Posted by basamnews on 15/08/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Thứ bảy, ngày 11/8/2012
TTXVN (Hồng Công 10/8)
Bài viết trên tờ “Tín báo ” (Hồng Công) ngày 5/8 của Giáo sư Cúc Hải Long thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Ký Nam Trung Quốc.
Sau mấy chục năm cải cách mở cửa, Trung Quốc không những đã nắm trong tay đội tàu viễn dương đẳng cấp thế giới mà còn xây dựng mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế toàn cầu; sự vươn dài toàn cầu của đời sống kinh tế đã khiến Trung Quốc đương đại trở thành một nước mang nhiều kiểu đời sống kinh tế văn hóa xã hội, đã thâu gom được đặc trưng văn minh biển. Ngày nay, Trung Quốc chưa phải là một cường quốc biển nhưng đã có đầy đủ điều kiện cơ bản để trở thành quốc gia biển.
Chiến lược của Trung Quốc: Hai ngả lựa chọn
Con đường trở thành cường quốc biển của Trung Quốc vẫn đang đối mặt với những sự lựa chọn khó khăn. Nhìn từ lịch sử, máu và bạo lực thấm đẫm lịch sử phát triển của các cường quốc biển truyền thống; phân tích từ góc độ hiện thực, “quyền lực là hành động, lợi ích là mục đích” được viết để viết lại trong tuyên bố của các nước bá quyền biển thế giới đương đại và các nước đi sau. Trung Quốc là cường quốc nằm sát biển cũng có mô hình tiến lên trước tất sẽ gặp phải các kiểu xung đột. Việc Trung Quốc tìm tòi hướng chiến lược mới sẽ không tránh khỏi sức ép ứng phó của các nước trên thế giới dựa theo mô hình chiến lược quyền lợi biển truyền thống.
Cho dù dự đoán phản ứng của các nước khác với nguyện vọng lương thiện tới mức nào, Trung Quốc cũng không thể tránh khỏi những cái nhìn thù địch và áp lực địa chính trị. Xung quanh Trung Quốc hiện nay, phía Tây Bắc, tiếp giáp với Tân Cương là khu vực Trung Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga; phía Tây Nam là Ấn Độ – nước luôn luôn cảnh giác với Trung Quốc – phía Đông Bắc là bán đảo Triều Tiên có tình hình không mấy lạc quan và Nhật Bản với tội ác lịch sử không suy nghĩ hối cải; phía Đông Nam là các nước Đông Nam Á có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc nhưng do tranh chấp Biển Đông nên quan hệ còn hạn chế.
Trung Quốc cơ bản rơi vào hoàn cảnh chiến lược địa chính trị bế quan, bị bao vây. Hoàn cảnh chiến lược này mang đến cho Trung Quốc hai sự lựa chọn cực đoan trong suy tính, quyết định sách lược – phải chấp nhận hiện thực, chấp nhận sự lãnh đạo của cường quyền thế giới, nhân nhượng vì lợi ích toàn cục trong hoàn cảnh khó khăn chiến lược địa chính trị; nếu muốn mưu cầu phát triển, phải phá vỡ tình trạng địa chính trị bị bao vây, trở thành cường quốc khu vực.
Đương nhiên, nhân nhượng vì lợi ích toàn cục cũng có thể mang lại cho Trung Quốc không gian phát triển, nhưng có thể mang lại không gian phát triển lớn mức nào thì cũng đáng để suy nghĩ kỹ càng. Hiện nay, dưới áp lực của Mỹ môi trường chiến lược quốc tế ổn định của Trung Quốc, quan hệ Trung – Nga khá ổn định dưới áp lực của Mỹ, nhưng quan hệ Trung – Nga không phải không có biến số. Do áp lực của châu Âu, Nga thực sự cần Trung Quốc, nhưng nếu giả thiết rằng có một ngày Nga trở thành cường quốc lãnh đạo châu Âu thì quan hệ Trung – Nga sẽ ra sao? Giả thiết mạnh hơn nữa rằng nếu Trung Quốc thất bại trong cuộc cạnh tranh chiến lược trong vòng 10 năm tới, Nhật Bản trở thành cường quốc Đông Á hoàn toàn dẫn dắt châu Á thì quan hệ Trung – Nga sẽ như thế nào? Khi Nga thành công ở châu Âu, Nhật Bản thành công ở Đông Á, Trung Quốc sẽ đi đâu về đâu?
Mỹ đối với Trung Quốc: vừa kéo vừa đánh
Chiến lược địa chính trị không phải là toàn bộ chiến lược quốc gia, nhưng là trụ đỡ quan trọng cho chiến lược quốc gia toàn diện. Cho dù có thực lực kinh tế, có sức dẫn dắt chính trị và có năng lực truyền bá văn hóa, nếu không có ảnh hưởng quân sự và địa chính trị thì một đất nước cũng khó trở thành một cường quốc khu vực thực sự. Trước tiên, Trung Quốc nên phà bỏ áp lực địa chính trị bao vây đất nước hiện nay, xem xét kỹ mối quan hệ với Nga. Hướng phát triển chiến lược địa chính trị của Trung Quốc không phải ở phía Bắc cũng chẳng phải ở phía Tây, mà ở phía Đông Nam.
Trong lịch sử, bán đảo Trung Nam (bán đảo Đông Dương) là thuộc địa của Pháp, sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ và Liên Xô lần lượt khống chế bán đảo Trung Nam, đó chính là gông cùm khiến các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia ngày nay khổ có thể tự tìm kiểm mô hình phát triển mang tính độc lập. Mỹ ngày nay lại đưa vai trò chiến lược vào khu vực bán đảo Trung Nam, áp lực chiến lược khu vực cả trên biển và trên đất liền phía Nam Trung Quốc vì thế tăng lên.
Biển Đông nằm ở giữa Thái Bình Dương và lục địa Đông Á. Vùng biển này được tạo nên bởi những đảo và chuỗi quần đảo nằm bên ngoài lục địa chia cắt với khu vực biển Tây Thái Bình Dương. Xét từ góc độ địa chính trị, đảo và chuỗi quần đảo này là bức màn phòng ngự tự nhiên của lục địa Đông Á, song cũng là lô cốt đầu cầu tự nhiên dùng để tấn công vào lục địa Đông Á của các quốc gia của Nhật Bản đã từng coi “chiến lược biển” là cái gốc lập nước để kinh doanh.
Thực tế, cho dù hiện đất nước không mấy khởi sắc, nhưng Nhật Bản vẫn không ngừng các bước đi của họ từ nước lớn kinh tế hướng tới nước lớn quân sự và nước lớn chính trị. về chiến lược biển, sự phòng thủ chiến lược đối với Trung Quốc của Nhật Bản sẽ là thách thức lớn nhất đối với chiến lược biển của Trung Quốc. Thách thức này không chỉ sẽ thấm sâu đến trụ cột các mặt của an ninh địa chính trị trên biển của Trung Quốc, mà còn thể hiện ngày càng rõ hơn ở các kỹ thuật khoa học quân sự nhằm vào Trung Quốc.
Trong tương lai, Trung Quốc vẫn còn 10-15 năm cơ hội chiến lược tốt nhất ở bán đảo Triều Tiên và bán đảo Trung Nam, cũng còn cơ hội tốt để kinh doanh và thúc đẩy quyền lợi biển ở Biển Đông và quan hệ hai bờ. Trong thời kỳ này, Trung Quốc sẽ đối mặt với sự đối lập và điều chỉnh trong quan hệ với Mỹ, cũng sẽ đối mặt với sự thách thức ngày càng cứng rắn và lộ rõ của Nhật Bản. Trung Quốc không thể dự đoán tương lai xa sẽ thay đổi như thế nào. Trung Quốc chỉ có thể biết rằng cần nắm chắc hiện tại thực hiện sự kết nối tốt giữa chiến lược lâu dài và chính sách cụ thể.
Vừa qua, tại miền Nam California đã có một cuộc hội thảo về “Vấn đề tranh chấp Biển Đông” với bốn diễn giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như địa lý và luật pháp công, lịch sử và chính trị hoặc kinh tế và an ninh.
Trong số diễn giả có chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa với bài phân tích những nhược điểm kinh tế và mục tiêu sâu xa của lãnh đạo Trung Quốc khi bành trướng vào vùng Biển Đông. Mục “Diễn đàn Kinh tế” tuần này sẽ tìm hiểu về những động lực đó của Trung Quốc.
- Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Trong cuộc hội thảo trưa ngày 4/8 vừa qua tại miền Nam California, ông có được mời lên trình bày khía cạnh kinh tế của các động thái gần đây của Trung Quốc. Chúng tôi đề nghị ông triển khai những ý ông đã phát biểu ngắn gọn tại cuộc hội thảo này. Nhưng trước hết, xin ông tóm lược cho biết về cuộc hội thảo đó.
+ Thái độ của Trung Quốc và tình hình căng thẳng gần đây tại vùng Biển Đông khiến dư luận thế giới quan tâm. Cộng đồng người Việt ở bên ngoài cũng ưu lo về quyền lợi lâu dài của Việt Nam vì thế nhiều đoàn thể hay diễn đàn đều cố tìm hiểu chuyện này. Ban tổ chức cuộc hội thảo vừa qua là một đoàn thể đấu tranh chính trị, họ mời các chuyên gia ở ngoài tổ chức đến trình bày nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề cho công luận cùng biết rõ.
Không là thành viên của một tổ chức chính trị nào, tôi nhận lời phát biểu như một bổn phận và qua đó còn học hỏi được nhiều ý kiến khác. Một diễn giả đáng chú ý là học giả Vũ Hữu San. Ông là sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa, nguyên thuyền trưởng của tàu khu trục Trần Khánh Dư HQ 4 đã tham chiến với Hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến hồi tháng 1/1974 để báo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Sau 1975, ông đi học lại và nghiên cứu thêm về đặc tính hải dương và chủ quyền của Việt Nam trên vùng Biển Đông. Với tôi, ông là một học giả am tường với mấy chục năm cẩn trọng tìm hiểu sâu xa về một vấn đề sinh tử cho Việt Nam.
Nghịch lý
- Thưa ông, trên diễn đàn này từ nhiều năm qua, ông đã phân tích các vấn đề kinh tế của Trung Quốc nhằm cảnh báo Việt Nam về nhiều khó khăn tương tự. Tại cuộc hội thảo vừa qua, ông phổ biến một bài tham luận rất dài nhưng tóm lược vào một số điểm chính trong phần phát biểu trước cử tọa, mà truyền thông Việt ngữ đánh giá là chăm chú theo dõi. Hôm nay, xin đề nghị ông trình bày những ý đó.
+ Được mời trình bày một đề tài phức tạp nên tôi cố thu gọn vào khoảng 20 phút phát biểu để nhấn mạnh đến đặc tính sâu xa của Trung Quốc rồi đến yêu cầu về kinh tế và an ninh ngày nay khiến lãnh đạo nước này mới là vấn đề của thế giới. Tôi xin trình bày cho rõ hơn ở đây. Trước hết, Trung Quốc chỉ là một “ốc đảo”, thiếu đất, thiếu nước, đói ăn và khát dầu cho nên đang tìm cách giải quyết những bài toán này của họ.
- Hình như ông lại nói ra nghịch lý. Trung Quốc có lãnh thổ gần 10 triệu km2, với dân số hơn 1,3 tỷ người có sản lượng kinh tế chỉ đứng sau Mỹ và còn là chủ nợ số một của nước Mỹ mà ông lại gọi là ốc đảo thiếu đất thiếu nước đói ăn và khát dầu…. Xin ông lần lượt giải thích cho những vấn đề đó.
+ Nếu tôi có nêu ra nghịch lý thì chẳng vì lập dị hay kích thích sự chú ý. Vấn đề là cách tiếp cận một bài toán khách quan từ nhiều giác độ và trong thế động chứ không do cảm quan thù ghét hoặc cứ nhắc lại ấn tượng của nhiều người.
Trước hết, về địa hình, khu vực cốt lõi của Trung Quốc thật ra chỉ là một “ốc đảo” bên Thái Bình Dương. Ngoài hướng Đông là biển cả, ba hướng kia đều bị bao vây bởi núi rừng hiểm trở, sa mạc và thảo nguyên bất lợi cho sự vận chuyển và sinh hoạt. Ý nghĩa ốc đảo là như vậy, xin hãy nhìn vào bản đồ tự nhiên hay dân số của họ thì thấy.
Thứ hai, khu vực phì nhiêu đó là ở miền Đông gần biển, nơi có độ ẩm nhờ nước mưa, đủ cao cho canh tác và có châu thổ của hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử. Khu vực “ốc đảo” này hiện gồm 11 tỉnh và ba thành phố lớn với 500 triệu dân, nhưng diện tích có thể canh tác bình quân cho một người chỉ bằng một phần ba trung bình thế giới, nên ta mới gọi là “thiếu đất”.
Thứ ba, trên diện tích lãnh thổ gần 10 triệu km2, diện tích có nước nhờ ao hồ sông suối thật ra chỉ chiếm 0,28%, thấp hơn các nước lớn trên thế giới. Lượng nước ngọt cho một đầu người của Trung Quốc cũng thuộc loại thấp nhất châu Á, vốn dĩ đang là lục địa thiếu nước nhất địa cầu. Vì thế Trung Quốc mới đòi cướp nguồn nước của thiên hạ, từ đỉnh Himalaya đến các con sông lớn cua châu Á và sông Mê Công quen thuộc của người Việt.
Thứ tư mới là vấn đề đói ăn. Do khan hiếm đất và nước bên trong mà chưa biết cải tiến, dù có sản lượng lương thực lớn nhất thế giới, Trung Quốc vẫn phải nhập nông sản và giới lãnh đạo sợ nhất là chuyện dân chúng nổi loạn thiếu ăn như đã tửng xay ra nhiều lần trong lịch sử.
Thứ năm, không chỉ thiếu ăn mà Trung Quốc còn khát dầu, vì thiếu nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa đang khởi sự. Vì hiệu năng tiêu thụ kém, nước này sử dụng lãng phí và từ cả chục năm nay phải nhập khẩu dầu thô và khí đốt từ nhiều nơi để bổ sung cho than đá ở trong nước.
Một quốc gia có 3 nền kinh tế
- Như vậy, ông cho là vì những khan hiếm và không nuôi nổi một dân số quá đông ở trong nước, Trung Quốc mới muốn bành trướng ra ngoài để tìm tài nguyên cần thiết cho một nước đang công nghiệp hóa hay sao?
+ Nhiều người lý luận như vậy, nhưng tôi nghĩ sự tình còn nguy hiểm hơn vậy vì nhiều lý do khác.
Chúng ta không quên các nước láng giềng của Trung Quốc còn gặp hoàn cảnh tài nguyên bất lợi hơn nhiều, như Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng trong thể kỷ 21 nếu mà cứ thiếu thì lại đi ăn cướp sao? Nhật Bản từng gặp bài toán đó nên giải quyết bằng xâm lăng và bành trướng quân sự như đã thấy vào các năm 1910, 1931 rồi 1941 với kết quả là chiến tranh và tàn phá cho cả châu Á và nước Nhật. Cho nên từ năm 1945 họ đã chuyển sang hướng hợp tác trong hòa bình để phát triển.
- Vì sao lãnh đạo Trung Quốc không giải quyết theo hướng đó? Trong cuộc hội thảo, ông có nói đến sự sợ hãi và đặc tính mà ông gọi là “nhất quốc tam kinh”, một quốc gia có ba nền kinh tế. Thưa ông chuyện ấy là gì?
+ Tôi thiển nghĩ Trung Quốc là nơi mà nỗi sợ hãi bị ngoại xâm đã thành một phần bản chất của lãnh đạo mọi thời. Nó được định chế hóa và xây dựng lên như một kiến trúc có thể thấy từ Mặt Trăng, đó là Vạn lý Trường thành, xuất hiện từ thời Chiến Quốc và mở rộng rồi củng cố vào đời Tần Thủy Hoàng và thời Minh. Nền văn hoá duy chủng và độc tôn của Hán tộc khiến họ khinh miệt các chủng tộc xung quanh mà họ coi là “tứ di”, bốn hướng đều là man rợ. Thực tế thì Hán tộc ở Trung Nguyên vẫn bị các dị tộc tấn công và làm chủ nhiều lần trong mấy thế kỷ. Vì vậy mới có phản ứng phòng thủ bằng thành lũy ngay từ trong đầu.
Thứ nữa là yếu tố “tam phân”. Do địa hình, lãnh thổ Trung Quốc có ba khu vực với đặc tính kinh tế khác biệt và đấy là bài toán của lãnh đạo ngày nay. Thứ nhất là ốc đảo tương đối trù phú và “hướng ngoại” của 11 tỉnh tiếp cận với biển và mở ra thế giới bên ngoài. Thứ hai là khu vực “nội địa” gồm tám tỉnh bị khóa trong lục địa, nơi sinh sống của 450 triệu dân nghèo hơn. Khu vực này khô cằn và có ít tuyến đường vận chuyển nên vẫn bị lạc hậu dù lãnh đạo đã nhiều lần ra sức đầu tư để khai khẩn. Khu vực thứ ba gồm 11 tỉnh bao trùm lên một nửa diện tích lãnh thổ cũng là vùng hoang vu hiểm trở ở hướng Tây và hướng Bắc. Với diện tích bạt ngàn và dân cư thưa thớt, đây là đất biên vực gồm cả lãnh thổ nước khác mà lãnh đạo mọi thòi đều muốn kiểm soát để biển thành vùng đệm quân sự nhằm bảo vệ các khu vực kia, nhất là Trung Nguyên của Hán tộc.
Vì chưa có dân chủ và không theo thể chế liên bang, Trung Quốc chưa thể phát triển ba khu vực này một cách công bằng và hài hòa. Lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa với thực quyền kinh tế và kinh doanh trong tay nhà nước và thân tộc, nước này không giải quyết được bài toán kinh tế và thường bị nguy cơ nội loạn. Thí dụ gần đây nhất không chỉ là Trùng Khánh, Ô Khảm hay Ôn Châu, mà còn xung đột giữa tư doanh và quốc doanh về dầu khí tại huyện Tĩnh Biên của tỉnh Thiểm Tây.
- Khi bên trong có đầy mầm loạn như vậy thì tại sao lãnh đạo Trung Quốc còn gây thêm vấn đề với những quyết định về ngoại giao, quân sự và kinh tế ở ngoài Biển Đông của Việt Nam?
+ Ta đi vào một khía cạnh tâm lý của lãnh đạo Trung Quốc thời nay là họ rất tinh vi trong sự lỗi thời, lại một nghịch lý khác mà chúng ta cố hiểu ra.
Trong mấy ngàn năm huy hoàng của văn hoá Trung Hoa, lãnh đạo Trung Quốc cho thần dân sống với ảo tưởng rằng mình là trung tâm của thiên hạ, tên nước của họ có phản ảnh tâm lý đó. Nhưng đấy là ảo giác vì các chư hầu xung quanh đều cứng đầu và gây tốn kém khiến triều đình ở trung ương nhọc lòng không ít. Họ cứ phải ra sức trấn áp hoặc đồng hóa dị tộc và củng cố vùng đệm quân sự bên trong. Trung Quốc là một cường quốc lục địa quay lưng ra biển chứ chưa bao giờ là cường quốc biển.
Xưa nay, nước này sống trong chế độ tự cung tự cấp và ít lệ thuộc thế giới bên ngoài, cần gì thì đã có Con Đường Tơ Lụa qua Trung Á. Ngày nay, và lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc không thể quay lưng ra bên ngoài vì phải phụ thuộc vào các nước để có thị trường xuất khẩu, có nguồn cung cấp năng lượng và kỹ thuật cho kinh tế ở bên trong.
Vì đến 90% lượng hàng hóa trao đổi giữa các lục địa ngày nay đều qua đường hàng hải, là cách rẻ nhất, việc tự do vận chuyển qua đại dương là nhu cầu sinh tử cho thế giới và được quốc tế công nhận, được siêu cường biển số một là Mỹ bảo vệ. Khi mở cửa ra ngoài, lãnh đạo Trung Quốc lại muốn kiểm soát quyền tự do đó, trước hết là trên vùng biển cận duyên.
Bành trướng và ngang ngược
- Qua phần trình bày phải nói là rất cô đọng vừa rồi, người ta thấy ra ít nhất hai vấn đề với lãnh đạo Bắc Kinh. Trước hết là quyền khai thác tài nguyên ngoài biển mà Trung Quốc lại coi là thuộc chủ quyền của mình ở Biển Đông. Thứ nữa là quyền tự do hàng hải mà lãnh đạo nước này lại muốn kiểm soát và thực ra là hạn chế. Có phải là như vậy không?
+ Ngoài biển Hoa Đông tức là vùng Biển Đông Bắc Á, nước này gặp phải các nước láng giềng phú cường và không sợ hãi. Tại Biển Đông, tức là vùng Biển Đông Nam Á, Trung Quốc gặp các quốc gia nhỏ yếu hơn nên mới tính trò hung hãn và ly gián. Đã vậy, vùng Biển Đông còn có vị trí chiến lược cho luồng vận chuyển từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương, từ Đông Bắc Á xuống đến châu Đại Dương nên cũng là vùng sinh tử cho kinh tế Trung Quốc, là điều chưa hề có bao giờ, nên họ muốn kiểm soát.
Cho nên, ngoài việc vẽ ra cái lưỡi bò chín khúc để tranh đoạt tài nguyên ngoài Biển Đông, chiếm lấy các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, rồi đưa hải quân vào vùng tranh chấp chủ quyền với các nước Đông Nam Á, lãnh đạo Bắc Kinh còn muốn biến vùng Biển Đông thành vùng đệm quân sự của mình.
Tôi muốn được nhấn mạnh đến sự kiện là Trung Quốc không chỉ muốn cưỡng đoạt tài nguyên thủy sản hay năng lượng và kim loại dưới Biển Đông mà còn đòi xây dựng khu vực này thành vùng đệm quân sự tương tự như Tây Tạng, Tân Cương, hay Nội Mông. Nếu thế giới không có phản ứng thì sẽ có ngày Bắc Kinh gọi đây là khu vực quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc.
- Như vậy hình như dự báo của ông lại còn bi quan hơn cái nhìn của nhiều người vì không thu hẹp vào chuyện tước đoạt tài nguyên dưới đáy biển.
+ Tôi sẽ lại nói ngược nữa! Chính là thái độ ngang ngược của nước này khi họ chưa có một lực lượng hải quân hùng mạnh lại là điều may vì sẽ khiến thế giới chú ý và các nước có liên quan phải có phản ứng. Các nước có liên quan không chỉ là Việt Nam hay Philippin bị cướp mất lãnh hải và tài nguyên ở dưới mà còn có các nước bị hạn chế vận chuyển qua các dòng hải lưu hay các tuyến đường trọng yếu ngoài biển. Chúng ta đã thấy và sẽ thấy phản ứng đó của quốc tế.
Nếu Bắc Kinh chấp nhận luật lệ quốc tế như đa số các nước về quyền khai thác tài nguyên và quyền tự do hàng hải thì còn có đàm phán nhằm giải quyết các mâu thuẫn. Vì đa nghi và chủ quan, họ không tôn trọng điều ấy nên mới là vấn đề cho thế giới chứ không là vấn đề riêng của Việt Nam. Còn vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, có lẽ nó nằm trong đảng Cộng sản và vấn đề ấy thì người Việt phải tự giải quyết để có thể hợp tác cùng các nước để giải quyêt vấn đề Trung Quốc của thế giới./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/15/1205-vai-tro-cot-yeu-cua-bien-dong-doi-voi-chien-luoc-dia-chinh-tri-cua-trung-quoc/#more-71854
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
VAI TRÒ CỐT YẾU CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC
Tài liệu tham khảo đặc biệtThứ bảy, ngày 11/8/2012
TTXVN (Hồng Công 10/8)
Bài viết trên tờ “Tín báo ” (Hồng Công) ngày 5/8 của Giáo sư Cúc Hải Long thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Ký Nam Trung Quốc.
Sau mấy chục năm cải cách mở cửa, Trung Quốc không những đã nắm trong tay đội tàu viễn dương đẳng cấp thế giới mà còn xây dựng mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế toàn cầu; sự vươn dài toàn cầu của đời sống kinh tế đã khiến Trung Quốc đương đại trở thành một nước mang nhiều kiểu đời sống kinh tế văn hóa xã hội, đã thâu gom được đặc trưng văn minh biển. Ngày nay, Trung Quốc chưa phải là một cường quốc biển nhưng đã có đầy đủ điều kiện cơ bản để trở thành quốc gia biển.
Chiến lược của Trung Quốc: Hai ngả lựa chọn
Con đường trở thành cường quốc biển của Trung Quốc vẫn đang đối mặt với những sự lựa chọn khó khăn. Nhìn từ lịch sử, máu và bạo lực thấm đẫm lịch sử phát triển của các cường quốc biển truyền thống; phân tích từ góc độ hiện thực, “quyền lực là hành động, lợi ích là mục đích” được viết để viết lại trong tuyên bố của các nước bá quyền biển thế giới đương đại và các nước đi sau. Trung Quốc là cường quốc nằm sát biển cũng có mô hình tiến lên trước tất sẽ gặp phải các kiểu xung đột. Việc Trung Quốc tìm tòi hướng chiến lược mới sẽ không tránh khỏi sức ép ứng phó của các nước trên thế giới dựa theo mô hình chiến lược quyền lợi biển truyền thống.
Cho dù dự đoán phản ứng của các nước khác với nguyện vọng lương thiện tới mức nào, Trung Quốc cũng không thể tránh khỏi những cái nhìn thù địch và áp lực địa chính trị. Xung quanh Trung Quốc hiện nay, phía Tây Bắc, tiếp giáp với Tân Cương là khu vực Trung Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga; phía Tây Nam là Ấn Độ – nước luôn luôn cảnh giác với Trung Quốc – phía Đông Bắc là bán đảo Triều Tiên có tình hình không mấy lạc quan và Nhật Bản với tội ác lịch sử không suy nghĩ hối cải; phía Đông Nam là các nước Đông Nam Á có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc nhưng do tranh chấp Biển Đông nên quan hệ còn hạn chế.
Trung Quốc cơ bản rơi vào hoàn cảnh chiến lược địa chính trị bế quan, bị bao vây. Hoàn cảnh chiến lược này mang đến cho Trung Quốc hai sự lựa chọn cực đoan trong suy tính, quyết định sách lược – phải chấp nhận hiện thực, chấp nhận sự lãnh đạo của cường quyền thế giới, nhân nhượng vì lợi ích toàn cục trong hoàn cảnh khó khăn chiến lược địa chính trị; nếu muốn mưu cầu phát triển, phải phá vỡ tình trạng địa chính trị bị bao vây, trở thành cường quốc khu vực.
Đương nhiên, nhân nhượng vì lợi ích toàn cục cũng có thể mang lại cho Trung Quốc không gian phát triển, nhưng có thể mang lại không gian phát triển lớn mức nào thì cũng đáng để suy nghĩ kỹ càng. Hiện nay, dưới áp lực của Mỹ môi trường chiến lược quốc tế ổn định của Trung Quốc, quan hệ Trung – Nga khá ổn định dưới áp lực của Mỹ, nhưng quan hệ Trung – Nga không phải không có biến số. Do áp lực của châu Âu, Nga thực sự cần Trung Quốc, nhưng nếu giả thiết rằng có một ngày Nga trở thành cường quốc lãnh đạo châu Âu thì quan hệ Trung – Nga sẽ ra sao? Giả thiết mạnh hơn nữa rằng nếu Trung Quốc thất bại trong cuộc cạnh tranh chiến lược trong vòng 10 năm tới, Nhật Bản trở thành cường quốc Đông Á hoàn toàn dẫn dắt châu Á thì quan hệ Trung – Nga sẽ như thế nào? Khi Nga thành công ở châu Âu, Nhật Bản thành công ở Đông Á, Trung Quốc sẽ đi đâu về đâu?
Mỹ đối với Trung Quốc: vừa kéo vừa đánh
Chiến lược địa chính trị không phải là toàn bộ chiến lược quốc gia, nhưng là trụ đỡ quan trọng cho chiến lược quốc gia toàn diện. Cho dù có thực lực kinh tế, có sức dẫn dắt chính trị và có năng lực truyền bá văn hóa, nếu không có ảnh hưởng quân sự và địa chính trị thì một đất nước cũng khó trở thành một cường quốc khu vực thực sự. Trước tiên, Trung Quốc nên phà bỏ áp lực địa chính trị bao vây đất nước hiện nay, xem xét kỹ mối quan hệ với Nga. Hướng phát triển chiến lược địa chính trị của Trung Quốc không phải ở phía Bắc cũng chẳng phải ở phía Tây, mà ở phía Đông Nam.
Trong lịch sử, bán đảo Trung Nam (bán đảo Đông Dương) là thuộc địa của Pháp, sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ và Liên Xô lần lượt khống chế bán đảo Trung Nam, đó chính là gông cùm khiến các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia ngày nay khổ có thể tự tìm kiểm mô hình phát triển mang tính độc lập. Mỹ ngày nay lại đưa vai trò chiến lược vào khu vực bán đảo Trung Nam, áp lực chiến lược khu vực cả trên biển và trên đất liền phía Nam Trung Quốc vì thế tăng lên.
Biển Đông nằm ở giữa Thái Bình Dương và lục địa Đông Á. Vùng biển này được tạo nên bởi những đảo và chuỗi quần đảo nằm bên ngoài lục địa chia cắt với khu vực biển Tây Thái Bình Dương. Xét từ góc độ địa chính trị, đảo và chuỗi quần đảo này là bức màn phòng ngự tự nhiên của lục địa Đông Á, song cũng là lô cốt đầu cầu tự nhiên dùng để tấn công vào lục địa Đông Á của các quốc gia của Nhật Bản đã từng coi “chiến lược biển” là cái gốc lập nước để kinh doanh.
Thực tế, cho dù hiện đất nước không mấy khởi sắc, nhưng Nhật Bản vẫn không ngừng các bước đi của họ từ nước lớn kinh tế hướng tới nước lớn quân sự và nước lớn chính trị. về chiến lược biển, sự phòng thủ chiến lược đối với Trung Quốc của Nhật Bản sẽ là thách thức lớn nhất đối với chiến lược biển của Trung Quốc. Thách thức này không chỉ sẽ thấm sâu đến trụ cột các mặt của an ninh địa chính trị trên biển của Trung Quốc, mà còn thể hiện ngày càng rõ hơn ở các kỹ thuật khoa học quân sự nhằm vào Trung Quốc.
Trong tương lai, Trung Quốc vẫn còn 10-15 năm cơ hội chiến lược tốt nhất ở bán đảo Triều Tiên và bán đảo Trung Nam, cũng còn cơ hội tốt để kinh doanh và thúc đẩy quyền lợi biển ở Biển Đông và quan hệ hai bờ. Trong thời kỳ này, Trung Quốc sẽ đối mặt với sự đối lập và điều chỉnh trong quan hệ với Mỹ, cũng sẽ đối mặt với sự thách thức ngày càng cứng rắn và lộ rõ của Nhật Bản. Trung Quốc không thể dự đoán tương lai xa sẽ thay đổi như thế nào. Trung Quốc chỉ có thể biết rằng cần nắm chắc hiện tại thực hiện sự kết nối tốt giữa chiến lược lâu dài và chính sách cụ thể.
***
(Đài RFA 8/8)Vừa qua, tại miền Nam California đã có một cuộc hội thảo về “Vấn đề tranh chấp Biển Đông” với bốn diễn giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như địa lý và luật pháp công, lịch sử và chính trị hoặc kinh tế và an ninh.
Trong số diễn giả có chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa với bài phân tích những nhược điểm kinh tế và mục tiêu sâu xa của lãnh đạo Trung Quốc khi bành trướng vào vùng Biển Đông. Mục “Diễn đàn Kinh tế” tuần này sẽ tìm hiểu về những động lực đó của Trung Quốc.
- Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Trong cuộc hội thảo trưa ngày 4/8 vừa qua tại miền Nam California, ông có được mời lên trình bày khía cạnh kinh tế của các động thái gần đây của Trung Quốc. Chúng tôi đề nghị ông triển khai những ý ông đã phát biểu ngắn gọn tại cuộc hội thảo này. Nhưng trước hết, xin ông tóm lược cho biết về cuộc hội thảo đó.
+ Thái độ của Trung Quốc và tình hình căng thẳng gần đây tại vùng Biển Đông khiến dư luận thế giới quan tâm. Cộng đồng người Việt ở bên ngoài cũng ưu lo về quyền lợi lâu dài của Việt Nam vì thế nhiều đoàn thể hay diễn đàn đều cố tìm hiểu chuyện này. Ban tổ chức cuộc hội thảo vừa qua là một đoàn thể đấu tranh chính trị, họ mời các chuyên gia ở ngoài tổ chức đến trình bày nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề cho công luận cùng biết rõ.
Không là thành viên của một tổ chức chính trị nào, tôi nhận lời phát biểu như một bổn phận và qua đó còn học hỏi được nhiều ý kiến khác. Một diễn giả đáng chú ý là học giả Vũ Hữu San. Ông là sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa, nguyên thuyền trưởng của tàu khu trục Trần Khánh Dư HQ 4 đã tham chiến với Hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến hồi tháng 1/1974 để báo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Sau 1975, ông đi học lại và nghiên cứu thêm về đặc tính hải dương và chủ quyền của Việt Nam trên vùng Biển Đông. Với tôi, ông là một học giả am tường với mấy chục năm cẩn trọng tìm hiểu sâu xa về một vấn đề sinh tử cho Việt Nam.
Nghịch lý
- Thưa ông, trên diễn đàn này từ nhiều năm qua, ông đã phân tích các vấn đề kinh tế của Trung Quốc nhằm cảnh báo Việt Nam về nhiều khó khăn tương tự. Tại cuộc hội thảo vừa qua, ông phổ biến một bài tham luận rất dài nhưng tóm lược vào một số điểm chính trong phần phát biểu trước cử tọa, mà truyền thông Việt ngữ đánh giá là chăm chú theo dõi. Hôm nay, xin đề nghị ông trình bày những ý đó.
+ Được mời trình bày một đề tài phức tạp nên tôi cố thu gọn vào khoảng 20 phút phát biểu để nhấn mạnh đến đặc tính sâu xa của Trung Quốc rồi đến yêu cầu về kinh tế và an ninh ngày nay khiến lãnh đạo nước này mới là vấn đề của thế giới. Tôi xin trình bày cho rõ hơn ở đây. Trước hết, Trung Quốc chỉ là một “ốc đảo”, thiếu đất, thiếu nước, đói ăn và khát dầu cho nên đang tìm cách giải quyết những bài toán này của họ.
- Hình như ông lại nói ra nghịch lý. Trung Quốc có lãnh thổ gần 10 triệu km2, với dân số hơn 1,3 tỷ người có sản lượng kinh tế chỉ đứng sau Mỹ và còn là chủ nợ số một của nước Mỹ mà ông lại gọi là ốc đảo thiếu đất thiếu nước đói ăn và khát dầu…. Xin ông lần lượt giải thích cho những vấn đề đó.
+ Nếu tôi có nêu ra nghịch lý thì chẳng vì lập dị hay kích thích sự chú ý. Vấn đề là cách tiếp cận một bài toán khách quan từ nhiều giác độ và trong thế động chứ không do cảm quan thù ghét hoặc cứ nhắc lại ấn tượng của nhiều người.
Trước hết, về địa hình, khu vực cốt lõi của Trung Quốc thật ra chỉ là một “ốc đảo” bên Thái Bình Dương. Ngoài hướng Đông là biển cả, ba hướng kia đều bị bao vây bởi núi rừng hiểm trở, sa mạc và thảo nguyên bất lợi cho sự vận chuyển và sinh hoạt. Ý nghĩa ốc đảo là như vậy, xin hãy nhìn vào bản đồ tự nhiên hay dân số của họ thì thấy.
Thứ hai, khu vực phì nhiêu đó là ở miền Đông gần biển, nơi có độ ẩm nhờ nước mưa, đủ cao cho canh tác và có châu thổ của hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử. Khu vực “ốc đảo” này hiện gồm 11 tỉnh và ba thành phố lớn với 500 triệu dân, nhưng diện tích có thể canh tác bình quân cho một người chỉ bằng một phần ba trung bình thế giới, nên ta mới gọi là “thiếu đất”.
Thứ ba, trên diện tích lãnh thổ gần 10 triệu km2, diện tích có nước nhờ ao hồ sông suối thật ra chỉ chiếm 0,28%, thấp hơn các nước lớn trên thế giới. Lượng nước ngọt cho một đầu người của Trung Quốc cũng thuộc loại thấp nhất châu Á, vốn dĩ đang là lục địa thiếu nước nhất địa cầu. Vì thế Trung Quốc mới đòi cướp nguồn nước của thiên hạ, từ đỉnh Himalaya đến các con sông lớn cua châu Á và sông Mê Công quen thuộc của người Việt.
Thứ tư mới là vấn đề đói ăn. Do khan hiếm đất và nước bên trong mà chưa biết cải tiến, dù có sản lượng lương thực lớn nhất thế giới, Trung Quốc vẫn phải nhập nông sản và giới lãnh đạo sợ nhất là chuyện dân chúng nổi loạn thiếu ăn như đã tửng xay ra nhiều lần trong lịch sử.
Thứ năm, không chỉ thiếu ăn mà Trung Quốc còn khát dầu, vì thiếu nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa đang khởi sự. Vì hiệu năng tiêu thụ kém, nước này sử dụng lãng phí và từ cả chục năm nay phải nhập khẩu dầu thô và khí đốt từ nhiều nơi để bổ sung cho than đá ở trong nước.
Một quốc gia có 3 nền kinh tế
- Như vậy, ông cho là vì những khan hiếm và không nuôi nổi một dân số quá đông ở trong nước, Trung Quốc mới muốn bành trướng ra ngoài để tìm tài nguyên cần thiết cho một nước đang công nghiệp hóa hay sao?
+ Nhiều người lý luận như vậy, nhưng tôi nghĩ sự tình còn nguy hiểm hơn vậy vì nhiều lý do khác.
Chúng ta không quên các nước láng giềng của Trung Quốc còn gặp hoàn cảnh tài nguyên bất lợi hơn nhiều, như Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng trong thể kỷ 21 nếu mà cứ thiếu thì lại đi ăn cướp sao? Nhật Bản từng gặp bài toán đó nên giải quyết bằng xâm lăng và bành trướng quân sự như đã thấy vào các năm 1910, 1931 rồi 1941 với kết quả là chiến tranh và tàn phá cho cả châu Á và nước Nhật. Cho nên từ năm 1945 họ đã chuyển sang hướng hợp tác trong hòa bình để phát triển.
- Vì sao lãnh đạo Trung Quốc không giải quyết theo hướng đó? Trong cuộc hội thảo, ông có nói đến sự sợ hãi và đặc tính mà ông gọi là “nhất quốc tam kinh”, một quốc gia có ba nền kinh tế. Thưa ông chuyện ấy là gì?
+ Tôi thiển nghĩ Trung Quốc là nơi mà nỗi sợ hãi bị ngoại xâm đã thành một phần bản chất của lãnh đạo mọi thời. Nó được định chế hóa và xây dựng lên như một kiến trúc có thể thấy từ Mặt Trăng, đó là Vạn lý Trường thành, xuất hiện từ thời Chiến Quốc và mở rộng rồi củng cố vào đời Tần Thủy Hoàng và thời Minh. Nền văn hoá duy chủng và độc tôn của Hán tộc khiến họ khinh miệt các chủng tộc xung quanh mà họ coi là “tứ di”, bốn hướng đều là man rợ. Thực tế thì Hán tộc ở Trung Nguyên vẫn bị các dị tộc tấn công và làm chủ nhiều lần trong mấy thế kỷ. Vì vậy mới có phản ứng phòng thủ bằng thành lũy ngay từ trong đầu.
Thứ nữa là yếu tố “tam phân”. Do địa hình, lãnh thổ Trung Quốc có ba khu vực với đặc tính kinh tế khác biệt và đấy là bài toán của lãnh đạo ngày nay. Thứ nhất là ốc đảo tương đối trù phú và “hướng ngoại” của 11 tỉnh tiếp cận với biển và mở ra thế giới bên ngoài. Thứ hai là khu vực “nội địa” gồm tám tỉnh bị khóa trong lục địa, nơi sinh sống của 450 triệu dân nghèo hơn. Khu vực này khô cằn và có ít tuyến đường vận chuyển nên vẫn bị lạc hậu dù lãnh đạo đã nhiều lần ra sức đầu tư để khai khẩn. Khu vực thứ ba gồm 11 tỉnh bao trùm lên một nửa diện tích lãnh thổ cũng là vùng hoang vu hiểm trở ở hướng Tây và hướng Bắc. Với diện tích bạt ngàn và dân cư thưa thớt, đây là đất biên vực gồm cả lãnh thổ nước khác mà lãnh đạo mọi thòi đều muốn kiểm soát để biển thành vùng đệm quân sự nhằm bảo vệ các khu vực kia, nhất là Trung Nguyên của Hán tộc.
Vì chưa có dân chủ và không theo thể chế liên bang, Trung Quốc chưa thể phát triển ba khu vực này một cách công bằng và hài hòa. Lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa với thực quyền kinh tế và kinh doanh trong tay nhà nước và thân tộc, nước này không giải quyết được bài toán kinh tế và thường bị nguy cơ nội loạn. Thí dụ gần đây nhất không chỉ là Trùng Khánh, Ô Khảm hay Ôn Châu, mà còn xung đột giữa tư doanh và quốc doanh về dầu khí tại huyện Tĩnh Biên của tỉnh Thiểm Tây.
- Khi bên trong có đầy mầm loạn như vậy thì tại sao lãnh đạo Trung Quốc còn gây thêm vấn đề với những quyết định về ngoại giao, quân sự và kinh tế ở ngoài Biển Đông của Việt Nam?
+ Ta đi vào một khía cạnh tâm lý của lãnh đạo Trung Quốc thời nay là họ rất tinh vi trong sự lỗi thời, lại một nghịch lý khác mà chúng ta cố hiểu ra.
Trong mấy ngàn năm huy hoàng của văn hoá Trung Hoa, lãnh đạo Trung Quốc cho thần dân sống với ảo tưởng rằng mình là trung tâm của thiên hạ, tên nước của họ có phản ảnh tâm lý đó. Nhưng đấy là ảo giác vì các chư hầu xung quanh đều cứng đầu và gây tốn kém khiến triều đình ở trung ương nhọc lòng không ít. Họ cứ phải ra sức trấn áp hoặc đồng hóa dị tộc và củng cố vùng đệm quân sự bên trong. Trung Quốc là một cường quốc lục địa quay lưng ra biển chứ chưa bao giờ là cường quốc biển.
Xưa nay, nước này sống trong chế độ tự cung tự cấp và ít lệ thuộc thế giới bên ngoài, cần gì thì đã có Con Đường Tơ Lụa qua Trung Á. Ngày nay, và lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc không thể quay lưng ra bên ngoài vì phải phụ thuộc vào các nước để có thị trường xuất khẩu, có nguồn cung cấp năng lượng và kỹ thuật cho kinh tế ở bên trong.
Vì đến 90% lượng hàng hóa trao đổi giữa các lục địa ngày nay đều qua đường hàng hải, là cách rẻ nhất, việc tự do vận chuyển qua đại dương là nhu cầu sinh tử cho thế giới và được quốc tế công nhận, được siêu cường biển số một là Mỹ bảo vệ. Khi mở cửa ra ngoài, lãnh đạo Trung Quốc lại muốn kiểm soát quyền tự do đó, trước hết là trên vùng biển cận duyên.
Bành trướng và ngang ngược
- Qua phần trình bày phải nói là rất cô đọng vừa rồi, người ta thấy ra ít nhất hai vấn đề với lãnh đạo Bắc Kinh. Trước hết là quyền khai thác tài nguyên ngoài biển mà Trung Quốc lại coi là thuộc chủ quyền của mình ở Biển Đông. Thứ nữa là quyền tự do hàng hải mà lãnh đạo nước này lại muốn kiểm soát và thực ra là hạn chế. Có phải là như vậy không?
+ Ngoài biển Hoa Đông tức là vùng Biển Đông Bắc Á, nước này gặp phải các nước láng giềng phú cường và không sợ hãi. Tại Biển Đông, tức là vùng Biển Đông Nam Á, Trung Quốc gặp các quốc gia nhỏ yếu hơn nên mới tính trò hung hãn và ly gián. Đã vậy, vùng Biển Đông còn có vị trí chiến lược cho luồng vận chuyển từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương, từ Đông Bắc Á xuống đến châu Đại Dương nên cũng là vùng sinh tử cho kinh tế Trung Quốc, là điều chưa hề có bao giờ, nên họ muốn kiểm soát.
Cho nên, ngoài việc vẽ ra cái lưỡi bò chín khúc để tranh đoạt tài nguyên ngoài Biển Đông, chiếm lấy các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, rồi đưa hải quân vào vùng tranh chấp chủ quyền với các nước Đông Nam Á, lãnh đạo Bắc Kinh còn muốn biến vùng Biển Đông thành vùng đệm quân sự của mình.
Tôi muốn được nhấn mạnh đến sự kiện là Trung Quốc không chỉ muốn cưỡng đoạt tài nguyên thủy sản hay năng lượng và kim loại dưới Biển Đông mà còn đòi xây dựng khu vực này thành vùng đệm quân sự tương tự như Tây Tạng, Tân Cương, hay Nội Mông. Nếu thế giới không có phản ứng thì sẽ có ngày Bắc Kinh gọi đây là khu vực quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc.
- Như vậy hình như dự báo của ông lại còn bi quan hơn cái nhìn của nhiều người vì không thu hẹp vào chuyện tước đoạt tài nguyên dưới đáy biển.
+ Tôi sẽ lại nói ngược nữa! Chính là thái độ ngang ngược của nước này khi họ chưa có một lực lượng hải quân hùng mạnh lại là điều may vì sẽ khiến thế giới chú ý và các nước có liên quan phải có phản ứng. Các nước có liên quan không chỉ là Việt Nam hay Philippin bị cướp mất lãnh hải và tài nguyên ở dưới mà còn có các nước bị hạn chế vận chuyển qua các dòng hải lưu hay các tuyến đường trọng yếu ngoài biển. Chúng ta đã thấy và sẽ thấy phản ứng đó của quốc tế.
Nếu Bắc Kinh chấp nhận luật lệ quốc tế như đa số các nước về quyền khai thác tài nguyên và quyền tự do hàng hải thì còn có đàm phán nhằm giải quyết các mâu thuẫn. Vì đa nghi và chủ quan, họ không tôn trọng điều ấy nên mới là vấn đề cho thế giới chứ không là vấn đề riêng của Việt Nam. Còn vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, có lẽ nó nằm trong đảng Cộng sản và vấn đề ấy thì người Việt phải tự giải quyết để có thể hợp tác cùng các nước để giải quyêt vấn đề Trung Quốc của thế giới./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/15/1205-vai-tro-cot-yeu-cua-bien-dong-doi-voi-chien-luoc-dia-chinh-tri-cua-trung-quoc/#more-71854
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001