Trịnh Quốc Nghĩa
Tiến sĩ địa kỹ thuật công trình
Viện Nghiên Cứu SINTEF, Vương Quốc Na Uy
Ngày 27/9/2012
Thời gian gần đây, hiện tượng động đất liên tục xảy ra tại khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 thu hút rất nhiều sự chú ý của công luận cũng như giới truyền thông. Hiện tượng này đã gây hư hại nhiều công trình nhà cửa, khiến cho nhân dân và các cấp chính quyền địa phương hết sức lo lắng. Đã có nhiều hộ gia đình rời khỏi khu vực tái định cư gần công trình để sang nơi khác ở, nhằm đảm bảo an toàn.
Với ảnh hưởng lớn như vậy, thì việc có một cái nhìn sâu hơn về bản chất của hiện tượng động đất trong khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 là rất cần thiết. Những hiểu biết đúng đắn về vấn đề này có thể giúp cho các cơ quan hữu quan có một thái độ bình tĩnh hơn và có thể đề ra các biện pháp phù hợp cho công tác xử lý sự cố công trình.
Trước hết, cần phải khẳng định rằng hiện tượng động đất kích thích liên quan đến các hồ chứa tương tự như đã xảy ra tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 không phải là hiện tượng mới. Trên thế giới đã có rất nhiều khu vực xảy ra hiện tượng động đất sau khi hoàn thành và tích nước các công trình hồ chứa. Vì vậy rất nhiều kết quả nghiên cứu về hiện tượng này đã được thống kê. Theo nghiên cứu của tác giả Harh K. Gupta thì cho tới năm 2002, có khoảng hơn 90 hồ chứa trên thế giới đã xảy ra hiện tượng động đất khi tích nước. Bản đồ của một số khu vực có động đất do hồ chứa cũng đã được tổ chức “Sông ngòi thế giới” cập nhật (xem trong tài liệu tham khảo số 2 của bài báo này).
Trong hầu hết các kết quả nghiên cứu về hiện tượng động đất do hồ chứa đều có chung kết luận: rằng hiện tượng động đất xảy ra khi các hồ chứa làm thay đổi áp lực nước trong lòng đất với mức độ đủ để các cấu trúc địa chất dịch chuyển và sự chuyển dịch này gây nên động đất ở các cấp độ khác nhau. Điển hình của lý thuyết này được trình bày trong báo cáo của tác giả Peter M. James trong công trình được công bố với tựa đề “Cơ chế của động đất do hồ chứa” (xem trong trong mục tài liệu tham khảo số 3 của bài báo này).
Vậy tại sao nước trong các hồ chứa lại làm cho các cấu trúc địa chất trở nên dễ dịch chuyển hơn?
Để có thể dễ hình dung về hiện tượng này và lý giải bằng ngôn ngữ phổ thông, ta có thể đơn giản hóa và xem xét một ví dụ thông thường mà bất cứ ai cũng có thể thử nghiệm được. Đó là việc mang một tảng đá nặng trong nước sẽ dễ dàng hơn so với việc mang cùng tảng đá đó trên cạn. Bởi lẽ, khi ở trong nước, tảng đá đó chịu tác động của áp lực đẩy nổi của nước và nó trở nên ”nhẹ” hơn.
Tương tự như vậy, khi các hồ chứa xuất hiện và tích nước, nước hồ thấm sâu vào lòng đất đến một mức độ đủ để làm “giảm nhẹ” một khu vực cấu trúc địa chất đủ lớn thì cấu trúc địa chất đó bắt dầu dịch chuyển và gây ra các hiện tượng rung động địa chất (“chấn động địa chất” hay còn gọi là “động đất”) có thể cảm nhận được. Độ lớn của các chấn động này phụ thuộc vào khối lượng của cấu trúc địa chất cũng như mức độ dịch chuyển của nó. Nói như vậy để nhấn mạnh rằng khi bắt đầu tích nước là đã có thể có tác động dịch chuyển. Tuy nhiên, do ban đầu nước chưa thấm sâu vào đất nên vùng ảnh hưởng của nó còn nhỏ, khối lượng cấu trúc địa chất và độ dịch chuyển nhỏ. Do vậy, các chấn động mà nó gây là nhỏ không đáng kể nên chúng ta không cảm nhận được.
Trở lại với công trình thủy điện Sông Tranh 2, hiện tượng động đất tại đây sẽ được làm sáng tỏ hơn nếu ta sử dụng các phân tích đã nêu ở trên cùng với các số liệu quan trắc tại hiện trường. Số liệu được cung cấp bao gồm diễn biến mực nước hồ từ ngày 1/1/011 đến ngày 6/9/2012 và diễn biến động đất trong khoảng thời gian này. Các số liệu này được thể hiện như trong Hình 1. Trong đó, đường liền nét màu nâu đỏ là diễn biến mực nước hồ và các chấm tròn màu xanh là sự kiện động đất đo đạc được.
Hình 1: Chuỗi quan trắc mực nước hồ và hiện tượng động đất tại thủy điện Sông Tranh 2
(Mô tả cấp động đất như trình bày trong Bảng 1).
Nhìn vào các số liệu quan trắc có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Chuỗi sự kiện động đất chia làm 2 nhóm rõ rệt:
- Nhóm 2 xuất hiện từ ngày 29/8/2012 đến nay (27/9/2012). Nhóm này xuất hiện sau khoảng 5 tháng so với thời điểm bắt đầu rút nước hồ.
- Với những phân tích về mối liên quan giữa sự thay đổi áp lực nước trong lòng đất và sự rung động địa chất như đã nêu ở trên, thì rất có thể 2 nhóm sự kiện động đất này liên quan trực tiếp đến 2 quá trình dâng và hạ mực nước hồ.
- Như vậy có thể tạm rút ra 2 quy luật sau:
- Khi có xuất hiện một chuỗi động đất thì thời lượng của chuỗi rung chấn như vậy sẽ kéo dài khoảng 125 đến 150 ngày.
Và như vậy, hiện tượng động đất tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 có thể được làm sáng tỏ như sau:
- Hồ chứa bắt đầu tích nước từ ngày 26/7/2011 đến khoảng ngày 26/10/2011 thì hồ đầy nước. Kể từ ngày hồ bắt đầu tích nước thì cũng là ngày nước bắt đầu thâm nhập vào trong lòng đất. Sự thâm nhập của nước gây ra những biến động đáng kể về áp lực trong lòng đất như đã nêu ở trên. Quá trình này diễn biến nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ thâm nhập của nước (hệ số thấm). Ở công trình thủy điện Sông Tranh 2, quá trình này mất khoảng 5 tháng. Thông số này được khẳng định lại một lần nữa khi hiện tượng động đất nhóm 2 xuất hiện sau thời điểm bắt đầu rút nước hồ cũng vào khoảng 5 tháng. Cần lưu ý rằng, khi rút nước hồ thì nước trong lòng đất lại thoát ra dẫn đến áp lực nước ngầm giảm và các cấu trúc địa chất lại có xu hướng dịch chuyển trở về trật tự cân bằng trước đó.
- Vậy tại sao cường độ động đất lại khác nhau trong 2 quá trình tích và rút nước hồ? Như đã đề cập, mức độ động đất phụ thuộc vào phạm vi, mức độ thay đổi áp lực nước trong lòng đất. Tốc độ thay đổi mực nước hồ trong 2 quá trình tích và rút nước là gần như nhau. Tuy nhiên, trước thời điểm tích nước hồ, đã xuất hiện lũ làm mực nước trong hồ giữ ở cao trình khoảng 160 m trong vòng 4 tháng. Sau đó là thời đoạn nước rút trước khi nước dâng trở lại. Tuy nhiên thời gian nước rút chưa đủ dài để làm thay đổi triệt để trạng thái áp lực nước trong lòng đất. Như vậy nếu cộng tác động của cơn lũ này thì tốc độ tích nước hồ chỉ là 15 đến 20 m trong vòng 100 ngày (ước tính tốc độ dâng nước là khoảng 0.2 m/ngày). Sau đó, quá trình rút nước từ cao trình 175 m đến cao trình mực nước chết 140 m cũng mất khoảng 100 ngày (ước tính tốc độ rút nước khoảng 0.35 m/ngày). Rất có thể tốc độ rút nước nhanh hơn này đã gây ra động đất với cường độ mạnh hơn.
Từ biểu đồ quan trắc và những phân tích trên, có thể dựng lại diễn biến động đất tại công trình thủy điện Sông Tranh như sau:
- Sau khi công trình hoàn thành và bắt đầu tích nước vận hành, nước trong hồ thâm nhập vào lòng đất gây nên sự thay đổi áp lực. Quá trình từ lúc nước thâm nhập đến khi nó đạt đủ độ lớn cần thiết mất khoảng 5 tháng. Vì vậy mà sau 5 tháng kể từ thời điểm bắt đầu tích nước thì bắt đầu có hiện tượng động đất.
- Nếu giữ ổn định mực nước hồ thì hiện tượng động đất sẽ kết thúc trong vòng khoảng 125 ngày. Tuy nhiên, do lo lắng cho sự an toàn của nhân dân địa phương cũng như của công trình và để giải quyết sự cố rò rỉ nước nên quyết định tháo nước hồ đã được đưa ra. Quá trình tháo nước hồ lại tiếp tục gây ra nhóm sự kiện động đất tiếp theo. Do tốc độ rút nước lần này nhanh hơn nên cường độ của nhóm động đất số 2 cũng lớn hơn.
- Nếu quan sát kỹ sẽ thấy rằng khoảng lặng giữa 2 nhóm động đất (hơn 100 ngày) cũng bằng với thời gian mà mực nước hồ ổn định ở mức 175 m. Như vậy, xảy ra động đất là do tác động của quá trình thay đổi mực nước chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào mực nước ổn định cao hay thấp. Giả sử hồ cứ giữ nguyên mực nước ở cao trình 175 m sau ngày 23/2/2012 thì hiện tượng động đất cũng rất có thể sẽ tắt sau ngày 26/4/2012.
Vậy điều gì có thể rút ra để ước đoán những diễn biến trong tương lai cũng như kiến nghị các giải pháp hợp lý?
- Theo quyết định của Chính phủ thì sẽ tạm thời chưa tích nước hồ chứa Sông Tranh 2. Như vậy mực nước hồ sẽ giữ ổn định ở cao trình 140 m trong 1 khoảng thời gian dài nữa. Như kết quả đã quan trắc, nếu mực nước hồ ổn định thì hiện tượng động đất sẽ kéo dài trong khoảng từ 125 đến 150 ngày (bằng số ngày diễn ra nhóm động đất số 1). Giả sử quyết định của Chính phủ được thi hành và không có biến động mực nước hồ trong thời gian rất dài thì hiện tượng động đất rất có khả năng sẽ còn tiếp tục trong thời điểm hiện tại và tắt dần sau 125 đến 150 ngày kể từ ngày 29/8/2012, nghĩa là hiện tượng này sẽ mất dần kể từ sau ngày 1/1/2013 hoặc 26/1/2013.
- Tuy nhiên mực nước trong hồ sẽ bị thay đổi khi có lũ về. Thông thường, lũ tại khu vực này xuất hiện vào tháng khoảng giữa tháng 10/2012. Theo Ban quản lý dự án thì trong quá trình lũ, mực nước hồ sẽ bị đẩy lên đến cao trình khoảng 160 m trong 1 khoảng thời gian nhất định (tùy theo cường độ lũ). Câu hỏi tiếp theo là sự thay đổi mực nước này có gây ra động đất không? Câu trả lời có lẽ đã được đưa ra ở cơn lũ trước khi tích nước hồ chứa. Theo tài liệu quan trắc thì tháng 2 năm 2011 đã có cơn lũ làm mực nước hồ cũng dâng lên cao trình 160 m, tuy nhiên chuỗi quan trắc động đất thì không ghi nhận số liệu động đất liên quan đến đợt lũ này. Như vậy, nếu trong thời gian có cơn lũ tháng 10/2012 mà có xuất hiện động đất, thì tất cả các chấn động đó (xảy ra trước tháng 1/2013) là chấn động nằm trong chuỗi động đất số 2 liên quan đến quá trình rút nước đã nêu. Nếu như cơn lũ tháng 10/2012 có gây động đất, thì các chấn động (nếu có) của nó chỉ có thể xuất hiện và quan trắc được sau khoảng 5 tháng, nghĩa là vào khoảng tháng 3/2013.
- Tuy nhiên, để có thể khẳng định chắc chắn ảnh hưởng của cơn lũ tháng 10/2012 có gây ra động đất hay không thì cần phải tìm hiểu về nguyên nhân không có số liệu động đất trước ngày 3/11/2011: Do không xảy ra động đất nên không có tài liệu quan trắc hay đã xảy ra động đất mà do chưa có thiết bị quan trắc nên không có tài liệu quan trắc? Nếu là do chưa có thiết bị quan trắc thì chưa thể khẳng định được là sẽ không có động đất liên quan đến cơn lũ vào tháng 10/2012 tới đây.
- Kết quả phân tích cho thấy rằng, nếu có diễn biến thay đổi mực nước hồ đủ lớn thì sẽ kéo theo hiện tượng động đất. Nghĩa là sau này nếu hồ vẫn vận hành như trong đợt tích nước và rút nước vừa qua thì hiện tượng động đất sẽ còn xảy ra, ít nhất là trong giai đoạn một số năm trước mắt. Về lâu dài, khi đã vận hành nhiều năm thì có thể hiện tượng động đất có thể tắt dần sau khi các cấu trúc địa chất đã đạt được trạng thái cân bằng. Điều này rất khó để khẳng định vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc địa chất khu vực đó. Tác giả Harh K. Gupta có nêu một trường hợp, đó là hồ Shivaji Sagar tạo bởi đập Koyna, tại bang Tây Ấn-Độ (Western India), hoàn thành năm 1962. Ở hồ này trong vòng 38 năm sau đó đã xuất hiện 10 trận động đất với cường độ M ≥ 5; trên 150 trận động đất với cường độ M ≥ 4, và trên 100.000 trận động đất có cường độ M> 0. Như vậy để có thể kết luận động đất tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 có tắt dần về lâu về dài hay không, thì cần phải có các nghiên cứu sâu hơn nữa.
- Để giảm thiểu cường độ động đất thì giải pháp là tốc độ thay đổi mực nước phải thật chậm. Như phân tích ở trên với mức 0,2 m/ngày đến 0,35 m/ngày đều gây động đất với cấp độ tương đối lớn. Nếu có thể phải giảm tốc độ nạp tháo nước xuống thấp hơn nữa (ví dụ 0,05 đến 0,01 m/ngày, nghĩa là 5 đến 1 cm/ngày) đồng thời quan trắc để kiểm nghiệm phản ứng từ lòng đất.
- Cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quan trắc về động đất và mực nước hồ như đã thực hiện trước đây để làm cơ sở cho các phân tích trong tương lai và từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
- Cần kết hợp các số liệu quan trắc trên với việc xác định vị trí tâm chấn của các chấn động nằm trong các chuỗi động đất đã quan trắc cũng như các chấn động tương tự trong tương lai, thêm vào đó là số liệu khảo sát, đo vẽ chính xác cấu trúc địa tầng lòng hồ và khu vực xung quanh. Tất cả các thông tin này cần được kết hợp trong 1 nghiên cứu chuyên đề nghiêm túc của 1 đơn vị có chuyên môn, uy tín. Khi đó bức tranh toàn cảnh về vấn đề động đất tại khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 sẽ được hiện lên đầy đủ hơn.
Hy vọng rằng, bài báo này giúp cho những cá nhân và cơ quan quan tâm đến vấn đề động đất tại khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2 có thêm thông tin tham khảo trong quá trình đưa ra biện pháp xử lý hữu hiệu.
Bảng 1: Mô tả về thang động đất MSK-64 và quy đổi sang thang Richter.
Thang động đất MSK-64 gồm 12 cấp, được Hội đồng địa chấn Châu Âu thông qua năm 1964 và áp dụng cả ở Ấn Độ cụ thể như sau: | ||
MSK-64 | Richter | |
Cấp 1 | Động đất không cảm thấy, chỉ có máy mới ghi nhận được. | 1-3 |
Cấp 2 | Động đất ít cảm thấy (rất nhẹ). Trong những trường hợp riêng lẻ, chỉ có người nào đang ở trạng thái yên tĩnh mới cảm thấy được. | 3-3.9 |
Cấp 3 | Động đất yếu. Ít người nhận biết được động đất. Chấn động y như tạo ra bởi một ô tô vận tải nhẹ chạy qua. | |
Cấp 4 | Động đất nhận thấy rõ. Nhiều người nhận biết động đất, cửa kính có thể kêu lạch cạch. | 4-4.9 |
Cấp 5 | Thức tỉnh. Nhiều người ngủ bị tỉnh giấc, đồ vật treo đu đưa. | |
Cấp 6 | Đa số người cảm thấy động đất, nhà cửa bị rung nhẹ, lớp vữa bị rạn. | 5-5.9 |
Cấp 7 | Hư hại nhà cửa. Đa số người sợ hãi, nhiều người khó đứng vững, nứt lớp vữa, tường bị rạn nứt. | |
Cấp 8 | Phá hoại nhà cửa; Tường nhà bị nứt lớn, mái hiên và ống khói bị rơi. | 6-6.8 |
Cấp 9 | Hư hại hoàn toàn nhà cửa; nền đất có thể bị nứt rộng 10 cm. | 6.9-7.6 |
Cấp 10 | Phá hoại hoàn toàn nhà cửa. Nhiều nhà bị sụp đổ, nền đất có thể bị nứt rộng đến 1 mét. | 7.6-8 |
Cấp 11 | Động đất gây thảm họa. Nhà, cầu, đập nước và đường sắt bị hư hại nặng, mặt đất bị biến dạng, vết nứt rộng, sụp đổ lớn ở núi. | >8 |
Cấp 12 | Thay đổi địa hình. Phá huỷ mọi công trình ở trên và dưới mặt đất, thay đổi địa hình trên diện tích lớn, thay đổi cả dòng sông, nhìn thấy mặt đất nổi sóng. |
Tài liệu tham khảo
1- Harsh K. Gupta, 2002, “A review of recent studies of triggered earthquakes by artificial water reservoirs with special emphasis on earthquakes in Koyna, India”, Tạp chí Earth-Science Reviews, số 58, năm 2002, trang 279–310;
2- International Rivers, Bản đồ các khu vực có động đất do hồ chứa: http://www.internationalrivers.org/resources/google-earth-map-of-global-ris-sites-3554
3- Peter M. James, “Mechanisms of reservoir induced seismicity” (thông tin công bố trên mạng);
T.Q.N.
Nhóm Yêu quý bảo vệ rừng Cát Tiên gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41702
======================================================================
Thủy điện Sông Tranh 2: Đùn đẩy trách nhiệm
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều muộn 1/10, liên quan đến dự án Thủy điện Sông Tranh 2 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phụ trách, Bộ Công Thương cho rằng, báo cáo đánh giá tác động môi trường của Thủy điện do Bộ TN&MT thẩm định, phê duyệt, vì thế trách nhiệm này thuộc về Bộ TN&MT.
Theo Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) Cao Anh Dũng, báo cáo này đã được Bộ TN&MT thẩm định và phê duyệt. “Cơ quan nào xây dựng đánh giá tác động môi trường sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu của báo cáo đó. Bên cạnh đó cơ quan thẩm định phải có trách nhiệm về vấn đề đó. Vì thế đánh giá tác động môi trường đối với Thủy điện Sông Tranh 2 thuộc trách nhiệm của Bộ TN&MT” – ông Dũng khẳng định.
Trong khi đó, “Đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2”, Tập đoàn Điện lực VN lập tháng 8/2005 cho rằng thủy điện này “không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường”. Trong khi kết luận về những trận động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua, các chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu lại cho đó là “động đất kích thích”.
Trả lời thắc mắc của báo chí xung quanh việc “xào nấu” thông tin của TS Lê Trần Chấn để đưa vào báo cáo tác động môi trường của Thủy điện Sông Tranh 2, ông Dũng giải thích: thời điểm xây dựng thủy điện vào năm 2005, những thông tin về động đất kích thích đối với Việt Nam đang rất ít nên phải tổng hợp thông tin từ nước ngoài.
“Thời kỳ đó TS Lê Trần Chấn được giao làm chủ biên tổng hợp những thông tin về động đất kích thích của thế giới hậu UNESCO. Sau đó đơn vị tư vấn – Tổng Công ty tư vấn xây dựng điện 1 đã trích dẫn những thông tin đó vào báo cáo” – ông Dũng nói.
Xung quanh vấn đề thủy điện Sông Tranh 2, ông Dũng còn cho biết, trước đó đã có buổi họp báo vào ngày 28/9 tại UBND tỉnh Quảng Nam. Sau đó ngày 30/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Bắc Trà My, những thông tin báo chí nêu đã được đơn vị tư vấn trả lời thấu đáo tại hai buổi làm việc này.
P.T.
Nguồn: http://khampha.vn/tin-nhanh/td-song-tranh-2-dun-day-trach-nhiem-c4a32529.html
Trà Phương – Huy Hà thực hiện
Với thực tế hiện nay, di dời dân là biện pháp tốt nhất. Lại động đất mạnh 3,8 độ Richter. Khẩn trương xây dựng phương án phòng chống lũ.
TS Lê Trần Chấn, nguyên Trưởng phòng Địa lý sinh vật, Viện Địa lý thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam): “EVN đã quá liều lĩnh, quá ẩu khi đưa tên và nhận định của một nhà khoa học chưa từng nghiên cứu và khảo sát thủy điện Sông Tranh 2 vào bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM) của công trình này. Đây là việc làm lập lờ, đánh lừa người dân”.
Thẩm định ĐTM cẩu thả
. Xin ông khẳng định lại lần nữa: Có phải bài phân tích của ông được trích dẫn trong ĐTM hoàn toàn không liên quan đến Sông Tranh 2?
+ TS Lê Trần Chấn: Như đã nói trên Pháp Luật TP.HCM ngày 27-9, bài phân tích của tôi nằm trong dự án liên quan đến môi trường của Liên minh châu Âu (EU), được đưa ra tại hội thảo diễn ra trong năm 1998. Trong đó không hề đánh giá tác động của công trình thủy điện nào cụ thể, chủ yếu là nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước để đưa ra kiến nghị, đề xuất. Còn dự án Sông Tranh 2 bắt đầu khảo sát từ năm 2002 và tôi hoàn toàn không liên quan.
. Việc lập và thẩm định ĐTM các công trình thủy điện phải đảm bảo quy trình, nguyên tắc nào?
+ Đầu tiên, đơn vị thực hiện sẽ nhận kinh phí của chủ đầu tư và làm theo đặt hàng. Lúc làm xong phải qua rất nhiều lần hội thảo cấp cơ sở trước khi được Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ TN&MT) duyệt khâu cuối cùng. Sau đó còn phải được một hội đồng cấp Nhà nước thông qua.
Trong quá trình phê duyệt, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường xem xét rất kỹ các nội dung trong ĐTM. Chẳng hạn đánh giá ảnh hưởng của thảm thực vật khi làm đập, lưu lượng nước và chất lượng không khí biến đổi ra sao, động đất có xảy ra… Ngoài ra còn phải tính đến yếu tố dân sinh như y tế, di dân tái định cư.
Dù không tích nước nhưng mực nước hồ Sông Tranh 2 lúc cao điểm vẫn đạt 480-500 triệu m3 nước (tính ở cao trình tràn 161 m). Đây thật sự là mối nguy hiểm cho vùng hạ du. Ảnh: L.PHI
. Vậy tại sao một bản ĐTM sơ sài, không đúng sự thật như của Sông Tranh 2 vẫn lọt qua các khâu thẩm định?
+ Tôi cho rằng hội đồng thẩm định không thể không biết những sai sót trong đó. Còn nếu không biết thì chắc ở đây có gì đó chưa rõ ràng. EVN đã từng làm nhiều công trình thủy điện lớn, thành viên thẩm định cũng vậy, những sai sót như thế mà không nhận ra là quá cẩu thả.
Có thể những người thẩm định không nắm rõ mọi chuyện mà tin vào báo cáo, tin người làm báo cáo hoặc tên tuổi những nhà khoa học được nêu trong đó. Các nhà thẩm định tin vào nhà khoa học cũng tốt nhưng họ không ngờ báo cáo đó lại là cóp nhặt (Cười).
Sẵn sàng đối chất với EVN
. Sắp tới, nếu EVN khẳng định họ đưa nội dung bài phân tích của ông là có cơ sở, ông sẽ phản ứng thế nào?
+ Tôi sẵn sàng đối chất với EVN để bảo vệ mình. Dù bản báo cáo của tôi cách đây hơn 12 năm nhưng tôi chắc chắn 100%, trong báo cáo của tôi không hề có chữ Sông Tranh 2 ở trong đó.
. EVN đã tự tiện lấy tài liệu của ông đưa vào báo cáo. Ông có khiếu kiện hay ý kiến gì với họ?
+ Tôi sẽ làm việc với các cơ quan liên quan, đề nghị những người làm sai phải có trách nhiệm về hành động của mình.
. Theo ông, chúng ta nên áp dụng kịch bản nào cho Sông Tranh 2: Di dời dân và tiếp tục vận hành hay là dừng công trình?
+ Phương án ngừng vận hành là khó xảy ra bởi kinh phí đầu tư xây dựng thủy điện rất lớn. Bên cạnh đó, động đất chưa đến mức phá hủy đập. Tôi tin vào con số 5,5 độ Richter mà Viện Vật lý Địa cầu đưa ra với điều kiện chủ đầu tư xây dựng đập đúng độ kháng chấn 5,5. Vì vậy, theo tôi di dân là phương án tốt nhất.
. Xin cảm ơn ông.
T.P. – H.H.
Nguồn: http://phapluattp.vn/20120928121233371p0c1085/evn-qua-au-khi-lap-dtm-song-tranh-2.htm
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41717
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stressTheo Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) Cao Anh Dũng, báo cáo này đã được Bộ TN&MT thẩm định và phê duyệt. “Cơ quan nào xây dựng đánh giá tác động môi trường sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu của báo cáo đó. Bên cạnh đó cơ quan thẩm định phải có trách nhiệm về vấn đề đó. Vì thế đánh giá tác động môi trường đối với Thủy điện Sông Tranh 2 thuộc trách nhiệm của Bộ TN&MT” – ông Dũng khẳng định.
Trong khi đó, “Đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2”, Tập đoàn Điện lực VN lập tháng 8/2005 cho rằng thủy điện này “không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường”. Trong khi kết luận về những trận động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua, các chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu lại cho đó là “động đất kích thích”.
Trả lời thắc mắc của báo chí xung quanh việc “xào nấu” thông tin của TS Lê Trần Chấn để đưa vào báo cáo tác động môi trường của Thủy điện Sông Tranh 2, ông Dũng giải thích: thời điểm xây dựng thủy điện vào năm 2005, những thông tin về động đất kích thích đối với Việt Nam đang rất ít nên phải tổng hợp thông tin từ nước ngoài.
“Thời kỳ đó TS Lê Trần Chấn được giao làm chủ biên tổng hợp những thông tin về động đất kích thích của thế giới hậu UNESCO. Sau đó đơn vị tư vấn – Tổng Công ty tư vấn xây dựng điện 1 đã trích dẫn những thông tin đó vào báo cáo” – ông Dũng nói.
Xung quanh vấn đề thủy điện Sông Tranh 2, ông Dũng còn cho biết, trước đó đã có buổi họp báo vào ngày 28/9 tại UBND tỉnh Quảng Nam. Sau đó ngày 30/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Bắc Trà My, những thông tin báo chí nêu đã được đơn vị tư vấn trả lời thấu đáo tại hai buổi làm việc này.
P.T.
Nguồn: http://khampha.vn/tin-nhanh/td-song-tranh-2-dun-day-trach-nhiem-c4a32529.html
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
“EVN QUÁ ẨU KHI LẬP ĐTM SÔNG TRANH 2”
Trà Phương – Huy Hà thực hiện
Với thực tế hiện nay, di dời dân là biện pháp tốt nhất. Lại động đất mạnh 3,8 độ Richter. Khẩn trương xây dựng phương án phòng chống lũ.
TS Lê Trần Chấn, nguyên Trưởng phòng Địa lý sinh vật, Viện Địa lý thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam): “EVN đã quá liều lĩnh, quá ẩu khi đưa tên và nhận định của một nhà khoa học chưa từng nghiên cứu và khảo sát thủy điện Sông Tranh 2 vào bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM) của công trình này. Đây là việc làm lập lờ, đánh lừa người dân”.
Thẩm định ĐTM cẩu thả
. Xin ông khẳng định lại lần nữa: Có phải bài phân tích của ông được trích dẫn trong ĐTM hoàn toàn không liên quan đến Sông Tranh 2?
+ TS Lê Trần Chấn: Như đã nói trên Pháp Luật TP.HCM ngày 27-9, bài phân tích của tôi nằm trong dự án liên quan đến môi trường của Liên minh châu Âu (EU), được đưa ra tại hội thảo diễn ra trong năm 1998. Trong đó không hề đánh giá tác động của công trình thủy điện nào cụ thể, chủ yếu là nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước để đưa ra kiến nghị, đề xuất. Còn dự án Sông Tranh 2 bắt đầu khảo sát từ năm 2002 và tôi hoàn toàn không liên quan.
. Việc lập và thẩm định ĐTM các công trình thủy điện phải đảm bảo quy trình, nguyên tắc nào?
+ Đầu tiên, đơn vị thực hiện sẽ nhận kinh phí của chủ đầu tư và làm theo đặt hàng. Lúc làm xong phải qua rất nhiều lần hội thảo cấp cơ sở trước khi được Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ TN&MT) duyệt khâu cuối cùng. Sau đó còn phải được một hội đồng cấp Nhà nước thông qua.
Trong quá trình phê duyệt, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường xem xét rất kỹ các nội dung trong ĐTM. Chẳng hạn đánh giá ảnh hưởng của thảm thực vật khi làm đập, lưu lượng nước và chất lượng không khí biến đổi ra sao, động đất có xảy ra… Ngoài ra còn phải tính đến yếu tố dân sinh như y tế, di dân tái định cư.
Dù không tích nước nhưng mực nước hồ Sông Tranh 2 lúc cao điểm vẫn đạt 480-500 triệu m3 nước (tính ở cao trình tràn 161 m). Đây thật sự là mối nguy hiểm cho vùng hạ du. Ảnh: L.PHI
. Vậy tại sao một bản ĐTM sơ sài, không đúng sự thật như của Sông Tranh 2 vẫn lọt qua các khâu thẩm định?
+ Tôi cho rằng hội đồng thẩm định không thể không biết những sai sót trong đó. Còn nếu không biết thì chắc ở đây có gì đó chưa rõ ràng. EVN đã từng làm nhiều công trình thủy điện lớn, thành viên thẩm định cũng vậy, những sai sót như thế mà không nhận ra là quá cẩu thả.
Có thể những người thẩm định không nắm rõ mọi chuyện mà tin vào báo cáo, tin người làm báo cáo hoặc tên tuổi những nhà khoa học được nêu trong đó. Các nhà thẩm định tin vào nhà khoa học cũng tốt nhưng họ không ngờ báo cáo đó lại là cóp nhặt (Cười).
Sẵn sàng đối chất với EVN
. Sắp tới, nếu EVN khẳng định họ đưa nội dung bài phân tích của ông là có cơ sở, ông sẽ phản ứng thế nào?
+ Tôi sẵn sàng đối chất với EVN để bảo vệ mình. Dù bản báo cáo của tôi cách đây hơn 12 năm nhưng tôi chắc chắn 100%, trong báo cáo của tôi không hề có chữ Sông Tranh 2 ở trong đó.
. EVN đã tự tiện lấy tài liệu của ông đưa vào báo cáo. Ông có khiếu kiện hay ý kiến gì với họ?
+ Tôi sẽ làm việc với các cơ quan liên quan, đề nghị những người làm sai phải có trách nhiệm về hành động của mình.
. Theo ông, chúng ta nên áp dụng kịch bản nào cho Sông Tranh 2: Di dời dân và tiếp tục vận hành hay là dừng công trình?
+ Phương án ngừng vận hành là khó xảy ra bởi kinh phí đầu tư xây dựng thủy điện rất lớn. Bên cạnh đó, động đất chưa đến mức phá hủy đập. Tôi tin vào con số 5,5 độ Richter mà Viện Vật lý Địa cầu đưa ra với điều kiện chủ đầu tư xây dựng đập đúng độ kháng chấn 5,5. Vì vậy, theo tôi di dân là phương án tốt nhất.
. Xin cảm ơn ông.
Lại động đất mạnh 3,8 độ Richter Lúc 13 giờ 35 phút ngày 27-9, xã Trà Đốc (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) tiếp tục hứng chịu một trận động đất mạnh. Trận động đất còn ảnh hưởng tới các xã Trà Bui, Trà Tân, Trà Sơn, thị trấn Trà My… Viện Vật lý Địa cầu xác nhận trận động đất này có cường độ 3,8 độ Richter, độ sâu chấn tiêu 5 km, chấn tâm cách thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 10 km. Khẩn trương xây dựng phương án phòng chống lũ Ngày 27-9, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN Trung ương đã kiểm tra tình hình phòng chống lụt, bão tại thủy điện Sông Tranh 2. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Quảng Nam, kiến nghị: “Thủy điện Sông Tranh 2 phải có ngay phương án phòng chống lụt bão cho vùng hạ du. Kịch bản phải kéo dài theo địa hình của dòng sông Tranh qua Thu Bồn xuống đến Cửa Đại. Bởi dù không tích nước nhưng mực nước hồ lúc cao điểm vẫn đạt 480-500 triệu m3 nước”. Ông Nguyễn Xuân Diệu, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo PCLB&TKCN Trung ương, cho biết: “Đã có một số âu lo trước tình hình hiện nay của thủy điện. Đập không có cửa xả đáy, việc chống thấm chưa được kiểm định”. Ông Diệu yêu cầu Ban Quản lý dự án thủy điện 3 khẩn trương xây dựng phương án phòng chống lụt bão, trong đó phải đưa ra tình huống xấu nhất xảy ra với đập. Tỉnh Quảng Nam cũng cần xây dựng lại phương án chống lụt bão theo tình hình mới.
LÊ PHI
|
Nguồn: http://phapluattp.vn/20120928121233371p0c1085/evn-qua-au-khi-lap-dtm-song-tranh-2.htm
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41717
=====================================================================
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001