23.10.2012
MOSCOW — Giữa lúc ông Vladimir Putin sắp
sửa đánh dấu kỷ niệm sáu tháng từ khi ông quay lại ngồi trên chiếc ghế
Tổng thống nước Nga, thông tín viên đài VOA James Brooke gởi về bài phân
tích chính trị sau đây từ Moscow.
Giữa lúc bầu trời xám xịt của mùa đông bao phủ thủ đô Moscow, người Nga phải cùng lúc đương đầu với một mùa đông chính trị. Tổng thống Putin đã tuần tự hạn chế không gian dân sự tại nước này một cách có phương pháp để bằng cách cổ vũ các đạo luật mới về tội phản bội, báng bổ, phỉ báng, kiểm duyệt Internet, và ngăn chặn các cuộc phản kháng của công chúng.
Thế rồi hôm thứ Hai vừa qua, người dân Nga lại phải chứng kiến một thủ đoạn mới - một nhà hoạt động đối lập nổi tiếng, ông Leonid Razvozzhayev, đã la lớn với các nhà báo rằng ông bị bắt cóc từ một hè phố ở Kyiv, Ukraina, và bị dùng vũ lực áp tải tới Moscow để bị xét xử.
Ông Oleg Kashin, một nhà phân tích về chương trình phát thanh cho nhật báo Nga Kommersant, nói rằng -- hãy làm quen với hiện tượng đó.
Ông nói Tổng thống Putin đang đưa nước Nga tới cuối đường như nước láng giềng Belarus, một đất nước mà trong suốt 18 năm đã nằm dưới quyền của ông Alexander Lukashenko, người được mệnh danh là “nhà độc tài cuối cùng của Châu Âu.”
Điều có thể kiềm chế Tổng thống Nga là điều mà các phân tích gia ở đây mô tả là yếu tố “ông Putin là người vẫn được bắt tay”, có nghĩa là ông Putin vẫn được chào đón tại thủ đô các nước Phương Tây. Chứ ông Lukashenko thì không.
Giữa lúc đảng đương quyền đã chiếm được tất cả các cuộc bầu cử tỉnh trưởng cách đây hai tuần lễ, và một đạo luật mới về “gián điệp nước ngoài” sẽ trở nên có hiệu lực vào tuần tới, ông Putin dường như đang đi lùi một bước chính trị lớn để quay về thời Liên Bang Xô Viết cũ. Hiện giờ thì các đạo luật mới bảo thủ đó dường như có tác dụng làm người ta ớn lạnh.
Bà Masha Lipman thuộc Viện nghiên cứu Carnegie ở Moscow mô tả về điều mà bà đang chứng kiến:
“Nỗi khát vọng muốn trấn áp hàng chục ngàn người đã từng tham gia các cuộc biểu tình và những hình thức khác các hoạt động dân sự, và trên thực tế, đẩy họ lùi lại về vị thế trước đây.”
Bà Lipman và nhiều người khác nói rằng mục đích là đưa nước Nga trở về giai đoạn phi chính trị của những năm “thịnh vượng.” Trong thập niên phát triển trong những năm 2000, hầu hết mọi người Nga đều vui vẻ đổi chác các quyền tự do chính trị để đổi lấy quyền tự do được du hành, mua sắm, và kiếm tiền.
Nhưng giờ đây, Điện Kremli lo sợ rằng tình trạng suy thoái tại Châu Âu và đà tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung Quốc sẽ cắt giảm giá dầu, khí đốt, và các nguyên vật liệu khác - là những cốt lõi của nền kinh tế Nga thời hiện đại.
Theo lối suy nghĩ hiện tại, nếu giá nhiên liệu giảm, ông Putin sẽ bám vào các quyền đàn áp mới để gạt sang một bên các cuộc phản kháng của quần chúng. Như tại nhiều quốc gia xuất khẩu dầu, ông Putin được chào mừng chừng nào mà ông còn có thể giao hàng.
Để tập họp dân chúng Nga, Điện Kremli đang sử dụng lá bài chống Mỹ. Trong bối cảnh những lời tố cáo quy cho phong trào đối lập Nga là nhận lệnh từ Phương Tây, Điện Kremli đã đóng cửa chương trình USAID đã hoạt động tại nước này 20 năm trong tháng này.
Bà Lipman của Viện Carnegie ở Moscow tố cáo rằng đài truyền hình nhà nước đã vẽ lên hình ảnh này về phe đối lập Nga:
“Phe đối lập hoặc đã nhận tài trợ của các nước Tây Phương, bắt chước Phương Tây, hoặc cấu kết với Phương Tây, hoặc liên kết theo cách nào đó với Phương Tây. Điều đó, theo những tuyên truyền chống Mỹ, có nghĩa là luôn luôn tìm cách hãm hại nước Nga, làm nước Nga suy yếu, và mọi hành động xấu xa khác đối với nước Nga.”
Tuy nhiên trong khi những luận điệu tuyên truyền chống Mỹ đạt các đỉnh cao mới trong thời hậu Xô Viết tại Nga, các chuyến bay Aeroflot nối liền Moscow với New York vẫn đông nghẹt.
Ông Kashin nói rằng điều này tạo ra một tình huống khó xử cho ông Putin. Nga không giống như Belarus, nơi mà thành phần được ưu đãi bị tách rời hẳn với thế giới bên ngoài.
Ông nói rằng các thành phần được ưu đãi tại Nga thường gởi con cái đi học tại các trường đại học ở Phương Tây. Họ sở hữu các tài khoản ngân hàng và nhà đất ở các nước Phương Tây. Ông nói điều này ngăn chặn ông Putin khỏi đi quá xa xuống cuối đường cô lập hóa.
Nếu người Nga bắt đầu bị phạt những bản án tù 20 năm vì nói chuyện với người nước ngoài, và nếu có quá nhiều nhà ngoại giao nước ngoài bị trục xuất ra khỏi Nga, thì ông Putin sẽ bị các nước phương Tây xa lánh, “không bắt tay” nữa.
Giữa lúc bầu trời xám xịt của mùa đông bao phủ thủ đô Moscow, người Nga phải cùng lúc đương đầu với một mùa đông chính trị. Tổng thống Putin đã tuần tự hạn chế không gian dân sự tại nước này một cách có phương pháp để bằng cách cổ vũ các đạo luật mới về tội phản bội, báng bổ, phỉ báng, kiểm duyệt Internet, và ngăn chặn các cuộc phản kháng của công chúng.
Thế rồi hôm thứ Hai vừa qua, người dân Nga lại phải chứng kiến một thủ đoạn mới - một nhà hoạt động đối lập nổi tiếng, ông Leonid Razvozzhayev, đã la lớn với các nhà báo rằng ông bị bắt cóc từ một hè phố ở Kyiv, Ukraina, và bị dùng vũ lực áp tải tới Moscow để bị xét xử.
Ông Oleg Kashin, một nhà phân tích về chương trình phát thanh cho nhật báo Nga Kommersant, nói rằng -- hãy làm quen với hiện tượng đó.
Ông nói Tổng thống Putin đang đưa nước Nga tới cuối đường như nước láng giềng Belarus, một đất nước mà trong suốt 18 năm đã nằm dưới quyền của ông Alexander Lukashenko, người được mệnh danh là “nhà độc tài cuối cùng của Châu Âu.”
Điều có thể kiềm chế Tổng thống Nga là điều mà các phân tích gia ở đây mô tả là yếu tố “ông Putin là người vẫn được bắt tay”, có nghĩa là ông Putin vẫn được chào đón tại thủ đô các nước Phương Tây. Chứ ông Lukashenko thì không.
Giữa lúc đảng đương quyền đã chiếm được tất cả các cuộc bầu cử tỉnh trưởng cách đây hai tuần lễ, và một đạo luật mới về “gián điệp nước ngoài” sẽ trở nên có hiệu lực vào tuần tới, ông Putin dường như đang đi lùi một bước chính trị lớn để quay về thời Liên Bang Xô Viết cũ. Hiện giờ thì các đạo luật mới bảo thủ đó dường như có tác dụng làm người ta ớn lạnh.
Bà Masha Lipman thuộc Viện nghiên cứu Carnegie ở Moscow mô tả về điều mà bà đang chứng kiến:
“Nỗi khát vọng muốn trấn áp hàng chục ngàn người đã từng tham gia các cuộc biểu tình và những hình thức khác các hoạt động dân sự, và trên thực tế, đẩy họ lùi lại về vị thế trước đây.”
Bà Lipman và nhiều người khác nói rằng mục đích là đưa nước Nga trở về giai đoạn phi chính trị của những năm “thịnh vượng.” Trong thập niên phát triển trong những năm 2000, hầu hết mọi người Nga đều vui vẻ đổi chác các quyền tự do chính trị để đổi lấy quyền tự do được du hành, mua sắm, và kiếm tiền.
Nhưng giờ đây, Điện Kremli lo sợ rằng tình trạng suy thoái tại Châu Âu và đà tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung Quốc sẽ cắt giảm giá dầu, khí đốt, và các nguyên vật liệu khác - là những cốt lõi của nền kinh tế Nga thời hiện đại.
Theo lối suy nghĩ hiện tại, nếu giá nhiên liệu giảm, ông Putin sẽ bám vào các quyền đàn áp mới để gạt sang một bên các cuộc phản kháng của quần chúng. Như tại nhiều quốc gia xuất khẩu dầu, ông Putin được chào mừng chừng nào mà ông còn có thể giao hàng.
Để tập họp dân chúng Nga, Điện Kremli đang sử dụng lá bài chống Mỹ. Trong bối cảnh những lời tố cáo quy cho phong trào đối lập Nga là nhận lệnh từ Phương Tây, Điện Kremli đã đóng cửa chương trình USAID đã hoạt động tại nước này 20 năm trong tháng này.
Bà Lipman của Viện Carnegie ở Moscow tố cáo rằng đài truyền hình nhà nước đã vẽ lên hình ảnh này về phe đối lập Nga:
“Phe đối lập hoặc đã nhận tài trợ của các nước Tây Phương, bắt chước Phương Tây, hoặc cấu kết với Phương Tây, hoặc liên kết theo cách nào đó với Phương Tây. Điều đó, theo những tuyên truyền chống Mỹ, có nghĩa là luôn luôn tìm cách hãm hại nước Nga, làm nước Nga suy yếu, và mọi hành động xấu xa khác đối với nước Nga.”
Tuy nhiên trong khi những luận điệu tuyên truyền chống Mỹ đạt các đỉnh cao mới trong thời hậu Xô Viết tại Nga, các chuyến bay Aeroflot nối liền Moscow với New York vẫn đông nghẹt.
Ông Kashin nói rằng điều này tạo ra một tình huống khó xử cho ông Putin. Nga không giống như Belarus, nơi mà thành phần được ưu đãi bị tách rời hẳn với thế giới bên ngoài.
Ông nói rằng các thành phần được ưu đãi tại Nga thường gởi con cái đi học tại các trường đại học ở Phương Tây. Họ sở hữu các tài khoản ngân hàng và nhà đất ở các nước Phương Tây. Ông nói điều này ngăn chặn ông Putin khỏi đi quá xa xuống cuối đường cô lập hóa.
Nếu người Nga bắt đầu bị phạt những bản án tù 20 năm vì nói chuyện với người nước ngoài, và nếu có quá nhiều nhà ngoại giao nước ngoài bị trục xuất ra khỏi Nga, thì ông Putin sẽ bị các nước phương Tây xa lánh, “không bắt tay” nữa.
nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/mua-dong-chinh-tri-bao-phu-nuoc-nga/1532101.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001