Đời sống hiện nay của người Thượng VN tại Mỹ
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-11-08
2013-11-08
Nhiều ngàn người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam, bỏ chạy qua Campuchia
vì sợ bị bắt giữ và bị cấm đạo, không dễ dàng hòa mình ngay vào cuộc
sống mới khi sang định cư tại Hoa Kỳ. Nhưng có một điều không thể chối
cãi là họ được tự do nhóm họp để cầu nguyện, thờ phượng và phát triển
đời sống tâm linh như mơ ước khi bỏ trốn ra khỏi nước.
Tháng Hai năm 2000, sau cuộc biểu tình rầm rộ đòi đất và đòi tự do tôn giáo của các dân tộc Tây Nguyên, hàng ngàn người Thượng lại băng rừng vượt núi sang Campuchia lánh nạn. Họ được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ở Campuchia cấp qui chế tị nạn.
Đến tháng Sáu 2002, Hoa Kỳ cho phép gần một nghìn người Thượng về định cư tại các thành phố Raleigh, Charlotte và Greensboro thuộc tiểu bang North Carolina. Đây là đợt định cư nhân đạo lớn nhất trong lịch sử tiếp nhận người tị nạn của North Carolina nói riêng.
“Người Thượng ở Hoa Kỳ, cả Tin Lành và Công Giáo, được tự do thờ phượng Chúa. Mỹ là nước có tự do tôn giáo, cho nên số đồng bào Thượng qua đây gồm Tin Lành và Công Giáo thì họ thoát khỏi kềm kẹp về vấn đề tôn giáo, nhất là phía Tin Lành. Cuộc sống hàng ngày họ làm vất vả nhưng họ an nhàn về vấn đề tinh thần.
Đúng ra ở North Carolina thì Tin Lành nhiều hơn Công Giáo, đương nhiên số nhà thờ Tin Lành cũng đông hơn, bởi vì nhà thờ nào quá trên hai ba trăm thì đương nhiên phải mở nhà thờ khác, tất cả cùng một chí hướng là thờ phượng Chúa, thế thôi. Còn bên Công Giáo thì nhóm chung với người Mỹ, tuy nhiên cũng giảng theo tiếng mẹ đẻ của họ.”
Bà Key Rebold, chuyên viên cố vấn về vấn đề thổ dân, phụ trách Kế Hoạch Phát Triển Cho Người Thượng trong tổ chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi, nói bằng vào kinh nghiệm bao năm làm việc với người Thượng ở North Carolina, bà có thể xác nhận cộng đồng người Thượng theo đạo Tin Lành ở North Carolina là một tập thể lớn:
“Có thể nói không phải là tất cả nhưng rất đông người Thượng là tín đồ Tin Lành thuần thành. Nhiều người chăm đi nhà thờ, nhiều nhóm cùng một bộ tộc thì họp nhau lại thành một nhà nguyện riêng.”
Đối với người Thượng, đức tin và sự thờ phượng là một sinh hoạt quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày:
“Nhiều nhóm Tin Lành có mục sư riêng của họ, đó là những người được đi học Kinh Thánh ở đây hoặc đã từng là nhà truyền đạo bên Việt Nam, thâm chí một vài người còn được đi học về thần học ở Hoa Kỳ. Đó là chưa kể một số nhà thờ Tin Lành của người Thượng còn có mối liên kết chăt chẽ với những tổ chức Tin Lành lớn và hoạt động tích cực trong nước Mỹ.
I think an interesting phenomenon
Thiết tưởng điểm đặc biệt và đáng chú ý nơi người Thượng theo đạo Tin Lành mà tôi nhận thấy là đức tin của họ gần như gắn kết với nguồn gốc bộ tộc. Thí dụ những nhóm Tin Lành người J’rai, người Ê Đê hay người K’hor tự hình thành một nhà thờ cho bộ tộc của mình. Cũng có trường hợp các nhóm bộ tộc khác nhau tổ chức gây quĩ và trong mấy năm đã xây được một nhà nguyện lớn với một cộng đoàn hoạt động tích cực.”
“Tôi đã thấy nhiều người không ngần ngại đóng góp cho nhà thờ, Giáng Sinh hay Phục Sinh là những buổi lễ qui tụ cả ngàn người Thượng, họ từ nhà thờ ở Charlotte ở Greensboro kéo xuống Raleigh để gặp nhau và cùng cầu nguyện, rồi thì người từ Raleigh hay Charlotte lại kéo về Greensboro ngày hôm sau trong những buổi lễ tương tự và ngược lại. Người Thượng theo đạo Tin Lành gắn bó với đức tin và nhà thờ của họ như vậy đấy.”
“Một trong những nâng đỡ cần thiết cho đồng bào là đời sống tâm linh. Người Ê Đê, người J’rai, người B’nar, người K’hor, người Mạ, người Lạch qua bên này buôn làng không còn nữa, họ sống rải rác lẫn lộn với người Mỹ người Spanish người Việt thì còn chăng điểm tựa là đời sống tâm linh, nhà thờ là nơi chốn để về, để chia sẻ, để nâng đỡ nhau.
Ngay ở Charlotte có một số anh chị em họ đi với cộng đoàn Việt Nam, một số anh chị em đi lễ Mỹ ở nhà thờ Saint Patrick, và rải rác một số ở vùng Greenboro thì tới dự lễ chung với anh chị em địa phương hoặc là Mỹ hoặc là Việt.”
Riêng tại Raleigh, từ năm 2010, nhận thấy nơi đây có một cộng đồng người Công giáo J’rai và B’nar khá đông, giám mục William của nhà thờ Saint Joseph đã vận động đưa linh mục Trần Công Vang về Raleigh:
“Đức ông William rất thương đồng bào dân tộc, vì thế ông tìm cách đưa mình về để từ đó lập nên một cộng đồng anh chị em người J’rai với thánh lễ riêng cho họ, nó bắt đầu thành hình như vậy cũng trên ba năm rồi.”
Ba năm qua, người Thượng ở Raleigh và những vùng phụ cận đi nhà thờ Saint Joseph, dự Thánh lễ và hát Thánh ca bằng tiếng J’rai hoặc tiếng B’nar:
“Nhờ sự nâng đỡ, khuyến khích và yêu thương của vị chủ chăn đó, những người giáo dân trong đó có lòng yêu thương và họ mở rộng tâm hồn để đến với cộng đồng người dân tộc. Điều đo quan trọng lắm.”
Nơi nào có vị chủ chăn thương quí con chiên, bất kể màu da và nguồn gốc, nơi đó cộng đồng anh chị em người Thượng dễ hội nhập và mau trưởng thành hơn. Đó là trường hợp may mắn của người Thượng theo Thiên Chúa Giáo ở Raleigh, North Carolina, linh mục Trần Công Vang kết luận.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/freedom-belief-montagnards-refugees-us-tt-11082013101907.html
=====================================================================
Không sợ khổ, chỉ sợ phải bỏ đạo
Sau tháng Tư 1975, một số ít người Thượng vùng Cao Nguyên Trung Phần dạt sang Hoa Kỳ theo làn sóng di tản, được đưa về tiểu bang North Carolina, nơi có phong thổ và khí hậu tương đối giống vùng núi rừng của Việt Nam.Tháng Hai năm 2000, sau cuộc biểu tình rầm rộ đòi đất và đòi tự do tôn giáo của các dân tộc Tây Nguyên, hàng ngàn người Thượng lại băng rừng vượt núi sang Campuchia lánh nạn. Họ được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ở Campuchia cấp qui chế tị nạn.
Đến tháng Sáu 2002, Hoa Kỳ cho phép gần một nghìn người Thượng về định cư tại các thành phố Raleigh, Charlotte và Greensboro thuộc tiểu bang North Carolina. Đây là đợt định cư nhân đạo lớn nhất trong lịch sử tiếp nhận người tị nạn của North Carolina nói riêng.
Mỹ là nước có tự do tôn giáo, cho nên số đồng bào Thượng qua đây gồm Tin Lành và Công Giáo thì họ thoát khỏi kềm kẹp về vấn đề tôn giáo, nhất là phía Tin Lành.Tính đến lúc này, số người Thượng qui tụ về Notrh Carolina khoảng hơn 12.000. Từ hoàn cảnh sống vốn không mấy dễ chịu khi còn ở trong nước, những người ra đi vẫn cả quyết họ không sợ khổ sợ đói mà chỉ sợ phải bỏ đạo theo lệnh của chính quyền. Ông Ron Nay, giám đốc tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền Cho Người Miền Núi ở Raleigh, North Carolina, cho biết:
-Ông Ron Nay
“Người Thượng ở Hoa Kỳ, cả Tin Lành và Công Giáo, được tự do thờ phượng Chúa. Mỹ là nước có tự do tôn giáo, cho nên số đồng bào Thượng qua đây gồm Tin Lành và Công Giáo thì họ thoát khỏi kềm kẹp về vấn đề tôn giáo, nhất là phía Tin Lành. Cuộc sống hàng ngày họ làm vất vả nhưng họ an nhàn về vấn đề tinh thần.
Đúng ra ở North Carolina thì Tin Lành nhiều hơn Công Giáo, đương nhiên số nhà thờ Tin Lành cũng đông hơn, bởi vì nhà thờ nào quá trên hai ba trăm thì đương nhiên phải mở nhà thờ khác, tất cả cùng một chí hướng là thờ phượng Chúa, thế thôi. Còn bên Công Giáo thì nhóm chung với người Mỹ, tuy nhiên cũng giảng theo tiếng mẹ đẻ của họ.”
Bà Key Rebold, chuyên viên cố vấn về vấn đề thổ dân, phụ trách Kế Hoạch Phát Triển Cho Người Thượng trong tổ chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi, nói bằng vào kinh nghiệm bao năm làm việc với người Thượng ở North Carolina, bà có thể xác nhận cộng đồng người Thượng theo đạo Tin Lành ở North Carolina là một tập thể lớn:
“Có thể nói không phải là tất cả nhưng rất đông người Thượng là tín đồ Tin Lành thuần thành. Nhiều người chăm đi nhà thờ, nhiều nhóm cùng một bộ tộc thì họp nhau lại thành một nhà nguyện riêng.”
Đối với người Thượng, đức tin và sự thờ phượng là một sinh hoạt quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày:
“Nhiều nhóm Tin Lành có mục sư riêng của họ, đó là những người được đi học Kinh Thánh ở đây hoặc đã từng là nhà truyền đạo bên Việt Nam, thâm chí một vài người còn được đi học về thần học ở Hoa Kỳ. Đó là chưa kể một số nhà thờ Tin Lành của người Thượng còn có mối liên kết chăt chẽ với những tổ chức Tin Lành lớn và hoạt động tích cực trong nước Mỹ.
I think an interesting phenomenon
Thiết tưởng điểm đặc biệt và đáng chú ý nơi người Thượng theo đạo Tin Lành mà tôi nhận thấy là đức tin của họ gần như gắn kết với nguồn gốc bộ tộc. Thí dụ những nhóm Tin Lành người J’rai, người Ê Đê hay người K’hor tự hình thành một nhà thờ cho bộ tộc của mình. Cũng có trường hợp các nhóm bộ tộc khác nhau tổ chức gây quĩ và trong mấy năm đã xây được một nhà nguyện lớn với một cộng đoàn hoạt động tích cực.”
Không dễ hòa nhập
Xây dựng một cuộc sống bình thường cho đồng bào Thượng ở North Carolina không dễ dàng, bà Key Rebold giải thích tiếp, đa số trình độ học vấn không cao, đi làm với đồng lương ít ỏi, nhưng chính những sinh hoạt đức tin và tôn giáo mang họ về với thực tế của cuộc sống mới:“Tôi đã thấy nhiều người không ngần ngại đóng góp cho nhà thờ, Giáng Sinh hay Phục Sinh là những buổi lễ qui tụ cả ngàn người Thượng, họ từ nhà thờ ở Charlotte ở Greensboro kéo xuống Raleigh để gặp nhau và cùng cầu nguyện, rồi thì người từ Raleigh hay Charlotte lại kéo về Greensboro ngày hôm sau trong những buổi lễ tương tự và ngược lại. Người Thượng theo đạo Tin Lành gắn bó với đức tin và nhà thờ của họ như vậy đấy.”
Nhờ sự nâng đỡ, khuyến khích và yêu thương của vị chủ chăn đó, những người giáo dân trong đó có lòng yêu thương và họ mở rộng tâm hồn để đến với cộng đồng người dân tộc.Đối với người Thượng theo Thiên Chúa Giáo, tự do thờ phượng là liều thuốc cứu rỗi họ. Từ thành phố Raleigh, North Carolina, linh mục Trần Công Vang, người sáng lập tổ chức Việt Tộc, khẳng định:
-LM Trần Công Vang
“Một trong những nâng đỡ cần thiết cho đồng bào là đời sống tâm linh. Người Ê Đê, người J’rai, người B’nar, người K’hor, người Mạ, người Lạch qua bên này buôn làng không còn nữa, họ sống rải rác lẫn lộn với người Mỹ người Spanish người Việt thì còn chăng điểm tựa là đời sống tâm linh, nhà thờ là nơi chốn để về, để chia sẻ, để nâng đỡ nhau.
Ngay ở Charlotte có một số anh chị em họ đi với cộng đoàn Việt Nam, một số anh chị em đi lễ Mỹ ở nhà thờ Saint Patrick, và rải rác một số ở vùng Greenboro thì tới dự lễ chung với anh chị em địa phương hoặc là Mỹ hoặc là Việt.”
Riêng tại Raleigh, từ năm 2010, nhận thấy nơi đây có một cộng đồng người Công giáo J’rai và B’nar khá đông, giám mục William của nhà thờ Saint Joseph đã vận động đưa linh mục Trần Công Vang về Raleigh:
“Đức ông William rất thương đồng bào dân tộc, vì thế ông tìm cách đưa mình về để từ đó lập nên một cộng đồng anh chị em người J’rai với thánh lễ riêng cho họ, nó bắt đầu thành hình như vậy cũng trên ba năm rồi.”
Ba năm qua, người Thượng ở Raleigh và những vùng phụ cận đi nhà thờ Saint Joseph, dự Thánh lễ và hát Thánh ca bằng tiếng J’rai hoặc tiếng B’nar:
“Nhờ sự nâng đỡ, khuyến khích và yêu thương của vị chủ chăn đó, những người giáo dân trong đó có lòng yêu thương và họ mở rộng tâm hồn để đến với cộng đồng người dân tộc. Điều đo quan trọng lắm.”
Nơi nào có vị chủ chăn thương quí con chiên, bất kể màu da và nguồn gốc, nơi đó cộng đồng anh chị em người Thượng dễ hội nhập và mau trưởng thành hơn. Đó là trường hợp may mắn của người Thượng theo Thiên Chúa Giáo ở Raleigh, North Carolina, linh mục Trần Công Vang kết luận.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/freedom-belief-montagnards-refugees-us-tt-11082013101907.html
=====================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001