Sao Hồng
Nhàn đàm
Thời mới chuyển đổi kinh tế, mình dự một worshop về ISO & GMP. Buổi đầu tiên, giảng viên đặt câu hỏi và lần lượt học viên trả lời:- Ai trả lương cho các anh chị?
Người nói cơ quan, kẻ nói công ty, chính phủ. Có người còn nói cụ thể hơn giám đốc,...
Giảng viên, một bà tiến sỹ đến từ châu Âu không nói gì mà cũng không đưa ra đáp án. Bà cho làm một cái trắc nghiệm trước khi bắt đầu khóa tập huấn. Trong suốt khóa học luôn chia nhóm và thảo luận nhóm. Trình bày theo nhóm. Ai đặt nhiều câu hỏi và có ý kiến độc lập thì được đánh giá cao. Kết thúc lại một bài trắc nghiệm.
Cuối khóa học mình nhận ra, mục tiêu của quản lý chất lượng, thực hành sản xuất đúng,... là hướng tới khách hàng. Khách hàng có tiêu thụ sản phẩm minh làm ra thì mới thu hồi được vốn và trang trải mọi chi phí kể cả tiền lương của cả bộ máy sản xuất. Như vậy, khách hàng mới là ông chủ thật sự trả lương cho mình. Đó là một quy luật bất biến!
Suy rộng ra, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đều đúng như thế. Cả bộ máy quản lý nhà nước, nếu không có những người trực tiếp lao động tạo ra sản phẩm, từ sản phẩm hàng hóa đến sản phẩm dịch vụ thì làm gì có tiền để đóng thuế nuôi cả bộ máy quản lý từ vi mô đến vĩ mô? Nếu mọi người đều hiểu như thế thì câu hỏi trên chẳng cần giải đáp.
Nghĩ xa hơn tý nữa, quản lý và vận hành nền kinh tế xã hội, dù bất cứ ở thể chế nào cũng phải tuân thủ qui luật đó.
Ở các nền kinh tế phát triển khi mà xã hội dân sự phát triển, dân chủ thực sự đúng nghĩa thì mọi thành phân lao động mới được tôn trọng và bộ máy quản lý nhà nước coi người dân là người chủ thực sự. Họ quản lý cách gì cũng xuất phát từ cuộc sống của người dân.
Còn các nước vốn là nền kinh tế tập trung, quan niệm đó có vẽ hơi xa lạ. Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thời sơ khai mối quan hệ người lao động với bộ máy quản lý nó gần giống với quan hệ vua quan với thần dân thời phong kiến hơn. Thế nên, một thời câu nói cửa miệng "ơn lãnh tụ, ơn đảng, ơn chính phủ" rất phổ biến trong xã hội. Thậm chí nó cũng đi vào văn học nghệ thuật. Vì nó đã trở thành "quan niệm". Như là "mặc định" trong suy nghĩ của mọi người.
Muốn phát triển và hòa nhập với thế giới, quan niệm đó nên đưa vào "bảo tàng lịch sử tư duy". Một thể chế chính trị, một chính đảng hay một chính phủ đều có "nhiệm kỳ" và là hữu hạn. Người trực tiếp lao động tạo ra của cải ở mọi thành phần mọi lĩnh vực mới là... VẠN ĐẠI!
Khi mọi người dân đều giác ngộ và hiểu ra vấn đề "ai nuôi bộ máy quản lý nhà nước"; "bộ máy đó quản lý xã hội- kinh tế như thế nào"; "bộ máy đó hướng đến đối tượng nào: vì đa số hay vì thiểu số?",... và họ liên hệ đến thực tại cuộc sống, thì bắt đầu manh nha một cuộc cách mạng mới!
Người xưa nói LẤY DÂN LÀM GỐC là thế!
Đêm khó ngủ 11/10/2012
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 12/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121012/sao-hong-ai-nuoi-bo-may-quan-ly-nha-nuoc
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001