẩn dật tại trang trại ở Ohio, giảng dạy tại đại học Cincinnati và sau đó bước vào ngành kinh doanh.
Ông từ chối trả lời phỏng vấn hoặc ký tặng ảnh và làm thất vọng nhiều người hâm mộ với yêu cầu được có một cuộc sống riêng tư. Ông từng một lần giải thích: “Tôi không muốn được tưởng niệm khi còn sống”.
Chỉ một lần ông miễn cưỡng cùng những phi hành gia trong chuyến hành trình lịch sử tham dự lễ kỷ niệm vụ hạ cánh xuống mặt trăng. Năm 1999, tức 30 năm sau, ông cùng với Aldrin và Collins đã nhận huân chương Langley vì những đóng góp cho ngành hàng không Hoa Kỳ.
Sơn Duân
nguồn:http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120826/neil-armstrong-mot-buoc-nhay-vot-cua-nhan-loai.aspx
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Những điều ít biết về nhà du hành đầu tiên lên mặt trăng
Những điều ít biết về nhà du hành đầu tiên lên mặt trăng
(Dân trí) – Được cả nhân loại biết đến với tư cách một nhà du hành vĩ đại, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng nhưng Neil Armstrong lại rất ngại xuất hiện trước công chúng và từng nhiều lần khiến báo giới chưng hửng.
>> Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng qua đời
Ngày 20/7/1969, 528 triệu người
trên khắp hành tinh chứng kiến một sự kiện mang tính bước ngoặt đối với
lịch sử ngành thám hiểm vũ trụ thế giới cũng như khoa học của nhân loại.
Đúng 22 giờ 56 phút giờ New York, Neil Armstrong, chỉ huy tàu vũ trụ
Apollo 11 đã trở thành người đầu tiên đặt chân xuống mặt trăng.
Câu nói của ông sau đó đã đi vào lịch sử và khiến tất cả những ai được chứng kiến vào thời khắc đó không thể quên: “Đây là bước đi nhỏ với một con người nhưng là bước tiến vĩ đại của cả nhân loại”.
Trong những khoảnh khắc đầu tiên trên mặt trăng đó, giữa lúc cuộc đua vào vũ trụ giữa Liên Xô và Mỹ đang ở đỉnh điểm, Armstrong đã dừng lại trong một khoảnh khắc mà ông gọi là “khoảnh khắc tế nhị” để tưởng nhớ những nhà du hành của Mỹ và Liên Xô đã tử nạn trong nỗ lực thám hiểm vũ trụ. Kể từ đây cái tên Neil Armstrong được cả thế giới biết tới.
Sinh ngày 5/8/1930 tại một trang trại gần Wapakoneta, phía Tây bang Ohio, Neil Armstrong sớm có niềm đam mê với ngành hàng không sau lần đầu được đi máy bay lúc 6 tuổi. Tự động mày mò, ông đã tự tạo ra những mẫu máy bay của riêng mình và tiến hành những thử nghiệm ngay trong hầm gió tự xây dựng.
Khi còn là cậu bé, trong thời gian làm việc tại một tiệm thuốc, Armstrong đồng thời học lái máy bay. Và đến khi 16 tuổi ông đã được cấp phép bay trước cả khi có bằng lái ô tô. Sự yêu thích được bay đã đưa ông đến với ngành kỹ thuật hàng không tại đại học Purdue trước khi được gọi nhập ngũ năm 1949.
Cũng giống như hầu hết các nhà du hành khác, Armstrong là người có sự điềm tĩnh siêu phàm. Xuất thân từ một phi công quân sự, máy bay của ông từng nhiều lần bị pháo phòng không đối phương bắn cho tơi tả. Thế nhưng Armstrong vẫn đủ bình tĩnh để giữ thăng bằng và bay trở lại căn cứ trước khi được mọi người cứu ra.
Rời quân ngũ chiến tranh, ông trở thành phi công bay thử nghiệm của Ủy ban tư vấn hàng không quốc gia (tiền thân của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ - NASA) và đã lái thử khoảng 200 loại máy bay khác nhau. Tất cả những máy bay này chỉ phù hợp cho phi công thử nghiệm bởi không ai dám nói chắc rằng những cỗ máy ấy sẽ hoạt động ra sao, có như thiết kế hay rung lắc đến bung ốc một khi đạt đến vận tốc cất cánh.
Mãi đến năm 1962, Armstrong mới gia nhập NASA. Trong những lần bay thử nghiệm sau đó, ít nhất 3 lần Armstrong suýt mất mạng. Ngày 16/3/1966, ông cùng đồng đội là David Scott điều khiển chiếc Gemini VIII bay vào quỹ đạo, bắt đầu một nhiệm vụ được dự kiến kéo dài 5 ngày.
Sau 5 giờ bay họ đã ráp nối với mục tiêu là một thiết bị không người lái có tên Agena, lớn hơn chiếc Gemini của họ rất nhiều lần. Thiết bị này được thiết kế để giúp các nhà du hành thực hiện những công việc họ cần tiến hành trong nhiệm vụ đáp xuống mặt trăng. Thế nhưng sau khi ghép nối chưa được bao lâu, cả khối thiết bị bỗng mất điều khiển, xoay tròn sang bên phải.
Theo quy trình của NASA nếu có bất kỳ sự cố nào phi hành đoàn phải lập tức tách khỏi Agena để tránh những tổn thất có thể xảy ra. Armstrong làm theo hướng dẫn thế nhưng tốc độ xoay tròn chỉ càng tăng lên. Hóa ra sự cố không phải ở khối Agena mà chính là do ống đẩy của tàu Gemini ngừng hoạt động. Việc tách khỏi khối Agena có trọng lượng lớn hơn chỉ khiến tàu Gemini xoay nhanh hơn.
“Tốc độ khi đó khoảng 1 vòng/giây”, Scott cho biết. “Chúng tôi hầu như sắp không nhìn thấy gì, có thể bị bất tỉnh và sẽ hoàn toàn mất kiểm soát”. Trong khoảnh khắc sinh tử đó, Armstrong bình tĩnh tắt động cơ chính, khởi động hệ thống dự phòng và đưa du thuyền trở lại trạng thái cân bằng. Đến 22 giờ 22 phút cả 2 nhà phi hành hạ cánh an toàn xuống Thái Bình Dương. Trong một cuộc phỏng vấn với NASA nhiều năm sau đó Armstrong gọi đây là một sự cố “không có gì đáng nói”.
2 năm sau, Armstrong còn phải điều khiển một cỗ máy bất trị hơn nhiều, có tên thiết bị luyện tập hạ cánh trên mặt trăng (LLTV). Cỗ máy cao hơn 6m, nặng hơn 1 tấn có 4 chân khi ấy không hề được kỳ vọng có thể bay cao tới 300m bởi cỗ máy này là nhằm giúp các phi hành gia tàu Apollo làm quen với module sẽ hạ cánh trên mặt trăng.
Ngày 6/5/1968, tại căn cứ không quân Ellington, khi Armstrong lái cỗ máy trên rời mặt đất được chừng 100m, nó đã đột ngột dừng hoạt động vị bị rò nhiên liệu và chao đảo dữ dội. Khi LLTV bổ nhào theo chiều thẳng đứng từ một độ cao thấp như vậy ai cũng nghĩ rằng phi hành đoàn khó sống sót. Vậy nhưng Armstrong vẫn kịp bung ghế thoát hiểm còn LLTV thì lao xuống đất.
Một giờ sau, khi đồng đội Al Bean hay tin đã tức tốc tới văn phòng của Armstrong ở Ellington với hy vọng có thể gặp được ông còn lành lặn sau tai nạn suýt mất mạng. Lúc Bean bước vào, thật bất ngờ Armstrong vẫn bĩnh thản ngồi làm công việc giấy tờ.
Khi Al Bean hỏi về vụ tai nạn và liệu Armstrong có sao không, tất cả những gì nhà du hành này trả lời chỉ là “Mm-hmm” và thậm chí cũng chẳng thèm ngước lên. Rất lâu về sau, trong một cuộc phỏng vấn với CPA Australia về tai nạn này ông tiết lộ: “Tôi đã cắn phải lưỡi mình, đó là tổn thất duy nhất”.
Tai nạn lần thứ 3 suýt khiến Armstrong mất mạng chính là lần trở về trái đất cùng module Eagle vào ngày 20/7/1969. Theo dự kiến hệ thống máy tính sẽ tự điều khiển việc tiếp đất. Thế nhưng khi bước vào giai đoạn hạ cánh cuối cùng hệ thống chợt bị quá tải. Đèn báo động chớp liên hồi còn nhiên liệu trên tàu hầu như đã cạn.
Rất bình tĩnh Armstrong tắt hệ thống lái tự động và tự điều khiển hạ cánh bằng tay. Cú hạ cánh thành công mỹ mãn nhưng ít ai biết rằng chỉ chậm 30 giây nữa phi thuyền đã có thể hoàn toàn mất điều khiển và rơi tự do xuống đất.
Trở thành tâm điểm của báo giới sau xứ mệnh lịch sử, Neil Armstrong được người dân khắp nước Mỹ chào đón như người hùng. NASA cũng bổ nhiệm ông vào một vị trí quan trọng nhưng ông nhanh chóng từ bỏ 1 năm sau đó để về ở ẩn tại trang trại của mình ở Ohio và làm công việc giảng dạy tại ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ, đại học Cincinnati từ năm 1970 đến tận năm 1979.
“Ông ấy không thích các buổi phỏng vấn nhưng không phải là người khác thường hay khó nói chuyện”, Ron Huston, một đồng nghiệp tại đại học Cincinnati cho biết. “Ông ấy đơn giản là không muốn trở thành người nổi tiếng”.
Năm 2003, trong một lần xuất hiện tại Dayton để kỷ niệm 100 năm chuyến bay trên máy bay có động cơ đầu tiên, trước sự có mặt của khoảng 10.000 người, Armstrong chỉ phát biểu trong vài giây ngắn ngủi, thậm chí còn không đề cập đến lần lên mặt trăng trước khi bước vào cánh gà.
Tại lễ kỷ niệm 40 năm chuyến bay lên mặt trăng, Armstrong một lần nữa nhanh chóng biến mất sau khi phát biểu ngắn gọn rằng cuộc cạnh tranh hòa bình trong việc khám phá vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô đã giúp cho cả hai phía đạt được những thành công lớn về mặt khoa học, nghiên cứu và khám phá.
“Tôi đã và sẽ mãi mãi là một kỹ sư đi khép kín, đi tất trắng và mang đồ bảo hộ”, cựu phi hành gia phát biểu trong một lần hiếm hoi xuất hiện trước báo giới năm 2000. “Tôi hết sức tự hào với những thành công mình đạt được trong công việc”.
Bức ảnh đi vào lịch sử của Neil Armstrong trên mặt trăng
Câu nói của ông sau đó đã đi vào lịch sử và khiến tất cả những ai được chứng kiến vào thời khắc đó không thể quên: “Đây là bước đi nhỏ với một con người nhưng là bước tiến vĩ đại của cả nhân loại”.
Trong những khoảnh khắc đầu tiên trên mặt trăng đó, giữa lúc cuộc đua vào vũ trụ giữa Liên Xô và Mỹ đang ở đỉnh điểm, Armstrong đã dừng lại trong một khoảnh khắc mà ông gọi là “khoảnh khắc tế nhị” để tưởng nhớ những nhà du hành của Mỹ và Liên Xô đã tử nạn trong nỗ lực thám hiểm vũ trụ. Kể từ đây cái tên Neil Armstrong được cả thế giới biết tới.
Sinh ngày 5/8/1930 tại một trang trại gần Wapakoneta, phía Tây bang Ohio, Neil Armstrong sớm có niềm đam mê với ngành hàng không sau lần đầu được đi máy bay lúc 6 tuổi. Tự động mày mò, ông đã tự tạo ra những mẫu máy bay của riêng mình và tiến hành những thử nghiệm ngay trong hầm gió tự xây dựng.
Khi còn là cậu bé, trong thời gian làm việc tại một tiệm thuốc, Armstrong đồng thời học lái máy bay. Và đến khi 16 tuổi ông đã được cấp phép bay trước cả khi có bằng lái ô tô. Sự yêu thích được bay đã đưa ông đến với ngành kỹ thuật hàng không tại đại học Purdue trước khi được gọi nhập ngũ năm 1949.
Cũng giống như hầu hết các nhà du hành khác, Armstrong là người có sự điềm tĩnh siêu phàm. Xuất thân từ một phi công quân sự, máy bay của ông từng nhiều lần bị pháo phòng không đối phương bắn cho tơi tả. Thế nhưng Armstrong vẫn đủ bình tĩnh để giữ thăng bằng và bay trở lại căn cứ trước khi được mọi người cứu ra.
Rời quân ngũ chiến tranh, ông trở thành phi công bay thử nghiệm của Ủy ban tư vấn hàng không quốc gia (tiền thân của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ - NASA) và đã lái thử khoảng 200 loại máy bay khác nhau. Tất cả những máy bay này chỉ phù hợp cho phi công thử nghiệm bởi không ai dám nói chắc rằng những cỗ máy ấy sẽ hoạt động ra sao, có như thiết kế hay rung lắc đến bung ốc một khi đạt đến vận tốc cất cánh.
Mãi đến năm 1962, Armstrong mới gia nhập NASA. Trong những lần bay thử nghiệm sau đó, ít nhất 3 lần Armstrong suýt mất mạng. Ngày 16/3/1966, ông cùng đồng đội là David Scott điều khiển chiếc Gemini VIII bay vào quỹ đạo, bắt đầu một nhiệm vụ được dự kiến kéo dài 5 ngày.
Armstrong rất được ngưỡng mộ nhưng lại không thích sự nổi tiếng
Sau 5 giờ bay họ đã ráp nối với mục tiêu là một thiết bị không người lái có tên Agena, lớn hơn chiếc Gemini của họ rất nhiều lần. Thiết bị này được thiết kế để giúp các nhà du hành thực hiện những công việc họ cần tiến hành trong nhiệm vụ đáp xuống mặt trăng. Thế nhưng sau khi ghép nối chưa được bao lâu, cả khối thiết bị bỗng mất điều khiển, xoay tròn sang bên phải.
Theo quy trình của NASA nếu có bất kỳ sự cố nào phi hành đoàn phải lập tức tách khỏi Agena để tránh những tổn thất có thể xảy ra. Armstrong làm theo hướng dẫn thế nhưng tốc độ xoay tròn chỉ càng tăng lên. Hóa ra sự cố không phải ở khối Agena mà chính là do ống đẩy của tàu Gemini ngừng hoạt động. Việc tách khỏi khối Agena có trọng lượng lớn hơn chỉ khiến tàu Gemini xoay nhanh hơn.
“Tốc độ khi đó khoảng 1 vòng/giây”, Scott cho biết. “Chúng tôi hầu như sắp không nhìn thấy gì, có thể bị bất tỉnh và sẽ hoàn toàn mất kiểm soát”. Trong khoảnh khắc sinh tử đó, Armstrong bình tĩnh tắt động cơ chính, khởi động hệ thống dự phòng và đưa du thuyền trở lại trạng thái cân bằng. Đến 22 giờ 22 phút cả 2 nhà phi hành hạ cánh an toàn xuống Thái Bình Dương. Trong một cuộc phỏng vấn với NASA nhiều năm sau đó Armstrong gọi đây là một sự cố “không có gì đáng nói”.
2 năm sau, Armstrong còn phải điều khiển một cỗ máy bất trị hơn nhiều, có tên thiết bị luyện tập hạ cánh trên mặt trăng (LLTV). Cỗ máy cao hơn 6m, nặng hơn 1 tấn có 4 chân khi ấy không hề được kỳ vọng có thể bay cao tới 300m bởi cỗ máy này là nhằm giúp các phi hành gia tàu Apollo làm quen với module sẽ hạ cánh trên mặt trăng.
Ngày 6/5/1968, tại căn cứ không quân Ellington, khi Armstrong lái cỗ máy trên rời mặt đất được chừng 100m, nó đã đột ngột dừng hoạt động vị bị rò nhiên liệu và chao đảo dữ dội. Khi LLTV bổ nhào theo chiều thẳng đứng từ một độ cao thấp như vậy ai cũng nghĩ rằng phi hành đoàn khó sống sót. Vậy nhưng Armstrong vẫn kịp bung ghế thoát hiểm còn LLTV thì lao xuống đất.
Một giờ sau, khi đồng đội Al Bean hay tin đã tức tốc tới văn phòng của Armstrong ở Ellington với hy vọng có thể gặp được ông còn lành lặn sau tai nạn suýt mất mạng. Lúc Bean bước vào, thật bất ngờ Armstrong vẫn bĩnh thản ngồi làm công việc giấy tờ.
Khi Al Bean hỏi về vụ tai nạn và liệu Armstrong có sao không, tất cả những gì nhà du hành này trả lời chỉ là “Mm-hmm” và thậm chí cũng chẳng thèm ngước lên. Rất lâu về sau, trong một cuộc phỏng vấn với CPA Australia về tai nạn này ông tiết lộ: “Tôi đã cắn phải lưỡi mình, đó là tổn thất duy nhất”.
Tai nạn lần thứ 3 suýt khiến Armstrong mất mạng chính là lần trở về trái đất cùng module Eagle vào ngày 20/7/1969. Theo dự kiến hệ thống máy tính sẽ tự điều khiển việc tiếp đất. Thế nhưng khi bước vào giai đoạn hạ cánh cuối cùng hệ thống chợt bị quá tải. Đèn báo động chớp liên hồi còn nhiên liệu trên tàu hầu như đã cạn.
Rất bình tĩnh Armstrong tắt hệ thống lái tự động và tự điều khiển hạ cánh bằng tay. Cú hạ cánh thành công mỹ mãn nhưng ít ai biết rằng chỉ chậm 30 giây nữa phi thuyền đã có thể hoàn toàn mất điều khiển và rơi tự do xuống đất.
Trở thành tâm điểm của báo giới sau xứ mệnh lịch sử, Neil Armstrong được người dân khắp nước Mỹ chào đón như người hùng. NASA cũng bổ nhiệm ông vào một vị trí quan trọng nhưng ông nhanh chóng từ bỏ 1 năm sau đó để về ở ẩn tại trang trại của mình ở Ohio và làm công việc giảng dạy tại ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ, đại học Cincinnati từ năm 1970 đến tận năm 1979.
“Ông ấy không thích các buổi phỏng vấn nhưng không phải là người khác thường hay khó nói chuyện”, Ron Huston, một đồng nghiệp tại đại học Cincinnati cho biết. “Ông ấy đơn giản là không muốn trở thành người nổi tiếng”.
Năm 2003, trong một lần xuất hiện tại Dayton để kỷ niệm 100 năm chuyến bay trên máy bay có động cơ đầu tiên, trước sự có mặt của khoảng 10.000 người, Armstrong chỉ phát biểu trong vài giây ngắn ngủi, thậm chí còn không đề cập đến lần lên mặt trăng trước khi bước vào cánh gà.
Tại lễ kỷ niệm 40 năm chuyến bay lên mặt trăng, Armstrong một lần nữa nhanh chóng biến mất sau khi phát biểu ngắn gọn rằng cuộc cạnh tranh hòa bình trong việc khám phá vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô đã giúp cho cả hai phía đạt được những thành công lớn về mặt khoa học, nghiên cứu và khám phá.
“Tôi đã và sẽ mãi mãi là một kỹ sư đi khép kín, đi tất trắng và mang đồ bảo hộ”, cựu phi hành gia phát biểu trong một lần hiếm hoi xuất hiện trước báo giới năm 2000. “Tôi hết sức tự hào với những thành công mình đạt được trong công việc”.
Hoàng Tùng
Theo Time và AP
Theo Time và AP
nguồn:http://dantri.com.vn/c36/s36-634141/nhung-dieu-it-biet-ve-nha-du-hanh-dau-tien-len-mat-trang.htm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001