Trích từ Phần II cuốn Mảnh Trời Xanh Trên Thung Lũng của
Tôi lại trở về chốn cũ của mình, nơi có Đan Tâm, căn nhà và khu vườn đang mong đợi.
Đan Tâm sửng sốt và vui mừng khi thấy tôi bất chợt xuất hiện. Tôi đã không báo trước ngày về để dành cho em sự ngạc nhiên. Em đang mặc đồ lao động làm cỏ trước sân nhà. Hình ảnh em thui thủi một mình trong khu vườn cây cỏ rậm rì thật tội nghiệp. Chúng tôi ôm lấy nhau. Nước mắt em chảy dài rồi bật khóc tức tưởi. Em đã bao lần vì tôi mà trào nước mắt. Tôi xin lỗi, vỗ về em và hứa sẽ ở bên em mãi mãi.
Chúng tôi lại ngồi bên nhau uống chung một tách café bàn chuyện tương lai. Căn nhà có hai người trở nên ấm cúng hơn. Tình yêu thương và sự cảm thông đốt lên ngọn lửa bập bùng sưởi ấm không gian và tâm hồn trong đêm lạnh gía. Thiếu ngọn lửa này đời người sẽ lạnh lẽo và thê lương. Chúng tôi đã có những lúc muốn lìa nhau, có những thời gian sống xa nhau và cuối cùng nhận thấy sự gắn kết chính là số phận và niềm cứu rỗi, nhất là giữa những cơn cay cực của đời.
Những ngày kế tiếp tôi đi làm thủ tục thôi việc. Mấy năm qua người ta đã treo tôi lơ lửng trên cây: Trục xuất ra khỏi cơ quan, không bố trí công tác khác, ngưng trả lương mặc dù tôi đã có gần 20 năm "cống hiến" cho "cách mạng". Thực ra tôi có thể xin về hưu để hàng tháng lãnh một ít tiền còm, một kiểu hưu non vì tôi mới hơn 40, chưa đủ tuổi hưu. Tuổi này chính là tuổi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và vốn sống, đang sung sức để làm việc nhưng có người đã gợi ý cho tôi về hưu để giải quyết trường hợp của tôi khỏi mang tiếng vì người ta đang lúng túng chưa biết nên xử lý thế nào cho ổn. Tuy nhiên thủ tục về hưu non rất phiền phức và tôi không còn muốn dính líu gì đến chế độ này nên không làm mà quyết định thôi việc.
Tôi đến ban tổ chức nói ý định của mình. Người ta lập tức đồng ý và tiến hành làm thủ tục một cách nhanh chóng. Tôi được lãnh một số tiền theo chế độ thôi việc bình thường như những nhân viên mới tuyển dụng. Trong quyết định người ta còn cố tình ghi rõ là tôi tự nguyện xin thôi việc. Thế cũng được, tôi chẳng cần gì đến cái gọi là quá trình cống hiến của mình. Tôi chỉ muốn buộc người ta phải trả công lao động của tôi một cách sòng phẳng.
Số tiền tôi lãnh được khi thôi việc cũng chẳng nhiều nhõ gì. Tôi mua một chiếc tivi trắng đen mới vì tivi cũ của tôi quá cổ lỗ sĩ, một chiếc hiệu Nec chắc từ thời trước thế chiến thứ hai mà tôi mua lại đồ cũ từ lâu, đã hư không sửa được. Số tiền còn lại tôi mua được 27 con gà công nghiệp về nuôi vì thời gian này đang có phong trào nuôi gà công nghiệp và tôi nghe nói nuôi gà bán trứng thu nhập cũng khá.
Đàn gà này do một người quen của tôi nhượng lại toàn bộ cùng với hệ thống chuồng máng. Anh bạn này trước đây cũng từng là tỉnh ủy viên nhưng vì chán ngán nên đã tự ý ra khỏi đảng, về nhà làm những việc linh tinh kiếm sống như tôi. Tôi đến chơi thấy anh có ý định bán nên lập tức mua ngay vì thấy đàn gà đang bắt đầu đẻ.
Chẳng bao lâu tôi nhận ra nuôi gà công nghiệp là một sai lầm vì rất bấp bênh và tôi không đủ kinh nghiệm cũng như hiểu biết về chuyên môn. Thời kỳ này chưa có thức ăn chế biến sẵn, tôi phải mua cám và các thứ về tự chế biến theo hướng dẫn trong sách. Có các loại đậu phải rang lên, gĩa nhỏ rất phiền phức và tốn công. Lại còn đủ thứ thuốc uống, tiêm để phòng dịch và các loại bệnh. Tôi vốn không sở trường về những chuyện này.
Việc dọn phân gà hàng ngày bẩn thỉu dĩ nhiên là việc phải làm nhưng lại còn mối lo khi thấy phân chúng lỏng hay đổi màu. Đó là dấu hiệu chúng đã mắc bệnh. Gà công nghiệp sống tù túng, mất tự nhiên nên sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh. Xem sách thấy các bệnh gà mà ngán ngẩm. Chẩn đoán và chữa bệnh cho gà khó khăn không kém gì cho người.
Do sống chật chội, suốt ngày chỉ đứng ăn và ỉa nên những con gà tù này tâm lý mất bình thường, bị căng thẳng thần kinh và dễ nổi cáu. Dù mỗi ngăn chỉ có hai con, thỉnh thoảng chúng điên lên cắn xé lẫn nhau. Khi thấy con khác đẻ, con này mổ vào đít con kia. Thấy máu chảy màu đỏ tươi chúng lại càng điên tiết cắn mổ nhau đến lòi ruột nên ngay từ nhỏ đã phải cắt bớt mỏ. Thật là kinh sợ.
Hàng ngày lượm mấy chục trứng cũng thích nhưng không bù lại với những vất vả và lo lắng phải gánh chịu. Đã có mấy con lăn ra chết. Gà nhuốm bệnh tôi cũng không muốn làm thịt vì mùi gà xông lên khi trụng nước sôi nhổ lông tôi không sao chịu nổi, ăn thịt gà không vô. Đã thế, giá cám ngày càng cao, giá trứng lại hạ, lời lãi chẳng bao nhiêu, không như người ta nói. Do đó sau mấy tháng vật lộn với đàn gà, tôi bán lại chúng cho một người trong xóm. Tôi vui mừng tống khứ được chúng dù đã phải bán rẻ và còn tặng thêm mấy cuốn sách đã mua về để nghiên cứu. Số tiền tôi lãnh khi thôi việc mất đi nhanh chóng như tôi chưa bao giờ lãnh. May ra còn lại chiếc tivi trắng đen làm kỷ niệm.
Chúng tôi tích cực làm vườn để khôi phục những cây hồng lâu nay bị cỏ ăn. Hôm tôi mới về, hầu như phải vạch cỏ lấy lối vào nhà vì vợ tôi không sao làm nổi. Qua một mùa mưa cỏ mọc lên như rừng. Loại cỏ ống có rễ sâu đến nửa thước và chạy ngoằn ngoèo, cứ vài tấc lại chui lên thành một bụi mới. Làm không kỹ, chỉ sót một mẩu chúng lại phát triển tiếp. Sức sống của loại cỏ này thật ghê gớm, không thể tận diệt chúng nếu không làm thường xuyên.
Tôi cũng dành thời gian để viết tiếp cuốn tiểu thuyết đang viết dở. Tôi đã bắt đầu viết từ sau cuộc đấu tranh ở hội văn nghệ và đã bị gián đoạn nhiều lần. Tôi muốn dùng những sự kiện và con người có thực để lý giải về sự phản bội.
Sự phản bội đầy dẫy trong mọi lãnh vực của cuộc sống, từ chính trị đến tình yêu, tình bạn và mọi mối quan hệ. Đây là một hiện thực và cũng là một kinh nghiệm đau lòng nhưng tôi không muốn né tránh. Tôi muốn đi đến tận cùng bản chất của mọi sự.
Tôi viết vừa dễ vừa khó. Dễ vì tôi đã từng trải nghiền ngẫm sự việc một cách sâu sắc. Khó vì tâm trạng tôi chưa ổn định, hàng ngày vẫn có những việc khác làm tôi bức xúc. Hơn nữa tôi biết viết ra chỉ để viết ra, chắc chắn sẽ không có nhà xuất bản nào ấn hành tác phẩm của tôi. Tôi tự nghĩ viết trước hết là cho chính mình, để phản tỉnh, sám hối và may ra gởi thế kỷ mai sau. Đan Tâm khuyến khích tôi viết vì từ trước tôi vẫn bỏ dở dang nhiều thứ và tôi chưa có tác phẩm nào ra hồn dù vẫn nghĩ mình theo đuổi sự nghiệp văn chương. Tôi tự hứa dù thế nào chăng nữa hãy cố hoàn thành tác phẩm.
Tác phẩm đã trở thành sự sống thứ hai của tôi. Dù viết hay không, tôi vẫn nghĩ về tác phẩm của mình mọi nơi mọi lúc. Sự ngân nga của một tác phẩm đang hoài thai và phát triển đã mang đến cho tôi những giờ phút xuất thần và mê đắm. Ít ra đó là lạc thú đầu tiên tôi được hưởng dù tác phẩm sau này có ra đời hay không. Tâm hồn tôi không bao giờ yên tĩnh. Sóng gío hầu như đã trở thành bản chất của một tôi lúc nào cũng tự vấn hoài nghi.
2* Những con người và tiếng nói trung thực, dũng cảm
Thời gian này những người bất đồng chính kiến trong nước lại bắt đầu lên tiếng. Trong tình hình không có tự do báo chí, bài viết hoặc trả lời phỏng vấn của họ được chuyền tay mau lẹ nhờ phương tiện photocopy đã khá phổ biến.
Mấy năm trước những bài viết loại này ít có tiếng vang hay rất hạn chế trong một giới nào đó. Các bài của bác sĩ Nguyễn Đan Quế hay giáo sư Đoàn Viết Hoạt hầu như chúng tôi không biết đến dù họ đã phải chịu những bản án tù nặng nề. Ngay cả tờ báo Truyền thống Kháng Chiến của nhóm Nguyễn Hộ, cùng thời với tạp chí Langbian của chúng tôi cũng chỉ được biết đến chủ yếu trong giới kháng chiến cũ. Bây giờ nhiều người khác xuất hiện và tiếng nói của họ có tiếng vang xa hơn, không chỉ trong giới chính trị, trí thức, văn nghệ sĩ mà cả một bộ phận những người dân thường.
Hai nhà văn nữ Dương Thu Hương và Phạm Thị Hoài tạo ra một luồng dư luận sôi nổi với các tác phẩm và những bài trả lời phỏng vấn nẩy lửa về những vấn đề chính trị xã hội. Giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu có những bài lý luận sắc bén và quan điểm rất cấp tiến về lịch sử và chế độ chính trị. Nhà nghiên cứu Lữ Phương chuyên sâu về chủ nghĩa Mác-Lênin. Rồi những nhà cách mạng lão thành như bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và nhiều người khác cũng đưa ra những nhận định và đề xuất táo bạo với tinh thần thực sự "nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật". Những tiếng nói này đều ngược dòng với quan điểm chính thống của chế độ.
Những vấn đề và quan điểm họ nêu thực ra không mới. Điều quan trọng là họ đã công khai dũng cảm nói ra, trong một chế độ mà ý kiến trái với đường lối chính sách không được chấp nhận và không được bày tỏ. Người dám nói quan điểm độc lập của mình thế nào cũng phải chịu hậu quả bằng cách này hay cách khác.
Hai trong số những người dũng cảm phải trả gía mà tôi quen biết là linh mục Chân Tín và giáo sư Nguyễn Ngọc Lan . Cả hai đều ở Sài gòn. Người đầu bị bắt buộc cư trú ở một nơi hẻo lánh và người sau bị quản thúc tại gia trong hai năm. Nguyên nhân vì hai ông đã phổ biến ba bài giảng về sám hối trong một nhà thờ. Đó là sám hối cá nhân, sám hối giáo hội và sám hối đất nước. Trong phần sám hối đất nước, hai ông đã phê phán kịch liệt Đảng và Nhà cầm quyền, yêu cầu phải thừa nhận những sai lầm của mình trong lịch sử và thay đổi đường lối lãnh đạo. Đó là những lời lẽ thẳng như mũi tên bay và đã bắn trúng đích. Do đó dù rất dè dặt trong việc xử lý hai ông, người ta cũng đã phải áp dụng biện pháp mạnh.
Tôi biết giáo Sư Nguyễn Ngọc Lan đã khá lâu, lần đầu tiên trong chuyến đi Đà Lạt cùng với phái đoàn sinh viên tranh đấu Huế. Lần đó ông có dịp gặp gỡ đoàn chúng tôi cùng với một số sinh viên Đà Lạt. Tôi không còn nhớ nội dung cuộc nói chuyện nhưng hình như ông khá ngạc nhiên với những tư tưởng và thái độ đấu tranh táo bạo của chúng tôi thời ấy. Sau đó, ông cùng linh mục Chân Tín điều hành tạp chí Đối Diện với lập trường cấp tiến thiên tả và tham gia một số hoạt động chính trị. Tôi ở trong một nhóm văn nghệ cộng tác với tạp chí này của hai ông.
Trước và cả trong khi bị quản thúc, giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã viết ba tập nhật ký liền trong thời gian mấy năm gởi ra nước ngoài xuất bản. Trong các tập nhật ký này ông ghi lại những sự kiện và tin tức hàng ngày của cá nhân và xã hội với những lời bình luận sắc sảo đầy mỉa mai, một sở trường của ông từ thời làm báo. Việc này làm nhà cầm quyền rất tức giận và cũng đành chịu.
Có người gởi cho tôi một tập nhật ký của ông. Sau khi đọc tôi viết một bài nhận định ngắn về tập sách và về hai ông Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan. Tôi nghĩ tôi hiểu được tâm trạng của hai ông. Những người trong quá khứ đã có cảm tình và ủng hộ chế độ Cộng sản nhưng sau khi được "giải phóng", hai ông lại cay đắng nhận thấy những gì mình mơ ước và góp phần thực hiện đã bị phản bội. Thay vì có thể vui mừng và thụ hưởng do công lao cống hiến của mình mang lại như nhiều người khác, hai ông đã lại phải lên tiếng phê phán với tinh thần "sống thẳng nói thật" như ngày trước. Vậy là ở chế độ nào hai ông cũng là kẻ chống đối và chịu trù dập. Đó là những người không thể và không chịu xu thời. Tâm trạng và cách sống của tôi và hai ông có điểm tương đồng nên tôi cảm thấy gần gũi và kính trọng hai ông.
Sau khi giáo sư Nguyễn Ngọc Lan hết hạn quản chế, lần nào có dịp về Sài Gòn tôi đều đến thăm ông. Ông gầy kinh khủng, còn gầy hơn cả tôi đã nổi tiếng gầy. Chắc ông chỉ khoảng 40 kg hay ít hơn nữa. Đặc biệt ông đã lớn tuổi nhưng mái tóc vẫn còn đen nhánh và đôi mắt sáng linh hoạt sau cặp kính cận. Ông vẫn nói nhanh và hào hứng như ngày nào. Ông kể cho tôi nghe những cuộc đấu khẩu với công an thẩm vấn và nói ông phải chấp hành lệnh quản thúc giống như người ta bị dí súng vào lưng chứ không hề khuất phục. Con người trí thức gầy gò đó thật can đảm. Ông cùng với linh mục Chân Tín đã trả lời phỏng vấn của một đài nước ngoài trong ngay ngày đầu hết hạn quản chế và vẫn tiếp tục tố cáo mà nhà cầm quyền không dám phản ứng. Quả thật là một đòn phản công ngoạn mục.
Linh mục Chân Tín không viết nhiều như giáo sư Nguyễn Ngọc Lan nhưng lập trường ông rất vững chắc và quan điểm cấp tiến không khác gì Nguyễn Ngọc Lan. Những bài viết ngắn của ông mạnh mẽ, chắc nịch, đầy sức nặng và có tính thuyết phục. Ông phê phán đích danh những người lãnh đạo cao nhất và tuyên bố thẳng thừng không chấp nhận chủ nghĩa xã hội. Trong một chế độ mà mọi người bị bắt buộc yêu nước phải yêu chủ nghĩa xã hội, tổ quốc là tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa xã hội bị buộc tội phản quốc, lời của ông như một ngọn roi quất thẳng vào mặt chế độ. Quả là một điều kinh khủng khi người ta tụng đọc hàng ngày câu con đường xã hội chủ nghĩa là con đường Đảng và Nhân dân đã lựa chọn, không còn con đường nào khác.
Tôi chưa có dịp gặp lại ông nhưng có lần nói chuyện với ông qua điện thoại. Vẫn giọng nói chậm rãi, ấm áp và chân tình như ngày nào. Có thể ông đã gìa lắm. Hình như ông hơn tôi đến 20 tuổi. Tôi vẫn nhớ dáng người cao lớn, khuôn mặt phúc hậu, cái đầu hói thông minh và chiếc áo chùng đen tu sĩ giản dị của ông những lần gặp trước. Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan nói với tôi linh mục Chân Tín vẫn như thế, tuy sức khỏe kém đi nhiều.
Tiếng nói của những người bất đồng chính kiến và bất phục chế độ đã mang lại cho tôi và các bạn bè ở Đà Lạt niềm phấn khởi. Vì đã có nhiều người đồng chí hướng. Chúng tôi và họ có thể quen biết nhau hay không nhưng điều quan trọng là đồng thanh tương ứng. Chúng tôi thỉnh thoảng lại họp mặt để bàn luận. Sự lên tiếng của một số người ở nơi này nơi khác đã tạo nên một bầu khí mới trong sinh hoạt của một bộ phận trí thức văn nghệ sĩ có đầu óc cấp tiến và tự do. Chúng tôi đã quá ngán ngẩm những bản tụng ca một bè và vui mừng khi thấy rằng dù ít oi vẫn còn có những người trung thực và dũng cảm dám lên tiếng đấu tranh cho chân lý trên đất nước này, nơi mà hầu như sự độc quyền tư tưởng đã làm cho nhiều người tê liệt tinh thần phản kháng.
4* Một thành phố du lịch đang " xuống cấp"
Đà lạt là một thành phố núi nhỏ nhắn xinh đẹp. Đó không phải là hình ảnh một nàng sơn nữ mộc mạc vì nếu so sánh với một cô gái thì đây là một thiếu nữ phương tây diễm kiều lạc bước đến rừng núi phương đông. Một khu trung tâm thương mại nhỏ xíu với hàng ngàn biệt thự kiểu châu Âu bao quanh nằm giữa một vùng rừng thông mượt mà, thấp thoáng đây đó những suối hồ và thác, ở độ cao 1.500 mét so với mặt biển. Có thể mô tả tóm tắt như thế nhưng dĩ nhiên Đà lạt không phải chỉ có thế vì thành phố này đã có lịch sử 100 năm với những con người, nếp sinh hoạt, cuộc sống vật chất và tinh thần đã tạo ra một truyền thống, một nét đặc trưng không giống bất cứ thành phố nào khác.
Tôi yêu những con đường dốc uốn lượn của phố núi này. Trong hơn hàng trăm con đường của thành phố, chỉ có vài ba đường quanh hồ Xuân Hương và chạy dọc trên đỉnh đồi cao là tương đối bằng phẳng, còn lại không dốc nhiều cũng dốc nhẹ và luôn uốn tạo những đường cong duyên dáng. Chúng hoàn toàn khác hẳn những con đường thẳng băng của các thành phố bình nguyên. Nối ngang những con đường dốc uốn lượn là những con hẻm càng dốc hơn, ngoằn ngoèo và phần lớn có bậc thang, những lối đi lạ lùng của phố núi. Phố xá xây dựng hai bên những con đường và hẻm này đã tạo nên một diện mạo rất riêng với nhà ở trên nhà, chập chùng cao thấp. Khi đêm về, nhìn từ trên cao hay nhìn vào mặt nước hồ Xuân Hương phản chiếu, những ô cửa sổ sáng đèn lung linh kỳ ảo như một thành phố cổ tích.
Trên một vài con đường, một số cây mai anh đào trồng từ thời Pháp còn sót lại. Những cây đào đã cỗi với thân cành gồ ghề khúc khuỷu gợi nhớ đến một trong những tên gọi lãng mạn của thành phố này. Đó là một hình ảnh hầu như đã thuộc về quá khứ nhưng lại đã tạo nên nét thơ mộng của một thành phố nhỏ giữa lưng trời lẫn trong sương mù có biệt danh "xứ hoa đào". Những cây mai anh đào cũ đã chết hoặc bị chặt phá hầu hết trong khi những cây mới trồng nhân dịp những ngày lễ lạc, những ngày "Tết trồng cây" chỉ sống không quá vài tháng. Người ta bê nguyên những cây ươm đã lớn để các cán bộ lãnh đạo đồng trong buổi lễ phát động, đọc diễn văn, chụp hình, quay phim rồi sau đó để cho cỏ ăn, bò ngựa ăn, người phá. Nhà cầm quyền địa phương cũng có ý thức về việc khôi phục hình ảnh của một thành phố hoa anh đào vang bóng nhưng không làm được. Chỉ còn một số cây do chim mang hạt đến các sườn đồi tự mọc. Đến mùa hoa nở, thường trước hoặc sau lễ Noel, những ngọn lửa hồng nhạt của những cành hoa bé xíu thắp lên lại bập bùng giữa trời lạnh gía như những niềm tin không chịu tắt. Tôi cũng đã từng trồng vài cây mai anh đào trong các góc vườn của mình để lưu giữ hình ảnh của một thành phố hoa trong mộng tưởng .
Tôi cũng thích tha thẩn trên các con đường rợp bóng ngàn thông để ngắm nhìn các biệt thự. Người Pháp quả có năng khiếu thẩm mỹ trong nghệ thuật kiến trúc. Nghe nói trước đây khi xây dựng người ta không cho phép nhà này bắt chước kiểu kiến trúc của nhà khác mà phải có thiết kế riêng. Điều đó đã tạo nên sự đa dạng trong phong cách kiến trúc nhưng vẫn có được sự hài hòa trong cảnh quan tổng thể. Không có những building cao tầng. Tất cả đều là những biệt thự một tầng có vườn bao quanh với mái thấp và những bức tường đôi khi có vẻ nặng nề với dáng vẻ của những lâu đài châu Âu thời trung cổ. Điều này cùng với những lò sưởi và nhà hầm bên trong phù hợp với điều kiện lạnh gía và mùa mưa to gío lớn của vùng đất cao nguyên. Đi trên một khoảng đường vài cây số từ Dinh Một đến Dinh Hai chẳng hạn, với gần 100 biệt thự, quả là không nhà nào giống nhà nào.
Những biệt thự này dĩ nhiên do Nhà nước quản lý. Hồi mới "giải phóng" chúng được dành riêng cho các cán bộ lãnh đạo của Trung Ương về nghỉ, làm trụ sở cho các cơ quan, nhà ở tập thể, nhà khách, hay bố trí cho một số cán bộ lãnh đạo địa phương, thậm chí có khu biệt thự ở hơi xa thành phố hầu như bỏ hoang vì không quản lý nổi. Phần lớn những ngôi biệt thự ở những con đường thuận tiện được giao cho công ty du lịch kinh doanh nhưng vì không biết làm ăn nên thua lỗ, phải cho các tỉnh bạn thuê hay mua lại. Những tài sản hầu như vô gía nhưng không biết khai thác đã trở thành sự lãng phí ghê gớm. Ngay cơ quan cũ của Hội Văn nghệ, nơi có một khoảng đất trống rất đẹp với mấy hàng thông và thảm cỏ mượt đã bị đem bán cho một tỉnh bạn làm nhà nghỉ dưỡng.
Những biệt thự dùng làm chung cư cho các cơ quan thì khỏi nói. Phần chung không ai chăm sóc còn phần riêng thì "cơi nới" (một từ mới được du nhập từ miền Bắc), làm chuồng heo gà, mở quán tùy thích. Thật tội nghiệp cho những công trình kiến trúc tuyệt mỹ này. Tấm thân diễm kiều của các nàng thiếu nữ kiêu sa đã bị những kẻ thô lỗ mặc sức dày vò. Dĩ nhiên các cán bộ nhà nước có quyền có nhà ở và sinh hoạt theo ý mình nhưng vấn đề ở đây là chính sách quản lý. Sau nhiều năm bị hủy hoại, tới thời mở cửa, người ta bắt đầu thu hồi các biệt thự này để kinh doanh du lịch và phải tốn không biết bao nhiêu tiền của để khôi phục sửa chữa. Bây giờ diện mạo của chúng đã khá hơn nhưng kinh doanh vẫn tiếp tục bị thua lỗ.
Những hồ thác thiên nhiên là nét đặc trưng hấp dẫn du khách. Hồ Xuân Hương ở ngay giữa trung tâm thành phố. Xa hơn là hồ Than Thở, hồ Chiến Thắng, hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, hồ Con Rồng gắn liền với Thung lũng Tình yêu... Thác Cam Ly ở ngay ven thành phố, đi ra vùng phụ cận có thác Prenn, thác Datanla, thác Hang Cọp... Mỗi địa danh đều gắn với một truyền thuyết từ xa xưa của đồng bào dân tộc bản địa hay một câu chuyện tình lãng mạn. Sự hấp dẫn của hồ thác giữa núi rừng là nét thiên nhiên hoang dã, ở đó người ta có thể leo trèo, bơi thuyền để vận động tay chân, nghỉ ngơi thư giãn, hít thở không khí trong lành, tạm quên những nhọc nhằn phiền toái của thế sự khi gần gũi với thiên nhiên. Thế nhưng những người làm du lịch chỉ biết khai thác ở một khía cạnh khác. Đó là rào lại bán vé vào cửa và cho mở quán bán đồ lưu niệm và hàng ăn uống giải khát. Nhiều người nói '"sự bóc lột vội vàng" đó và thiếu giữ gìn, đầu tư tôn tạo đã làm cho các thắng cảnh xuống cấp nhanh chóng và mất đi sức hấp dẫn. Cùng với tình hình mà người ta mỉa mai là đã "cơ bản hoàn thành việc phá rừng", nhiều thắng cảnh đã trở nên bệ rạc. Suối Cam Ly chỉ còn là một dòng nhỏ hôi thối vì nhận lãnh tất cả nước thải của thành phố. Hồ Than Thở cạn trơ đáy rong rêu bùn lầy. Đường sá đến các điểm du lịch chỗ bùn lầy, chỗ lổn nhổn đá sỏi đầy ổ gà, ổ trâu, ổ voi. Nhiều du khách đi một lần là lắc đầu chán ngán, không hề muốn trở lại lần thứ hai.
Những điều đó đã làm không ít cư dân ở đây nhức nhối xấu hổ vì từ xưa họ vẫn tự hào về thành phố du lịch nổi tiếng của mình. Nhà cầm quyền cũng biết điều đó nhưng họ đang bận tâm về những chuyện khác hơn, nhất là chuyện tranh giành bè phái và chống tham nhũng. Cả nước chống tham nhũng nên địa phương cũng phải chống tham nhũng. Mà tham nhũng gắn liền với nạn hối lộ, ô dù nên chống là đụng lung tung. Một cán bộ lãnh đạo ngành nhà đất bị bắt giam điều tra nhưng lại có thể trốn trại rồi vượt biên đi nước ngoài. Không ai tin anh ta có thể thần thông quảng đại như vậy nếu không được bao che và tạo điều kiện. Một cán bộ ngành lâm nghiệp chịu ngậm miệng ngồi tù không khai báo thì ở trong trại giam nhưng được ưu đãi đặc biệt. Có cán bộ về hưu chống tham nhũng, nói đụng chạm đến một vài vị lãnh đạo lại lập tức bị bắt giam vì cho rằng đã phạm tội hình sự.
Đó chỉ là vài thí dụ đơn cử. Một số cán bộ nhiệt tình và tâm huyết như mấy người quen và bạn bè của tôi ở đây không sao chịu đựng được tình hình đó. Hùynh Nhật Hải từ chức Thành ủy viên, Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố về bán quán. Hùynh Nhật Tấn từ chức Tỉnh Ủy viên, Phó Giám đốc Trường Đảng và ra luôn khỏi đảng về giúp vợ đan len. Những hành động của họ âm thầm, không gây tiếng vang lớn nhưng làm cho lãnh đạo địa phương bối rối khó xử.
Riêng Mai Thái Lĩnh, người bạn thân của chúng tôi mới nói ý định cũng sẽ từ bỏ chính quyền. Anh là một cán bộ tại chỗ khá nổi tiếng và đã được cử giữ cùng lúc nhiều chức vụ qua nhiều khóa: Trưởng ban Văn Hóa Xã Hội của Hội đồng Nhân dân Tỉnh, Ủy viên Ủy Ban Mặt Trận Tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố, Phó chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Thành phố. Anh đã nhiều năm ra sức đi tuyên truyền vận động chủ trương chính sách và chống tham nhũng nhưng bây giờ bắt đầu thấy ngượng vì việc làm của mình không có kết quả gì. Khi tiếp xúc với cử tri, những người đã tín nhiệm và bỏ phiếu cho anh trong nhiều khóa, người ta chất vấn, anh đã phải tự thú là mình bất lực. Vậy thì anh cần giữ những chức vụ đó để làm gì.
Trong mấy buổi nói chuyện giữa nhóm bốn người của chúng tôi, Bùi Minh Quốc nhiều lần khuyên Mai Thái Lĩnh không nên từ bỏ chức vụ vì có một người tốt trong bộ máy vẫn hơn là không có. Tuy nhiên Mai Thái Lĩnh không đồng ý vì cho rằng kéo dài tình trạng này anh sẽ mất hết uy tín. Anh dứt khoát thôi không ra ứng cử Hội Đồng Nhân Dân nữa dù khóa nào anh cũng là người cao phiếu nhất. Có khóa ngay Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố ra ứng cử cùng đơn vị với anh lại không trúng cử. Anh chuẩn bị mở một cửa hàng để buôn bán và dành thời gian nghiên cứu, viết sách. Dĩ nhiên tôi tán thành quan điểm và chọn lựa của Mai Thái Lĩnh vì tôi càng ngán ngẫm bộ máy này hơn anh. Sự xuống cấp không những chỉ ở trong thiên nhiên, các thắng cảnh du lịch mà còn là sự xuống cấp của guồng máy và sự xuống cấp của niềm tin trong lòng người. Nói như thế không phải vì tôi là kẻ bất mãn, chống đối. Điều này có thể nghe khắp mọi nơi ở cửa miệng của những người lái xe ôm, những hành khách đi xe đò, hay ngoài chợ, trong quán café. Và các nghị quyết của Đảng, Chính quyền cũng phải công khai thừa nhận.
nguồn:http://www.diendantheky.net/2012/08/tieu-dao-bao-cu-nhung-hoai-niem-va-niem.html?utm_source=BP_recent
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiêu Dao Bảo Cự - Những hoài niệm và niềm hứng khởi mới của Tự do
6* Con đường nhỏ từ đỉnh Himalaya huyền bí
Một anh bạn thân, Nguyễn Hữu Cầu, rủ tôi đi học Yoga. Cầu ở gần nhà tôi. Một hôm tự dưng có người đến gởi cho anh thư mời tham dự lớp Yoga do một tổ chức Yoga quốc tế phối hợp với viện Y học Dân tộc ở đây mở.
Đối với tôi Yoga không phải là điều mới lạ. Hồi tôi còn trẻ tôi đã đọc một số sách về Yoga và tập một vài tư thế để chữa trị bệnh mũi dị ứng và đau lưng. Bệnh tuy không khỏi hẳn nhưng không phát triển nữa và tôi vẫn tập hằng ngày cho đến tận ngày nay. Tôi đồng ý đi với C để xem có gì mới không.
Chúng tôi đến viện Y học Dân tộc và được chỉ đến một phòng nhỏ ở phía sau các phòng của bệnh nhân. Chỉ có khoảng hơn 10 học viên đến dự, ngồi trên những tấm chiếu nhỏ trải trên sàn nhà. Người dạy là một người nước ngoài còn trẻ, được giới thiệu là Dada H quốc tịch Guatemala. Người ta giải thích Dada, tiếng Ấn Độ, có nghĩa là ông thầy dạy Yoga. Dada giảng bằng tiếng Anh, có người phiên dịch.
Lần đầu tiên tôi gặp một người đến từ Guatemala, một nước nhỏ ở Trung Mỹ, mà tôi chỉ biết tên và vị trí ở gần nước có kênh đào Panama nổi tiếng. Dada H cao lớn và rất đẹp trai, da ngăm đen, mũi cao, mắt to và sáng, tóc đen gợn sóng, có nụ cười tươi cởi mở và hồn nhiên. Dada giới thiệu tổng quát về lịch sử và đặc điểm của Yoga, một phương pháp cổ truyền của Ấn Độ để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và chữa bệnh tật, đồng thời nâng cao đời sống tâm linh. Dada nói rất giản dị, ngắn gọn và có một sức thuyết phục kỳ lạ không phải do lời nói mà do nội dung hàm súc và niềm tin mãnh liệt của người truyền đạt, người không chỉ nói lý thuyết mà đã thể nghiệm sâu sắc bằng chính cuộc đời mình. Dada nhấn mạnh ý Yoga không phải chỉ là một phương pháp thể dục dưỡng sinh như nhiều người lầm tưởng. Nghĩa đen của Yoga là hợp nhất với Đấng Tối cao. Yoga là một di sản quý giá cổ truyền của người phương đông nhưng lại tự do và miễn phí như khí trời, ai cũng có thể thực hành và thụ hưởng.
Sau khi nghe giới thiệu tổng quát về Yoga, chúng tôi được hướng dẫn tập khởi động, và tư thế Asana đầu tiên "chào Yoga". Sau đó là cách xoa bóp và thư giãn để kết thúc buổi tập. Tất cả mất khoảng hai tiếng đồng hồ.
Buổi tập đầu tiên gây cho tôi ấn tượng mạnh nên buổi kế tiếp tôi rủ Đan Tâm cùng đi. Mỗi tuần chúng tôi được học hai buổi, khóa cơ bản kéo dài ba tháng và hoàn toàn miễn phí. Học viên muốn mời thêm bạn bè đi học càng đông càng tốt. Đan Tâm ban đầu ngần ngại do bận rộn nhưng tôi và C thuyết phục nên cuối cùng cũng chịu đi. Dada đã đặt vấn đề với học viên rằng mỗi ngày đêm người ta có 24 tiếng để làm việc, ăn ngủ, tạo sao không dành nửa giờ để lo cho sức khỏe thể xác, tinh thần và tâm linh. Điều này chúng tôi thấy có lý. Sau một buổi học, Đan Tâm cũng thích thú như tôi và chúng tôi đã chuyên cần học hết hóa cơ bản, không vắng buổi nào.
Mỗi buổi tập, có hai phần lý thuyết và thực hành, theo một giáo trình ngắn gọn nhưng khoa học và có sức thuyết phục vì học viên thấy ngay hiệu quả. Hầu như đối với các phương pháp luyện tập khác, nhất là thể dục thể thao, cần dùng đến sức mạnh của cơ bắp, sau buổi tập thường mệt mỏi, nhưng trái lại đối với Yoga, tập xong thấy vô cùng sảng khoái và sinh lực tăng lên rõ rệt.
Về mặt lý thuyết, thực ra Dada H không nói điều gì cao siêu thâm trầm lắm nhưng chúng tôi vẫn thấy có một sức hấp dẫn kỳ lạ. Điều này toát ra từ khuôn mặt và con người của ông. Ông chỉ là một thanh niên trẻ trung, ăn mặc giản dị, tràn đầy sinh lực và nụ cười hồn nhiên thánh thiện đang hiến mình cho một lý tưởng cao đẹp. Qua các buổi tiếp xúc, chúng tôi biết thêm Dada xuất thân từ một gia đình nghèo khổ xứ Guatemala, có duyên đến với Yoga khi tổ chức Yoga cử người hoạt động ở đây và đã được đưa sang Ấn Độ để học tập và huấn luyện. Sau năm năm tu trì theo phương pháp cổ truyền với kỷ luật nghiêm nhặt, Dada đủ điều kiện đi truyền bá Yoga trên khắp các quốc gia theo sự phân công của tổ chức.
Chúng tôi cảm động khi được biết Dada sống cuộc đời tu sĩ độc thân, đến đâu cũng phải tự làm việc mưu sinh và truyền dạy Yoga miễn phí cho bất cứ ai muốn học. Thời gian này hàng tuần Dada phải đi ba thành phố để giảng dạy. Một người ở xứ Trung Mỹ xa xôi đến Việt Nam, hàng tuần phải bó gối trên những chuyến xe đò chật chội, hít mùi xăng và khói thuốc lá là những thứ rất kỵ đối với người luyện Yoga, đi về hàng ngàn cây số để truyền bá Yoga. Đã thế Dada còn ăn chay trường, mỗi tháng nhịn ăn bốn ngày, mỗi ngày ngồi thiền ít nhất 4 lần trong 4 giờ. Những điều này quả có sức thuyết phục đối với người học. Yoga không phải là tôn giáo nhưng ông thầy dạy Yoga này khắc khổ và nhiệt tâm không thua kém bất cứ tu sĩ của tôn giáo nào.
Có lúc Dada H bận công việc ở Sài Gòn và Didi S lên dạy thay (Didi là người thầy nữ dạy yoga. Thực ra theo tiếng Ấn Độ, nghĩa đen của Dada, Didi là người anh em, chị em). Didi S là một cô gái người Đài Loan, nhỏ nhắn, trắng trẻo và khá xinh. Didi nói tiếng Anh nhanh như gió với âm sắc của người Hoa. Didi đã tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế nhưng vì một nhu cầu tâm linh đã bỏ mọi cơ hội làm ăn, đến với Yoga và trở thành sứ gỉa của pháp môn cổ truyền Ấn Độ này. Cũng như Dada, Didi luôn giản dị, nhiệt tình và không hề tiếc sức với học viên. Dù là nữ, Didi cũng chỉ có hai bộ quần áo thay đổi, không hề có đòi hỏi gì cho riêng mình ngoài việc hết sức làm cho Yoga phát triển.
Qua các buổi học, chúng tôi được biết thêm Yoga đã có lịch sử lâu đời hàng mấy ngàn năm, có thời gian bị thất truyền, mai một nhưng sau đó lại phục hưng và hiện nay đang trên đường chinh phục thế giới. Yoga có nhiều chi phái với đặc trưng khác nhau nhưng phương pháp chúng tôi đang học là phương pháp cổ truyền đã được tổng hợp, hiện đại hóa, thu tóm được những gì tinh túy nhất của pháp môn này. Trong khóa cơ bản ngoài một số phần lý thuyết và vài chục tư thế Asana, chúng tôi còn được học hai điệu múa tâm linh Kaoshiki, Tandava, phương pháp tập trung tư tưởng theo BNK và 10 nguyên tắc Yama-Niyama.
BNK là viết tắt của " Baba Nam Kevalam", nghĩa đen là "Chỉ có tên gọi của Đấng Tối cao" nhưng được giải thích là "Tình thương ở khắp mọi nơi". Chúng tôi ngồi xếp bằng theo tư thế hoa sen, tưởng tượng mình đang ngồi trên đỉnh núi cao hay cạnh khe suối ở một nơi hoang vắng, hít vào thở ra nhẹ và sâu, loại bỏ các tạp niệm và lắng nghe trong tâm thức mình ngân vang câu Baba Nam Kevalam không ngừng. Quả là một phương pháp tập trung tư tưởng tốt, làm phát sinh lòng yêu thương và sự bình an cho tâm hồn. Đây cũng là cách chuẩn bị cho việc học thiền định sau này.
Tôi cũng cảm thấy gần gũi với 10 nguyên tắc Yama - Niyama. Yama là cân bằng xã hội với 5 nguyên tắc: Ahimsa [không làm hại]. Satya [chân thật có từ tâm], Asteya [không trộm cắp], Aparigraha [không phóng túng], Bramacarya [công nhận sự liên hệ với Đấng Tối cao]. Niyama hay Hội nhập cá nhân, cũng gồm 5 nguyên tắc: Shaoca [trong sạch] ,Tapah [khổ hạnh] , Svadhyaya [nghiên cứu các kinh sách] và Iishvara Prandhana [Tìm nơi thường trụ của Đấng Tối cao]. Trừ 2 nguyên tắc liên quan đến Đấng Tối cao mà đối với tôi, một kẻ vô thần gần như bẩm sinh, còn là một dấu hỏi mơ hồ nhưng tôi không phản đối, các nguyên tắc khác rất phù hợp với quan niệm sống của tôi.
Do đó, đối với tôi và cả Đan Tâm, việc chúng tôi đi học Yoga không phải chỉ để học phương pháp dưỡng sinh hay chữa bệnh như đối với nhiều người khác mà là một cơ duyên. Chúng tôi biết mình sẽ dấn thân và gắn bó với con đường lạ lùng này. Con đường nhỏ ngoằn ngoèo chạy từ đỉnh Himalaya huyền bí đi vào giữa nhân gian thời hiện đại sẽ đẫn tôi đi bình an qua mọi nẻo đầy khổ lụy của cuộc sống chông gai này.
*7 Những bài chính luận trữ tình đi về đâu ?
Song song với việc viết nốt phần cuối của cuốn tiểu thuyết dang dở từ mấy năm trước, tôi cũng bắt đầu viết một số bài chính luận.
Tôi nghĩ có thể tự nhận xét ưu khuyết điểm của mình trong việc viết lách. Thời trung học và cả ở đại học, tôi thường có điểm cao trong lớp về các bài luận văn. Tuy nhiên tôi không muốn đi vào con đường nghiên cứu vì tôi học sinh ngữ và các cổ ngữ khá lơ mơ. Tôi biết rõ muốn nghiên cứu, ở đây là nghiên cứu văn học, ngoài khả năng phân tích, tổng hợp, lý luận và sáng tạo, phải thông thạo ít nhất vài ngoại ngữ và cổ ngữ mới có thể đọc được những tác phẩm cần thiết cho việc nghiên cứu. Tôi không thể đi theo con đường này. Tôi muốn theo đuổi việc sáng tác và tuy biết rằng tôi hơi thiên về lý trí, có thể làm cho tác phẩm khô khan nhưng tôi nghĩ mình có thể khắc phục được. Ngoài ra đối với những vấn đề thời sự chính trị, xã hội hay văn học, tôi thấy mình có thể nắm bắt vấn đề một cách nhạy bén, có cách lý giải độc đáo và viết với phong cách của người sáng tác nên thỉnh thoảng rôi cũng viết một số bài chính luận loại này. Bùi Minh Quốc và tôi gọi là chính luận trữ tình, Quốc làm thơ và tôi viết văn xuôi.
Sau bài nhận định về cuốn nhật ký của giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, tôi nung nấu để viết hai bài, một bài về thành phố Đà Lạt và một bài viết về chính trị, văn nghệ và sám hối nhân đọc tập thơ của Đông Trình, một người bạn cũ. Tôi có thể viết nhanh, ít sửa chữa nhưng trước đó suy nghĩ rất lâu.
Bài viết về Đà Lạt có thể nói tôi suy nghĩ hàng năm trời. Mỗi lần từ nhà ra phố, đi dọc theo hồ Xuân Hương là khoảng đường yên tĩnh tôi thường suy nghĩ về vấn đề, mỗi lúc lại phát hiện ra một ý mới hay triển khai thêm các ý cũ. Tôi nghiệm thấy sáng tác về vẻ đẹp của Đà Lạt rất khó, dù là văn học, âm nhạc hay hội họa, nhiếp ảnh. Đã có bao nhiêu tác phẩm ca ngợi Đà Lạt nhưng phần nhiều hời hợt sáo mòn. Cũng ngàn thông, ngàn hoa, sương mù, hồ thác, phố núi... nhưng làm sao lột tả được vẻ đẹp đích thực và lạ lùng của xứ sở này thật không dễ dàng. Các văn nghệ sĩ dù ở Đà Lạt lâu hay chỉ đi qua một vài ngày đều có thể rung cảm để có được một bài thơ, một truyện ngắn, một bức tranh, một bản nhạc, một bức ảnh nhưng đã có mấy tác phẩm tồn tại với thời gian và trong lòng công chúng.
Đà Lạt không chỉ là vẻ đẹp mà còn là nỗi đau. Đà Lạt không chỉ dịu dàng mơn trớn mà còn khắc nghiệt phũ phàng. Tôi nghĩ nhiều đến không những chỉ nắng vàng giữa trời biếc xanh gío vi vu ca hát mà còn sự lạnh gía và những cơn mưa cuồng gío giật. Tôi thấy mặt hồ Xuân Hương không chỉ êm đềm tĩnh lặng mà còn đục ngầu cuộn sóng hung dữ. Bên cạnh những cô gái má hồng tràn đầy sinh lực là những bệnh nhân rên siết vì chứng phong thấp và hen suyễn. Trên những chiếc áo len trăm sắc tuyệt vời tài hoa tôi thấy hình ảnh những phụ nữ gò lưng mười bốn giờ một ngày trên máy đan hay hầu như không rời tay khỏi đôi kim. Nơi những bắp sú, su lơ và các loại rau quả xanh mướt, căng tròn mời gọi du khách tôi nhớ đến những ngày tháng dài người nông dân đẫm mình trong bùn lầy, phân hóa học và thuốc trừ sâu. Giữa những chiếc xe hơi đời mới bóng lộn, những bàn tiệc ê hề sang trọng, các buổi họp quanh năm suốt tháng của đủ loại quan chức với hàng trăm nghị quyết, kế hoạch, chính sách, văn bản, hô hào, tôi thấy thấp thoáng những người ăn mày nằm lăn giữa bùn lầy trong chợ, những người phu khuân vác chỉ có công cụ lao động là chiếc đòn gánh và sợi dây thừng, những người bán rau quằn mình dưới gánh nặng từ ngoại thành lên đường ra chợ khi trời chưa mờ sáng còn lạnh buốt xương da. Đằng sau khách sạn sang trọng, mang bảng hiệu tư nhân hay nhà nước, bên trong những quán café, karaoke đèn mờ tưởng như thanh lịch tương xứng với thành phố ngàn hoa thơ mộng lại ẩn nấp những ổ mại dâm trá hình mà người bán dâm là những cô gái cùng khổ bị bóc lột tận cùng...Tôi muốn đưa tất cả những điều này vào bài viết của mình.
Bài "Đọc thơ Đông Trình, suy nghĩ về văn nghệ, chính trị và sám hối" có một dạng khác. Từ thời sinh viên, chúng tôi có thành lập một nhóm hoạt động văn nghệ, đúng hơn là văn học, sau này phát triển thành một nhóm khá lớn hoạt động ở Miền Nam trước ngày thống nhất và được coi là có xu hướng yêu nước tiến bộ. Đông Trình là một nhà thơ khá nổi tiếng, thành viên của nhóm này. Anh đã in nhiều tập thơ và lần nào anh cũng gởi tặng tôi cũng như nhiều bạn bè khác.
Một tuyển tập mới của anh có in lại nhiều bài viết từ thời cũ, thời kỳ bừng bừng hào khí đấu tranh trước những bất công, áp bức và nỗi nhục của người dân nghèo đói nhược tiểu cũng như niềm đau trước cuộc chiến tranh bi thảm tàn phá đất nước. Tôi tự hỏi tại sao những người đầy lòng phản kháng chính trực như Đông Trình và nhiều người viết khác bây giờ lại không tiếp tục lên tiếng khi những cái xấu cái ác đang phục hồi, thậm chí còn phát triển mạnh hơn ngày trước. Nguyên nhân nào đã làm họ im tiếng hay ngoảnh mặt?
Trong tình hình này tôi liên tưởng đến những hiện tượng tương tự khác trong văn học và trong chính trị. Tôi đã thử phân tích về một số nhân vật nổi tiếng quan trọng không chút dè dặt và đi tìm những nguyên nhân ngoài bản thân họ. Đó chính là guồng máy, tổ chức. Chế độ mà họ góp phần tạo dựng nên đã quay lại khống chế chi phối họ.
Tôi đi đến kết luận trong văn nghệ hay chính trị cần phải thường xuyên có tinh thần sám hối, nhất là sau khi đã có một độ lùi lịch sử để nhìn nhận lại.
Tôi đánh máy các bài viết này thành nhiều bản và gởi cho một số bạn bè. Tôi nhận được phản hồi rất ít nhưng cũng hiểu rằng có người đồng tình có người phản đối. Dĩ nhiên mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tôi tôn trọng ý kiến của người khác và mong rằng người khác cũng tôn trọng ý kiến của tôi. Ý kiến của tôi có thể đúng có thể sai nhưng vấn đề là cần có trao đổi và đối thoại. Trong những chuyện như thế không thể có thái độ vô ngôn. Tiếc thay hoàn cảnh hiện nay là một tình hình khá lạ lùng. Người ta không tiện hay không muốn nói đến những vấn đề gai góc vì sợ sẽ gặp phiền phức.
Những bài chính luận như thế của tôi hay những bài thơ chính luận trữ tình của Bùi Minh Quốc, những tiểu luận chính trị của Hà Sĩ Phu đừng hòng có báo nào đăng. Chúng chỉ được chuyền tay trong một số người và bị xem chẳng khác gì hàng quốc cấm.
8* Về một loài hoa trắng
Theo lời khuyên của mấy người bạn, tôi bắt đầu trồng hoa Arum, ở đây gọi là hoa loa kèn. Hoa mầu trắng tinh khiết và cắm khá lâu mới tàn, có thể đến cả tuần. Gần đây một số người bắt đầu trồng loại hoa này. Nghe nói gía cũng khá vì không những chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn có thể xuất đi Sài Gòn, Hà Nội và cả xuất ngoại.
Đà Lạt là xứ hoa nên người ta đã trồng rất nhiều loại. Các loại phổ biến vẫn được trồng từ xưa là hồng, lan, huệ, lay dơn, vạn thọ, gần đây một số giống hoa ngoại cũng mới được nhập trồng thí nghiệm. Trong thời kinh tế thị trường và mở cửa này, một bộ phận nhân dân ở các đô thị giàu lên nhanh chóng, các nhà hàng khách sạn ngày càng sang trọng nên hoa đã trở thành một nhu cầu hằng ngày. Đây cũng là nét mới đa sắc đáng mừng của cuộc sống so với thời kỳ trước đây mọi thứ đều đồng phục và hoa bị coi là xa xỉ phẩm.
Tôi chọn trồng loại Arum vì đây là một giống dễ trồng, có củ phát triển nhanh như môn, ít phải chăm bón và không đòi hỏi kỹ thuật cao như một số giống hoa khác, lại không phải đầu tư gì nhiều. Ban đầu tôi xin một vài bụi làm giống ở nhà những người quen và ở những vườn người ta đào bỏ đi trồng lại vì cây cũ quá cỗi. Chỉ cần một tép nhỏ ương xuống đất, tưới nước một thời gian ngắn đã ra rễ, phát triển và sau đó nẩy thêm nhiều tép mới, chỉ ba tháng là đã ra hoa và hoa ra liên tục nếu được chăm bón tốt.
Ban đầu tôi tưởng hoa này dễ trồng, không tốn công sức nhưng sau một thời gian thấy không phải như thế. Từ trước chúng tôi vốn thích hoa nhưng trồng chỉ để ngắm và cắm chơi trong nhà. Hoa trồng để bán đòi hỏi những yêu cầu cao hơn.
Hoa Arum muốn bán được phải thật lớn và trắng, không ngả vàng hay bị chấm đen, cọng dài từ bốn, năm tấc trở lên, đối với hoa xuất ngoại, cọng phải dài cả thước. Muốn được như thế, công chăm bón không ít. Phải bón nhiều phân và tưới nước liên tục để giữ độ ẩm thường xuyên. Mùa khô ở đây nắng cũng gay gắt nên tưới nước cũng là cả một vấn đề . Ban đầu tôi dùng xô xách nước từ dưới suối lên tưới, sau đó một người học trò cũ cho một cái máy bơm nhỏ nhưng dùng bơm phải mua dây điện, ống nước, lại tốn tiền điện. Hàng ngày phải bỏ thời gian tỉa lá vì lá ra nhiều cây ít ra hoa . Lại còn một vài loại sâu bệnh làm thủng hoa lỗ chỗ hay thối rễ hư cả cây. Đã thế gía cả cũng không ra sao vì người ta bắt đầu trồng nhiều. Cứ ba, bốn ngày tôi cắt hoa mang ra chợ một lần được vài chục cái.
Vào những ngày lễ, tết có khi gía lên được năm đến bảy trăm đồng một hoa, bình thường ba đến bốn trăm đồng. Mất công hái, rửa, bó, đạp xe vài cây số chở ra chợ mà chỉ thu được vài ngàn đồng thật không bõ công. Tuy cô bán hoa thường mua của chúng tôi để bán lại khá xinh đẹp, mỗi lần mua bán nói chuyện vài câu cũng vui vui, nhưng đôi lúc cô không chịu trả tiền ngay mà hẹn bán xong mới trả vì chưa biết gía cả chợ thay đổi ra sao. Cô đưa bao nhiêu tôi cũng đồng ý vì không lẽ kỳ kèo mấy đồng bạc dù nhiều khi thấy công mình quá rẻ, lại còn bị chê hoa nhỏ, hoa xấu.
Trồng hoa tôi mới thông cảm phần nào nổi khổ của người nông dân Đà Lạt. Ở trong xóm tôi cũng có một số người trồng rau. Họ không để đất nghỉ một ngày nào và dĩ nhiên họ cũng không nghỉ. Thu hoạch xong hôm nay ngày mai cày xới ngay chuẩn bị cho vụ mới. Trồng rau phải tưới nước liên tục bất kể mưa hay nắng. Ngày tưới hai lần, sáng sớm, phải tưới trước khi mặt trời mọc để rửa sương muối, những ngày lễ, tết cũng không hề nghỉ. Việc bón phân và xịt thuốc sâu phải làm định kỳ đều đặn nếu không rau củ sẽ bị hư hại hay phát triển không tốt.
Những năm sau này, thu nhập của người trồng rau không ổn định vì thị trường bị thu hẹp và phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhiều tỉnh khác đã trồng được rau không nhập nhiều rau của Đà Lạt dù rau của Đà Lạt tốt hơn. Gía cả lên xuống thất thường tùy thuộc vào con buôn và mấy công ty của nhà nước có thu mua hay không. Đến vụ thu hoạch dù gía hạ bao nhiêu cũng phải bán, có khi phải chặt bỏ vì không có người mua.
Việc trồng hoa của tôi tính hết chi phí và công sức chẳng lời lãi gì, chỉ là có việc để làm. Đan Tâm cũng đã bỏ không ít công sức vào việc này. Bù lại chúng tôi tha hồ ngắm hoa, cắm hoa và tặng hoa. Có tuần bận rộn không hái kịp hoa nở trắng vườn thơm ngát. Những chiếc nhụy vàng đầy đặn lấm tấm mật và phấn hoa thu hút đến bao nhiêu chú ong. Hàng tuần Đan Tâm đều thay hoa mới cắm trong nhà và mỗi chiều thứ bảy chọn một bó đẹp nhất mang lên dâng tượng Đức Mẹ. Bạn bè đến chơi ai thích chúng tôi tặng hoa thoải mái.
Những bông hoa trắng mướt hình kèn trên đám lá màu xanh lục đã nở trắng vườn tôi một dạo lưu giữ trong lòng chúng tôi một hình ảnh tinh khiết nhưng tôi không thể duy trì mãi. Nhiều luống đã cỗi héo tàn tôi không muốn trồng lại, chỉ giữ vài luống để làm kỷ niệm và lấy hoa cắm trong nhà. Tôi không hề thực dụng nhưng hoa không nuôi được tôi và tôi cũng không thể tốn bao công sức trồng hoa để chơi. Tôi là một người đang bị vây hãm và tôi phải tìm cách vô hiệu hóa sự bủa vây này.
(Còn tiếp)
Tiêu Dao Bảo Cự - Những hoài niệm và niềm hứng khởi mới của Tự do
Tiêu Dao Bảo Cự
(Tiếp theo)
6* Con đường nhỏ từ đỉnh Himalaya huyền bí
Một anh bạn thân, Nguyễn Hữu Cầu, rủ tôi đi học Yoga. Cầu ở gần nhà tôi. Một hôm tự dưng có người đến gởi cho anh thư mời tham dự lớp Yoga do một tổ chức Yoga quốc tế phối hợp với viện Y học Dân tộc ở đây mở.
Đối với tôi Yoga không phải là điều mới lạ. Hồi tôi còn trẻ tôi đã đọc một số sách về Yoga và tập một vài tư thế để chữa trị bệnh mũi dị ứng và đau lưng. Bệnh tuy không khỏi hẳn nhưng không phát triển nữa và tôi vẫn tập hằng ngày cho đến tận ngày nay. Tôi đồng ý đi với C để xem có gì mới không.
Chúng tôi đến viện Y học Dân tộc và được chỉ đến một phòng nhỏ ở phía sau các phòng của bệnh nhân. Chỉ có khoảng hơn 10 học viên đến dự, ngồi trên những tấm chiếu nhỏ trải trên sàn nhà. Người dạy là một người nước ngoài còn trẻ, được giới thiệu là Dada H quốc tịch Guatemala. Người ta giải thích Dada, tiếng Ấn Độ, có nghĩa là ông thầy dạy Yoga. Dada giảng bằng tiếng Anh, có người phiên dịch.
Lần đầu tiên tôi gặp một người đến từ Guatemala, một nước nhỏ ở Trung Mỹ, mà tôi chỉ biết tên và vị trí ở gần nước có kênh đào Panama nổi tiếng. Dada H cao lớn và rất đẹp trai, da ngăm đen, mũi cao, mắt to và sáng, tóc đen gợn sóng, có nụ cười tươi cởi mở và hồn nhiên. Dada giới thiệu tổng quát về lịch sử và đặc điểm của Yoga, một phương pháp cổ truyền của Ấn Độ để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và chữa bệnh tật, đồng thời nâng cao đời sống tâm linh. Dada nói rất giản dị, ngắn gọn và có một sức thuyết phục kỳ lạ không phải do lời nói mà do nội dung hàm súc và niềm tin mãnh liệt của người truyền đạt, người không chỉ nói lý thuyết mà đã thể nghiệm sâu sắc bằng chính cuộc đời mình. Dada nhấn mạnh ý Yoga không phải chỉ là một phương pháp thể dục dưỡng sinh như nhiều người lầm tưởng. Nghĩa đen của Yoga là hợp nhất với Đấng Tối cao. Yoga là một di sản quý giá cổ truyền của người phương đông nhưng lại tự do và miễn phí như khí trời, ai cũng có thể thực hành và thụ hưởng.
Sau khi nghe giới thiệu tổng quát về Yoga, chúng tôi được hướng dẫn tập khởi động, và tư thế Asana đầu tiên "chào Yoga". Sau đó là cách xoa bóp và thư giãn để kết thúc buổi tập. Tất cả mất khoảng hai tiếng đồng hồ.
Buổi tập đầu tiên gây cho tôi ấn tượng mạnh nên buổi kế tiếp tôi rủ Đan Tâm cùng đi. Mỗi tuần chúng tôi được học hai buổi, khóa cơ bản kéo dài ba tháng và hoàn toàn miễn phí. Học viên muốn mời thêm bạn bè đi học càng đông càng tốt. Đan Tâm ban đầu ngần ngại do bận rộn nhưng tôi và C thuyết phục nên cuối cùng cũng chịu đi. Dada đã đặt vấn đề với học viên rằng mỗi ngày đêm người ta có 24 tiếng để làm việc, ăn ngủ, tạo sao không dành nửa giờ để lo cho sức khỏe thể xác, tinh thần và tâm linh. Điều này chúng tôi thấy có lý. Sau một buổi học, Đan Tâm cũng thích thú như tôi và chúng tôi đã chuyên cần học hết hóa cơ bản, không vắng buổi nào.
Mỗi buổi tập, có hai phần lý thuyết và thực hành, theo một giáo trình ngắn gọn nhưng khoa học và có sức thuyết phục vì học viên thấy ngay hiệu quả. Hầu như đối với các phương pháp luyện tập khác, nhất là thể dục thể thao, cần dùng đến sức mạnh của cơ bắp, sau buổi tập thường mệt mỏi, nhưng trái lại đối với Yoga, tập xong thấy vô cùng sảng khoái và sinh lực tăng lên rõ rệt.
Về mặt lý thuyết, thực ra Dada H không nói điều gì cao siêu thâm trầm lắm nhưng chúng tôi vẫn thấy có một sức hấp dẫn kỳ lạ. Điều này toát ra từ khuôn mặt và con người của ông. Ông chỉ là một thanh niên trẻ trung, ăn mặc giản dị, tràn đầy sinh lực và nụ cười hồn nhiên thánh thiện đang hiến mình cho một lý tưởng cao đẹp. Qua các buổi tiếp xúc, chúng tôi biết thêm Dada xuất thân từ một gia đình nghèo khổ xứ Guatemala, có duyên đến với Yoga khi tổ chức Yoga cử người hoạt động ở đây và đã được đưa sang Ấn Độ để học tập và huấn luyện. Sau năm năm tu trì theo phương pháp cổ truyền với kỷ luật nghiêm nhặt, Dada đủ điều kiện đi truyền bá Yoga trên khắp các quốc gia theo sự phân công của tổ chức.
Chúng tôi cảm động khi được biết Dada sống cuộc đời tu sĩ độc thân, đến đâu cũng phải tự làm việc mưu sinh và truyền dạy Yoga miễn phí cho bất cứ ai muốn học. Thời gian này hàng tuần Dada phải đi ba thành phố để giảng dạy. Một người ở xứ Trung Mỹ xa xôi đến Việt Nam, hàng tuần phải bó gối trên những chuyến xe đò chật chội, hít mùi xăng và khói thuốc lá là những thứ rất kỵ đối với người luyện Yoga, đi về hàng ngàn cây số để truyền bá Yoga. Đã thế Dada còn ăn chay trường, mỗi tháng nhịn ăn bốn ngày, mỗi ngày ngồi thiền ít nhất 4 lần trong 4 giờ. Những điều này quả có sức thuyết phục đối với người học. Yoga không phải là tôn giáo nhưng ông thầy dạy Yoga này khắc khổ và nhiệt tâm không thua kém bất cứ tu sĩ của tôn giáo nào.
Có lúc Dada H bận công việc ở Sài Gòn và Didi S lên dạy thay (Didi là người thầy nữ dạy yoga. Thực ra theo tiếng Ấn Độ, nghĩa đen của Dada, Didi là người anh em, chị em). Didi S là một cô gái người Đài Loan, nhỏ nhắn, trắng trẻo và khá xinh. Didi nói tiếng Anh nhanh như gió với âm sắc của người Hoa. Didi đã tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế nhưng vì một nhu cầu tâm linh đã bỏ mọi cơ hội làm ăn, đến với Yoga và trở thành sứ gỉa của pháp môn cổ truyền Ấn Độ này. Cũng như Dada, Didi luôn giản dị, nhiệt tình và không hề tiếc sức với học viên. Dù là nữ, Didi cũng chỉ có hai bộ quần áo thay đổi, không hề có đòi hỏi gì cho riêng mình ngoài việc hết sức làm cho Yoga phát triển.
Qua các buổi học, chúng tôi được biết thêm Yoga đã có lịch sử lâu đời hàng mấy ngàn năm, có thời gian bị thất truyền, mai một nhưng sau đó lại phục hưng và hiện nay đang trên đường chinh phục thế giới. Yoga có nhiều chi phái với đặc trưng khác nhau nhưng phương pháp chúng tôi đang học là phương pháp cổ truyền đã được tổng hợp, hiện đại hóa, thu tóm được những gì tinh túy nhất của pháp môn này. Trong khóa cơ bản ngoài một số phần lý thuyết và vài chục tư thế Asana, chúng tôi còn được học hai điệu múa tâm linh Kaoshiki, Tandava, phương pháp tập trung tư tưởng theo BNK và 10 nguyên tắc Yama-Niyama.
BNK là viết tắt của " Baba Nam Kevalam", nghĩa đen là "Chỉ có tên gọi của Đấng Tối cao" nhưng được giải thích là "Tình thương ở khắp mọi nơi". Chúng tôi ngồi xếp bằng theo tư thế hoa sen, tưởng tượng mình đang ngồi trên đỉnh núi cao hay cạnh khe suối ở một nơi hoang vắng, hít vào thở ra nhẹ và sâu, loại bỏ các tạp niệm và lắng nghe trong tâm thức mình ngân vang câu Baba Nam Kevalam không ngừng. Quả là một phương pháp tập trung tư tưởng tốt, làm phát sinh lòng yêu thương và sự bình an cho tâm hồn. Đây cũng là cách chuẩn bị cho việc học thiền định sau này.
Tôi cũng cảm thấy gần gũi với 10 nguyên tắc Yama - Niyama. Yama là cân bằng xã hội với 5 nguyên tắc: Ahimsa [không làm hại]. Satya [chân thật có từ tâm], Asteya [không trộm cắp], Aparigraha [không phóng túng], Bramacarya [công nhận sự liên hệ với Đấng Tối cao]. Niyama hay Hội nhập cá nhân, cũng gồm 5 nguyên tắc: Shaoca [trong sạch] ,Tapah [khổ hạnh] , Svadhyaya [nghiên cứu các kinh sách] và Iishvara Prandhana [Tìm nơi thường trụ của Đấng Tối cao]. Trừ 2 nguyên tắc liên quan đến Đấng Tối cao mà đối với tôi, một kẻ vô thần gần như bẩm sinh, còn là một dấu hỏi mơ hồ nhưng tôi không phản đối, các nguyên tắc khác rất phù hợp với quan niệm sống của tôi.
Do đó, đối với tôi và cả Đan Tâm, việc chúng tôi đi học Yoga không phải chỉ để học phương pháp dưỡng sinh hay chữa bệnh như đối với nhiều người khác mà là một cơ duyên. Chúng tôi biết mình sẽ dấn thân và gắn bó với con đường lạ lùng này. Con đường nhỏ ngoằn ngoèo chạy từ đỉnh Himalaya huyền bí đi vào giữa nhân gian thời hiện đại sẽ đẫn tôi đi bình an qua mọi nẻo đầy khổ lụy của cuộc sống chông gai này.
*7 Những bài chính luận trữ tình đi về đâu ?
Song song với việc viết nốt phần cuối của cuốn tiểu thuyết dang dở từ mấy năm trước, tôi cũng bắt đầu viết một số bài chính luận.
Tôi nghĩ có thể tự nhận xét ưu khuyết điểm của mình trong việc viết lách. Thời trung học và cả ở đại học, tôi thường có điểm cao trong lớp về các bài luận văn. Tuy nhiên tôi không muốn đi vào con đường nghiên cứu vì tôi học sinh ngữ và các cổ ngữ khá lơ mơ. Tôi biết rõ muốn nghiên cứu, ở đây là nghiên cứu văn học, ngoài khả năng phân tích, tổng hợp, lý luận và sáng tạo, phải thông thạo ít nhất vài ngoại ngữ và cổ ngữ mới có thể đọc được những tác phẩm cần thiết cho việc nghiên cứu. Tôi không thể đi theo con đường này. Tôi muốn theo đuổi việc sáng tác và tuy biết rằng tôi hơi thiên về lý trí, có thể làm cho tác phẩm khô khan nhưng tôi nghĩ mình có thể khắc phục được. Ngoài ra đối với những vấn đề thời sự chính trị, xã hội hay văn học, tôi thấy mình có thể nắm bắt vấn đề một cách nhạy bén, có cách lý giải độc đáo và viết với phong cách của người sáng tác nên thỉnh thoảng rôi cũng viết một số bài chính luận loại này. Bùi Minh Quốc và tôi gọi là chính luận trữ tình, Quốc làm thơ và tôi viết văn xuôi.
Sau bài nhận định về cuốn nhật ký của giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, tôi nung nấu để viết hai bài, một bài về thành phố Đà Lạt và một bài viết về chính trị, văn nghệ và sám hối nhân đọc tập thơ của Đông Trình, một người bạn cũ. Tôi có thể viết nhanh, ít sửa chữa nhưng trước đó suy nghĩ rất lâu.
Bài viết về Đà Lạt có thể nói tôi suy nghĩ hàng năm trời. Mỗi lần từ nhà ra phố, đi dọc theo hồ Xuân Hương là khoảng đường yên tĩnh tôi thường suy nghĩ về vấn đề, mỗi lúc lại phát hiện ra một ý mới hay triển khai thêm các ý cũ. Tôi nghiệm thấy sáng tác về vẻ đẹp của Đà Lạt rất khó, dù là văn học, âm nhạc hay hội họa, nhiếp ảnh. Đã có bao nhiêu tác phẩm ca ngợi Đà Lạt nhưng phần nhiều hời hợt sáo mòn. Cũng ngàn thông, ngàn hoa, sương mù, hồ thác, phố núi... nhưng làm sao lột tả được vẻ đẹp đích thực và lạ lùng của xứ sở này thật không dễ dàng. Các văn nghệ sĩ dù ở Đà Lạt lâu hay chỉ đi qua một vài ngày đều có thể rung cảm để có được một bài thơ, một truyện ngắn, một bức tranh, một bản nhạc, một bức ảnh nhưng đã có mấy tác phẩm tồn tại với thời gian và trong lòng công chúng.
Đà Lạt không chỉ là vẻ đẹp mà còn là nỗi đau. Đà Lạt không chỉ dịu dàng mơn trớn mà còn khắc nghiệt phũ phàng. Tôi nghĩ nhiều đến không những chỉ nắng vàng giữa trời biếc xanh gío vi vu ca hát mà còn sự lạnh gía và những cơn mưa cuồng gío giật. Tôi thấy mặt hồ Xuân Hương không chỉ êm đềm tĩnh lặng mà còn đục ngầu cuộn sóng hung dữ. Bên cạnh những cô gái má hồng tràn đầy sinh lực là những bệnh nhân rên siết vì chứng phong thấp và hen suyễn. Trên những chiếc áo len trăm sắc tuyệt vời tài hoa tôi thấy hình ảnh những phụ nữ gò lưng mười bốn giờ một ngày trên máy đan hay hầu như không rời tay khỏi đôi kim. Nơi những bắp sú, su lơ và các loại rau quả xanh mướt, căng tròn mời gọi du khách tôi nhớ đến những ngày tháng dài người nông dân đẫm mình trong bùn lầy, phân hóa học và thuốc trừ sâu. Giữa những chiếc xe hơi đời mới bóng lộn, những bàn tiệc ê hề sang trọng, các buổi họp quanh năm suốt tháng của đủ loại quan chức với hàng trăm nghị quyết, kế hoạch, chính sách, văn bản, hô hào, tôi thấy thấp thoáng những người ăn mày nằm lăn giữa bùn lầy trong chợ, những người phu khuân vác chỉ có công cụ lao động là chiếc đòn gánh và sợi dây thừng, những người bán rau quằn mình dưới gánh nặng từ ngoại thành lên đường ra chợ khi trời chưa mờ sáng còn lạnh buốt xương da. Đằng sau khách sạn sang trọng, mang bảng hiệu tư nhân hay nhà nước, bên trong những quán café, karaoke đèn mờ tưởng như thanh lịch tương xứng với thành phố ngàn hoa thơ mộng lại ẩn nấp những ổ mại dâm trá hình mà người bán dâm là những cô gái cùng khổ bị bóc lột tận cùng...Tôi muốn đưa tất cả những điều này vào bài viết của mình.
Bài "Đọc thơ Đông Trình, suy nghĩ về văn nghệ, chính trị và sám hối" có một dạng khác. Từ thời sinh viên, chúng tôi có thành lập một nhóm hoạt động văn nghệ, đúng hơn là văn học, sau này phát triển thành một nhóm khá lớn hoạt động ở Miền Nam trước ngày thống nhất và được coi là có xu hướng yêu nước tiến bộ. Đông Trình là một nhà thơ khá nổi tiếng, thành viên của nhóm này. Anh đã in nhiều tập thơ và lần nào anh cũng gởi tặng tôi cũng như nhiều bạn bè khác.
Một tuyển tập mới của anh có in lại nhiều bài viết từ thời cũ, thời kỳ bừng bừng hào khí đấu tranh trước những bất công, áp bức và nỗi nhục của người dân nghèo đói nhược tiểu cũng như niềm đau trước cuộc chiến tranh bi thảm tàn phá đất nước. Tôi tự hỏi tại sao những người đầy lòng phản kháng chính trực như Đông Trình và nhiều người viết khác bây giờ lại không tiếp tục lên tiếng khi những cái xấu cái ác đang phục hồi, thậm chí còn phát triển mạnh hơn ngày trước. Nguyên nhân nào đã làm họ im tiếng hay ngoảnh mặt?
Trong tình hình này tôi liên tưởng đến những hiện tượng tương tự khác trong văn học và trong chính trị. Tôi đã thử phân tích về một số nhân vật nổi tiếng quan trọng không chút dè dặt và đi tìm những nguyên nhân ngoài bản thân họ. Đó chính là guồng máy, tổ chức. Chế độ mà họ góp phần tạo dựng nên đã quay lại khống chế chi phối họ.
Tôi đi đến kết luận trong văn nghệ hay chính trị cần phải thường xuyên có tinh thần sám hối, nhất là sau khi đã có một độ lùi lịch sử để nhìn nhận lại.
Tôi đánh máy các bài viết này thành nhiều bản và gởi cho một số bạn bè. Tôi nhận được phản hồi rất ít nhưng cũng hiểu rằng có người đồng tình có người phản đối. Dĩ nhiên mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tôi tôn trọng ý kiến của người khác và mong rằng người khác cũng tôn trọng ý kiến của tôi. Ý kiến của tôi có thể đúng có thể sai nhưng vấn đề là cần có trao đổi và đối thoại. Trong những chuyện như thế không thể có thái độ vô ngôn. Tiếc thay hoàn cảnh hiện nay là một tình hình khá lạ lùng. Người ta không tiện hay không muốn nói đến những vấn đề gai góc vì sợ sẽ gặp phiền phức.
Những bài chính luận như thế của tôi hay những bài thơ chính luận trữ tình của Bùi Minh Quốc, những tiểu luận chính trị của Hà Sĩ Phu đừng hòng có báo nào đăng. Chúng chỉ được chuyền tay trong một số người và bị xem chẳng khác gì hàng quốc cấm.
8* Về một loài hoa trắng
Theo lời khuyên của mấy người bạn, tôi bắt đầu trồng hoa Arum, ở đây gọi là hoa loa kèn. Hoa mầu trắng tinh khiết và cắm khá lâu mới tàn, có thể đến cả tuần. Gần đây một số người bắt đầu trồng loại hoa này. Nghe nói gía cũng khá vì không những chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn có thể xuất đi Sài Gòn, Hà Nội và cả xuất ngoại.
Đà Lạt là xứ hoa nên người ta đã trồng rất nhiều loại. Các loại phổ biến vẫn được trồng từ xưa là hồng, lan, huệ, lay dơn, vạn thọ, gần đây một số giống hoa ngoại cũng mới được nhập trồng thí nghiệm. Trong thời kinh tế thị trường và mở cửa này, một bộ phận nhân dân ở các đô thị giàu lên nhanh chóng, các nhà hàng khách sạn ngày càng sang trọng nên hoa đã trở thành một nhu cầu hằng ngày. Đây cũng là nét mới đa sắc đáng mừng của cuộc sống so với thời kỳ trước đây mọi thứ đều đồng phục và hoa bị coi là xa xỉ phẩm.
Tôi chọn trồng loại Arum vì đây là một giống dễ trồng, có củ phát triển nhanh như môn, ít phải chăm bón và không đòi hỏi kỹ thuật cao như một số giống hoa khác, lại không phải đầu tư gì nhiều. Ban đầu tôi xin một vài bụi làm giống ở nhà những người quen và ở những vườn người ta đào bỏ đi trồng lại vì cây cũ quá cỗi. Chỉ cần một tép nhỏ ương xuống đất, tưới nước một thời gian ngắn đã ra rễ, phát triển và sau đó nẩy thêm nhiều tép mới, chỉ ba tháng là đã ra hoa và hoa ra liên tục nếu được chăm bón tốt.
Ban đầu tôi tưởng hoa này dễ trồng, không tốn công sức nhưng sau một thời gian thấy không phải như thế. Từ trước chúng tôi vốn thích hoa nhưng trồng chỉ để ngắm và cắm chơi trong nhà. Hoa trồng để bán đòi hỏi những yêu cầu cao hơn.
Hoa Arum muốn bán được phải thật lớn và trắng, không ngả vàng hay bị chấm đen, cọng dài từ bốn, năm tấc trở lên, đối với hoa xuất ngoại, cọng phải dài cả thước. Muốn được như thế, công chăm bón không ít. Phải bón nhiều phân và tưới nước liên tục để giữ độ ẩm thường xuyên. Mùa khô ở đây nắng cũng gay gắt nên tưới nước cũng là cả một vấn đề . Ban đầu tôi dùng xô xách nước từ dưới suối lên tưới, sau đó một người học trò cũ cho một cái máy bơm nhỏ nhưng dùng bơm phải mua dây điện, ống nước, lại tốn tiền điện. Hàng ngày phải bỏ thời gian tỉa lá vì lá ra nhiều cây ít ra hoa . Lại còn một vài loại sâu bệnh làm thủng hoa lỗ chỗ hay thối rễ hư cả cây. Đã thế gía cả cũng không ra sao vì người ta bắt đầu trồng nhiều. Cứ ba, bốn ngày tôi cắt hoa mang ra chợ một lần được vài chục cái.
Vào những ngày lễ, tết có khi gía lên được năm đến bảy trăm đồng một hoa, bình thường ba đến bốn trăm đồng. Mất công hái, rửa, bó, đạp xe vài cây số chở ra chợ mà chỉ thu được vài ngàn đồng thật không bõ công. Tuy cô bán hoa thường mua của chúng tôi để bán lại khá xinh đẹp, mỗi lần mua bán nói chuyện vài câu cũng vui vui, nhưng đôi lúc cô không chịu trả tiền ngay mà hẹn bán xong mới trả vì chưa biết gía cả chợ thay đổi ra sao. Cô đưa bao nhiêu tôi cũng đồng ý vì không lẽ kỳ kèo mấy đồng bạc dù nhiều khi thấy công mình quá rẻ, lại còn bị chê hoa nhỏ, hoa xấu.
Trồng hoa tôi mới thông cảm phần nào nổi khổ của người nông dân Đà Lạt. Ở trong xóm tôi cũng có một số người trồng rau. Họ không để đất nghỉ một ngày nào và dĩ nhiên họ cũng không nghỉ. Thu hoạch xong hôm nay ngày mai cày xới ngay chuẩn bị cho vụ mới. Trồng rau phải tưới nước liên tục bất kể mưa hay nắng. Ngày tưới hai lần, sáng sớm, phải tưới trước khi mặt trời mọc để rửa sương muối, những ngày lễ, tết cũng không hề nghỉ. Việc bón phân và xịt thuốc sâu phải làm định kỳ đều đặn nếu không rau củ sẽ bị hư hại hay phát triển không tốt.
Những năm sau này, thu nhập của người trồng rau không ổn định vì thị trường bị thu hẹp và phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhiều tỉnh khác đã trồng được rau không nhập nhiều rau của Đà Lạt dù rau của Đà Lạt tốt hơn. Gía cả lên xuống thất thường tùy thuộc vào con buôn và mấy công ty của nhà nước có thu mua hay không. Đến vụ thu hoạch dù gía hạ bao nhiêu cũng phải bán, có khi phải chặt bỏ vì không có người mua.
Việc trồng hoa của tôi tính hết chi phí và công sức chẳng lời lãi gì, chỉ là có việc để làm. Đan Tâm cũng đã bỏ không ít công sức vào việc này. Bù lại chúng tôi tha hồ ngắm hoa, cắm hoa và tặng hoa. Có tuần bận rộn không hái kịp hoa nở trắng vườn thơm ngát. Những chiếc nhụy vàng đầy đặn lấm tấm mật và phấn hoa thu hút đến bao nhiêu chú ong. Hàng tuần Đan Tâm đều thay hoa mới cắm trong nhà và mỗi chiều thứ bảy chọn một bó đẹp nhất mang lên dâng tượng Đức Mẹ. Bạn bè đến chơi ai thích chúng tôi tặng hoa thoải mái.
Những bông hoa trắng mướt hình kèn trên đám lá màu xanh lục đã nở trắng vườn tôi một dạo lưu giữ trong lòng chúng tôi một hình ảnh tinh khiết nhưng tôi không thể duy trì mãi. Nhiều luống đã cỗi héo tàn tôi không muốn trồng lại, chỉ giữ vài luống để làm kỷ niệm và lấy hoa cắm trong nhà. Tôi không hề thực dụng nhưng hoa không nuôi được tôi và tôi cũng không thể tốn bao công sức trồng hoa để chơi. Tôi là một người đang bị vây hãm và tôi phải tìm cách vô hiệu hóa sự bủa vây này.
(Còn tiếp)
nguồn:http://www.diendantheky.net/2012/08/tieu-dao-bao-cu-nhung-hoai-niem-va-niem_18.html?utm_source=BP_recent
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001