Hòa Bình
Mình thật chả quan tâm đến vụ “A, đã làm thơ rồi” của Trung Do Quan mà một
tay nặc danh nào đó quẳng vào blog mình trong một comment ở entry ngay trước
entry này, nhưng cái chi tiết về linh mục trí thức Nguyễn Ngọc Lan trong í lại
khiến mình nhớ đến một câu chuyện, chả trực tiếp dính đến Mr. Lan, cũng chả dính
đến chuyện “cá ăn kiến-kiến ăn cá”, hay là chuyện thơ thẩn, mà dính đến… trí
thức, thế mới lạ.
Chuyện thế này.
Hồi năm nhất đại học, có lần mình theo thằng bạn học về nhà nó chơi. Ông già nó làm bí thư đảng ủy một nhà máy khá lớn, và theo nó là “nông dân gốc nhưng lý luận một bụng”. Thế là nhân dịp đó mình đem cái câu hỏi “để bụng” của mình ra hỏi cụ ngay, hòng lấy tý kiến thức đem về ký túc xá để dành xài khi có tranh luận về môn kinh tế chính trị học, cái môn mà mấy nhóc mới rời đít khỏi cái ghế phổ thông thường than thở là khô khan, khó nhằn nhưng lại khoái đem ra tranh luận nhằm thể hiện trình chém gió mới bắt đầu manh nha, hehe.
Câu hỏi của mình cũng là thắc mắc phổ biến của bọn sinh viên mới lớn thời thởi thôi, đó là tại sao giai cấp công nhân mới đóng vai trò lãnh đạo cách mạng mà không phải là tầng lớp trí thức, trong khi theo mình trí thức là những người có kiến thức, có tầm hiểu biết cao hơn thì phải lãnh đạo mới đúng chứ.
Nghe mình thắc mắc, ông cụ cười hờ hờ, bảo các anh cứ học như mấy con vẹt thì chậm hiểu là phải rồi. Bây giờ tôi chỉ nói nôm na thế này cho các anh hiểu cái tinh thần của nó, đặng về trường đọc sách cho nó mau thông. Để là lực lượng nòng cốt lãnh đạo cách mạng thì cái quan trọng nhất là phải có lập trường giai cấp, có tính kiên định cách mạng, cái này anh công nhân có, vì sao có thì các anh về đọc sách, nhé. Còn cái anh trí thức thì học hành, nghiên cứu, công việc mỗi anh một đường, không hình thành một giai cấp nên không có lập trường gì cả, chính kiến thì hay thay đổi theo những tác động của hoàn cảnh lên cá nhân anh ta, người ta gọi đó là sự hay dao động, thiếu tính kiên định. Làm cách mạng mà không kiên định thì làm sao mà làm, nói gì đến lãnh đạo, phải không?
Thấy mình với thằng bạn nhau nhau mày vẻ như chưa lĩnh hội được đầy đủ, ông cười, nheo nheo mắt, đưa ngón trỏ bàn tay phải chỉ lên trần nhà, nói thế này cho dễ hiểu, cái anh trí thức nó giống như cái con cu ấy, lúc sướng lên thì hùng hổ, nóng máu, sửng cồ lên, như thế này này (chỉ thẳng ngón tay lên), gặp khó khăn hay thất bại thì anh ấy xìu xuống như thế này này (quắp ngón tay trỏ lại theo hình cong cong để thể hiện cái sự xìu xìu ển ển). Ví như con cu đang cứng thế này (lại chỉ thẳng ngón trỏ lên) mà đem dí vào lửa, hay là đánh cho một cái (lấy tay trái búng một phát vào ngón trỏ tay phải đang chỉ thẳng) thì có phải là nó xìu xuống ngay không (lại quắp ngón trỏ xuống), hà hà, hiểu chưa ? Hà hà.
Nhìn cách ông vừa giảng giải, vừa minh họa, hai thằng mình được mẻ cười nôn ruột, nhưng xem ra cũng vỡ được đôi điều.
Bẵng đi thời gian, mình cũng quên béng câu chuyện đó, cho đến hôm nọ đọc “A, đã làm thơ rồi”, tới đoạn trích ngang về Linh mục Nguyễn Ngọc Lan trước “chống quốc theo cộng” sau “chống cộng... hổng biết theo ai” mình mới chợt nhớ lại. Mình không biết gì về cụ linh mục Nguyễn Ngọc Lan nên không dám luận gì về chuyện của cụ, nhưng nghĩ về một số trí thức nước Nam ta gần đây thì ngẫm thấy ông già thằng bạn mình nói đúng phết. Nói ra thì lại bảo sao nhắc lại chuyện đã qua mấy tháng rồi, nhưng không nhắc thì không được, vì nó giống cái ví dụ của ông già thằng bạn mình quá cơ.
Thì đó, gần đây có mấy trí thức suốt ngày kêu than xã hội loạn lạc quá, chế độ sai trái nhiều quá, mất dân chủ quá, giặc thì kế bên, chính quyền thì hèn nhát quá, quan thì tham nhũng quá, bán nước quá... vân vân... và vân vân... Phải làm sao cho đất nước này tươi sáng đẹp đẽ lên chứ... Thế là ngoài đường thì biểu tình, la hét, kiện cáo, cương với các cơ quan ban ngành, đoàn thể, công an, dân phòng... về nhà thì viết lách, cóp bết, bốt bài phản đối nọ kia, đòi những là dân chủ, tự do, kêu gọi đấu tranh, thay đổi này nọ tùm lum các kiểu trên blog, công an theo dõi cũng đếch ngán (là các trí thức ấy bảo thế chứ chả biết có bị theo dõi thật không)... nói chung là rất máu, cương cứ gọi là ... thẳng tưng.
Vậy mà bữa trước có cái anh gì Long Lê Thăng khởi ra cái gì mà “Con đường Việt Nam”, nghe đâu là một phong trào nhằm đấu tranh cho một nước Việt Nam hết sức tươi sáng đẹp đẽ, na ná như một cuộc cách mạng vậy đó, rồi gửi thư mời các trí thức tham gia. Dĩ nhiên anh chàng nghĩ ra cái “con đường” kia đã chọn mời là toàn nhắm vào các trí thức máu me, tràn đầy ngôn ngữ và tư tưởng cách mạng mới, thể hiện chủ yếu trên… blog của họ, tại các hàng chè chén vỉa hè, hay trong bàn nhậu thịt chó bia tươi. Những tưởng các trí thức ấy phải rất hồ hởi tham gia, hoặc nếu có gì chưa hiểu rõ về con đường í thì đóng góp ý kiến này kia cho nó chuẩn hơn, rõ hơn... Nhưng không phải vậy. Đa số các trí thức được mời im re. Rồi bỗng một trí thức được mời la lên “nó là cái bẫy đó”, hehe, thế là thôi rồi, các trí thức khác nhao nhao lên từ chối đây đẩy “em chã, em chã”. Một trí thức bảo “con đường ấy là con đường vào tù à?” (bác này mà không thuộc câu “đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu, dấn thân vô là phải chịu tù đày” thì mình bé bằng con kiến, hihi). Một trí thức khác bảo “em viết lóc linh tinh chơi vui ấy mà, đấu chanh đấu chiếc gì đâu, đừng rủ rê em tội nghiệp”. Một trí thức nữa thì hoảng quá, chửi luôn “địt mẹ cái con đường ấy”… Mà trừ cái anh đầu tiên la lên “cái bẫy” là trí thức làng nhàng thôi, chứ mấy trí thức sau là gộc phết đấy nhá. Đúng là đang cương vậy mà tới lúc đó lại đồng loạt xìu cả. Haha, cứ nghĩ đến vụ “con đường” ấy, rồi liên hệ tới bài giảng có minh họa bằng giáo cụ trực quan là ngón tay trỏ của ông già thằng bạn năm xưa là mình lại hình dung ra cảnh một đám cu đang cương cứng bỗng nhiên nhất loạt xìu xuống, mềm nhũn, nằm cong cong, lỏng nhỏng. Chết cười.
Thực ra, mình nói về chuyện này như là một ví dụ sinh động giữa lý luận và thực tiễn trong môn kinh tế chính trị học mà mình được học ngày xưa thôi, chứ không có ý coi thường gì các bác trí thức cả. Mình vẫn nhớ trong chính môn kinh tế chính trị đó cũng có nguyên một bài dài nói về vai trò rất quan trọng của trí thức chứ có phải không đâu. Ai chẳng biết xã hội nào có đội ngũ trí thức càng đông đảo thì xã hội đó phát triển càng nhanh. Bác Hồ chẳng đã từng nói với các cháu học sinh, rằng “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Học tập ở đây chẳng phải là học cho giỏi để mai sau trở thành các trí thức tài ba đặng đem kiến thức mà xây dựng đất nước là gì.
Cho nên các bác trí thức lỡ có đọc được bài này của mình thì cũng đừng lấy thế làm buồn nhé. Đời vẫn cần các bác lắm, nếu các bác sử dụng đúng chỗ kiến thức của mình.
Mà suy cho cùng, dù có so sánh với con cu thì cũng đâu có gì là tệ nhỉ, đời nào mà chẳng cần có cu.
Chuyện thế này.
Hồi năm nhất đại học, có lần mình theo thằng bạn học về nhà nó chơi. Ông già nó làm bí thư đảng ủy một nhà máy khá lớn, và theo nó là “nông dân gốc nhưng lý luận một bụng”. Thế là nhân dịp đó mình đem cái câu hỏi “để bụng” của mình ra hỏi cụ ngay, hòng lấy tý kiến thức đem về ký túc xá để dành xài khi có tranh luận về môn kinh tế chính trị học, cái môn mà mấy nhóc mới rời đít khỏi cái ghế phổ thông thường than thở là khô khan, khó nhằn nhưng lại khoái đem ra tranh luận nhằm thể hiện trình chém gió mới bắt đầu manh nha, hehe.
Câu hỏi của mình cũng là thắc mắc phổ biến của bọn sinh viên mới lớn thời thởi thôi, đó là tại sao giai cấp công nhân mới đóng vai trò lãnh đạo cách mạng mà không phải là tầng lớp trí thức, trong khi theo mình trí thức là những người có kiến thức, có tầm hiểu biết cao hơn thì phải lãnh đạo mới đúng chứ.
Nghe mình thắc mắc, ông cụ cười hờ hờ, bảo các anh cứ học như mấy con vẹt thì chậm hiểu là phải rồi. Bây giờ tôi chỉ nói nôm na thế này cho các anh hiểu cái tinh thần của nó, đặng về trường đọc sách cho nó mau thông. Để là lực lượng nòng cốt lãnh đạo cách mạng thì cái quan trọng nhất là phải có lập trường giai cấp, có tính kiên định cách mạng, cái này anh công nhân có, vì sao có thì các anh về đọc sách, nhé. Còn cái anh trí thức thì học hành, nghiên cứu, công việc mỗi anh một đường, không hình thành một giai cấp nên không có lập trường gì cả, chính kiến thì hay thay đổi theo những tác động của hoàn cảnh lên cá nhân anh ta, người ta gọi đó là sự hay dao động, thiếu tính kiên định. Làm cách mạng mà không kiên định thì làm sao mà làm, nói gì đến lãnh đạo, phải không?
Thấy mình với thằng bạn nhau nhau mày vẻ như chưa lĩnh hội được đầy đủ, ông cười, nheo nheo mắt, đưa ngón trỏ bàn tay phải chỉ lên trần nhà, nói thế này cho dễ hiểu, cái anh trí thức nó giống như cái con cu ấy, lúc sướng lên thì hùng hổ, nóng máu, sửng cồ lên, như thế này này (chỉ thẳng ngón tay lên), gặp khó khăn hay thất bại thì anh ấy xìu xuống như thế này này (quắp ngón tay trỏ lại theo hình cong cong để thể hiện cái sự xìu xìu ển ển). Ví như con cu đang cứng thế này (lại chỉ thẳng ngón trỏ lên) mà đem dí vào lửa, hay là đánh cho một cái (lấy tay trái búng một phát vào ngón trỏ tay phải đang chỉ thẳng) thì có phải là nó xìu xuống ngay không (lại quắp ngón trỏ xuống), hà hà, hiểu chưa ? Hà hà.
Nhìn cách ông vừa giảng giải, vừa minh họa, hai thằng mình được mẻ cười nôn ruột, nhưng xem ra cũng vỡ được đôi điều.
Bẵng đi thời gian, mình cũng quên béng câu chuyện đó, cho đến hôm nọ đọc “A, đã làm thơ rồi”, tới đoạn trích ngang về Linh mục Nguyễn Ngọc Lan trước “chống quốc theo cộng” sau “chống cộng... hổng biết theo ai” mình mới chợt nhớ lại. Mình không biết gì về cụ linh mục Nguyễn Ngọc Lan nên không dám luận gì về chuyện của cụ, nhưng nghĩ về một số trí thức nước Nam ta gần đây thì ngẫm thấy ông già thằng bạn mình nói đúng phết. Nói ra thì lại bảo sao nhắc lại chuyện đã qua mấy tháng rồi, nhưng không nhắc thì không được, vì nó giống cái ví dụ của ông già thằng bạn mình quá cơ.
Thì đó, gần đây có mấy trí thức suốt ngày kêu than xã hội loạn lạc quá, chế độ sai trái nhiều quá, mất dân chủ quá, giặc thì kế bên, chính quyền thì hèn nhát quá, quan thì tham nhũng quá, bán nước quá... vân vân... và vân vân... Phải làm sao cho đất nước này tươi sáng đẹp đẽ lên chứ... Thế là ngoài đường thì biểu tình, la hét, kiện cáo, cương với các cơ quan ban ngành, đoàn thể, công an, dân phòng... về nhà thì viết lách, cóp bết, bốt bài phản đối nọ kia, đòi những là dân chủ, tự do, kêu gọi đấu tranh, thay đổi này nọ tùm lum các kiểu trên blog, công an theo dõi cũng đếch ngán (là các trí thức ấy bảo thế chứ chả biết có bị theo dõi thật không)... nói chung là rất máu, cương cứ gọi là ... thẳng tưng.
Vậy mà bữa trước có cái anh gì Long Lê Thăng khởi ra cái gì mà “Con đường Việt Nam”, nghe đâu là một phong trào nhằm đấu tranh cho một nước Việt Nam hết sức tươi sáng đẹp đẽ, na ná như một cuộc cách mạng vậy đó, rồi gửi thư mời các trí thức tham gia. Dĩ nhiên anh chàng nghĩ ra cái “con đường” kia đã chọn mời là toàn nhắm vào các trí thức máu me, tràn đầy ngôn ngữ và tư tưởng cách mạng mới, thể hiện chủ yếu trên… blog của họ, tại các hàng chè chén vỉa hè, hay trong bàn nhậu thịt chó bia tươi. Những tưởng các trí thức ấy phải rất hồ hởi tham gia, hoặc nếu có gì chưa hiểu rõ về con đường í thì đóng góp ý kiến này kia cho nó chuẩn hơn, rõ hơn... Nhưng không phải vậy. Đa số các trí thức được mời im re. Rồi bỗng một trí thức được mời la lên “nó là cái bẫy đó”, hehe, thế là thôi rồi, các trí thức khác nhao nhao lên từ chối đây đẩy “em chã, em chã”. Một trí thức bảo “con đường ấy là con đường vào tù à?” (bác này mà không thuộc câu “đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu, dấn thân vô là phải chịu tù đày” thì mình bé bằng con kiến, hihi). Một trí thức khác bảo “em viết lóc linh tinh chơi vui ấy mà, đấu chanh đấu chiếc gì đâu, đừng rủ rê em tội nghiệp”. Một trí thức nữa thì hoảng quá, chửi luôn “địt mẹ cái con đường ấy”… Mà trừ cái anh đầu tiên la lên “cái bẫy” là trí thức làng nhàng thôi, chứ mấy trí thức sau là gộc phết đấy nhá. Đúng là đang cương vậy mà tới lúc đó lại đồng loạt xìu cả. Haha, cứ nghĩ đến vụ “con đường” ấy, rồi liên hệ tới bài giảng có minh họa bằng giáo cụ trực quan là ngón tay trỏ của ông già thằng bạn năm xưa là mình lại hình dung ra cảnh một đám cu đang cương cứng bỗng nhiên nhất loạt xìu xuống, mềm nhũn, nằm cong cong, lỏng nhỏng. Chết cười.
Thực ra, mình nói về chuyện này như là một ví dụ sinh động giữa lý luận và thực tiễn trong môn kinh tế chính trị học mà mình được học ngày xưa thôi, chứ không có ý coi thường gì các bác trí thức cả. Mình vẫn nhớ trong chính môn kinh tế chính trị đó cũng có nguyên một bài dài nói về vai trò rất quan trọng của trí thức chứ có phải không đâu. Ai chẳng biết xã hội nào có đội ngũ trí thức càng đông đảo thì xã hội đó phát triển càng nhanh. Bác Hồ chẳng đã từng nói với các cháu học sinh, rằng “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Học tập ở đây chẳng phải là học cho giỏi để mai sau trở thành các trí thức tài ba đặng đem kiến thức mà xây dựng đất nước là gì.
Cho nên các bác trí thức lỡ có đọc được bài này của mình thì cũng đừng lấy thế làm buồn nhé. Đời vẫn cần các bác lắm, nếu các bác sử dụng đúng chỗ kiến thức của mình.
Mà suy cho cùng, dù có so sánh với con cu thì cũng đâu có gì là tệ nhỉ, đời nào mà chẳng cần có cu.
Admin gửi hôm Chủ Nhật, 14/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121014/hoa-binh-tri-thuc-cu
===============================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa
những comment nói tục
Thinhoi001
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001