Lĩnh Nguyên (Danlambao)
- Xã hội Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của đảng csvn nền giáo dục
đã hiếp dâm ngôn ngữ một cách thậm tệ. sau khi đọc bài của nhà văn Vũ
Đông Hà nói về hai chữ “hiếp dâm”
tôi rất tâm đắc cách dùng từ của anh ấy! Từ ngày tập tễnh theo chân Mẹ
đến trường cho đến khi bộ đội miền Bắc hiếp dâm miền Nam một cách trơ
trẻn giữa ban ngày, tôi chưa từng thấy tình trạng người can tội hiếp dâm
và ấu dâm nhiều và quá ghê rợn như tại Việt Nam hiện nay, và mới đây
nhất một vị thiếu tá công an hiếp dâm một nữ giám đốc công ty TNHH tại
Hải Dương đã gây phẫn nộ trong xã hội, đây là một động thái cần phải
thức tỉnh cộng đồng nhân loại.
Một nền giáo dục ngang nhiên hiếp dâm ngôn ngữ, thì nền giáo dục đó đã
đến lúc suy đồi, tôi xin nêu lên một vài từ hiếp dâm ngôn ngữ hiện nay
mà tôi đã đọc lui đọc tới mấy lần trong bộ tự điển Hán-Việt và Việt-Việt
của cụ Đào Duy Anh đến mờ cả mắt vẫn không tìm ra từ “nhà Huế Học”, nhà đài, nhà ngoại cảm,
như nhà sử học Dương Trung Quốc, sang California vào nhà người quen đưa
cho ông ấy xem một món đồ Giả cổ, ông bảo đây là đồ thuộc thời Hán! Ngã
ba xóm háng thì có! thế mà cũng nhà sử học! Qua tìm hiểu tôi không thấy
có trường đại học nào tại Việt Nam dạy môn Huế Học thế mà báo chí bốc
thơm ‘Nhà Huế Học” Nguyễn Đắc Xuân! (Ở đây tôi không đề cập ông ta là
tên tội đồ trong biến cố tết Mậu Thân tại Huế).
Tôi xin mách nhỏ ở Huế có món “ngủ đò” nếu ai chịu khó tìm hiểu về
chuyện ngủ đò trên sông Hương trước năm 1975 không chừng Bộ Giáo Dục nhà
nước csvn phong cho học vị là “Nhà Đò học” thì “sướng” điên người! học vị nầy cũng không kém gì nhà Huế học!
Hiện nay có những từ ngữ người ta vẫn dùng và không cần biết đúng sai ví
dụ như “ấn tượng” là cái hình tượng do ngũ quan cảm xúc mà có. Như vậy
ấn tượng là một danh từ của tâm lý học. Vậy mà hiện nay người ta lại đem
ra dùng cho tĩnh từ như “tôi rất ấn tượng về cảnh đó”. Đúng là
thiên lôi chữ nghĩa! Hay là “trao đổi” có nghĩa là đưa qua đưa lại, tôi
đưa cho anh cái bánh anh đưa cho tôi cục đường. Ngày nay họ lại dùng từ
nầy để thay thế cho sự thảo luận, như tôi muốn trao đổi với các anh một
vài chỉ thị ở trên giao, hầu hết các cấp từ ông thôn trưởng đến ông bộ
trưởng có bằng (TS) thật hay giả thì còn xem lại, nhưng vẫn dùng một
cách thản nhiên! Đây là một sự sai lầm có hệ thống mà bắt nguồn từ nền
giáo dục lai căn hiện nay.
Vì vậy Ông Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhận định nền giáo dục của Việt Nam như sau:: “Chương
trình phổ thông của Việt Nam đặt nặng việc hấp thụ thật nhiều kiến thức
tổng quát, ít chú trọng đến nâng cao phong cách con người, khả năng
giao tiếp và sáng tạo. Học sinh Việt Nam, ngay từ cấp 1, chỉ biết học và
học, không có thì giờ vui chơi, tập luyện thể thao, và phát triển những
khả năng quan trọng khác như sự chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc
lập, tìm tòi, khám phá, v.v...
Phương pháp giảng dạy có nhiều tính cách độc đoán. Học sinh thường
chấp nhận tuyệt đối những kiến thức từ thầy cô và từ sách giáo khoa dù
đúng hay sai. Học sinh rất ít được tự tìm tòi, suy nghĩ độc lập, chất
vấn, thảo luận, phát biểu ý kiến, và khám phá những gì hợp với sở thích
của mình. Phương pháp giảng dạy này không giúp học sinh phát triển phong
cách con người, khả năng sáng tạo và khả năng giao tiếp.”
Khác hẳn với nền giáo dục tại Hoa Kỳ, nhà trường đào tạo được một môi
trường thích hợp cho sự phát huy những khả năng trừu tượng cho học sinh
như phong cách con người, giao tiếp, sáng tạo và lãnh đạo. Dưới đây là
một số ví dụ về vai trò giáo dục trong sự đào tạo con người ở Hoa Kỳ.
- Học Sinh được dạy sự công bằng, đạo đức và thành thật khi tiếp xúc với
mọi người, đồng thời đề cao tính minh bạch, để phục vụ tốt và công
bằng, ngay từ lúc còn ở bậc tiểu học.
- Học sinh được dạy sự thành thật và được làm quen với đạo đức của doanh
nghiệp trong đời sống hàng ngày như doanh nghiệp không bán gian cho
khách hàng vì người mua được quyền trả lại hàng trong vài tuần đầu nếu
không thích sản phẩm đó nữa.
Trên đây là một vài ví dụ cho thấy dưới một quốc gia có nền dân chủ, một
đất nước tự do, con người có tính minh bạch cao, xã hội có nền kinh tế
thị trường đạo đức doanh nghiệp, người dân có niềm tin vào khả năng lãnh
đạo của chính quyền, chính quyền tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu công
dân, và doanh nghiệp hoạt động với sự thành thật và đạo đức cho mục đích
lâu dài.
Việt Nam muốn tạo được môi trường trên đây cho mọi người dân thì con
đường duy nhất phải có một thể chế chính trị đa đảng đa nguyên lúc đó xã
hội Việt Nam mới có thể hội nhập vào nền văn minh của nhân loại.
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/hiep-dam-chu-nghia.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001