Đọc thêm cho vui: Cánh blogger được tháo khoán- Nguyễn Tường Thụy
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhà văn Phạm Viết đào vừa nhận được bảo bối bảo vệ trang web, mới đăng lên được một ngày là trang web bị hack rồi. Nhà văn chưa kịp dùng bảo bối? Tôi có chép lại và dự định sẽ nghiên cứu sử dụng nhưng đọc vào chẳng biết làm ra sao, mong các bạn chỉ bảo... he he. Sau đây là bảo bối của nhà văn:
BBT NO FIREWALL GỬI PHAMVIETDAO.NET "BẢO BỔI" BẢO VỆ TRANG WEB
K/g BBT trang blog Phạm Viết Đào,
Xin gửi đến BBT cẩm nang về cách thức chống chọi những cuộc tấn công mạng của tin tặc và hướng dẫn khác nhằm giúp giữ cho trang web của quý vị sống còn.
Chúc BBT luôn an toàn trên mạng.
Xin gửi đến BBT cẩm nang về cách thức chống chọi những cuộc tấn công mạng của tin tặc và hướng dẫn khác nhằm giúp giữ cho trang web của quý vị sống còn.
Chúc BBT luôn an toàn trên mạng.
Thân chào,
-----------------------
MỚI: Hướng Dẫn của EFF Để Giữ Trang Web Sống Còn
Electronic Frontier Foundation
2012/10/01
Dịch bởi Blog No Firewall
2012/10/01
Dịch bởi Blog No Firewall
www.nofirewall.blogspot.com
BBT No Firewall: Nhiều trang dân báo thường xuyên bị tin tặc đánh sập và một số trường hợp cho thấy các cuộc tấn công đến từ chính quyền Hà Nội. Đây là một cách kiểm duyệt Internet và ngăn chặn các tiếng nói và thông tin độc lập. Thông thường các trang dân báo thuộc về cá nhân hoặc những tổ chức nhỏ, nên ít khi có khả năng kỹ thuật để đối phó. Để giúp giới blogger và dân báo Việt Nam, Blog No Firewall đã hợp tác với tổ chức chuyên bảo vệ tự do Internet, Electronic Frontier Foundation, để dịch hướng dẫn hữu ích này. Mời các bạn cùng phổ biến rộng để nhiều người cùng áp dụng.
Ngày càng nhiều nhóm khác nhau dùng dịch vụ từ chối (DoS) và dịch vụ từ chối phân tán (DDoS) để tấn công máy chủ -- từ giới hoạt động cho đến chính quyền -- nhằm tê liệt một trang web tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thường thì tấn công bằng cách gởi tràn ngập yêu cầu làm cho máy chủ bị nghẽn đường băng thông, khiến cho máy chủ không thể đáp ứng được các yêu cầu chính thống khác.
Các trang web lớn thường có đủ nguồn lực và kiến thức để chống đở hoặc ngăn ngừa các cuộc tấn công, nhưng các trang web nhỏ - chẳng hạn như các trang của giới truyền thông độc lập nhỏ hoặc tổ chức nhân quyền - đôi khi bị tê liệt thường trực vì họ không đủ nguồn lực hoặc kiến thức chống đỡ.
Hướng dẫn này nhằm trợ giúp các trang web chọn dịch vụ lưu trữ web, cũng như hướng dẫn cách lập trang sao (mirroring) và sao lưu trang web để nội dung vẫn còn, ngay cả khi trang web bị đánh sập bởi các cuộc tấn công DoS hay DDoS.
BBT No Firewall: Nhiều trang dân báo thường xuyên bị tin tặc đánh sập và một số trường hợp cho thấy các cuộc tấn công đến từ chính quyền Hà Nội. Đây là một cách kiểm duyệt Internet và ngăn chặn các tiếng nói và thông tin độc lập. Thông thường các trang dân báo thuộc về cá nhân hoặc những tổ chức nhỏ, nên ít khi có khả năng kỹ thuật để đối phó. Để giúp giới blogger và dân báo Việt Nam, Blog No Firewall đã hợp tác với tổ chức chuyên bảo vệ tự do Internet, Electronic Frontier Foundation, để dịch hướng dẫn hữu ích này. Mời các bạn cùng phổ biến rộng để nhiều người cùng áp dụng.
Ngày càng nhiều nhóm khác nhau dùng dịch vụ từ chối (DoS) và dịch vụ từ chối phân tán (DDoS) để tấn công máy chủ -- từ giới hoạt động cho đến chính quyền -- nhằm tê liệt một trang web tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thường thì tấn công bằng cách gởi tràn ngập yêu cầu làm cho máy chủ bị nghẽn đường băng thông, khiến cho máy chủ không thể đáp ứng được các yêu cầu chính thống khác.
Các trang web lớn thường có đủ nguồn lực và kiến thức để chống đở hoặc ngăn ngừa các cuộc tấn công, nhưng các trang web nhỏ - chẳng hạn như các trang của giới truyền thông độc lập nhỏ hoặc tổ chức nhân quyền - đôi khi bị tê liệt thường trực vì họ không đủ nguồn lực hoặc kiến thức chống đỡ.
Hướng dẫn này nhằm trợ giúp các trang web chọn dịch vụ lưu trữ web, cũng như hướng dẫn cách lập trang sao (mirroring) và sao lưu trang web để nội dung vẫn còn, ngay cả khi trang web bị đánh sập bởi các cuộc tấn công DoS hay DDoS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001