Nguyễn Thanh
Hà.
( Blogger già 80 tuổi; Nguyên P.V TTXVN...
)
Hiện giờ, "Ông bạn 16
chữ vàng" đang có những hành động như là "bắt nạt" nước ta và sặc mùi chủ nghĩa
bành trướng nước lớn, thông tin của Đảng và Nhà nước cũng không rõ ràng và đầy
đủ. Người dân muốn biết sự kiện này do đâu, nguyên nhân như thế nào, ai phải ai
trái, ai đúng ai chưa đúng, vì sao, thì các phương tiện thông tin đại chúng của
ta không đưa ra một cách đầy đủ, nên hiểu biết về thông tin này bị méo mó, hoặc
một chiều, có ảnh hưởng cả đến lòng tin đối với cách xử sự của Trung ương. Nếu
không có thông tin của thế giới mạng thì có khi lính Trung Quốc vác súng vào tới Hà Nội rồi mà vẫn nghĩ đó là ông bạn vàng...
Đặc biệt, trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị TƯ4 thông qua Nghị quyết về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố là phần kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH trung ương, các Ban cán sự từ chính phủ đến các Bộ ngành đều phải công khai cho dân chúng được biết. Đảng của dân tộc mà nhiều việc nhiều vấn đề có liên quan đến vận mệnh dân tộc, thì đảng lại giấu kín, hoặc chỉ dám thông báo một cách vắn tắt ?
Không phải chỉ có ăn ngày mấy bữa để duy trì sự sống và sống khoẻ, để làm việc khoẻ mới có cái cảm giác "no" và "đói". Trong đời sống hằng ngày, con người cần rất nhiều thứ, rất nhiều nhu cầu, trong đó có nhu cầu được thông tin và nhất là được thông tin một cách trung thực.
Trong thời đại "bùng nổ thông tin" này, nghe ra có vẻ người ta được thoả mãn các nhu cầu về thông tin. Thật ra, trong thực tế, nhiều đối tượng trong nhân dân tưởng bị "bội thưc" thông tin nhưng thực ra là vẫn "đói lả" thông tin; thậm chí nhiều người còn không được biết thông tin là gì, cứ như là sống trong thời đại nguyên thuỷ. Nơi chúng tôi sinh sống hiện nay chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội không đầy 30 km, nếu tính đường chim bay thì còn gần hơn. Vậy mà nhân dân vẫn bị "đói thông tin". Nói cho đúng thì hiện giờ, chung quanh chúng tôi, ở mỗi gia dình trong cộng đồng dân cư chúng tôi, các phương tiện thông tin có rất nhiều, đủ loại, báo in, báo nói, báo điện tử, thông tin trên mạng, thông tin qua các phương tiện nghe nhìn, các loại sóng cho phương tiện di động...nghĩa là không thiếu phương tiện để cấp nhật thông tin. Cũng có nghĩa là người dân, hay một bộ phận dân chúng bị "bội thực" thông tin.
Này nhé, về phương tiện công cộng thì xã có một đài truyền thanh trang bị hơn 60 chiếc loa cỡ lớn, theo ông chủ tịch xã thì phủ tiếng đến hơn 90% số dân và 92% địa bàn. Đến nỗi, nhiều khi có ngày lễ, tiếng loa công cộng làm "đinh tai nhức óc" một số gia đình người dân quanh cột loa, người ta lấy sào chọc cho ngừng tiếng loa thì thôi. UBND xã mỗi năm chi hàng chục triệu đồng đặt các loại báo chí của Đảng và Nhà nước phát cho cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền cùng các đoàn thể địa phương. Theo đánh giá của ngành thông tin cơ sở thì có đến 98% số hộ dân đã có phương tiện nghe nhìn, phổ biến nhất là TV, rồi đến các máy thu thanh loại xịn. Về phương tiện, thì nhân dân trên địa bàn chúng tôi quả thật không thiếu, thậm chí có khi bị "bội thực" thông tin và nhiều loại phương tiện thông tin chỉ là để trang trí hoặc cho oai, chứ mấy khi được dùng đúng mục đích. Hệ thống truyền thanh cấp cơ sở ở xã hiện có 60 loa lớn, phủ tiếng 98% địa bàn dân cư, nhưng chủ yếu làm nhiệm vụ tiếp âm đài phát thanh cấp trên, từ huyện trở lên. Mà Đài phát thanh huyện thì mỗi buổi phát nửa tiếng, 15 phút tin tức trong huyện, 15 phút ca nhạc (ghi lại và phát những bài hát sẵn có). Đài phát thanh cấp tỉnh kết hợp với truyền hình, gọi là đài phát thanh truyền hình tỉnh, một bộ phận nhân dân thỉnh thoảng mở kênh địa phương, xem hình, ít khi mở sóng FM nghe chương trình phát thanh của tỉnh. Mà chương trình phát hình của Đài tỉnh thì vô cùng nghèo nàn, quanh đi quẩn lại chỉ là những thông tin đã cũ hoặc phản ảnh hoạt động của các vị lãnh đạo địa phương, của các hội nghị mà hội nghị nào cũng thành công rực rỡ. Những vấn đề thiết thân đến đời sống đại đa số dân chúng thì ít khi được làm phóng sự và đưa phát trên Đài, hoặc có phát thì chỉ phát những cái gì đó là biểu dương, hoặc vô thưởng vô phạt,xem chóng chán và chán rồi thì tắt TV. Đài truyền thanh cơ sở xã, phường, thị trấn nhiều khi lại được thính giả chú ý đón nghe vì nói đến các vấn đề đời sông hằng ngày của họ, đặc biệt là các thông báo về lĩnh lương hưu, về tin buồn có người mất, về tìm trẻ lạc, về đánh rơi giấy tờ...
Hiện nay, đất nước 87
triệu dân này có đến hơn 700 tờ báo và tạp chí in, thậm chí dược in trên nhiều
loại giấy tốt tốn tiền mà tác dụng phục vụ người đọc không được bao nhiêu. Các
loại báo Nhân dân, QĐND, Tạp chí Cộng sản, tạp chí Xây dựng Đảng và một số báo
của đoàn thể, xã cắt kinh phí từ ngân sách mua để phát cho các đối tượng cần
hằng ngày, hàng kỳ, song tôi được biết, những đối tượng này ít khi đọc với lý do
bận nhiều việc và có nguyên nhân là các báo của ta ít hấp dẫn, thông tin không
kịp thời, thông tin một chiều. Đồng chí Bí thư Đảng uỷ, mỗi ngày được phát cả
một cuộn báo và tạp chí nhưng có nhiều loại để hàng tuần hàng tháng không bóc ra
xem. Báo đảng địa phương, báo đảng trung ương dường như nói cùng một chiều, một
nội dung, thành ra không ai muốn đọc. Đây là một thực trạng mà không biết các
nhà tuyên giáo, các nhà chùm báo chí của ta có biết không?
Phải nói rằng, trong đổi mới, TV phát triển khá mạnh, mọi thứ hàng hoá có thời kỳ tăng giá mạnh, nhưng hàng điện tử nói chung nhất là TV của tất cả các hãng đều đứng giá hoặc xuống giá, vì trước hết nó bị bão hoà, thứ hai vì nó không thoả mãn được người nghe/xem. Nhiều kênh của TVVN phát 24/24 giờ, nhưng lại ít được chú ý. Một đối tượng nhất định thường xem chường trình thời sự của TVVN nhưng nhiều đối tượng cứ đến giờ phát thời sự là tắt máy đi làm việc khác hoặc chuyển kênh. Có nhiều TV phát trên nhiều kênh khác nhau, nhưng chủ yếu là chiếu phim, mà chủ yếu lại là phim Trung Quốc và Hàn Quốc, chứ không có nhiều phim các nước khác hoặc các dân tộc khác, thành thử cũng gây ra sự nhàm chán. Ấy là chưa nói, chương trình chiếu phim nào cũng có đến 3, 4 lần quảng cáo mà toàn là những quảng cáo làm đi làm lại rất nhàm. Bà vợ tôi hay xem các phim chiếu trên kênh "Today" hễ cứ đến "quảng cáo" là bà ấy tắt TV "cho đỡ tốn điện và mất thì giờ. Như thế, ngay cả đến TV là phương tiện nghe nhìn hấp dẫn nhất hiện nay mà khán thính giả đã thấy "bội thực" thông tin, thì liệu cón có loại gì để cung cấp thông tin một cách hấp dẫn, một cách có ích hơn nữa của các khán thính giả Việt Nam đây ?
Chúng ta đầu tư không biết bao nhiêu tiền của cho mạng lưới báo chí của ta, nhiều loại hình báo chí phát triển rất mạnh, nhưng xem ra lại có sự trùng lặp ghê gớm, hầu hết thông tin các báo đưa ra na ná giống nhau, nhiều loại thông tin bị né tránh, hoặc bịt kín thông tin, làm cho người dân nhiều lúc ngơ ngác không nắm được hoặc bị hụt hẫng, hoặc hiểu biết không đầy đủ các sự kiện. Ví dụ, thông tin về vụ "cưỡng chế đất" ở Văn Giang, báo chí ta chỉ đưa tin rất một chiều và rất vắn tắt, nhiều khi không có đầu có đuôi thành ra người đọc, người nghe hết sức hẫng hụt. Việc gặp gỡ, xin lỗi, giải thích đầu đuôi vụ đánh hai nhà báo của VOV cũng không làm đến nơi đến chốn, làm người theo dõi như bị đánh lừa. Thông tin về kết quả hội nghị ngoại trưởng khối ASEAN họp ở Nông Pênh cũng chỉ đưa một đoạn của sự kiện mà thông tin lại không đầy đủ, nên người nghe, người xem không thể hiểu nổi vì sao lại như vậy.
Hiện giờ, "Ông bạn 16 chữ vàng" đang có những hành động như là "bắt nạt" nước ta và sặc mùi chủ nghĩa bành trướng nước lớn, thông tin của Đảng và Nhà nước cũng không rõ ràng và đầy đủ. Người dân muốn biết sự kiện này do đâu, nguyên nhân như thế nào, ai phải ai trái, ai đúng ai chưa đúng, vì sao, thì các phương tiện thông tin đại chúng của ta không đưa ra một cách đầy đủ, nên hiểu biết về thông tin này bị méo mó, hoặc một chiều, có ảnh hưởng cả đến lòng tin đối với cách xử sự của Trung ương. Đặc biệt, trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị TƯ4 thông qua Nghị quyết về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố là phần kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH trung ương, các Ban cán sự từ chính phủ đến các Bộ ngành đều phải công khai cho dân chúng được biết. Đảng của dân tộc mà nhiều việc nhiều vấn đề có liên quan đến vận mệnh dân tộc, thì đảng lại giấu kín, hoặc chỉ dám thông báo một cách vắn tắt. Tất nhiên là có nhiều vấn đề cần giữ bí mật, hoặc chọn thời điểm công bố, nhưng vì sao thông tin về các vấn đề "tối mật" này vẫn ngay lập tức bị rò rỉ để một số báo điện tử, báo mạng tung lên. Phải chăng, hệ thống thông tin của ta vẫn lệ thuộc cách làm rất cũ kỹ từ hồi bao cấp cả về kinh tế lẫn tư tưởng, tức là quen cái thói "giấu đầu hở đuôi" mà đã là giấu đầu hở đuôi thì bao giờ thông tin cũng bị méo mó, kẻ địch dễ bề lợi dụng xuyên tạc, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ. Thực ra, hiện nay, Đảng không cần phải giấu những thói hư tật xấu nữa rồi, vì mọi thứ tốt và xấu đều được nhân dân biết cả, chỉ có nói ra hay không mà thôi.
Trên đây chỉ là những ý kiến nhỏ của tôi về "No" thông tin và "Đói" thông tin, nhiều khi no quá thì bội thực, mà bội thực vẫn có thể chết, còn đói thì chắc chắn là chết rồi...
Phải nói rằng, trong đổi mới, TV phát triển khá mạnh, mọi thứ hàng hoá có thời kỳ tăng giá mạnh, nhưng hàng điện tử nói chung nhất là TV của tất cả các hãng đều đứng giá hoặc xuống giá, vì trước hết nó bị bão hoà, thứ hai vì nó không thoả mãn được người nghe/xem. Nhiều kênh của TVVN phát 24/24 giờ, nhưng lại ít được chú ý. Một đối tượng nhất định thường xem chường trình thời sự của TVVN nhưng nhiều đối tượng cứ đến giờ phát thời sự là tắt máy đi làm việc khác hoặc chuyển kênh. Có nhiều TV phát trên nhiều kênh khác nhau, nhưng chủ yếu là chiếu phim, mà chủ yếu lại là phim Trung Quốc và Hàn Quốc, chứ không có nhiều phim các nước khác hoặc các dân tộc khác, thành thử cũng gây ra sự nhàm chán. Ấy là chưa nói, chương trình chiếu phim nào cũng có đến 3, 4 lần quảng cáo mà toàn là những quảng cáo làm đi làm lại rất nhàm. Bà vợ tôi hay xem các phim chiếu trên kênh "Today" hễ cứ đến "quảng cáo" là bà ấy tắt TV "cho đỡ tốn điện và mất thì giờ. Như thế, ngay cả đến TV là phương tiện nghe nhìn hấp dẫn nhất hiện nay mà khán thính giả đã thấy "bội thực" thông tin, thì liệu cón có loại gì để cung cấp thông tin một cách hấp dẫn, một cách có ích hơn nữa của các khán thính giả Việt Nam đây ?
Chúng ta đầu tư không biết bao nhiêu tiền của cho mạng lưới báo chí của ta, nhiều loại hình báo chí phát triển rất mạnh, nhưng xem ra lại có sự trùng lặp ghê gớm, hầu hết thông tin các báo đưa ra na ná giống nhau, nhiều loại thông tin bị né tránh, hoặc bịt kín thông tin, làm cho người dân nhiều lúc ngơ ngác không nắm được hoặc bị hụt hẫng, hoặc hiểu biết không đầy đủ các sự kiện. Ví dụ, thông tin về vụ "cưỡng chế đất" ở Văn Giang, báo chí ta chỉ đưa tin rất một chiều và rất vắn tắt, nhiều khi không có đầu có đuôi thành ra người đọc, người nghe hết sức hẫng hụt. Việc gặp gỡ, xin lỗi, giải thích đầu đuôi vụ đánh hai nhà báo của VOV cũng không làm đến nơi đến chốn, làm người theo dõi như bị đánh lừa. Thông tin về kết quả hội nghị ngoại trưởng khối ASEAN họp ở Nông Pênh cũng chỉ đưa một đoạn của sự kiện mà thông tin lại không đầy đủ, nên người nghe, người xem không thể hiểu nổi vì sao lại như vậy.
Hiện giờ, "Ông bạn 16 chữ vàng" đang có những hành động như là "bắt nạt" nước ta và sặc mùi chủ nghĩa bành trướng nước lớn, thông tin của Đảng và Nhà nước cũng không rõ ràng và đầy đủ. Người dân muốn biết sự kiện này do đâu, nguyên nhân như thế nào, ai phải ai trái, ai đúng ai chưa đúng, vì sao, thì các phương tiện thông tin đại chúng của ta không đưa ra một cách đầy đủ, nên hiểu biết về thông tin này bị méo mó, hoặc một chiều, có ảnh hưởng cả đến lòng tin đối với cách xử sự của Trung ương. Đặc biệt, trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị TƯ4 thông qua Nghị quyết về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố là phần kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH trung ương, các Ban cán sự từ chính phủ đến các Bộ ngành đều phải công khai cho dân chúng được biết. Đảng của dân tộc mà nhiều việc nhiều vấn đề có liên quan đến vận mệnh dân tộc, thì đảng lại giấu kín, hoặc chỉ dám thông báo một cách vắn tắt. Tất nhiên là có nhiều vấn đề cần giữ bí mật, hoặc chọn thời điểm công bố, nhưng vì sao thông tin về các vấn đề "tối mật" này vẫn ngay lập tức bị rò rỉ để một số báo điện tử, báo mạng tung lên. Phải chăng, hệ thống thông tin của ta vẫn lệ thuộc cách làm rất cũ kỹ từ hồi bao cấp cả về kinh tế lẫn tư tưởng, tức là quen cái thói "giấu đầu hở đuôi" mà đã là giấu đầu hở đuôi thì bao giờ thông tin cũng bị méo mó, kẻ địch dễ bề lợi dụng xuyên tạc, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ. Thực ra, hiện nay, Đảng không cần phải giấu những thói hư tật xấu nữa rồi, vì mọi thứ tốt và xấu đều được nhân dân biết cả, chỉ có nói ra hay không mà thôi.
Trên đây chỉ là những ý kiến nhỏ của tôi về "No" thông tin và "Đói" thông tin, nhiều khi no quá thì bội thực, mà bội thực vẫn có thể chết, còn đói thì chắc chắn là chết rồi...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001