Chủ nhật ngày 30 tháng 9 năm 2012 5:24 PM
Lịch sử khi thịnh, lúc suy là thường. Pháp luật nghiêm và những người thực thi pháp luật nghiêm thì nước thịnh và ngược lại thì nước suy: đối nội đối ngoại lúng túng bế tắc, kinh tế khủng hoảng, sản xuất ngưng trệ, thất nghiệp tăng, đời sống khó khăn, khoảng cách giầu nghèo lớn, lòng tin của dân với bộ máy công quyền giảm, bất công sâu sắc, mâu thuẫn xã hội gay gắt, xung đột bùng phát…
Có mấy cấp "suy": suy giảm - suy yếu - suy sụp - suy vong.
Cùng với "suy" của lịch sử là sự "đồi" (đồi bại) của không ít yếu nhân: độc đoán chuyên quyền, bất chấp pháp luật, đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích quốc gia, tập hợp phe cánh, coi bộ máy công quyền là của mình, coi cấp dưới là thần quan riêng, coi người dân như nô lệ, vơ vét tiền của làm giầu bất chính, dùng mọi thủ đoạn nham hiểm hãm hại trung thần, đàn áp, tàn sát lương dân, gây rối loạn kỷ cương phép nước, khiến triều chính thối nát, lòng dân oán hận…
Vấn đề quan trọng là giả quyết cách nào với sự "suy", "đồi" ấy?
Lịch sử nước ta đã có không ít bài học:
Cuối triều Đinh "suy". Loạn trong Hoàng tộc. Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Triều đình giết Đỗ Thích đưa Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi. Ngoài biên ải giặc Tống áp sát lăm le xâm lược. Trong nước Đinh Điền, Nguyễn Bặc nổi loạn. Sự tồn vong của xã tắc ngàn cân treo sợ tóc.
Trước tình hình ấy Thái hậu Dương Vân Nga đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, nhường ngôi Hoàng đế của con trai mình cho tướng Lê Hoàn một người đức độ anh minh, văn võ song toàn được triều thần đồng thuận và lòng dân ngưỡng mộ. Nhờ thế quốc gia Đại Cồ Việt không chỉ thoát "suy" mà ngày càng hưng thịnh.
Đến Lê Long Đĩnh, con trai út Lê Hoàn tàn ác bất nhân giết anh (Lê Long Việt) cướp ngôi, tham lam trác táng vô độ nên mắc bệnh phải nằm liệt (Ngọa Triều) mới 24 tuổi đã chết. Triều chính thối nát, lương dân lầm than cực khổ, oán hận ngút trời.
Trước vận nước "suy", "đồi" các quan trung thần bỏ qua truyền thống cha truyền con nối của thể chế phong kiến đồng tâm nhất trí tiến cử và tôn Lý Công Uẩn, một nhân tài đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước lên ngôi vua. Bằng sự sáng suốt và trách nhiệm cao với quốc gia các đại thần triều Lê đã cứu xã tắc thóat "suy". Để rồi dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lý Công Uẩn nước ta trở nên hùng mạnh.
Cuối triều Lý, nhất là từ Lý Huệ Tông (1211-1224) sống sa đọa, triều đình mục nát, bị bệnh tâm thần ông ta phải nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh (Lý Chiêu Hoàng) mới 8 tuổi. Thiên tai mất mùa liên tiếp, nạn tham quan ô lại hoành hành, dân tình cực khổ, cướp loạn khắp nơi. Đại quân Nguyên - Mông áp sát biên giới. Đất nước trên đà suy sụp. Nguy cơ giặc phương Bắc xâm lược rất khó tránh khỏi.
Trong bối cảnh ấy Trần Thủ Độ thấy rằng nếu để nhà Lý nắm triều chính thì nhất định Đại Việt sẽ đắm chìm trong lầm than nô lệ. Bằng đẳng cấp chính trị siêu phàm ông đã dụng "Kế mượn quyền" vận động Lý Chiêu Hoàng hạ chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, thực hiện cuộc bàn giao lịch sử hợp quy luật, không đổ máu để nhà Trần thay nhà Lý. Nhờ thế đất nước không chỉ qua cơn nguy biến mà mau chóng trở nên siêu cường, ba lần đánh tan giặc Nguyên xâm lược.
Đến thế kỷ 14 nhà Trần "suy", "đồi" thối nát. Vua Trần Thiếu Đế mới ba tuổi. Hồ Quý Ly lộng quyền át vua, tập hợp phe cánh thâu tóm quyền lực. Công bằng mà xét thực tâm Hồ Quý Ly cũng muốn theo gương Trần Thủ Độ tìm cách thay nhà Trần bằng nhà Hồ điều hành xã tắc để quốc gia thoát "suy", cứu đất nước khỏi vong.
Nhưng kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị Hồ Quý Ly sao so được với Trần Thủ Độ, tiềm lực nhà Hồ sao bằng nhà Trần. Ông ta lại rất sai lầm khi tiến hành cuộc bàn giao ấy bằng đảo chính bạo lực lật đổ nhà Trần, thẳng tay tàn sát tôn thất nhà Trần cùng những người bất đồng chính kiến. Hành động bất nhân vô đạo của Hồ Qúy Ly khiến cả đất trời và lòng dân oán hận. Vì thế chỉ cầm quyền chưa được bẩy năm nhà Hồ bị diệt.
Cuối triều Nguyễn Gia Long, đời Bảo Đại (1945) triều đình thối nát, tham quan ô lại tác quái, ngân khố cạn kiệt, thiên tai mất mùa, hơn hai triệu người chết đói, khắp nơi loạn lạc, giặc Pháp, giặc Nhật, giặc Tầu giày xéo. Đất nước tận cùng của sự suy sụp và khó tránh khỏi nhục vong.
Trước bối cảnh ấy, Đảng Lao Động Việt Nam đứng đầu là Hồ Chí Minh bằng đường lối chính trị đúng đắn với mục tiêu: bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, xây dựng nước Việt Nam - Dân chủ - Cộng hòa - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc rất hợp quy luật, hợp lòng dân. Nhờ thế đã quy tụ được mọi tầng lớp xã hội dưới cờ Tổ quốc, trong Mặt trận yêu nước tạo sức mạnh vô địch giành chính quyền, thực hiện thể chế chính trị mới, cứu đất nước thoát suy vong, nước Việt Nam trở nên hùng mạnh đánh bại cả giặc Tây, giặc Nhật, giặc Tầu.
Rõ ràng thịnh - suy của lịch sử là quy luật Không nước nào luôn luôn mạnh, cũng không nước nào luôn luôn yếu. Quan trọng là giải quyết cách nào để thoát "suy" đạt thịnh. Lịch sử cũng chứng minh rằng bất kỳ thời nào dù bọn gian hùng đạo tặc, phi nghĩa bất chính có hoành hành đến đâu, dù nhất thời chúng có làm mưa làm gió thì cuối cùng cũng thất bại. Chính nghĩa dù có phải đương đầu với biết bao thử thách hiểm nguy nhưng nhất định chiến thắng. Chính thắng tà là quy luật. Với tinh thần ấy, chúng ta " dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật ": vận nước đang suy. Suy ở cấp độ nào tùy nhãn quan từng người. Cùng với "suy" là "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất". Nghĩa là "đồi". Tuy nhiên lịch sử cũng chứng minh dù bất kỳ hoàn cảnh nào thì các yếu tố, nhân tố và sức mạnh tích cực vẫn tiềm ẩn nếu biết cách phát động, tập hợp, tổ chức thực hiện đổi mới thì mọi khó khăn nhất định vượt qua.
Từ nhận thức ấy, Đảng ta tìm cách thoát "suy" xóa "đồi" bằng cuộc chỉnh đốn Đảng theo NQTW.4 với phương châm " tự phê bình và phê bình". Nghĩa là mỗi người tự soi mình và nhờ người khác giúp để thấy được điều đúng, điều tốt giữ lại, phát huy và thải loại điều sai, điều xấu với mong muốn được "trong sạch" đạt "chính nhân quân tử", có như thế mới " tề gia trị quốc bình thiên hạ" được. Không mới nhưng chỉnh Đảng lần này làm rất triệt để, kiên quyết từ trên xuống dưới không trừ ai, rất cầu thị, rất tự nguyện nhưng cũng rất nghiêm khắc kỷ luật. Ai "bẩn" quá, hoặc không chịu làm "sạch" thì phải thay, phải đào thải, quyết không để " một con sâu làm rầu nồi canh ".
Đây là chủ trương đúng, cách làm đúng, nhằm thanh lọc để trong sạch Đảng một cách ôn hòa, hợp quy luật, hợp lòng dân và hợp với thực tiễn lịch sử nước ta.
Tuy nhiên cần hiểu rằng sự "suy", "đồi" đã khá trầm trọng. Bởi thế tránh tả khuynh, nhưng cũng không được hữu khuynh. Phải kiên quyết, triệt để " làm đến nơi đến chốn". Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Đây là thời cơ duy nhất để Đảng lấy lại niềm tin trong nhân dân và củng cố vị trí lãnh đạo của mình". Không phải ngẫu nhiên mà nhiều lần Tổng Bí thư Đảng và Chủ Tịch nước cảnh báo nạn: " tham nhũng, thoái hóa về tư tưởng, về đạo đức lối sống ". Muốn giải quyết sự "đồi" bại này cần phải nhận diện cho rõ từng loại thoái hóa ấy.
Tham nhũng: là muốn có, muốn chiếm đoạt những gì mà mình không xứng đáng, không có quyền được hưởng bằng mọi cách. Vì thế sẵn sàng gây nhũng nhiễu, thậm chí chà đạp cả pháp luật, bất chấp kỷ cương phép nước và đạo lý.
Biết rằng bản thân, con cháu, người cùng phe cánh đức cạn, tài hèn, nhưng bằng quyền lực, bằng tiền bạc, bằng thủ đoạn vẫn cứ bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng, béo bở bất chấp mọi quy tắc, bỏ ngoài tai sự bất bình phản đối của dư luận xã hội, làm suy yếu bộ máy quản lý điều hành đất nước, mất lòng tin của dân. Đó chính là tham nhũng quyền lực.
Lợi dụng chức quyền, cấu kết với các phần tử bất trung, bất nghĩa, bất nhân vơ vét tiền của đất đai, nhà cửa, cổ phần, cổ phiếu thậm chí thông đồng với cả đối tác nước ngoài phản bội Tổ quốc làm giầu bất minh. Đó chính là tham nhũng vật chất.
Xa rời lý tưởng cách mạng, buông lỏng lập trường giai cấp công nhân, bất chấp pháp luật, đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích quốc gia. Không "lấy dân làm gốc", miệng nói "của dân, do dân, vì dân" nhưng làm thì khác, mị dân, lợi dụng dân, đàn áp dân. Thậm chí mơ tưởng một thể chế quyền lực do nhóm tài phiệt thâu tóm và tổng thống độc tài phán quyết, khi cần sẵn sàng phản bội Tổ quốc "cõng rắn cắn gà nhà". Loại này rất nguy hiểm, trực tiếp "đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ". Đó chính là thoái hóa tư tưởng.
Cậy thế chức quyền, coi thường cả các bậc lão thành cách mạng có công khai quốc, các gia đình chính sách, các nhân sĩ trí thức, coi thường văn hóa truyền thống, vô cảm trước nỗi thống khổ của lương dân, sống phè phỡn trong giầu sang, trác táng sa đọa. Đó chính là thoái hóa đạo đức, lối sống.
Các loại thoái hóa luôn gắn kết nhau làm suy yếu Đảng, sói mòn lòng tin trong nhân dân, đẩy quốc gia đến lầm than vong nhục. Bởi thế phải kiên quyết và triệt để trong cuộc chỉnh đốn Đảng lần này.
Cần khẳng định lần nữa rằng: NQTW.4 là chủ trương đúng, cách làm đúng nhằm giải quyết, khắc phục sự "suy", "đồi" của thực tế lịch sử. Bởi vậy sẽ rất sai lầm nếu cho rằng đây là cuộc đấu đá tranh giành quyền lực. Không. Đây là cuộc đổi mới rất cấp thiết, hợp quy luật với mục đích vì Tổ Quốc, vì Dân Tộc, vì hạnh phúc Nhân Dân được tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và đồng bào cả nước hết lòng, hết sức ủng hộ. Đây không chỉ là công việc của Đảng mà của tất cả mọi người dân Việt Nam yêu nước lo lắng cho tương lai dân tộc.
Vận nước đang đứng trước thử thách lớn lao. Bởi thế cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ ý nghĩa trọng đại, mục đích cao cả thiết thực của cuộc chỉnh đốn Đảng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gắn bó, sát cánh cùng với Đảng thực hiện thành công cuộc vận động mang tính cách mạng này, đè bẹp mọi phản ứng tiêu cực, thậm chí phản kháng của những phần tử "thoái hóa biến chất" không chịu cải tà quy chính. Kiên quyết thải loại nhằm làm trong sạch Đảng lấy lại niềm tin trong nhân dân hoàn thành sứ mạng lịch sử mà Tổ quốc giao phó./.
Có mấy cấp "suy": suy giảm - suy yếu - suy sụp - suy vong.
Cùng với "suy" của lịch sử là sự "đồi" (đồi bại) của không ít yếu nhân: độc đoán chuyên quyền, bất chấp pháp luật, đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích quốc gia, tập hợp phe cánh, coi bộ máy công quyền là của mình, coi cấp dưới là thần quan riêng, coi người dân như nô lệ, vơ vét tiền của làm giầu bất chính, dùng mọi thủ đoạn nham hiểm hãm hại trung thần, đàn áp, tàn sát lương dân, gây rối loạn kỷ cương phép nước, khiến triều chính thối nát, lòng dân oán hận…
Vấn đề quan trọng là giả quyết cách nào với sự "suy", "đồi" ấy?
Lịch sử nước ta đã có không ít bài học:
Cuối triều Đinh "suy". Loạn trong Hoàng tộc. Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Triều đình giết Đỗ Thích đưa Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi. Ngoài biên ải giặc Tống áp sát lăm le xâm lược. Trong nước Đinh Điền, Nguyễn Bặc nổi loạn. Sự tồn vong của xã tắc ngàn cân treo sợ tóc.
Trước tình hình ấy Thái hậu Dương Vân Nga đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, nhường ngôi Hoàng đế của con trai mình cho tướng Lê Hoàn một người đức độ anh minh, văn võ song toàn được triều thần đồng thuận và lòng dân ngưỡng mộ. Nhờ thế quốc gia Đại Cồ Việt không chỉ thoát "suy" mà ngày càng hưng thịnh.
Đến Lê Long Đĩnh, con trai út Lê Hoàn tàn ác bất nhân giết anh (Lê Long Việt) cướp ngôi, tham lam trác táng vô độ nên mắc bệnh phải nằm liệt (Ngọa Triều) mới 24 tuổi đã chết. Triều chính thối nát, lương dân lầm than cực khổ, oán hận ngút trời.
Trước vận nước "suy", "đồi" các quan trung thần bỏ qua truyền thống cha truyền con nối của thể chế phong kiến đồng tâm nhất trí tiến cử và tôn Lý Công Uẩn, một nhân tài đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước lên ngôi vua. Bằng sự sáng suốt và trách nhiệm cao với quốc gia các đại thần triều Lê đã cứu xã tắc thóat "suy". Để rồi dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lý Công Uẩn nước ta trở nên hùng mạnh.
Cuối triều Lý, nhất là từ Lý Huệ Tông (1211-1224) sống sa đọa, triều đình mục nát, bị bệnh tâm thần ông ta phải nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh (Lý Chiêu Hoàng) mới 8 tuổi. Thiên tai mất mùa liên tiếp, nạn tham quan ô lại hoành hành, dân tình cực khổ, cướp loạn khắp nơi. Đại quân Nguyên - Mông áp sát biên giới. Đất nước trên đà suy sụp. Nguy cơ giặc phương Bắc xâm lược rất khó tránh khỏi.
Trong bối cảnh ấy Trần Thủ Độ thấy rằng nếu để nhà Lý nắm triều chính thì nhất định Đại Việt sẽ đắm chìm trong lầm than nô lệ. Bằng đẳng cấp chính trị siêu phàm ông đã dụng "Kế mượn quyền" vận động Lý Chiêu Hoàng hạ chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, thực hiện cuộc bàn giao lịch sử hợp quy luật, không đổ máu để nhà Trần thay nhà Lý. Nhờ thế đất nước không chỉ qua cơn nguy biến mà mau chóng trở nên siêu cường, ba lần đánh tan giặc Nguyên xâm lược.
Đến thế kỷ 14 nhà Trần "suy", "đồi" thối nát. Vua Trần Thiếu Đế mới ba tuổi. Hồ Quý Ly lộng quyền át vua, tập hợp phe cánh thâu tóm quyền lực. Công bằng mà xét thực tâm Hồ Quý Ly cũng muốn theo gương Trần Thủ Độ tìm cách thay nhà Trần bằng nhà Hồ điều hành xã tắc để quốc gia thoát "suy", cứu đất nước khỏi vong.
Nhưng kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị Hồ Quý Ly sao so được với Trần Thủ Độ, tiềm lực nhà Hồ sao bằng nhà Trần. Ông ta lại rất sai lầm khi tiến hành cuộc bàn giao ấy bằng đảo chính bạo lực lật đổ nhà Trần, thẳng tay tàn sát tôn thất nhà Trần cùng những người bất đồng chính kiến. Hành động bất nhân vô đạo của Hồ Qúy Ly khiến cả đất trời và lòng dân oán hận. Vì thế chỉ cầm quyền chưa được bẩy năm nhà Hồ bị diệt.
Cuối triều Nguyễn Gia Long, đời Bảo Đại (1945) triều đình thối nát, tham quan ô lại tác quái, ngân khố cạn kiệt, thiên tai mất mùa, hơn hai triệu người chết đói, khắp nơi loạn lạc, giặc Pháp, giặc Nhật, giặc Tầu giày xéo. Đất nước tận cùng của sự suy sụp và khó tránh khỏi nhục vong.
Trước bối cảnh ấy, Đảng Lao Động Việt Nam đứng đầu là Hồ Chí Minh bằng đường lối chính trị đúng đắn với mục tiêu: bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, xây dựng nước Việt Nam - Dân chủ - Cộng hòa - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc rất hợp quy luật, hợp lòng dân. Nhờ thế đã quy tụ được mọi tầng lớp xã hội dưới cờ Tổ quốc, trong Mặt trận yêu nước tạo sức mạnh vô địch giành chính quyền, thực hiện thể chế chính trị mới, cứu đất nước thoát suy vong, nước Việt Nam trở nên hùng mạnh đánh bại cả giặc Tây, giặc Nhật, giặc Tầu.
Rõ ràng thịnh - suy của lịch sử là quy luật Không nước nào luôn luôn mạnh, cũng không nước nào luôn luôn yếu. Quan trọng là giải quyết cách nào để thoát "suy" đạt thịnh. Lịch sử cũng chứng minh rằng bất kỳ thời nào dù bọn gian hùng đạo tặc, phi nghĩa bất chính có hoành hành đến đâu, dù nhất thời chúng có làm mưa làm gió thì cuối cùng cũng thất bại. Chính nghĩa dù có phải đương đầu với biết bao thử thách hiểm nguy nhưng nhất định chiến thắng. Chính thắng tà là quy luật. Với tinh thần ấy, chúng ta " dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật ": vận nước đang suy. Suy ở cấp độ nào tùy nhãn quan từng người. Cùng với "suy" là "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất". Nghĩa là "đồi". Tuy nhiên lịch sử cũng chứng minh dù bất kỳ hoàn cảnh nào thì các yếu tố, nhân tố và sức mạnh tích cực vẫn tiềm ẩn nếu biết cách phát động, tập hợp, tổ chức thực hiện đổi mới thì mọi khó khăn nhất định vượt qua.
Từ nhận thức ấy, Đảng ta tìm cách thoát "suy" xóa "đồi" bằng cuộc chỉnh đốn Đảng theo NQTW.4 với phương châm " tự phê bình và phê bình". Nghĩa là mỗi người tự soi mình và nhờ người khác giúp để thấy được điều đúng, điều tốt giữ lại, phát huy và thải loại điều sai, điều xấu với mong muốn được "trong sạch" đạt "chính nhân quân tử", có như thế mới " tề gia trị quốc bình thiên hạ" được. Không mới nhưng chỉnh Đảng lần này làm rất triệt để, kiên quyết từ trên xuống dưới không trừ ai, rất cầu thị, rất tự nguyện nhưng cũng rất nghiêm khắc kỷ luật. Ai "bẩn" quá, hoặc không chịu làm "sạch" thì phải thay, phải đào thải, quyết không để " một con sâu làm rầu nồi canh ".
Đây là chủ trương đúng, cách làm đúng, nhằm thanh lọc để trong sạch Đảng một cách ôn hòa, hợp quy luật, hợp lòng dân và hợp với thực tiễn lịch sử nước ta.
Tuy nhiên cần hiểu rằng sự "suy", "đồi" đã khá trầm trọng. Bởi thế tránh tả khuynh, nhưng cũng không được hữu khuynh. Phải kiên quyết, triệt để " làm đến nơi đến chốn". Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Đây là thời cơ duy nhất để Đảng lấy lại niềm tin trong nhân dân và củng cố vị trí lãnh đạo của mình". Không phải ngẫu nhiên mà nhiều lần Tổng Bí thư Đảng và Chủ Tịch nước cảnh báo nạn: " tham nhũng, thoái hóa về tư tưởng, về đạo đức lối sống ". Muốn giải quyết sự "đồi" bại này cần phải nhận diện cho rõ từng loại thoái hóa ấy.
Tham nhũng: là muốn có, muốn chiếm đoạt những gì mà mình không xứng đáng, không có quyền được hưởng bằng mọi cách. Vì thế sẵn sàng gây nhũng nhiễu, thậm chí chà đạp cả pháp luật, bất chấp kỷ cương phép nước và đạo lý.
Biết rằng bản thân, con cháu, người cùng phe cánh đức cạn, tài hèn, nhưng bằng quyền lực, bằng tiền bạc, bằng thủ đoạn vẫn cứ bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng, béo bở bất chấp mọi quy tắc, bỏ ngoài tai sự bất bình phản đối của dư luận xã hội, làm suy yếu bộ máy quản lý điều hành đất nước, mất lòng tin của dân. Đó chính là tham nhũng quyền lực.
Lợi dụng chức quyền, cấu kết với các phần tử bất trung, bất nghĩa, bất nhân vơ vét tiền của đất đai, nhà cửa, cổ phần, cổ phiếu thậm chí thông đồng với cả đối tác nước ngoài phản bội Tổ quốc làm giầu bất minh. Đó chính là tham nhũng vật chất.
Xa rời lý tưởng cách mạng, buông lỏng lập trường giai cấp công nhân, bất chấp pháp luật, đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích quốc gia. Không "lấy dân làm gốc", miệng nói "của dân, do dân, vì dân" nhưng làm thì khác, mị dân, lợi dụng dân, đàn áp dân. Thậm chí mơ tưởng một thể chế quyền lực do nhóm tài phiệt thâu tóm và tổng thống độc tài phán quyết, khi cần sẵn sàng phản bội Tổ quốc "cõng rắn cắn gà nhà". Loại này rất nguy hiểm, trực tiếp "đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ". Đó chính là thoái hóa tư tưởng.
Cậy thế chức quyền, coi thường cả các bậc lão thành cách mạng có công khai quốc, các gia đình chính sách, các nhân sĩ trí thức, coi thường văn hóa truyền thống, vô cảm trước nỗi thống khổ của lương dân, sống phè phỡn trong giầu sang, trác táng sa đọa. Đó chính là thoái hóa đạo đức, lối sống.
Các loại thoái hóa luôn gắn kết nhau làm suy yếu Đảng, sói mòn lòng tin trong nhân dân, đẩy quốc gia đến lầm than vong nhục. Bởi thế phải kiên quyết và triệt để trong cuộc chỉnh đốn Đảng lần này.
Cần khẳng định lần nữa rằng: NQTW.4 là chủ trương đúng, cách làm đúng nhằm giải quyết, khắc phục sự "suy", "đồi" của thực tế lịch sử. Bởi vậy sẽ rất sai lầm nếu cho rằng đây là cuộc đấu đá tranh giành quyền lực. Không. Đây là cuộc đổi mới rất cấp thiết, hợp quy luật với mục đích vì Tổ Quốc, vì Dân Tộc, vì hạnh phúc Nhân Dân được tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và đồng bào cả nước hết lòng, hết sức ủng hộ. Đây không chỉ là công việc của Đảng mà của tất cả mọi người dân Việt Nam yêu nước lo lắng cho tương lai dân tộc.
Vận nước đang đứng trước thử thách lớn lao. Bởi thế cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ ý nghĩa trọng đại, mục đích cao cả thiết thực của cuộc chỉnh đốn Đảng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gắn bó, sát cánh cùng với Đảng thực hiện thành công cuộc vận động mang tính cách mạng này, đè bẹp mọi phản ứng tiêu cực, thậm chí phản kháng của những phần tử "thoái hóa biến chất" không chịu cải tà quy chính. Kiên quyết thải loại nhằm làm trong sạch Đảng lấy lại niềm tin trong nhân dân hoàn thành sứ mạng lịch sử mà Tổ quốc giao phó./.
nguồn:http://trannhuong.com/tin-tuc-13803/nghi-ve-van-nuoc.vhtm
===================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001