Linh Nghĩa - Bảo đảm quyền công dân và quyền con người là bản chất của nhà nước Việt Nam
Linh Nghĩa
Hiện nay Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn đang
tiếp tục hoàn thiện chế độ xã hội, Nhà nước pháp quyền và hệ thống pháp
luật nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định, vững chắc xã hội XHCN, đồng
thời bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền công dân và quyền con người.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, giành độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và các quyền công dân (QCD), quyền con người (QCN) của nhân dân ta nằm trong trào lưu cách mạng giải phóng dân tộc và sự phát triển của chế độ dân chủ trong thế kỷ XX. Có thể nói, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một thành quả của trào lưu cách mạng và tiến bộ của nhân loại trong thế kỷ XX. Còn nhớ, trước khi giành được độc lập, các lực lượng cách mạng do Đảng ta lãnh đạo đã đứng về phe Đồng minh chống phát xít. Ngay từ khi mới giành được độc lập (1945), Nhà nước ta đã thể hiện sự tôn trọng Liên hợp quốc và mong muốn có quan hệ hữu nghị bình đẳng với tất cả các quốc gia, dân tộc.
Trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới, chế độ dân chủ, cộng hòa, các QCD và QCN của nhân dân Việt Nam đã sớm được khẳng định như một thành quả của cách mạng. Tuy nhiên, việc bảo đảm QCD và QCN trong mỗi giai đoạn lịch sử có những đặc trưng khác nhau. Chẳng hạn, trong thời kỳ kháng chiến chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô và tính chất ác liệt chưa từng có nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc phải được đặt lên hàng đầu. Điều này khiến cho việc bảo đảm các QCD và QCN phải chịu những hạn chế nào đó, nhất là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong thời kỳ xây dựng đất nước (từ khi thống nhất đến giữa thập niên 80), theo mô hình cũ về xã hội XHCN, trong đó: Về chính trị, đó là nhà nước chuyên chính vô sản; Về kinh tế, đó là kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp với 2 thành phần: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể…, Nhà nước ta đã không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong việc tôn trọng và bảo đảm các QCD và QCN. Trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay), việc bảo đảm QCD và QCN đã có những bước phát triển quan trọng.
QCD và QCN được khẳng định là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, hơn nữa còn được xem là bản chất, là thước đo của sự phát triển xã hội. Kế thừa các Cương lĩnh trước đây, Cương lĩnh thông qua Đại hội XI khẳng định: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ;… (Nhà nước ta là) Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…; Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội…”, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, NXB CTQG. HN, 2011, tr 70, 85, 87. Cương lĩnh còn nhấn mạnh: “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các QCN và QCD; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người”, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, NXB CTQG. HN, 2011, tr 85.
Trong quan hệ quốc tế, đổi mới là thời kỳ Việt Nam mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng quốc tế trên các lĩnh vực, trong đó có cơ chế quốc tế bảo vệ QCN.
Trên lĩnh vực QCN, chính sách đối ngoại của Việt Nam theo nguyên tắc: Nhất quán và tích cực tham gia cơ chế quốc tế về QCN. Là thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam luôn luôn tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về QCN và đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế trên lĩnh vực này. “Công ước chống tra tấn” đang được Quốc hội xem xét các điều kiện để tham gia vào thời gian tới. Để bảo đảm hành lang pháp lý cho hoạt động của cơ quan nhà nước và công dân, Nhà nước ta đã nội luật hóa các công ước quốc tế về QCN mà Việt Nam đã tham gia. Cho đến nay nhiều bộ luật, luật sửa đổi và luật mới được ban hành dựa trên các nguyên tắc: Tôn trọng con người, quyền con người. Có thể dẫn ra những luật sau: Luật Bảo vệ sức khỏe người dân (1989), Luật Giáo dục (1998), Luật Đất đai (2003), Luật Bảo hiểm xã hội (2006), Luật Phòng, chống HIV/AIDS (2006), Luật Phòng, chống tham nhũng (2005), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Bình đẳng giới (2011).
Việt Nam rất coi trọng cơ chế kiểm điểm phổ cập định kỳ - một cơ chế mới của Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc. Năm 2009, Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện sớm Báo cáo kiểm điểm lần đầu (ngày 8/5/2009). Nhiều đại biểu tham gia hội nghị đã đánh giá cao Báo cáo của Việt Nam về tính khách quan, trung thực và những sáng tạo của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện của một quốc gia nghèo. Đồng thời trong dịp này Việt Nam cũng đã chấp thuận và thực hiện các khuyến nghị trong kiểm điểm đợt 1, nhằm tăng cường đối thoại theo cơ chế “Thủ tục đặc biệt”.
Từ tháng 7/2010 đến nay, Việt Nam đã đón 4 đại diện “Thủ tục đặc biệt” của Liên hợp quốc về các vấn đề: “Dân tộc thiểu số”, về “đói nghèo cùng cực và nhân quyền”, về “quyền được chăm sóc y tế”. Thời gian tới, Việt Nam sẽ đón các đại diện “Thủ tục đặc biệt” về “Quyền giáo dục”, “Quyền có lương thực”, “Quyền văn hóa” như đã cam kết trong các công ước quốc tế về QCN, đồng thời sẽ tiếp tục xem xét đón thêm một số đại diện “Thủ tục đặc biệt” khác.
Trong quan hệ song phương, Việt Nam cũng đã tăng cường hợp tác, đối thoại với nhiều quốc gia trên lĩnh vực QCN. Việt Nam có cơ chế đối thoại nhân quyền hằng năm với nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, EU, Thụy Sỹ… Việt Nam cũng có những đóng góp thiết thực đáng kể để tăng cường hợp tác về nhân quyền trong ASEAN, đặc biệt trong quá trình thành lập và hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và việc xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Phnôm Pênh, tháng 11-2012.
Bảo đảm QCN đối với các quốc gia, nhất là những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển, trong đó có Việt Nam là một tất yếu. Từ mô hình cũ sang mô hình mới của chủ nghĩa xã hội là một bước phát triển quan trọng của QCN. Mặc dù vậy, hiện nay Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn đang tiếp tục hoàn thiện chế độ xã hội, Nhà nước pháp quyền và hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định, vững chắc xã hội XHCN, đồng thời bảo đảm ngày càng tốt hơn các QCD và QCN. Chính vì vậy sau Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi bổ sung 2001). Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có những sửa chữa, bổ sung quan trọng trên nhiều vấn đề: Từ chế độ chính trị, trách nhiệm của Đảng; đến thể chế phân công phối hợp có sự giám sát quyền lực của các nhánh quyền lực. Đặc biệt lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam, QCD và QCN không những được khẳng định mà còn được đặt ở vị trí quan trọng trong Hiến pháp. Trong văn bản Dự thảo sửa đổi, “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân” được quy định ở Chương II. So với Hiến pháp 1992 hiện hành, đây là một chương hoàn toàn mới. Trong chương này, các chuẩn mực quốc tế về QCN cũng như các QCN về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa đã được liệt kê đầy đủ, kể cả những quyền mới như quyền về môi trường; về hiến mô, bộ phận cơ thể người; quyền hiến xác…
Không thể phủ nhận rằng, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức như phân hóa giàu nghèo, những suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên các cấp như Hội nghị TW 4 (khóa XI) đã thẳng thắn chỉ ra. Tuy nhiên Việt Nam có quyền tin rằng, tôn trọng và bảo vệ các QCD và QCN của nhân dân là bản chất của xã hội và sẽ ngày càng được thực hiện tốt hơn cùng với việc hoàn thiện chế độ xã hội XHCN, và Nhà nước pháp quyền
Linh Nghĩa
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 08/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131108/linh-nghia-bao-dam-quyen-cong-dan-va-quyen-con-nguoi-la-ban-chat-cua-nha-nuoc-viet
=======================================================================
Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, giành độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và các quyền công dân (QCD), quyền con người (QCN) của nhân dân ta nằm trong trào lưu cách mạng giải phóng dân tộc và sự phát triển của chế độ dân chủ trong thế kỷ XX. Có thể nói, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một thành quả của trào lưu cách mạng và tiến bộ của nhân loại trong thế kỷ XX. Còn nhớ, trước khi giành được độc lập, các lực lượng cách mạng do Đảng ta lãnh đạo đã đứng về phe Đồng minh chống phát xít. Ngay từ khi mới giành được độc lập (1945), Nhà nước ta đã thể hiện sự tôn trọng Liên hợp quốc và mong muốn có quan hệ hữu nghị bình đẳng với tất cả các quốc gia, dân tộc.
Trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới, chế độ dân chủ, cộng hòa, các QCD và QCN của nhân dân Việt Nam đã sớm được khẳng định như một thành quả của cách mạng. Tuy nhiên, việc bảo đảm QCD và QCN trong mỗi giai đoạn lịch sử có những đặc trưng khác nhau. Chẳng hạn, trong thời kỳ kháng chiến chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô và tính chất ác liệt chưa từng có nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc phải được đặt lên hàng đầu. Điều này khiến cho việc bảo đảm các QCD và QCN phải chịu những hạn chế nào đó, nhất là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong thời kỳ xây dựng đất nước (từ khi thống nhất đến giữa thập niên 80), theo mô hình cũ về xã hội XHCN, trong đó: Về chính trị, đó là nhà nước chuyên chính vô sản; Về kinh tế, đó là kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp với 2 thành phần: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể…, Nhà nước ta đã không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong việc tôn trọng và bảo đảm các QCD và QCN. Trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay), việc bảo đảm QCD và QCN đã có những bước phát triển quan trọng.
QCD và QCN được khẳng định là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, hơn nữa còn được xem là bản chất, là thước đo của sự phát triển xã hội. Kế thừa các Cương lĩnh trước đây, Cương lĩnh thông qua Đại hội XI khẳng định: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ;… (Nhà nước ta là) Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…; Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội…”, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, NXB CTQG. HN, 2011, tr 70, 85, 87. Cương lĩnh còn nhấn mạnh: “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các QCN và QCD; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người”, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, NXB CTQG. HN, 2011, tr 85.
Trong quan hệ quốc tế, đổi mới là thời kỳ Việt Nam mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng quốc tế trên các lĩnh vực, trong đó có cơ chế quốc tế bảo vệ QCN.
Trên lĩnh vực QCN, chính sách đối ngoại của Việt Nam theo nguyên tắc: Nhất quán và tích cực tham gia cơ chế quốc tế về QCN. Là thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam luôn luôn tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về QCN và đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế trên lĩnh vực này. “Công ước chống tra tấn” đang được Quốc hội xem xét các điều kiện để tham gia vào thời gian tới. Để bảo đảm hành lang pháp lý cho hoạt động của cơ quan nhà nước và công dân, Nhà nước ta đã nội luật hóa các công ước quốc tế về QCN mà Việt Nam đã tham gia. Cho đến nay nhiều bộ luật, luật sửa đổi và luật mới được ban hành dựa trên các nguyên tắc: Tôn trọng con người, quyền con người. Có thể dẫn ra những luật sau: Luật Bảo vệ sức khỏe người dân (1989), Luật Giáo dục (1998), Luật Đất đai (2003), Luật Bảo hiểm xã hội (2006), Luật Phòng, chống HIV/AIDS (2006), Luật Phòng, chống tham nhũng (2005), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Bình đẳng giới (2011).
Việt Nam rất coi trọng cơ chế kiểm điểm phổ cập định kỳ - một cơ chế mới của Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc. Năm 2009, Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện sớm Báo cáo kiểm điểm lần đầu (ngày 8/5/2009). Nhiều đại biểu tham gia hội nghị đã đánh giá cao Báo cáo của Việt Nam về tính khách quan, trung thực và những sáng tạo của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện của một quốc gia nghèo. Đồng thời trong dịp này Việt Nam cũng đã chấp thuận và thực hiện các khuyến nghị trong kiểm điểm đợt 1, nhằm tăng cường đối thoại theo cơ chế “Thủ tục đặc biệt”.
Từ tháng 7/2010 đến nay, Việt Nam đã đón 4 đại diện “Thủ tục đặc biệt” của Liên hợp quốc về các vấn đề: “Dân tộc thiểu số”, về “đói nghèo cùng cực và nhân quyền”, về “quyền được chăm sóc y tế”. Thời gian tới, Việt Nam sẽ đón các đại diện “Thủ tục đặc biệt” về “Quyền giáo dục”, “Quyền có lương thực”, “Quyền văn hóa” như đã cam kết trong các công ước quốc tế về QCN, đồng thời sẽ tiếp tục xem xét đón thêm một số đại diện “Thủ tục đặc biệt” khác.
Trong quan hệ song phương, Việt Nam cũng đã tăng cường hợp tác, đối thoại với nhiều quốc gia trên lĩnh vực QCN. Việt Nam có cơ chế đối thoại nhân quyền hằng năm với nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, EU, Thụy Sỹ… Việt Nam cũng có những đóng góp thiết thực đáng kể để tăng cường hợp tác về nhân quyền trong ASEAN, đặc biệt trong quá trình thành lập và hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và việc xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Phnôm Pênh, tháng 11-2012.
Bảo đảm QCN đối với các quốc gia, nhất là những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển, trong đó có Việt Nam là một tất yếu. Từ mô hình cũ sang mô hình mới của chủ nghĩa xã hội là một bước phát triển quan trọng của QCN. Mặc dù vậy, hiện nay Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn đang tiếp tục hoàn thiện chế độ xã hội, Nhà nước pháp quyền và hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định, vững chắc xã hội XHCN, đồng thời bảo đảm ngày càng tốt hơn các QCD và QCN. Chính vì vậy sau Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi bổ sung 2001). Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có những sửa chữa, bổ sung quan trọng trên nhiều vấn đề: Từ chế độ chính trị, trách nhiệm của Đảng; đến thể chế phân công phối hợp có sự giám sát quyền lực của các nhánh quyền lực. Đặc biệt lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam, QCD và QCN không những được khẳng định mà còn được đặt ở vị trí quan trọng trong Hiến pháp. Trong văn bản Dự thảo sửa đổi, “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân” được quy định ở Chương II. So với Hiến pháp 1992 hiện hành, đây là một chương hoàn toàn mới. Trong chương này, các chuẩn mực quốc tế về QCN cũng như các QCN về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa đã được liệt kê đầy đủ, kể cả những quyền mới như quyền về môi trường; về hiến mô, bộ phận cơ thể người; quyền hiến xác…
Không thể phủ nhận rằng, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức như phân hóa giàu nghèo, những suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên các cấp như Hội nghị TW 4 (khóa XI) đã thẳng thắn chỉ ra. Tuy nhiên Việt Nam có quyền tin rằng, tôn trọng và bảo vệ các QCD và QCN của nhân dân là bản chất của xã hội và sẽ ngày càng được thực hiện tốt hơn cùng với việc hoàn thiện chế độ xã hội XHCN, và Nhà nước pháp quyền
Linh Nghĩa
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 08/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131108/linh-nghia-bao-dam-quyen-cong-dan-va-quyen-con-nguoi-la-ban-chat-cua-nha-nuoc-viet
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001