Biểu hiệu của thời kỳ tan rã và phê bình dân chủ
Suy thoái kinh tế đã thử thách toàn diện xã hội Việt Nam. Bất
chấp những lời nói dối tốt lành về những tín hiệu khả quan, hay đà tăng
trưởng của nền kinh tế, Việt Nam bước vào giai đoạn đầu tiên của quá
trình tan rã vĩ đại và tất yếu. Sự khủng hoảng toàn diện đang hiện hữu cả về chính trị (mà lớn hơn là tư tưởng chính trị), lòng tin và đạo đức xã hội.
Biểu hiệu của thời kỳ tan rã
Chưa bao giờ
Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu những thử thách nghiêm trọng như thời
điểm hiện tại. Thói tiêu hoang, phung phí tài sản quốc gia (bởi tham
nhũng, những lễ hội, và hệ thống công quyền - bao gồm cả chi phí khổng
lồ cho hệ thống tuyên truyền, kinh tế lợi ích nhóm...) đã bùng phát
những tác hại khôn lường.
Sự
già nua bảo thủ về mặt tư tưởng cùng cơ chế Đảng trị đã xoáy sâu thêm
những mâu thuẫn không thể điều tiết cả trong nền kinh tế và cấu trúc
chính trị xã hội.
Một số tập đoàn
kinh tế nhà nước sụp đổ, kéo theo đó là việc quốc gia hay chính người
dân gánh trên vai những khoản nợ chồng chất. Nhưng điều kỳ khôi là ở chỗ
chẳng ai phải chịu trách nhiệm chính cả? Hay ở Việt Nam là không gian
của nền kinh tế lobby mà lợi nhuận dựa trên thế lực chính trị?
Vinashin và sự phá sản của một Tập đoàn kinh tế quốc doanh |
Điều này lại đi đến một hệ quả đó là sự rạn nứt, đại mất đoàn kết trong chính Đảng Cộng Sản. Lần đầu tiên người dân chứng kiến việc trong Đảng hình thành những phe nhóm theo kiểu "bên ấy", "bên mình", Ban
Bí Thư hai lần cãi lại Bộ Chính Trị. Kết cục dù chưa chính thức công bố
nhưng ngài TBT đã phải khóc còn đồng chí X thì vẫn cười.
Mỗi gương mặt, một nỗi niềm |
Trên bình diện
cấu trúc xã hội. Cuộc chiến không khoan nhượng giữa giàu và nghèo, giữa
thị thành với nông thôn, giữa công nghiệp với nông nghiệp đang bùng phát
dữ dội. Đương nhiên người giàu, thành thị, công nghiệp khởi chiến
trước, phía bên kia thường là thất bại.
Vụ Văn Giang một minh chứng tiêu biểu cho đụng độ văn minh giữa nông thôn với thành thị |
Hàng đoàn người
đi biểu tình đòi lại đất đai (bị thu mua theo pháp luật hiện hành), hay
việc hình thành ra làng chiến đấu. Phía yếu thế hơn quyết tâm bảo vệ
đất đai cùng các giá trị truyền thống của làng xã, đương nhiên họ vi
phạm pháp luật hiện hành.
Những nỗ lực
trấn áp, tuyên truyền không đủ để khỏa lấp đi những bất ổn xã hội sâu
sắc trong năm 2012, 2013. Nhiều người dân tự vũ trang (bằng những gì họ
có) để chống lại lực lượng công quyền (tiêu biểu như vụ Đoàn Văn Vươn,
vụ Văn Giang), chống lại doanh nghiệp. Trong khi đó quyền lực xã hội đen
nổi lên có nơi nhiều người tìm kiếm sự an toàn đến từ thế lực này thay
vì đặt lòng tin vào công an (những người mà công dân đã đóng thuế để
nuôi sống).
Bắt đầu thấy việc tự thiêu của công dân, thậm chí tuyệt thực và bạo động của tù nhân.
Rối loạn xã hội
đang dần hình thành, người dân không biết tin vào ai, vào bất cứ cái
gì? Đương nhiên người ta cũng không thể tin vào những câu khẩu hiệu đang
treo đầy trên các đường phố và cả vùng nông thôn. Đơn giản, Việt Nam đã
hoàn thành phổ cập quốc gia về "nói dối", thậm chí sự phổ cập này còn
hài hước đến mức độ ai cũng biết là ai đang nói dối, nhưng cũng chỉ thấm
thét hoặc chém gió với nhau về việc "ai đang nói dối trắng trợn".
Và đó là nguồn cơn cho sự băng hoại của đạo đức xã hội, một sự băng hoại mang giá trị truyền thống!
Trong suy thoái
kinh tế và bất ổn trong nước thì áp lực trên biển Đông càng chích thêm
những vết thương cho chính nền kinh tế, hay lòng tin đối với khả năng
bảo vệ công dân của nhà nước Việt Nam. Thậm chí đó còn là sự tổn thương
quốc gia, khi công dân Việt Nam bị phía nước ngoài (Trung Quốc) đánh
đập, cướp bóc trên chính vùng biển của mình.
Còn Nhà nước thì chỉ biết bày tỏ quan ngại sâu sắc!
Đó là những gì
biểu hiện cho một thời kỳ tan rã toàn diện đang bắt đầu, cho cái chết
tất yếu của một sự sống cũ kỹ và ngày càng phản động. Căn nguyên không
phải là người dân mà chính ĐCS từ nội sinh đã và vẫn đang miệt mài đào
hố ngay dưới chân mình, càng lúc càng sâu.
Dân chủ hóa là dòng chảy bất biến, vĩ đại, thuận dòng thì sống, nghịch dòng thì chết. Ngọn
sóng dân chủ và ước muốn xã hội đã cuốn tan các chính thể độc tài tại
Bắc Phi, bãi truất, đuổi cổ, bắn chết những cha già dân tộc. Tại Việt Nam nhiều người đang mơ và mong muốn hiện thực hóa giấc mơ Cách mạng Hoa Lài. Nhưng
cách mạng hay cải cách dân chủ hóa là không dễ; không gian mạng nhiều
lần chứng kiến, hay phổ cập việc ông lão 83 hành hung một cách tuyệt đối
đám trẻ trai mười bốn, mười lăm.
Kỳ sau: Phê bình dân chủ
nguồn:http://www.hantimes.info/2013/07/bieu-hieu-cua-thoi-ky-tan-ra-va-phe.html
=====================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001