Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

THÊM MỘT HÀNH VI LỪA MỊ, RU NGỦ THỐI THA CỦA PHÍA TRUNG QUỐC
Phamvietdao.net: Không ai phủ nhận trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống lại việc Chính phủ các nước Pháp, Mỹ đã đưa quân sang xâm lược Việt Nam, vai trò của nhân dân tiến bộ Pháp và Mỹ rất quan trọng và hết sức có ý nghĩa; chính hành động phản kháng từ ngay trong lòng nước Pháp và nước Mỹ đã phần nào góp phần đánh bại ý chí xâm lược, sức chiến đấu của đội quân viễn chinh Pháp, Mỹ...
Những phong trào phản kháng này đều do các hội, đoàn thể tự phát được tổ chức, điều hành; những hành động này chỉ có thế tồn tại và thật sự có sức mạnh như một thực thể chính trị đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân tại những quốc gia có thể chế chính trị xác lập, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân; quyền biểu tình và quyền bày tỏ chính kiến...
Khi ban hàng, các chính sách, chủ trương các quốc gia có thể chế dân chủ không thể phớt lờ ý chí, nguyện vọng của nhân dân qua đại diện của họ qua phản ứng của hội đoàn, đoàn thể, công đoàn, các đảng phái chính trị ...
Đối với các quốc gia cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam, hội đoàn đoàn thể phần lớn là cái đuôi ăn theo, nói leo của chính quyền, chính phủ; Không ăn theo nói leo sao được khi mà nguồn sống, nguồn thu nhập bám vào ngân sách Chính phủ...
Dư luận không khỏi không bịt mũi trước việc Trung Quốc cử đoàn Hội hữu nghị Trung-Việt do Phó Chủ tịch Tề Kiến Quốc, nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Tề sang Việt Nam tung ra những "lời ru" thối tha; Trong khi Việt Nam đang phải chịu đựng trước những hành động gây hấn ngang xương của nhà đương cục Bắc Kinh như các tuyên bố và các hành động đơn phương trên Biển Đông, Chính phủ nhiều nước đã lên tiếng như: Thành lập chính quyền Tam Sa; tổ chức đấu thầu kêu gọi khai thác dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; Cho tàu hải giám và thuyền đánh cá tràn vào vùng biển Việt Nam; Chả nhẽ những hành động đó là hành động cực đoan cá nhân sao ?
Một mặt tung ra có các hành động du côn trên Biển Đông, mặt khác Chính phủ Trung Quốc lại cấp vé máy bay và kinh phí cho Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung - Việt, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc sang Việt Nam buông ra những “lời ru” thối: “Vừa rồi anh nhắc đến báo chí Trung Quốc có những lời nói cực đoan như sẽ xảy ra cuộc chiến ở Nam Hải, mà các bạn Việt Nam gọi là Biển Đông .. tôi nghĩ rằng, đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân, không phải là chính sách của Chính phủ Trung Quốc.”

Quan trọng hơn là cách giải quyết vấn đề trên biển, cũng như chủ trương của Chính phủ Trung Quốc không có gì thay đổi. Đó là thông qua đàm phán hòa bình, hiệp thương hữu nghị, cuối cùng tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được
Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung - Việt, tôi đánh giá quan hệ hai nước một cách tích cực, vì một năm qua, quan hệ hai nước giành được nhiều tiến triển mới, nhất là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10/2011, và tiếp sau đó là chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình...”
Tại sao phóng viên VOV ngu không hỏi ông Tề: Hành động đưa tàu hải giám và hàng trăm tàu đánh cá và nhiều hành động nêu trên của Trung Quốc đều thuộc diện cá nhân cực đoan à ?
Lời ru thối này không lừa được ai, nó chỉ có giá trị như một thứ bùa hộ mệnh, giương ra nhằm che bớt bộ mặt trơ trẽn, điếm nhục cho những kẻ thuộc nhóm lợi ích thân Trung Quốc, hoặc những hoặc ươn hèn khiếp nhược do họ bị Trung Quốc nắm được một cái gì đấy ...

Cựu Đại sứ Tề Kiến Quốc

'Lời lẽ cực đoan của báo TQ là quan điểm cá nhân'


Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung - Việt, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tề Kiến Quốc cho biết, những lời lẽ cực đoan liên quan đến Việt Nam xuất hiện trên một số báo chí Trung Quốc chỉ là quan điểm cá nhân, không đại diện cho chính sách của Chính phủ Trung Quốc.

Trong thời gian gần đây, khi vấn đề biển Đông diễn biến phức tạp, một số báo chí Trung Quốc đưa tin xấu về Việt Nam, thậm chí xuất hiện những lời lẽ cực đoan. Điều này không những đi ngược lại tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, mà còn gây tổn hại đến tình cảm giữa người dân hai nước. Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung-Việt, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Về trường hợp đưa tin xấu, theo tôi đây là trường hợp cá biệt, không phải là báo chí chủ lưu. Vừa rồi anh nhắc đến báo chí Trung Quốc có những lời nói cực đoan như sẽ xảy ra cuộc chiến ở Nam Hải, mà các bạn Việt Nam gọi là Biển Đông .. tôi nghĩ rằng, đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân, không phải là chính sách của Chính phủ Trung Quốc.

Quan trọng hơn là cách giải quyết vấn đề trên biển, cũng như chủ trương của Chính phủ Trung Quốc không có gì thay đổi. Đó là thông qua đàm phán hòa bình, hiệp thương hữu nghị, cuối cùng tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được.

Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ hai nước hiện nay?

Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung - Việt, tôi đánh giá quan hệ hai nước một cách tích cực, vì một năm qua, quan hệ hai nước giành được nhiều tiến triển mới, nhất là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10/2011, và tiếp sau đó là chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.



 Hai chuyến thăm cấp cao này có ý nghĩa trọng đại, lãnh đạo cấp cao hai nước đạt được nhiều nhận thức chung và đã ký được nhiều văn kiện hợp tác quan trọng.                                                           

Sau hai chuyến thăm này, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển lành mạnh và ổn định. Về mặt chính trị, hai Đảng tổ chức thành công hội thảo lý luận lần thứ 8 ở Quảng Ninh, Việt Nam. Về mặt kinh tế thương mại, riêng kim ngạch buôn bán hai chiều hai nước 6 tháng đầu năm nay đạt được hơn 22,2 tỷ USD. Về vấn đề trên biển, cơ chế đàm phán trên biển giữa hai nước cũng đã được khởi động một cách thuận lợi.
Tất nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, gần hai tháng vừa qua, quan hệ hai nước bị ảnh hưởng, bầu không khí hữu nghị giữa nhân dân hai nước cũng bị ảnh hưởng, tình hình trên biển căng thẳng. Vì thế cho nên, có một số người đánh giá tình hình hai nước rất bi quan, nhưng tôi cho rằng vấn đề trên biển chỉ là một tồn tại khách quan trong quan hệ hai nước.
Thực ra vấn đề này không phải là mới xảy ra, nó tồn tại trong cả quá trình đàm phán biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ. Tôi là người tham gia đàm phán cả biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ, tôi còn nhớ rằng, lúc bấy giờ giữa hai nước chúng ta tồn tại các vấn đề do lịch sử để lại. Cho dù như vậy, nhưng với sự cố gắng chung của cả hai bên, quan hệ hai Đảng, hai nước vẫn phát triển.

Theo tôi, với sự cố gắng của cả hai bên, không có lý do gì mà quan hệ hai nước không phát triển tốt. Tôi đánh giá tình hình và quan hệ hai nước một cách tích cực.

Xin ông giới thiệu một số hoạt động chính của hội Hữu nghị Trung-Việt trong thời gian tới?

Tôi có thể bổ sung thêm hoạt động của Hội trong 6 tháng đầu năm. Sáu tháng đầu năm vừa qua, Hội Hữu nghị Trung-Việt và Hội Hữu nghị Việt-Trung cùng nhau thực hiện 2 dự án. Một là, Dự án công trình ánh sáng hữu nghị ở đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Hai là, dự án Trung tâm nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Vinh, tỉnh Nghệ An, quê hương của Bác Hồ.
6 tháng cuối năm, hai Hội hữu nghị sẽ tổ chức hai hoạt động hữu nghị lớn. Một là Diễn đàn nhân dân Trung-Việt lần thứ 4 sẽ tổ chức ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc vào trung tuần tháng 9 sắp tới. Hai là, Đại liên hoan hữu nghị nhân dân Trung-Việt, sẽ tổ chức ở Quảng Tây, Trung Quốc vào trung tuần tháng 11 sắp tới.
Theo VOV.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001