Tại lễ khởi công dự án đường sắt trên
cao từ Hà đông đi Cát Linh, Thăng bộ trưởng cho báo chí hay rằng : số
vốn 420 triệu USD trên tổng vốn cho dự án là hơn 500 triệu USD được bạn
Tàu cho vay theo dạng đầu tư, phía Việt nam góp phần nhỏ chỉ nằm ở một
số hạng mục như nhân công, hạ tầng, ít bê tông...
Hiện dự án đã được triển khai rải rác nhiều điểm làm mố cọc, chân trụ và vẫn đang tiếp tục làm lẻ tẻ từng đoạn. Tuy nhiên, theo thông tin mà các phóng viên lề dân có được thì còn nhiều khả năng mà dự án này có thể bị bỏ mọc rêu vô thời hạn. Tiền đền bù giải phóng mặt bằng cũng chưa chi tar cho nhiều hộ dân bọ lấy đất để cho đường chạy qua, ban quản lý và các nhà thầu đang có nhiều vấn đề khúc mắc cũng nhưu ở các dự án vốn ODA như PCI, PMU 18. Chuyện hoa hồng không sòng phẳng và nhiều khuất tất, ăn chia không đều sẽ bị từ nội bộ tung ra trong thời gian tới nếu tiền vẫn chậm giải ngân.
Hiện dự án đã được triển khai rải rác nhiều điểm làm mố cọc, chân trụ và vẫn đang tiếp tục làm lẻ tẻ từng đoạn. Tuy nhiên, theo thông tin mà các phóng viên lề dân có được thì còn nhiều khả năng mà dự án này có thể bị bỏ mọc rêu vô thời hạn. Tiền đền bù giải phóng mặt bằng cũng chưa chi tar cho nhiều hộ dân bọ lấy đất để cho đường chạy qua, ban quản lý và các nhà thầu đang có nhiều vấn đề khúc mắc cũng nhưu ở các dự án vốn ODA như PCI, PMU 18. Chuyện hoa hồng không sòng phẳng và nhiều khuất tất, ăn chia không đều sẽ bị từ nội bộ tung ra trong thời gian tới nếu tiền vẫn chậm giải ngân.
Đặc
biệt, tình hình chiến sự trên biển Đông có thể xảy ra trong ngay đêm
nay sẽ khiến toàn bộ các dự án Tàu đầu tư tại Việt nam phải dừng vô thời
hạn, người Hoa sẽ lại rút ào ào về nước, buôn bán cũng đã bắt đầu dừng
giao thương tại các cửa khẩu từ hôm qua.
Trưa
nay mùng 1 tháng 8, gần 900 tàu cá của Tàu vừa tràn xuống biển Đông của
Việt nam, các lực lượng cảnh sát biển, hải quân đang báo động 24/24 -
cuộc chiến trên Biển Đông chỉ dựa vào phép màu mới không xảy ra.
TÌNH HÌNH ĐANG RẤT KHẨN CẤP ĐỐI VỚI HÀ NỘI.
-----------------------------------------------------------
Đường sắt trên cao Hà Nội: San phẳng nhà dân nhiều
năm chưa bồi thường
Đường sắt trên cao Hà Nội: San phẳng nhà dân nhiều
năm chưa bồi thường
Bị san ủi nhà nhiều năm nay mà chưa nhận được tiền đền bù khiến cuộc sống của người dân trong vùng giải tỏa thêm phần khó khăn.
Mặc
dù biết mảnh đất sẽ bị thu hồi trong nay mai, nhưng ngày nào người dân
thôn Vân Nội, phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) cũng ra cánh đồng chăm
bón cho thửa ruộng nhà mình. Nằm khá gần với trung tâm quận Hà Đông
nhưng người dân ở đây chỉ sống nhờ vào nông nghiệp. Việc thu hồi đất cho
dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông nhưng lại chậm đền bù khiến
cuộc sống của người dân kham khổ.
Cặm
cụi làm cỏ bón phân ở cánh đồng, nhắc đến dự án đường sắt trên cao, bà
Hảo – một người dân ở thôn Vân Nội chỉ lắc đầu ngao ngán. Năm 2008 ngôi
nhà của cô Hảo và hàng chục hộ gia đình xung quanh đã bị san ủi hoàn
toàn để phục vụ cho dự án.
Không còn nhà, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, cô Hảo phải về nhà con trai sống nhờ. Ảnh LD
|
Không
còn nhà ở, từ đó đến nay vợ chồng bà Hảo đành phải về nhà cậu con trai
gần đó sinh sống. Ba thế hệ với bốn gia đình nhỏ trong nhà cô Hảo phải
sinh sống trong một ngôi nhà chật chội. “Khi đưa máy đến san ủi, người
ta bảo đất nhà tôi thuộc diện đất năm phần trăm. Nhưng gia đình tôi và
nhiều hộ gia đình khác đã sinh sống ở đây được gần hai mươi năm nay. Dù
là đất loại gì thì cũng phải có chính sách đền bù hỗ trợ chứ. Tại sao đã
bốn năm trời giải tỏa mà chúng tôi không nhận được một quyết định nào
về chế độ chính sách?” – bà Hảo đặt câu hỏi.
Mất
nhà mà chẳng biết có được đền bù hay không, chồng bà Hảo – ông Kỳ lại
ốm đau bệnh tật. Nhiều năm nay, mỗi tuần ba lần, ông Kỳ phải đến Bệnh
viện Bạch Mai để chạy thận. Thu nhập chủ yếu trông chờ vào mấy sào
ruộng, nên gia đình xoay sở chật vật.
Hay
như trường hợp của một cụ bà đã ngoài 80 tuổi, về đây mua cho đứa cháu
nội mảnh đất để sau này gây dựng gia đình. Nhưng không may phần đất cụ
bà mua lại rơi đúng vào vùng giải tỏa phục vụ dự án đường sắt trên cao.
Xót xa với số tiền đã tích cóp cả đời mới có được, thỉnh thoảng cụ bà
này lại lọ mọ xuống thôn Vân Nội hỏi han chuyện đền bù giải tỏa…
Theo
người dân ở đây phản ánh, đến thời điểm này phần đất thuộc khu ga depot
đường sắt trên cao đã được đền bù, còn khu vẹc làm đường dẫn vào depot
thì chưa triển khai. Số tiền đã đền bù mỗi sào đất trong khu depot là 97
triệu đồng. Đối với số diện tích đất trong khu vực đường dẫn vào depot,
người dân phản ảnh sẽ được đền bù bằng đất dịch vụ, hoặc bằng tiền. Một
số hộ dân tỏ ra không hài lòng vì cho rằng nếu đền bù với mức giá 97
triệu đồng mỗi sào như trước kia là quá thấp so với một số vùng lân cận.
“Nhiều
tháng nay ngày nào cũng có người đến hỏi mua đất dịch vụ của người dân
có đất bị thu hồi. Họ trả bảy triệu đồng mỗi m2. Người cần tiền thì bán
luôn, người có nhu cầu nhà ở thì từ chối. Nhiều trường hợp họ mua với
giá ấy, vài ngày sau lại bán sang tay với giá chín triệu đồng mỗi m2.
Người bán đất tiếc lắm nhưng cũng chẳng làm gì được” – bà Huệ, người dân
sống trong vùng cho biết.
Khu
đất ruộng và đất ở của người dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng
phục vụ dự án đường sắt cao tốc Cát Linh - Hà Đông. Ảnh LD
|
Ông
Trần Văn Lục, Giám đốc BQL dự án đường sắt – đại diện Chủ đầu tư dự án
đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông cho rằng, một số hộ dân có đất
ruộng giải tỏa yêu cầu phải đào tạo nghề cho họ sau khi thu hồi đất
ruộng.
Cũng
theo ông Lục, đến tháng 1/2012 chủ đầu tư dự án đã tiếp nhận toàn bộ
diện tích mặt bằng 23 ha khu ga depot và hiện đang triển khai giải phóng
mặt bằng 6,8 ha đường dẫn. Khu đường dẫn này lẽ ra phải được hoàn thành
trong tháng 6/2012, nhưng đã bị chậm tiến độ. Phía chủ đầu tư kiến nghị
UBND quận Hà Đông sớm hoàn thiện khâu giải phóng mặt bằng trong tháng
8/2012 để đảm bảo tiến độ công trình. Mặt khác các đơn vị cũng cần chuẩn
bị đủ quỹ nhà tái định cư để có thể thực hiện công tác giải phóng mặt
bằng thuận lợi và kịp tiến độ đề ra.
Chủ
đầu tư mong muốn nhận được mặt bằng theo đúng tiến độ, còn người dân
mong mỏi sớm nhận được những chính sách đền bù thỏa đáng. Tiến độ dự án
phụ thuộc phần lớn vào khâu giải phóng mặt bằng. Vì vậy UBND các quận
nơi tuyến đường sắt trên cao đi qua cần rốt ráo vào cuộc hơn nữa để hoàn
thành theo đúng tiến độ, có như vậy tuyến đường sắt trên cao đầu tiên ở
thủ đô mới mong hoàn thiện và đưa vào sử dụng năm 2015.
NGUYỄN DŨNG - Net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001