Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Những gương mặt thật, người thật, tình yêu thật ở Việt Nam
Thục Minh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Kerri MacDonald, The New York Times
Maika Elan hoàn toàn không biết những gì đang đợi cô ở phía trước khi cô gõ cửa một khách sạn dành cho các cặp đồng tính nam và đồng tính nữ ở Siem Riep, Campuchia cách đây hai năm trước. Cô ngạc nhiên khi hầu hết các khách tại đây – nhiều trong số họ là người nước ngoài – nói với cô rằng cô có thể chụp lại chân dung của họ.
The Pink Choice/Maika Elan
The Pink Choice/Maika Elan
Xem thêm các ảnh The Pink Choice của nhiếp ảnh gia Maika Elan tại đây.
Elan, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi người Việt Nam, đi du lịch tới Campuchia để tham dự Lễ hội Angkor Photo nhằm trao đổi cuộc hội thảo với nhiếp ảnh gia Antoine D’Agata. Trong lúc cô cần một chủ đề, cô đã lựa chọn Choice Pink, một trang web phục vụ cho các cặp đồng tính đi cùng với nhau – “tương tự như trang web Lonely Planet [trang web dành cho du lịch] cho những người đồng tính nam và đồng tính nữ”, cô nói.
Cô Elan đã bỏ dự án này sang một bên khi trở về lại Hà Nội. Tuy cô ấy có nhiều bạn bè thuộc giới đồng tính nhưng cô vẫn cảm thấy không chắc chắn để có thể tiếp tục chủ đề này.
Nhưng cảm giác của cô đã thay đổi khi cô nhìn thấy một cuộc triển lãm về L.G.B.T. [Lesbian, gay, bisexual, transgender] trong cộng đồng người Việt Nam. Không ai trong số những hình ảnh cô nhìn thấy đã tiết lộ khuôn mặt của họ. Nhiều tấm ảnh đã được chụp từ phía sau, và một số khác còn mang mặt nạ. Họ là những khuôn mẫu – thậm chí những khuôn mẫu khắc nghiệt – miêu tả về tình yêu.
Họ không giống như những người thật.
Sau đó, cô nhớ lại các cặp mà cô đã quen ở Campuchia, những người “thực sự hạnh phúc và rất cởi mở” và khác xa với những hình ảnh mà cô đã thấy trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam. Vì vậy, cô đã quyết định quay lại chủ đề này.
“Tôi nhìn thấy nhiều điều khác nhau xung quanh tôi,” cô nói qua Skype từ Hà Nội, “và muốn thay đổi những suy nghĩ”.
Kết quả là một loạt các bức chân dung với tên gọi “Lựa chọn màu hồng – the Pink Choice” – một cái nhìn mạnh mẽ thân mật về tình yêu, được chủ yếu chụp đằng sau cánh cửa đóng kín ở nhà của các cặp đồng tính người Việt.
Ông D’Agata, nhớ lại công việc của cô từ buổi hội thảo ở Campuchia, cho biết qua e-mail rằng trong khi cô Elan rất tài năng, “những gì cô làm rất quan trọng bởi việc này có thể phải chấp nhận rủi ro để trở thành một tiếng nói chính trị đáng chú ý”.
“Từng bước một, từng hình ảnh một”, ông nói thêm.
Là một nhiếp ảnh gia, ông nói tiếp tục, “Tôi tin rằng cô ấy đủ mạnh để phát triển như một lực lượng quyết định đối với hiện tượng đột biến trong nền văn hóa Việt Nam”.
Lịch sử lối sống ở Việt Nam thường không hoan nghênh các mối quan hệ đồng tính. Tuy nhiên, chính phủ Cộng sản tại đây đang xem xét công nhận hôn nhân đồng tính – một bước tiến có thể làm cho Việt Nam trở thành quốc gia châu Á đầu tiên chấp nhận chủ đề này, mặc dù vấn đề nhân quyền vẫn còn là một vết nhơ tại đây. Hồi tháng Tám vừa qua, một cuộc diễu hành công khai của những người đồng tính đã diễn ra lần đầu tiên tại Hà Nội.
Tuy nhiên, đối với cô Elan thì chụp ảnh tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức hơn so với Campuchia. “Ở Việt Nam, việc này rất khác, đơn giản bởi vì tôi là người Việt”, cô nói. Nhiều đối tượng của cô ở Siem Reap là người nước ngoài, và hầu hết họ nhìn cô như một người nước ngoài, với giả định rằng các ảnh của cô sẽ không được gia đình hoặc bạn bè họ nhìn thấy.
Để bắt đầu công việc, cô đã tìm đến Nguyễn Văn Dũng, một người đồng tính Việt Nam có tiếng trong cộng đồng L.G.B.T., và giúp đỡ cô tìm đối tượng để chụp ảnh. Nhiều người trong số mà cô chụp ảnh lại tỏ ra vẻ khó chịu, và làm lớn chuyện khi cô kéo máy ảnh ra chụp. “Họ chạm nhau vào hoặc họ đã chăm sóc cho nhau”, cô Elan nói. “Nhưng họ không tự nhiên. Họ diễn nhiều hơn”.
Nhiều người phải mất một khoảng thời gian để họ cảm thấy gần gũi với cô hơn. Tuy nhiên, sau khi được ở xung quanh các đối tượng của cô trong một vài ngày, cô bắt đầu có cảm giác về những thói quen thường ngày của họ. Trong thực tế, những ý tưởng ở nhà đã trở nên không thể tách rời đối với công việc của cô. Khi cô theo chân họ ra bên ngoài thì cô thấy các tư thế của họ cũng bị thay đổi. Họ không thoải mái. Tại một vườn hoa, nơi cô chụp ảnh hai người đàn ông ôm nhau, nhiều người dừng lại xem và hỏi tại sao hai người đàn ông lại ôm nhau.
Thay vị vậy, cô đề nghị tìm những giây phút riêng tư để các đối tượng của cô không bị người ngoài nhìn chằm chằm và phê bình đủ loại, và để giảm những tình huống khó khăn đối với những nhóm này. Những khoảnh khắc mà thậm chí họ quên cô ấy ở ngay bên cạnh họ.
“Khi tôi chụp những bức ảnh này, điều quan trọng nhất là tôi phải tin vào thời điểm đó,” cô Elan nói. “Nếu các bức ảnh không cho tôi cảm giác đó thì tôi không chụp”.
Cô Elan, năm nay 26 tuổi, chụp từ năm 2006, hoàn toàn không nhớ đã học những gì về đồng tính luyến ái khi còn nhỏ. Sự dốt nát của cô, cô nói, đã làm tâm trí cô như một từ “giấy trắng trống rỗng”.
Khi cô bắt đầu làm dự án “Pink Choice”, các cặp đồng tính cô gặp đã bắt đầu công khai [mối quan hệ của họ]. Nhưng khi cô tiếp tục làm dự án này thì những người khác đã liên lạc với cô, và có một cặp nói với cô rằng họ muốn cô giúp họ làm như vậy [công khai mối quan hệ]. Gia đình của họ đã có những phản ứng không tốt.
Các gia đình khác yêu cầu cô loại bỏ các hình ảnh con cái của họ trong cuộc triển lãm “Choice Pink” tại Viện Goethe ở Hà Nội. Họ nói rằng con cái của họ bị bệnh, hoặc không bình thường. “Họ nghĩ rằng họ có thể cho [những đứa con này] cho bệnh viện địa phương hoặc một nơi nào đó”, cô Elan nói.
“Ở các nước khác,” cô nói, “sự kỳ thị đến từ xã hội, nhưng tại Việt Nam, sự kỳ thị đến từ phía gia đình”.
Và có một số ý kiến phản ứng bất ngờ đối với công việc của cô. “Một số người đã tức giận, và nói rằng những tấm ảnh này vẫn không đủ”, Elan nói. “Họ muốn xem những tấm ảnh có nhiều hoạt động hơn nữa và họ hỏi tôi lý do tại sao hình ảnh của tôi rất buồn. Họ muốn nhìn thấy những khoảnh khắc vui vẻ hơn”.
“Tôi không nghĩ rằng bạn cần phải có một nụ cười hạnh phúc”, cô nói, “nếu bạn ở bên cạnh người bạn yêu”.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
nguồn:http://phiatruoc.info/nhung-guong-mat-that-nguoi-that-tinh-yeu-that-o-viet-nam/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001