Chuyện ngoài lề : Về gia đình, ông có bố là Trần Quốc Thại, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Con trai cả của ông là Trần Nhật Tân, sinh năm 1977, từng là học sinh chuyên toán khóa 2 trường THPT chuyên Hà Tĩnh, thạc sỹ khoa học ngành Viễn thông tại Nhật Bản, nguyên phó hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh, hiện là phó chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Thại từng gây sửng sốt cho chuyên gia Hà Lan những năm bao cấp.
Chuyện là khi Quốc tế viện trợ cho Việt nam những thực phẩm dinh dưỡng
cho trẻ em như : dầu cải, bơ, sữa ...thuộc các dự án nhân đạo. Một lần
khách chuyên gia cùng cán bộ của ngành Thương nghiệp từ trung ương vào
thăm Hà tĩnh cũng là giám sát thực hiện dự án, trưa đến họ được đãi cơm
có nhiều món được chế biến từ dầu cải. Ông Thại hồn nhiên khoe : dầu cải
dùng rất tốt, ưu tiên cán bộ và chuyên gia, ngon lắm, ngon lắm ....các
chuyên gia và cán bộ thương nghiệp Trung ương xấu hổ không biết chui đi
đâu vì họ biết thứ dầu dinh dưỡng này được viện trợ cho trẻ em, chữa suy
dinh dưỡng.
TÔI ĐỀ NGHỊ KIỂM ĐIỂM CHÁNH VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
Hồng Hà - Ý kiến cử tri
Tại cuộc họp báo do Văn phòng Quốc hội tổ chức chiều (18/5/2009) giới
thiệu về kỳ họp Quốc hội thứ 5, khóa XII, ông Trần Đình Đàn, uỷ viên Ban
Thường vụ, Chánh Văn phòng Quốc Hội, đã nói về chủ trương khai thác
bô-xít Tây Nguyên sẽ được thảo luận tại kỳ họp này. Ông Đản nói:
"...
Tinh thần chung là làm thế nào để phát triển ngành công nghiệp khai
thác bô-xít trên cả nước, cho Tây Nguyên, đảm bảo tốt hiệu quả kinh tế,
an ninh, quốc phòng..."
"Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này."
Thật là quái dị! Quốc hội chưa họp, chưa thảo luận,chưa bỏ phiếu mà ông
Đản đã ra kết luận. Làm như vậy, ông Chánh văn phòng đã phạm một sai
lầm nghiêm trọng: Sử dụng chức quyền để áp đặt ý kiến của một nhóm người
(Văn phòng hoặc Ban Thường vụ Quốc Hội) lên các đại biểu. Ông Đản đã vi
phạm Điều 4, Luật tổ chức Quốc hội:
"Quốc
hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc
theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số". (Xin mở ngoặc: đa số đại
biểu chưa quyết định nhưng ông Đản đã quyết định).
Sai phạm này của ông Chánh văn phòng dẫn đến một số hậu quả xấu như sau:
1.
Làm nhân dân Việt Nam và thế giới hiểu sai về nền dân chủ ở nước ta. Lý
do: Đây là một bằng chứng không thể chối cãi về sự thiếu dân chủ trong
Quốc Hội, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, là đại diện cho quyền
lợi của người dân. Một khi trong Quốc Hội còn thiếu dân chủ thì làm
sao có được dân chủ trong xã hội.
2. Làm cho nhân dân Việt Nam và thế giới hiểu sai về quan hệ giữa Đảng
và Quốc Hội. Lý do: Ông Trần Đình Đản là ủy viên chấp hành TW Đảng cộng
sản Việt Nam, lời phát biểu của ông làm dư luận lầm tưởng Quốc Hội là cơ
quan của Đảng. Ông quên rằng trong số trên 80 triệu dân Việt Nam chỉ có
khoảng 3 triệu đảng viên, Quốc Hội phải nói lên tiếng nói của trên 80
triệu dân mới đúng. Hậu quả này rất nặng nề vì vô tình hoặc hữu ý, ông
đã gây tiếng xấu cho Đảng là Đảng đứng trên pháp luật.
3. Làm cho các đại biểu Quốc Hội khó xử khi thảo luận và biểu quyết. Lý
do: nếu có ý kiến trái chiều (ngừng dự án khai thác bauxite Tây Nguyên,
như thư của Lão thành cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều
tướng lĩnh, quân nhân (xin mở ngoặc: dứt khoát không phải là phản
động),của gần 2.000 trí thức và nhân dân , (xin mở ngoặc: được Bộ công
thương kết tội là bị thế lực phản động lợi dụng), của hàng ngàn đồng bào
công giáo, phật giáo trong và ngoài nước ... ) thì sẽ bị kết tội chống
lại nghị quyết của Đảng, chống lại cấp trên; còn, nếu đồng ý cho khai
thác bauxite ở Tây Nguyên thì sẽ được yên thân, nhưng lại bị người đời
coi là nghị gật. Và còn đáng sợ hơn nữa là sẽ được lưu danh sử sách muôn
đời vì những hậu quả khôn lường của dự án này đối với sự trường tồn của
dân tộc. (Xin mở ngoặc thêm: Đây cũng có thể là điều khó nghĩ cho ông
Lê Quang Bình, chủ nhiệm ủy ban quốc phòng, an ninh của Quốc Hội, ông
Phó chủ tịch Quốc Hội, tướng Huỳnh Ngọc Sơn và các đại biểu đại diện cho
các lực lượng vũ trang trong Quốc Hội).
Với hành vi sai phạm pháp luật và hậu quả xấu nghiêm trọng do nó gây nên
của ông Trần Đình Đản, tôi, một công dân Việt Nam đề nghị phê bình,
kiểm điểm ông Trần Đình Đản, ủy viên ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Quốc
Hội khóa XII để làm sáng tỏ kỷ cương phép Nước.
Lê Chân Nhân ghi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001