Chùa Trăm Gian bị hủy hoại: Báu vật không người trông coi
TT - Chùa Trăm Gian tuổi ngót ngàn năm, di tích quốc
gia đặc biệt quý hiếm đã bị hủy hoại mà không ai hay. Chỉ có thể nói là
một vụ việc bi hài khó tưởng tượng đã diễn ra.
Gác khánh và nhà tổ cổ kính còn vững chãi bỗng dưng bị đập bỏ để dựng các công trình... một ngày tuổi - Ảnh: quân anh |
Chùa Trăm Gian danh tiếng ở xã Tiên Phương, huyện
Chương Mỹ, TP Hà Nội khởi dựng từ thời Lý, được Nhà nước công nhận là di
tích quốc gia đã ngót nửa thế kỷ. Vậy mà bao năm nay nó liên tục bị
trùng tu tôn tạo kiểu làm hỏng di tích, vụ nào cũng thuộc diện “không
thể nào quên”, và ở tình trạng khi phát hiện nó đã “lỡ” rồi, đành lặng
lẽ... rút kinh nghiệm, bỏ qua. Sơn lại tranh tượng quý bằng sơn công
nghiệp Nippon; làm mới bệ tượng, bàn thờ bằng ximăng, gạch ốp lát công
nghiệp xanh đỏ tím vàng; xây mới các dãy hành lang đánh bóng cột kèo
bằng vécni. Chưa hết, một bãi chiến trường của gạch, đá, gỗ lạt đang
ngổn ngang trưng ra trong những ngày cuối tháng 8-2012 này ở chùa Trăm
Gian.
Làm mới cho nó vững bền
Suốt hơn 100 ngày thi công ầm ĩ vừa qua, nhiều tỉ đồng
được “tài trợ” làm hủy hoại di tích quốc gia rồi, mà cơ quan chức năng
từ thôn, xã, huyện, thành phố, trung ương không ai hay biết. Đến khi
nhận được tin “sét đánh” thì ôi thôi nhà tổ, gác khánh tuyệt đẹp, cổ
kính ngàn năm của chùa đã bị đập ra, xây mới hoàn toàn. “Công trình trái
phép” cơ bản đã “kịp tiến độ” - làm mới di tích 100% trước khi thanh
tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cùng Cục Di sản văn hóa... về thị
sát. Ngày 24-8, ngay lập tức, biên bản yêu cầu đình chỉ thi công “làm
mới” chùa Trăm Gian được ký tại sân chùa. Nhưng đã quá muộn. Sự đã rồi.
Giờ biết kêu ai?
Các bức ảnh cũ còn nguyên. Bậc đá cao vút dẫn vào chùa
bao năm nay rêu phong cổ kính, đá được đẽo gọt thủ công tuyệt mỹ, giờ bị
đập ra toàn bộ, ném di vật chỏng chơ ngay sân chùa, để đá xẻ thời nay
thay thế. Khu gác khánh vững chãi, thâm nghiêm, cột lim to, nền gạch
vững hơn bàn thạch tọa lạc cạnh chùa chính, gần nhà tổ, gần cây hương
nghi ngút khói ngàn năm lịch sử giờ mở lại xem trong ảnh vẫn thấy rõ cả
trống đại, khánh lớn, rồi các cụ vãi vui vầy cửa Phật. Vậy mà những
người chủ trương làm mới chùa Trăm Gian bảo với các quan thanh tra rằng:
“Di tích cổ sắp đổ, chúng tôi phải dỡ ra khẩn cấp trước mùa mưa bão
2012” (!). Kết quả là từ đá tảng xanh chân cột, đá gạch cổ viền quanh di
tích, các cấu kiện gỗ, ngói, rui mè..., tất cả đều bị đập phá bằng búa
tạ, dỡ ra ném bỏ. Một gác khánh mới toanh từ nền đất lên đến đỉnh nóc đã
hình thành, khi đoàn thanh tra đến đơn vị thi công chỉ còn thiếu lợp
nốt ngói lên nóc nữa là coi như xong “gác khánh và nhà tổ... một ngày
tuổi”.
Nhà tổ thì nhiều cột mục hơn so với gác khánh quá vững
chãi vừa bị “chết oan” kia, nhưng như các chuyên gia bảo tồn từng nhiều
lần khuyến cáo, cột lim nào cũng dễ bị tiêu tâm rỗng lõi. Nhưng nó mục
rỗng lõi thì không có nghĩa là buộc phải dỡ ra thay mới. Nếu để yên thì
nó vẫn cứ vững chãi mãi. Mà nếu trùng tu thì cần thay thế có tính toán,
thậm chí chèn, kê, luồn gỗ vào các khúc tiêu tâm đó để có một cái cột
vững chãi theo đúng nghĩa bảo tồn. Nhưng dù ai nói ngả nói nghiêng, nhà
chùa vẫn dỡ toàn bộ nhà tổ, bỏ tất tật cấu kiện gỗ, gạch, đá cũ, bóc cả
nền lên, đào hoắm xuống hơn chục xăngtimet, đổ bêtông toàn bộ, 100% vật
liệu mới, dựng một cái nhà tổ mới toanh. Cụ Tuệ, năm nay 82 tuổi, được
bà con “chuộng xây mới” bầu ra làm người chấp tác vinh dự nhất, được leo
lên cất nóc cho di tích đang được làm mới. Cụ khoe: “Di tích còn tốt,
gỗ lạt còn tốt, nhiều cái không cần thay, cứ để vậy thì còn lâu mới
hỏng, nhưng có điều kiện thì chúng tôi tổ chức dỡ ra, thay mới toàn bộ
cho nó bền. Không lấy lại một cái cấu kiện cũ nào cả. Thay tất”.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện đơn vị tổ chức thi
công “dự án tự phát” đầy bất cập kể trên, bà Khoa (người trụ trì chùa
Trăm Gian) cũng thừa nhận: người ta đã dỡ gác khánh, nhà tổ ra, thay mới
toàn bộ. Tiền do các nguồn vận động, đóng góp “bên ngoài” chứ không
phải từ ngân sách nhà nước.
Những tác phẩm điêu khắc cổ vô giá (ảnh trên) đã được làm mới lòe loẹt bằng sơn Nippon - Ảnh: Q.anh |
Nỗi đau ở bên ngoài việc “phá” chùa Trăm Gian
Đau xót là ngay cả khi nhà tổ và gác khánh bị phá bỏ
như đã kể trên thì chính quyền địa phương, ngành văn hóa địa phương
không hề có động thái can thiệp hữu hiệu nào, đặc biệt là nhiều cán bộ
lẽ ra phải sâu sát thực tế (như trưởng, phó ban quản lý di tích chùa
Trăm Gian, chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã) thì họ lại thản nhiên “không
biết, không biết và không biết”. Đến giờ phút này, chính quyền xã Tiên
Phương vẫn không biết gì về những “nỗi đau” diễn ra ầm ầm ở gần trụ sở
UBND xã mình. Trưởng phòng văn hóa huyện càng không biết, Ban quản lý di
tích của Hà Nội không biết, lãnh đạo Cục Di sản khi được hỏi cũng chỉ
nói “sẽ kiểm tra”...
Trước khi thông tin về việc làm mới chùa Trăm Gian được
đưa đến cơ quan chức năng để có sự kiện đoàn thanh tra về xem xét, thì
phóng viên chúng tôi đã hỏi rất nhiều bô lão và cán bộ đương chức ở địa
phương. Họ đều tỏ ý bất bình vì không được thông báo, không được hỏi ý
kiến trước các việc “sửa chữa” kia. Bài học ở đây là: thiết chế quản lý
của chúng ta với di sản quá lỏng lẻo. Lẽ nào chính quyền xã không biết
và không dám đòi hỏi bằng được quyết định, văn bản, giấy tờ, chủ trương
trùng tu, trước khi bất kỳ ai phá dỡ di tích quốc gia trên địa bàn của
mình? Lẽ nào (giả dụ) không ngăn chặn được việc sai trái kia, mà người
dân rồi chính quyền lại không đi báo cấp trên, báo lực lượng chức năng
để xử lý? Giả dụ có ai đó gọi điện thoại cho Cục Di sản hay thanh tra Bộ
Văn hóa - thể thao và du lịch thông báo việc khởi công ầm ĩ trong khuôn
viên báu vật chùa Trăm Gian thì có lẽ mọi việc sẽ không sầu thảm như
lúc này.
Báu vật không có người trông coi. Nó bị “tàn sát” cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Đình chỉ thi công nhưng không thể “vãn hồi”
Ông Vũ Xuân Thành, chánh thanh tra Bộ Văn hóa - thể
thao và du lịch, cho biết về việc xử lý vụ “bê bối” ở chùa Trăm Gian như
sau: Lẽ ra việc trùng tu ở chùa Trăm Gian phải có thỏa thuận của Cục Di
sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL), lúc thi công phải có mặt cán bộ của cơ
quan trung ương để kiểm đếm ở hiện trường khi hạ giải.
Đằng này ngày 24-8, khi đoàn thanh tra vào thì coi như
công trình đã làm mới gần xong. Đoàn chỉ còn biết đình chỉ thi công.
Việc đình chỉ bây giờ chỉ là giải pháp tình thế chứ họ đã phá, đã xây
mới rồi còn gì mà “vãn hồi” nữa đâu. Với di tích quốc gia như chùa Trăm
Gian, việc thi công kể trên mà chưa có thỏa thuận của bộ thì coi như là
sai chắc chắn rồi.
Một cán bộ thanh tra trực tiếp về chùa Trăm Gian xử lý
vụ việc tiết lộ: “Chúng tôi đã làm biên bản đình chỉ công trình thi công
tại chùa Trăm Gian. Bên thi công không có một thứ giấy tờ, hồ sơ, quy
trình thủ tục gì cả. Năm 2007-2009, dự án trùng tu ở chùa Trăm Gian có
được một văn bản thỏa thuận của bộ, nhưng vì không có kinh phí, không có
gì cả nên dự án không hoạt động. Bây giờ họ tự phá ra làm mới hoàn
toàn, không có hồ sơ giấy tờ thủ tục gì. Toàn bộ cấu kiện gỗ tháo ra bỏ
hết, đưa vật liệu mới vào 100%. Từ nguyên văn của chúng tôi là: họ đã
phá hủy toàn bộ kiến trúc công trình cổ, thay vào là toàn bộ kiến trúc
công trình mới trăm phần trăm”.
|
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
nguồn:http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/508488/Bau-vat-khong-nguoi-trong-coi.html
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đổ đốn quá rồi !
Sau bài phóng sự "“Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới” (LĐ số 197, ngày 24.8.2012), liên tiếp thông tin đã ùa về chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội) - ngôi cổ tự tuyệt bích được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đã gần nửa thế kỷ.
Ảnh trên mạng ( không có trong bài)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ảnh: Bi hài chùa Trăm Gian ngàn tuổi mới tinh
30/08/2012 14:02
Đổ đốn quá rồi !
holam | 27 Aug, 2012, 06:52
XIN HỎI CÁC VỊ:
Phạm Quang nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội
Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
Phạm Quang Long, Giám đốc sở VHTT&DL Hà Nội
Công dân Lê Khả Sỹ
Chủ Nhật, 26/08/2012 - 10:56Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
Phạm Quang Long, Giám đốc sở VHTT&DL Hà Nội
Thường nghe nói "Đảng lãnh đạo toàn diện". Xin hỏi các vị: Ở Chương Mỹ có tổ chức đảng Cộng sản không ? Hay để đảng tạp nham hổ lốn lãnh đạo toàn diện ? Nếu đích thực là đảng Cộng sản lãnh đạo thì ở Chương Mỹ có bao nhiêu cán bộ đảng, có bao nhiêu đảng viên ? Có bị bệnh mù, điếc cả không ? Các ông nói thế nào với dân về "sự lãnh đạo toàn diện của đảng bộ đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội" khi sự thật thảm hại lồ lộ được bày ra trên báo Lao động về tình trạng phá chùa Trăm gian ở Chương Mỹ kéo dài hàng năm mà không có "đồng chí" nào biết ???
Ngôi chùa thuộc di tích Văn hóa mà các "đồng chí lãnh đạo" cho phá dỡ làm lại để chia chác hoa hồng 14 % cộng với "màu mè" khoản bớt xén thì quả là to gan, dám gặm nhắm cả thế giới tâm linh ! Cứ đà này, không khéo chùa Một Cột, chùa Thầy, đền Quán Thánh, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Đài Nghiên Tháp Bút...sẽ kế tiếp nhau lần lượt chịu chung số phận "hiến xác" để nuôi tập đoàn tham nhũng ! Xem thế thì "sự hy sinh" của hội trường Quốc hội trước đây chưa là gì, mà lăng cụ Hồ cũng coi chừng (!)
.
Xin hỏi: Hàng tháng các người có nhận lương không ? UBND huyện Chương Mỹ mỗi tháng ngốn bao nhiêu tiền lương dân cấp ? Có cảm thấy đồng lương từ mồ hôi nước mắt của dân đau xót ? Đến nước này thì dân hết tin vào các "đồng chí" !
Vua Hùng ơi ! Hậu thế của các Ngài đổ đốn quá rồi !!!
Công dân Lê Khả Sỹ
--------------Mời các bạn xem bài dưới đây---------------
Viết tiếp ""Đập cổ kính xưa", dựng... chùa mới":
“Lỗ kim” nuốt cả… trăm gian chùa?
Sau bài phóng sự "“Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới” (LĐ số 197, ngày 24.8.2012), liên tiếp thông tin đã ùa về chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội) - ngôi cổ tự tuyệt bích được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đã gần nửa thế kỷ.
>> “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới
Nhà tổ và gác khánh được xây mới 100%. Ảnh: Đ.D.H
Cán bộ xã, huyện xôn xao đến kiểm tra, đoàn thanh tra của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, với sự tham gia của Cục Di sản văn hóa và cơ quan hữu trách cũng đã về thị sát chùa Trăm Gian ngay sau khi báo Lao Động số 197 phát hành được… vài tiếng đồng hồ. Các chuyên gia văn hóa, bảo tồn có uy tín, ngay cả bản thân người trụ trì chùa Trăm Gian cũng liên lạc với người viết bài để bày tỏ quan điểm. Và cuối cùng, sự “thảm sát” di sản kể trên đã dẫn những người có lương tri đến một con toán buồn chẳng đặng đừng: Những kẽ hở trong quản lý di tích của chúng ta đã có thể khiến cả trăm gian chùa (như chùa Trăm Gian!) bị chui tọt vào một “lỗ kim” tưởng như bé xíu của các nhà quản lý!
Không biết và… chưa biết!
Người trụ trì chùa Trăm Gian gọi cho phóng viên khóc lóc bi thiết qua điện thoại. Bà hủy cuộc hẹn với chúng tôi, vì theo bà, “thanh tra bộ” đang làm việc tại chùa. Lãnh đạo xã Tiên Phương xác nhận, trước các "quan" thanh tra, người chỉ huy “xây chùa mới” đã nghiêm túc nhận lỗi. Khuyết điểm của người “chỉ huy” dỡ toàn bộ các hạng mục ra xây mới (như bài báo phản ánh) ở chùa Trăm Gian thì đã quá rõ. Tuy nhiên, dù xử lý thế nào thì sự cũng đã rồi, tức là di sản quý báu đã bị tàn sát trọn vẹn để đổi thiên thu chỉ lấy… một ngày.
Suốt nhiều tháng thi công, dỡ bay trọn vẹn nhà tổ và gác khánh khổng lồ, thế mà cơ quan quản lý văn hóa và chính quyền địa phương hầu như không biết hoặc không có động thái cứu di tích một cách hữu hiệu. Chùa Trăm Gian, tính theo 4 cái cột là một gian, thì nó có tới 104 gian! Chùa khổng lồ như thế, nườm nượp thợ, rầm rập gỗ gạch, đinh tai cưa đục và búa tạ phá dỡ như thế, sao cán bộ xã không biết? Làm việc với PV Lao Động tại trụ sở UBND xã, khi được hỏi: Ai đang dỡ chùa, dự án nào?; số tiền đầu tư là bao nhiêu, do tổ chức cá nhân nào cấp…? cả Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và cả Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tiên Phương đều trả lời là “không biết”, hoặc “hình như là…”.
Trao đổi qua điện thoại với PV Lao Động, ông Hiến, Trưởng phòng Văn hóa huyện - cũng chịu không biết việc đang có “đại công trường” tàn phá di sản chùa Trăm Gian. Sau cả ngày lục tìm, ông có gọi cho chúng tôi, nói là hình như từ năm 2009 hay 2010 gì đó, bên thành phố, có cái dự án nào đó liên quan đến chùa thì phải.
Kẽ hở sẽ nuốt cả chùa "nghìn gian"…
Chuyện còn lạ lùng đến mức: Chúng tôi cả ngày liên lạc, “bám gót” cán bộ Sở VHTTDL Hà Nội, rồi Cục trưởng và Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa - Bộ VHTTDL… để hỏi về vụ việc chùa Trăm Gian, mà vẫn không một thông tin nào được hé lộ. Cả cục trưởng và cục phó, khi “bắt máy” nói chuyện với phóng viên, cũng chỉ một thông tin duy nhất vụ chùa Trăm Gian bị tàn sát, “chúng tôi sẽ kiểm tra”. Đến khi đoàn thanh tra rời chùa nhiều tiếng đồng hồ rồi, trao đổi với nhà báo, lãnh đạo Cục Di sản vẫn chỉ một câu “chúng tôi sẽ kiểm tra”.
TS Lê Thành Vinh - Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích - chủ động gọi cho chúng tôi, chỉ còn biết phán đoán: Có thể người ta đã tự ý sửa chùa Trăm Gian. Bởi nếu có dự án, thì huyện phải trình lên, rồi khi được duyệt thì xã, huyện phải biết, cục phải biết ngay chứ.
Những gì còn lại của di tích sau cơn lốc trùng tu. Ảnh: Đ.D.H
Ảnh trên mạng ( không có trong bài)
Với cung cách quản lý hiện nay - nói như các bô lão ở Tiên Phương mà chúng tôi đã gặp - thì đúng là người ta đang “vẽ” việc ra để làm, vì quyền lợi của người ta, rồi giá trị cổ kính tan tành hết cả. Một chuyên gia văn hóa buồn bã thở dài: Tưởng nhà quản lý chặt chẽ lắm, ai ngờ họ để trăm gian chùa chui qua “lỗ kim”, cứ như trò cười. Cứ đà này thì đến chùa nghìn gian cũng bị phá.
Tối 24.8, qua điện thoại, PV LĐ đã trò chuyện với ông Vũ Xuân Thành - Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL - cùng một cán bộ thanh tra vừa trực tiếp về kiểm tra việc “làm mới” chùa Trăm Gian kể trên. Theo đó, Đoàn thanh tra đã lập biên bản, đình chỉ toàn bộ công trình, người tổ chức thi công đã nhận khuyết điểm. Thậm chí, giấy tờ, văn bản, thỏa thuận để “trùng tu” di tích đều… không có gì! Có thể nói, người ta đã “tự ý phá” chùa, “hủy toàn bộ cấu kiện cũ”,“làm mới 100%” các hạng mục quan trọng của di tích quốc gia kể trên.
Theo Đỗ Doãn Hoàng
Lao động
Lao động
Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=378833nguồn: http://holam.vnweblogs.com/post/24886/378833
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ảnh: Bi hài chùa Trăm Gian ngàn tuổi mới tinh
30/08/2012 14:02
Vụ việc ngôi chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bỗng dưng
bị phá dỡ, xây mới thay vì được trùng tu theo hướng bảo vệ di tích khiến
dư luận và nhân dân vô cùng bức xúc.
Ngôi
chùa này ra đời từ khoảng năm 1185. Đây là một công trình kiến trúc có
giá trị nghệ thuật cao, được xếp hạng Di tích quốc gia từ hơn 40 năm
qua.
Qua tìm hiểu, chùa Trăm Gian đã "bị" trùng tu kiểu phá di tích nhiều lần. Tuy nhiên chưa lần nào chùa Trăm Gian bị làm hỏng nghiêm trọng như lần này.
Toàn bộ công trình nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp từ gác chuông lên sân tiền đường đã bị nhà chùa dỡ bỏ hoàn toàn và đang được xây mới.
Nhà Tổ cơ bản đã được lợp mái, gác Khánh đã lắp dựng xong bộ khung gỗ, ngổn ngang gạch, đá, ngói từ trong ra ngoài chùa.
Sau đây là cận cảnh ngôi chùa bị phá dỡ, xây mới:
Theo Vietnamnet
Qua tìm hiểu, chùa Trăm Gian đã "bị" trùng tu kiểu phá di tích nhiều lần. Tuy nhiên chưa lần nào chùa Trăm Gian bị làm hỏng nghiêm trọng như lần này.
Toàn bộ công trình nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp từ gác chuông lên sân tiền đường đã bị nhà chùa dỡ bỏ hoàn toàn và đang được xây mới.
Nhà Tổ cơ bản đã được lợp mái, gác Khánh đã lắp dựng xong bộ khung gỗ, ngổn ngang gạch, đá, ngói từ trong ra ngoài chùa.
Sau đây là cận cảnh ngôi chùa bị phá dỡ, xây mới:
Toàn bộ gác Khánh và nhà Tổ cổ kính bị đập bỏ, thay bằng những công trình mới. |
Ngôi chùa giờ ngổn ngang gạch, đá và ngói. |
Cả lối đi lên các bậc đá dẫn vào chùa Trăm Gian cũng vậy. |
Nền nhà bị đào lên, lớp ngói cũ rêu phong mang đậm nét cổ kính xưa giờ thay bằng ngói mới đỏ chót. |
Các bức phù điêu La Hán này đã được sơn vẽ lại từ hơn chục năm nay… Hiếm hoi lắm mới tìm thấy những bức phù điêu của ngôi chùa còn nguyên nét xưa cũ, chưa có dấu vết của sự tô vẽ như thế này. |
Ngôi chùa giờ lẫn lộn cũ-mới, mái ngói rêu phong cổ kính hàng trăm năm lẫn lộn giữa màu gạch, ngói, sơn mới nguyên, đỏ chót.. |
Nét chạm khắc tinh xảo, có hồn, cổ kính xưa nay đã được vứt bỏ toàn bộ thay bằng những nét chạm trổ vô hồn, vô cảm. |
Bậc lên xuống gác Khánh nham nhở thế này. |
Mái đình cong vút giờ đây xen lẫn với mái bằng, mái cụt… |
Đá xanh ôm trụ cột xưa giờ thay bằng những phiến đá được cắt xẻ vô hồn. |
Tấm bia đá dựng ở một xó tường. |
Theo Vietnamnet
nguồn:http://vtc.vn/2-346617/xa-hoi/anh-bi-hai-chua-tram-gian-ngan-tuoi-moi-tinh.htm
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÁT NƯỚC ĐÃ HẮT ĐI RỒI, KHÔNG VỜI LẠI ĐƯỢC!
BÁT NƯỚC ĐÃ HẮT ĐI RỒI, KHÔNG VỜI LẠI ĐƯỢC!
Phục dựng chùa Trăm Gian:
Bát nước đã đổ xuống đất…
Chùa Trăm Gian 'chui lọt lỗ kim' của sự vô trách nhiệm?
Bộ Văn hóa yêu cầu xử lý vụ 'tàn sát' chùa Trăm Gian
Trong không gian “nóng bỏng” của dư luận về việc phá hoại di tích chùa Trăm Gian, chiều 30/8 Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch Hà Nội đã tổ chức cuộc họp báo chính thức do Giám đốc Sở- ông Phạm Quang Long chủ trì. Rất nhiều vấn đề đã được các cơ quan thông tấn, báo chí đề cập tới, tựu trung là: Chùa Trăm Gian đã bị phá hủy đến mức độ nào? Ai, đơn vị nào sẽ phải chịu trách nhiệm về sai phạm này? Việc phục dựng lại những công trình đã bị phá hủy ở chùa Trăm Gian sẽ được tiến hành ra sao, liệu có thể phục dựng lại nguyên trạng?
Cuộc họp có sự góp mặt của TS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn di tích, ông Vũ Văn Đông- Phó chủ tịch huyện Chương Mỹ (Hà Nội), ông Vũ Văn Doãn - Chủ tịch xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ).
Đúng như cam kết ban đầu của Giám đốc Sở Phạm Quang Long, mọi câu hỏi đều được trả lời. Tuy nhiên, những vấn đề cốt yếu mà báo chí và dư luận quan tâm thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác; và xem ra, trách nhiệm thuộc về ai, đơn vị nào… thì cũng vẫn còn phải… chờ!
Cuộc họp có sự góp mặt của TS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn di tích, ông Vũ Văn Đông- Phó chủ tịch huyện Chương Mỹ (Hà Nội), ông Vũ Văn Doãn - Chủ tịch xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ).
Đúng như cam kết ban đầu của Giám đốc Sở Phạm Quang Long, mọi câu hỏi đều được trả lời. Tuy nhiên, những vấn đề cốt yếu mà báo chí và dư luận quan tâm thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác; và xem ra, trách nhiệm thuộc về ai, đơn vị nào… thì cũng vẫn còn phải… chờ!
Dân có cần, nhưng quan chưa vội?
Theo thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch Hà Nội, cũng là điều được các cơ quan báo chí đề cập tới nhiều trong những ngày qua, ngày 13/4/2010, Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội đã có quyết định số 162/ QĐ- KHĐT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử chùa Trăm Gian, huyện Chương Mỹ và giao cho Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch làm chủ đầu tư dự án. Các thủ tục chuẩn bị cho đầu tư đã được Sở hoàn thành, gồm cả hồ sơ thiết kế thi công, tổng dự toán đã được Cục Di sản văn hoá thoả thuận tại văn bản số 425/DSVH-DT ngày 12/7/2010 và được Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch phê duyệt tại quyết định số 1190/QĐ- VHTTDL ngày 27/10/2010.
Gần 1 năm sau đó, ngày 25/9/2011, Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ đã kiểm tra hiện trạng di tích và thống nhất đánh giá thực trạng nhiều hạng mục kiến trúc như ống Muống, Thượng điện, nhà Tổ, gác Khánh… và cho rằng các hạng mục này đang bị “xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ sập đổ, dù đã được nhà chùa và địa phương thực hiện việc chống đỡ tạm thời trong mùa mưa bão năm 2011 vẫn không đảm bảo an toàn cho hệ thống di vật và khách thập phương vào lễ Phật” (nguyên văn trong Thông cáo báo chí của Sở VHTTDL gửi phóng viên chiều qua, 30/8).
Trước thực trạng này, Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND huyện Chương Mỹ đã có văn bản liên sở số 1961 ngày 10/10/2011, đề xuất với UBND thành phố Hà Nội cho phép chủ đầu tư hạ giải ngay các hạng mục xuống cấp trong tình trạng nguy hiểm và triển khai thi công; đồng thời Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện dự án ngay trong năm 2011.
Quang cảnh cuộc họp ngày 30/8. Ảnh: Lộc Lan.
|
Thế nhưng, do “tình hình kinh tế khó khăn, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ “Về những giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”, nên UBND thành phố Hà Nội chưa bố trí được nguồn kinh phí đầu tư cho dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Trăm Gian vào năm 2011”.
Và tới tận ngày 29/6/2012, UBND thành phố Hà Nội mới ban hành quyết định số 2960/QĐ- UBND về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch vốn thực hiện các chương trình Mục tiêu Quốc gia và một số mục tiêu thành phố Hà Nội năm 2012, nhưng chưa giao vốn để thực hiện dự án. Khi đó, số phận của chùa Trăm Gian tất nhiên vẫn chưa được tính đến!
Phải kể tỉ mỉ như vậy để thấy rằng, sự xuống cấp của chùa Trăm Gian là đã được báo động từ cách đây tới… 2 năm. Và tình trạng xuống cấp, xập xệ, sẵn sàng “sụp đổ” của các công trình, trong đó có nhà Tổ, gác Khánh là đã được các cơ quan chức năng, mà cụ thể là Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch nắm khá rõ.
Theo phân cấp, Chùa Trăm Gian do huyện Chương Mỹ quản lý, và huyện Chương Mỹ đã phân cấp xuống cho xã Tiên Phương chịu trách nhiệm.
Ông Tống Bá Lương - Phó Chủ tịch phụ trách văn xã của xã Tiên Phương là Trưởng ban quản lý di tích chùa Trăm Gian, là người mà Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã đề nghị đình chỉ chức vụ trong cuộc họp 29/8.
Hiện tại, trách nhiệm chưa được “quy” cho ai, và phải chờ kết luận thanh tra. Được biết, UBND thành phố Hà Nội đã ra công văn yêu cầu xử lý nghiêm khắc các cá nhân và đơn vị liên quan tới hành vi xâm phạm di tích quốc gia chùa Trăm Gian, báo cáo thành phố trước ngày 20/9.
|
Trả lời câu hỏi riêng của phóng viên báo Tin tức, ông Phạm Quang Long cũng khẳng định, trong các hạng mục của Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử chùa Trăm Gian, huyện Chương Mỹ được phê duyệt năm 2010, có cả nội dung tôn tạo, tu bổ Thượng điện, nhà Tổ, nhà để trống, nhà để khánh (gác Khánh- đã bị phá hoại- PV)… với tổng kinh phí 10,2 tỉ đồng; sau đó- năm 2012 được Sở Kế hoạch và Đầu tư tính toán lại, cộng trượt giá nên thành 10,4 tỉ đồng.
Thế nhưng, theo như trả lời của giám đốc Sở với phóng viên báo Tin tức, vì… thực hiện Nghị quyết 11, và sau đó là… rất nhiều lý do mà dự án đã không được cấp kinh phí, và Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch đã… chấp nhận chờ, chờ cho tới tận khi chùa Trăm Gian bị phá huỷ “một phần”- như lời của giám đốc Sở.
Trong cuộc họp báo, ông Vũ Văn Doãn- Chủ tịch xã Tiên Phương đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần về tính cấp bách của công trình, về việc chùa xuống cấp nghiêm trọng, phải chống, phải chằng; rằng “nhà chùa” có báo cáo lãnh đạo địa phương không hạ giải xuống sẽ ảnh hưởng tới tính mạng con người và những di sản bên dưới.
Cũng theo ông Doãn, “nhà chùa” đã đề nghị địa phương được hạ giải sớm, đồng đề nghị chính quyền địa phương thông báo để nhân dân tới công đức. Bản thân lãnh đạo địa phương thấy “tình trạng này” của chùa nên đã đồng ý để sư trụ trì hạ giải.
Việc bảo vệ một di sản văn hoá có giá trị lớn, đã được công nhận là trách nhiệm của đơn vị được phân cấp, mà cụ thể ở đây là huyện Chương Mỹ; thừa nhận là như vậy, nhưng liệu Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch có vô can trong vấn đề này? Tại sao dẫu đã biết chùa Trăm Gian bị xuống cấp nghiêm trọng, như khi Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo… không có vốn, thì Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch cũng… đồng tình chờ? Trong khi trên thực tế, việc bố trí vốn cho dự án này hoàn toàn có thể được.
Bằng chứng là trong cuộc họp ngày 29/8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo ngay lập tức cấp vốn cho dự án này, và còn… phê bình Sở Kế hoạch & Đầu tư quá cứng nhắc trong việc thực hiện Nghị quyết 11, dẫn tới việc dự án của Nhà nước không được triển khai, còn dân thì tự làm, và kèm theo đó là làm… sai!
“Giá như” là giả thiết không bao giờ có được, nhưng hãy thử đặt câu hỏi: Giá như Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử chùa Trăm Gian được Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch triển khai từ năm 2011, thì liệu có việc tàn phá di tích này không? Và có tránh được tình trạng đau lòng hôm nay với di tích chùa Trăm Gian không? Và liệu có phải tốn thời gian, tiền của (vẫn chưa tính được là bao nhiêu) để… sửa sai như hôm nay không?
Phục dựng nguyên trạng: Bất khả!
Đó là khẳng định của TS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn di tích. Là đơn vị được giao khảo sát để phục dựng lại nhà Tổ và gác Khánh, bệ đá của chùa Trăm Gian, theo ông Vinh “rõ ràng không thể phục hồi 100% như những gì đã phá”.
Bày tỏ sự xót xa và đau đớn trước những “mất mát” của chùa Trăm Gian do sự phá hoại vừa qua, ông Vinh cũng lấy dẫn chứng bằng hình ảnh nhà Tổ, gác Khánh trước khi bị phá dỡ; và hình ảnh nhà Tổ, gác Khánh hiện nay. Ông Vinh khẳng định chắc chắn ngay là công trình hiện nay hoàn toàn sai với công trình gốc bị phá dỡ, đặc biệt về kiến trúc.
Theo ông Vinh, gác Khánh vốn là kiến trúc dạng phương đình, dùng để treo trống và treo khánh, nằm sau hậu cung. Kiến trúc mới hoàn toàn không còn dạng phương đình, và cũng không có “nét” gì của công trình gác Khánh cũ.
Tuy nhiên, theo ông Lê Thành Vinh, ngay sau khi được giao nhiệm vụ, đơn vị của ông đã “vào cuộc” ngay. Một cuộc “đổ bộ” của các KTS xuống chùa Trăm Gian, để tỉ mỉ xem lại từng chi tiết của công trình cũ còn sót lại. “Dạng kiến trúc này muốn phục hồi phải xác định được cấu trúc, hình hài của nó. Ví dụ như đầu bẩy thẳng của công trình cũ chạm rất vừa phải, hiện nay đã làm khác hẳn đi. Rất may là chúng tôi vẫn còn giữ được được lại cấu kiện chính như kẻ góc, cái đấu, cột… Trong đó đặc biệt sự còn lại những “cái đấu” làm chúng tôi rất mừng, bởi đây là cái đấu đặc biệt của công trình này, là một dạng của kiến trúc cổ, không thể phục dựng lại nếu không có nguyên mẫu. Ngoài ra, vẫn còn một số ngói cũ bị dỡ xuống, chúng tôi sẽ tận dụng tối đa số ngói cũ này. Cũng phải nói ngay là ngói lợp hiện nay của công trình hoàn toàn không giống với ngói cũ”, ông Vinh cho biết.
Bên cạnh đó, do vẫn còn những tài liệu từ thời Pháp để lại, cùng với những bản khảo sát khá chi tiết trong lần lập dự án năm 2010, nên theo ông Vinh, sẽ có cơ hội để phục dựng lại nhà Tổ, gác Khánh.
“Tất nhiên sẽ không thể phục hồi hoàn toàn, nhưng những cấu kiện tiêu biểu còn lại nói trên sẽ giúp chúng tôi có thể đưa ra phương án phục hồi. Trong văn bản có nói tới phục hồi nguyên trạng nhưng rõ ràng không thể phục hồi 100% như những gì chúng ta đã phá, mà chỉ là phục hồi theo đúng nguyên trạng. Chúng tôi sẽ cố gắng cùng với các cơ quan quản lý đưa kiến trúc này về gần nhất với nguyên dạng của nó”- ông Vinh khẳng định.
Có nghĩa là có cơ hội cho chùa Trăm Gian trở lại nguyên trạng. Tuy nhiên, cơ hội này cũng kéo theo rất nhiều tiền của, công sức, cũng như đòi hỏi thời gian khá dài của các nhà chuyên môn. Hiện tại, phía Viện bảo tồn di tích vẫn đang nghiên cứu, lên phương án, đề xuất phê duyệt và sau đó là… chờ vốn. “Có đủ những yếu tố này, khi đó chúng tôi mới có thể triển khai được dự án phục dựng, nên không thể nói trước được là sẽ mất bao lâu”.
Có nghĩa là giống như bát nước đã đổ xuống, sao có thể lấy lại vẹn nguyên được. Chùa Trăm Gian sẽ không thể có lại được nhà Tổ và gác Khánh nguyên vẹn của mình. Nghĩ mà xót xa.
Và càng xót xa thì càng cảm thấy sự lý giải của lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch hôm nay là không thể chấp nhận. Theo lý giải của lãnh đạo Sở, thì việc phá hoại ở chùa Trăm Gian chỉ là “một phần” chứ không phải là toàn bộ chùa, chỉ là phá hoại cảnh quan xung quanh chứ chưa phải là chùa. Vì vậy không phải đã… mất chùa. Vị lãnh đạo này có dùng hình ảnh ví von “Nửa cái bánh mì là cái bánh mì, nhưng nửa sự thật không thể là sự thật”- chính vì vậy theo vị lãnh đạo này, phải nói cho đúng là chùa Trăm Gian chưa bị phá hoại hoàn toàn.
Cứ cho là chỉ mới có khoảng 3 hạng mục trong tổng số 10 hạng mục của chùa bị phá hoại, nhưng một công trình trọn vẹn phải tính tới sự trọn vẹn của tổng thể, trong đó là sự trọn vẹn của từng hạng mục. “Chặt tay, chặt chân” của chùa như thế, bảo trên thực tế cảnh quan vẫn còn nguyên, liệu có thuyết phục?
Bên cạnh đó, cũng chính những người chủ trì buổi họp báo 30/8 cho rằng, thực ra các công trình này của chùa Trăm Gian cũng không phải nguyên gốc, “gỗ dù là gỗ lim cũng chỉ tồn tại được vài trăm năm”, rằng trong quá trình tồn tại của mình, chùa Trăm Gian đã rất nhiều lần được trùng tu, tôn tạo, đã mang đủ cả dấu ấn của kiến trúc thời Lê, thời Trần…
Tuy nhiên, rõ ràng giữa việc trùng tu có kế hoạch, có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các chuyên gia; với việc tự ý sư trụ trì của chùa kêu gọi và những người dân địa phương “theo loa thông báo của lãnh đạo xã” đã tới công đức xây dựng chùa - là một trời và một vực, không thể so sánh.
Và nói như thế thì chả lẽ những di tích đã qua trùng tu, không còn là nguyên gốc nữa thì người ta thoải mái đập đi làm mới hay sao. Thế nên, làm sao có thể nói rằng vì chùa đã từng được trùng tu, cho nên việc chùa bị “làm bậy” như thời gian qua là có thể “xem nhẹ” được! Tất nhiên, không vị lãnh đạo nào trong cuộc họp báo nói cụ thể ra như vậy, nhưng cái ẩn ý phía sau những câu nói, lại làm cho những người dự họp báo thực sự thấy… lo lo!
NHÓM PHÓNG VIÊN VĂN HOÁChùa Trăm Gian được lập từ đời Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Ngôi chùa lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời đại. Ở sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái được dựng vào năm Quý Dậu 1693, niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông, là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Chùa còn giữ được nhiều di vật và tượng quý. Trăm gian, cái tên rất bình dân, dường như muốn nói lên vẻ bề thế của ngôi chùa. Chùa được công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia gần nửa thế kỷ qua.
Nguồn: Tin Tức.
Tin tức tràn ngập suốt ngày Rằm tháng Bảy trên hai lề ngôn luận:
Ông Phạm Quang Long, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội: “Chùa Trăm Gian không bị phá hỏng hoàn toàn” (VTV). - Phục dựng chùa Trăm Gian: Bát nước đã đổ xuống đất… (Tin tức). – Chùa Trăm Gian khó phục hồi nguyên trạng (TQ). - Các nhà khoa học hiến kế “cứu chùa” (KTĐT). - Sẽ có phương án phục hồi nguyên trạng nhà tổ, gác khánh chùa Trăm Gian (HNM).
Chùa Trăm Gian ngàn tuổi bị phá: Do giải ngân chậm? (VTC). – Phá chùa Trăm Gian: “Trách nhiệm có ở các nơi!” (DT). - Thành lập đoàn thanh tra di tích chùa Trăm Gian (QĐND). - Nhiều “khuất tất” sau vụ “bức tử” ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi (NĐT). - Có hợp lý không? (KTĐT). - Vụ chùa Trăm Gian: Loa xã kêu gọi góp công đức (TTXVN). - Dỡ chùa Trăm Gian: Bài học đắt với quản lý di sản (ND). – Có thể kỷ luật vụ ‘làm mới’ chùa Trăm Gian – (BBC). - Sự thật về vụ phá chùa Trăm Gian (TP).
Chùa Trăm Gian sẽ được phục hồi theo cấu kiện nguyên trạng (VOV). - Sẽ cứu được một phần chùa Trăm Gian? (TTVH). - Sự cố chùa Trăm Gian: Trách nhiệm mù mờ! (PLTP). - Vi phạm trong tu bổ di tích chùa Trăm Gian: “Cả làng” chịu trách nhiệm? (ĐĐK). - Cận cảnh chùa Trăm Gian bị phá (TP).
Về vụ vi phạm Luật Di sản văn hóa tại chùa Trăm Gian, Hà Nội: Đại diện chính quyền kêu gọi dân giúp nhà chùa… hạ giải (VH). - “Sự thật” về chùa Trăm Gian (TN). - Kết cục bi hài vụ trùng tu chùa Trăm gian (ĐV). - Đánh đổi nghìn năm lấy lời hứa “rút kinh nghiệm” (LĐ).
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001