(ThuVienBao.com) - Các lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc đang họp gặp mặt khu nghỉ mát bên bờ biển trong một cuộc họp bí mật trước khi chuyển giao lãnh đạo.
Tập Cận Bình, lãnh đạo tương lai của Trung Quốc đã gặp giới chuyên gia và các cố vấn tại cuộc họp
Bắc Đới Hà, khu nghỉ mát ở phía Đông Bắc Kinh là địa điểm truyền thống để các nhà lãnh đạo Trung Quốc họp bàn về các chuyện quan trọng của quốc gia.
Truyền thông đưa tin rằng ông Tập Cận Bình, nhân vật dự kiến sẽ làm Chủ tịch nước tương lai của Trung Quốc, đã có cuộc gặp các chuyên gia và cố vấn tại đây vào Chủ Nhật ngày 5/8.
Tân Hoa Xã nói buổi họp mặt vào Chủ Nhật được tham dự bởi “những chuyên gia tiếng tăm và các nhân tài khác” trong đó có các giáo sư, nghệ sĩ và phi hành gia vũ trụ.
Lãnh đạo tương lai
Cùng với Tập Cận Bình, các nhân vật ở những vị trí hàng đầu khác như Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương ông Lý Nguyên Triều và bà Lưu Diên Đông, Ủy viên Quốc vụ cũng đã có mặt tại đây.
Tuy nhiên, John Sudworth, phóng viên của BBC tại Bắc Kinh nói rằng có rất ít khả năng điều được cho là mục đích thật sự của cuộc họp sẽ được công bố: tọa đàm để thỏa thuận về những thành viên tương lai của Ban thường vụ Bộ Chính trị của trung ương Đảng.
Bảy trong số Chín thành viên của Ủy ban này sẽ nghỉ hưu vào mùa thu năm nay, nhường chỗ cho một thế hệ mới.
Buổi họp kín diễn ra chỉ vài ngày trước phiên xử vợ của Bạc Hy Lai
Sự tranh giành chức vụ trong giai đoạn chuyển giao xảy ra một lần mỗi thập kỉ luôn diễn ra gay gắt nhưng cũng hoàn toàn bí mật, phóng viên của BBC cho biết thêm.
Buổi họp diễn ra trong bối cảnh giới lãnh đạo Trung Quốc vừa phải hứng chịu tai tiếng lớn nhất kể từ hai thập kỉ trở lại đây.
Vào cuối tuần này, vợ của cựu lãnh đạo Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai, người từng có nhiều triển vọng được đưa vào chức vụ cao nhất, sẽ phải hầu tòa vì tội ám sát.
Bà Cốc Khai Lai bị cáo buộc đã giết doanh nhân người Anh, ông Neil Heywood vào tháng 11 năm 2011.
Số phận của Bạc Hy Lai, người kể từ đó bị tước sạch chức vụ hiện vẫn chưa rõ ra sao.
Người ta cũng không thấy ông xuất hiện ở đâu kể từ vụ điều tra vợ mình được công bố.
Theo BBC Vietnamese
View more latest threads same category:
- Thế vận Hội tuần thi đấu thứ hai
- Thủ tướng Syria chạy theo phiến quân
- Không quân Việt Nam tập bắn và ném bom
- TQ họp về nhân sự cao cấp của Đảng
- Báo chí TQ yêu cầu Mỹ ‘câm mồm’
- Thợ mỏ Zambia giết chết chủ người TQ
- Nổ súng tại một đền thờ Sikh trong bang Wisconsin
- 7 người thiệt mạng trong vụ nổ súng tại đền thờ Sikh trong bang Wisconsin
- Vận động viên Bolt của Jamaica đoạt huy chương vàng chạy 100 mét
- Vụ nổ súng tại 1 đền thờ Sikh ở Wisconsin
- Syria: Chiến trận ở Aleppo tiếp diễn
- 7 người thiệt mạng trong vụ tấn công tự sát bằng xe cài bom ở Nigeria
- Các tay súng Hồi giáo giết nhân viên biên phòng Ai Cập
- Usain Bolt có giữ vững được danh hiệu Olympic?
- Công an bắt giữ người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội
- Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ sự ủng hộ dành cho Tổng Thống Malawi
- Bom tự sát giết 35 người ở Yemen
- Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đụng độ với phiến quân Kurd, 19 người thiệt mạng
- Nhân viên Chương trình Lương thực Thế giới bị bắn chết ở Sudan
- Tổng thống Afghanistan chấp thuận bãi nhiệm 2 bộ trưởng hàng đầu
--------------------------------------------------------------------------------
Người kế nhiệm bí ẩn của Hồ Cẩm Đào là ai?
Sự kiện:
bộ chính trị trung quốc, chủ tịch trung quốc, chính trị gia trung quốc, chuyển giao quyền lực trung quốc, thái tử đảng, hồ cẩm đào, giang trạch dân, hồ xuân hoa, tập cận bình, tin tức, tin quốc tế, tin thời sự
(VTC
News) – Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang “lên kế hoạch” đưa một
trong số những quan chức thân cận vào ban lãnh đạo Đảng Cộng sản nhằm
duy trì quyền lực sau khi về hưu, hãng tin Reuters dẫn lời 2 nguồn tin
độc lập hôm 8/8.
Tin liên quan |
Theo
đó, ông Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua), người đừng đầu đảng ủy khu vực Nội
Mông ở miền Bắc Trung Quốc – một ngôi sao chính trị mới nổi, một nhà cải
cách và là “chỗ thân tín” của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang được xem là ứng
viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo thế hệ mới.
Sau
nhiều năm cầm quyền, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (69 tuổi) sẽ chính thức lui về
“hậu trường” sau Đại hội Đảng lần thứ 18 diễn ra ở Bắc Kinh vào mùa thu
năm nay.
Và
như bao cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng khác, việc lựa chọn người
kế nhiệm mình được nhà lãnh đạo đương thời này đặc biệt chú trọng bởi
nhiều lý do chung lẫn riêng.
“Ông
Hồ Cẩm Đào đánh giá rất cao Hồ Xuân Hoa và quyết định sẽ cất nhắc chính
trị gia này cho chức vụ cao hơn trong Đảng”, một nguồn tin thân cận của
Chủ tịch họ Hồ nói với Reuters.
Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào |
Ông
Hồ Cẩm Đào được nói là đang mong muốn đưa “cận thần” của mình lên thẳng
vị trí nắm quyền quyết định tối cao trong Đảng - Ủy ban Thường vụ Bộ
Chính trị, hoặc ít nhất cũng là Bí thư tỉnh ủy thành phố Thượng Hải –
một trung tâm kinh tế, tài chính phát triển bậc nhất Trung Quốc.
Trong
khi đó, bàn về chuyện các nhà lãnh đạo sắp nghỉ hưu muốn tạo dựng “chỗ
đứng” thời hậu quyền, một chuyên gia phân tích chính trị Trung Quốc giấu
tên nhận định: “Việc chuyển giao quyền lực chính trị là nhằm đảm bảo
những kế hoạch còn dang dở, những dự định chưa hoàn thành từ thời lãnh
đạo tiền nhiệm sẽ được thực hiện một cách triệt để nhờ các thế hệ sau.
Trước
đó, dư luận từng xôn xao việc ông Hồ Cẩm Đào sẽ trao quyền lãnh đạo
hàng đầu cho Phó chủ tịch Tập Cận Bình và cất nhắc một số người thân tín
khác cho những chức vụ chủ chốt còn lại.
Giới
chuyên môn ở Trung Quốc dự đoán, năm nay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có thể sẽ
đề nghị nâng số lượng ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị lên 11 người, thay
vì 9 người như trước đây.
Tuy
nhiên, những trang mạng Trung Quốc lại đang xôn xao đồn đoán, sang năm
sau, sẽ chỉ có 7 Ủy viên trong đơn vị quyền lực nhất nước này.
Theo
cơ chế chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc, danh sách các nhà lãnh đạo
mới sẽ được công khai chính thức trước quốc hội sớm nhất vào tháng 10
năm nay. Sau đó, những người được tuyên bố sẽ chính thức đảm nhiệm các chức vụ tương ứng vào tháng 3 năm sau.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc cùng nhiều học giả nổi tiếng đã tề tựu đông đủ ở khu nghỉ mát Bắc Đới Hà để thảo luận về việc chuyển giao quyền lực sau Đại hội Đảng lần thứ 18 |
Hãng
Reuters dẫn lời một nguồn tin khác thân cận với các nhà lãnh đạo hàng
đầu Trung Quốc đánh giá “Hồ Xuân Hoa là quân cờ bí ẩn” với số phận phụ
thuộc vào “nước đi” của Chủ tịch đương nhiệm Hồ Cẩm Đào và các nhân vật
chính trị cấp cao khác, trong đó có cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Theo
đó, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau hàng loạt phiên họp kín
giữa các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đang diễn ra ở khu nghỉ mát Bắc
Đới Hà cách thủ đô Bắc Kinh 250km về phía Đông.
Nhân tố trẻ
Nếu
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào giành “chiến thắng” trên bàn cờ chính trị như đã
nói, Hồ Xuân Hoa sẽ là người trẻ nhất trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính
trị ở tuổi 49.
Trước
đó, ông Hồ Cẩm Đào trở thành ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị vào năm
1992 và khoảng chục năm sau đã vươn lên vị trí lãnh đạo hàng đầu Trung
Quốc.
Trong
trường hợp còn lại, Hồ Xuân Hoa vẫn là ứng viên tiềm năng trong “cuộc
đua” giành chức Bí thư tỉnh ủy Thành phố Thượng Hải kiêm ủy viên Bộ
Chính Trị – một bước đệm đáng mơ ước.
Nếu
Hồ Xuân Hoa không thể vượt qua đối thủ là Bộ trưởng Thương mại Trần Đức
Minh hay nhà lý luận hàng đầu của đảng Vương Hộ Ninh để trở thành lãnh
đạo Thượng Hải, chính trị gia 49 tuổi này vẫn có thể thay thế cựu Bí thư
tỉnh ủy Quách Kim Long ở Bắc Kinh.
Hồ Xuân Hoa, chính trị gia 49 tuổi được cho là thân tín của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và là người "có khả năng" sẽ nắm giữ một trong những chức vụ cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc |
Theo
các nhà phân tích, ngoài Thượng Hải, những người đứng đầu đảng ủy các
thành phố lớn khác như Bắc Kinh, Thiên Tân và Trùng Khánh cũng sẽ có
nhiều cơ hội thăng tiến khiến cuộc chuyển giao quyền lực vào mùa thu năm
nay.
Đường lối lãnh đạo "đanh thép"?
Hồ
Xuân Hoa sinh năm 1963, người gốc Hồ Bắc, từng là Bí thư Trung ương
Đoàn thanh niên Trung Quốc và là học trò cũ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Các
nguồn tin trong nước cho biết, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Bắc
Kinh năm 1983, Hồ Xuân Hoa đã tới Tây Tạng làm việc trong khoảng thời
gian hơn 20 năm và lên tới chức Phó Bí thư đảng ủy thứ nhất của Khu vực
Tây Tạng vào năm 2006.
Từ
đó, Hồ Xuân Hoa nổi lên nhờ có công khôi phục nền kinh tế của khu vực
Tây Tạng, ngăn chặn các xu hướng đòi ly khai cũng như đưa nhiều người
Trung Quốc gốc Hán vào sinh sống trong khu vực bất ổn này.
Đến năm 2009, Hồ Xuân Hoa chuyển công tác tới vùng Nội Mông sau khi làm Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc vào năm 2008.
“Bằng
việc thử thách mình với nhiều chức vụ ở những khu vực được cho là khó
khăn, chính trị gia họ Hồ đã dần khẳng định được khả năng lãnh đạo của
mình khi giải quyết thành công nhiều vấn đề nhạy cảm và đặc biệt là có
quan hệ rất thân thiết với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào”, chuyên gia Kou
Chien-wen thuộc Đại học Quốc gia Trung Quốc nói.
Trước
đó, chuyên gia này cũng kể về những chiến tích của Hồ Xuân Hoa với
đường lối lãnh đạo “đanh thép” đã dẹp yên cuộc biểu tình của người dân
tộc Nội Mông vào năm 2011.
Ông
Hồ Xuân Hoa cũng được cho là đã chỉ đạo bắt giam người chống đối chính
phủ ở khu tự trị Nội Mông tên là Hada năm 2010 ngay khi ông này hết án
15 năm tù vì tội phản động và ly gián.
Tin liên quan |
Hạ Giang
nguồn:http://vtc.vn/311-343837/quoc-te/nguoi-ke-nhiem-bi-an-cua-ho-cam-dao-la-ai.htm
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001