Posted by basamnews on 08/08/2012
The Economist
Người dịch: Trần Văn Minh
06-08-2012
Là một khu vực tranh chấp giữa các nước duyên hải, từ lâu Biển Đông nhanh chóng trở thành tâm điểm của một trong những tranh chấp song phương nghiêm trọng nhất giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuối tuần qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu tập một nhà ngoại giao Hoa Kỳ để bày tỏ “sự bất bình mạnh mẽ và cương quyết phản đối” về một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 3 tháng 8.
Năm nay, các vụ căng thẳng trên biển đã gia tăng cao, nhất là giữa Trung Quốc và Phillippines và mặt khác, giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù đã không có một cuộc va chạm quân sự nghiêm trọng nào xảy ra trên biển kể từ năm 1988, và bây giờ cũng khó có thể xảy ra, đã có những mối lo ngại rằng với tình hình hiện tại thì một cuộc đối đầu ở mức độ nhẹ có thể leo thang bất ngờ.
Than phiền chính yếu của Trung Quốc là sự chỉ trích của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc nâng cấp hành chính của thành phố Tam Sa, trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), từ cấp huyện hạt lên cấp quận, và việc thành lập một đơn vị đồn trú quân đội mới ở đó. Trong lời đáp trả, Trung Quốc xem quyết định của họ là “bình thường và hợp lý”, cho dù chỉ có vài trăm người sống trên những đảo nhỏ, bao quanh cái quận trên biển mới thành lập đó là vùng nước mênh mông.
Một cách tổng quát hơn, Trung Quốc than phiền rằng Hoa Kỳ chọn phe trong nhiều tranh chấp lãnh thổ trên biển. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều đòi chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển. Việt Nam đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa do đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1974, cũng như chuỗi đảo Trường Sa về phía nam. Trong vùng biển phía nam, đòi hỏi của cả hai nước [Trung Quốc và Việt Nam] đều chồng lấn với tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Càng phức tạp hơn, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ nhỏ hơn, và Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam và Philippines là thành viên, đã cố gắng thực hiện vai trò liên lạc và hòa giải.
Hoa Kỳ nhấn mạnh vai trò trung lập của mình trong các tranh chấp lãnh thổ. Nhưng Trung Quốc vẫn xem Hoa Kỳ là kẻ gây rối, nhất là kể từ khi tại Diễn đàn An ninh Khu vực ở Hà Nội hai năm trước, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” đối với các vấn đề trên biển.
Trung Quốc đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã khuyến khích – và có lẽ ngay cả kích động – một thái độ hung hăng hơn từ Phillippines và Việt Nam. Trung Quốc đặt câu hỏi tại sao tuyên bố của Hoa Kỳ chọn thái độ “làm ngơ” trước những điều Trung Quốc coi là sự khiêu khích bởi những quốc gia khác (không nêu tên).
Điều này ám chỉ việc Việt Nam phê chuẩn luật biển, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và những tranh chấp mới đây với Trung Quốc và Philippines về vấn đề đánh bắt cá và mở [thầu] các vùng biển tranh chấp để khai thác dầu khí. Một lý do cho các cơn thịnh nộ gia tăng là vùng biển có quá nhiều tài nguyên.
Cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất gần đây giữa Philippines với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough đã giảm cường độ sau khi cả hai bên rút các tàu tuần tra có trang bị vũ trang và tàu đánh cá về, khi những cơn bão ập tới. Nhưng Philippines nói các tàu Trung Quốc đã để lại dây chắn ngang cửa bãi cạn để ngăn cản ngư dân lui tới.
Tuyên bố của Mỹ ủng hộ phương pháp đa phương để giải quyết tranh chấp do ASEAN chủ trương. Các thành viên ASEAN vẫn đang khổ sở về sự thất bại của họ – lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm kể từ khi tổ chức này thành lập – về việc cho ra một tuyên bố chung sau cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao hàng năm, đã tổ chức hồi tháng trước tại Phnom Penh. Bản tuyên bố chung đã bị ngăn chặn bởi vì Cambodia, một thân chủ trung thành với Trung Quốc, đã từ chối không chấp nhận cách diễn đạt về biển Đông theo yêu cầu của một số thành viên khác.
Đường lối ngoại giao bền bỉ của Indonesia tiếp theo đã cố hàn gắn lại tình trạng có thể chấp nhận được, cho dù tẻ nhạt, lập trường của ASEAN về Biển Đông. Trung Quốc đang làm việc (một cách quá chậm) với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử khu vực để làm giảm những nguy cơ xung đột. Nhưng Trung Quốc nhấn mạnh các tranh chấp lãnh thổ là vấn đề song phương. Trung Quốc không muốn những nước láng giềng nhỏ hơn quy tụ lại để chống [Trung Quốc], càng không muốn các nước này được Mỹ hỗ trợ.
Trung Quốc có lý do để nói rằng tuyên bố của Hoa Kỳ là đứng về một phe. Và họ hẳn phải nghi ngờ rằng, mặc dù chối bỏ, Hoa Kỳ đang hỗ trợ tuyên bố của các đối thủ của Trung Quốc. Chẳng hạn như, bà Clinton đã dùng cụm từ “Biển Tây Philippines”. Điều cũng dễ hiểu là Trung Quốc sợ Hoa Kỳ trục lợi trong vấn đề tranh chấp để củng cố vị thế trong khu vực, qua việc “tái cân bằng” lực lượng quân sự nghiêng về châu Á – Thái Bình dương.
Tuy nhiên, sự tiếp cận của Hoa Kỳ được hoan nghênh rộng rãi trong khu vực, đã phải làm cho Trung Quốc khựng lại. Có hai lý do để chào đón Hoa Kỳ. Thứ nhất là, nhận thức rằng Trung Quốc đã trở nên hung hăng và bắt nạt hơn trong việc xác lập chủ quyền.
Thứ hai là Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng về các tuyên bố đó dựa trên cơ sở gì. Trung Quốc diễn tả trong nhiều tuyên bố có nhắc tới các hòn đảo, đảo nhỏ và đá mà họ tuyên bố chủ quyền, và các các vùng biển liên quan, như thể họ tuân theo luật lệ của UNCLOS. Nhưng Trung Quốc đã không từ bỏ “đường chín đoạn” (xem ảnh) mà họ cho rằng họ có chủ quyền lịch sử đối với toàn bộ khu vực. Các nước láng giềng của Trung Quốc có lý để lo sợ Trung Quốc xem biển của họ như ao nhà của Trung Quốc.
Nguồn: The Economist
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh
nguồn:https://anhbasam.wordpress.com/2012/08/08/bien-dong-vung-nuoc-duc/#more-71235
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Biển Đông – Vùng biển rắc rối
Tác giả: BanyanNgười dịch: Trần Văn Minh
06-08-2012
Là một khu vực tranh chấp giữa các nước duyên hải, từ lâu Biển Đông nhanh chóng trở thành tâm điểm của một trong những tranh chấp song phương nghiêm trọng nhất giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuối tuần qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu tập một nhà ngoại giao Hoa Kỳ để bày tỏ “sự bất bình mạnh mẽ và cương quyết phản đối” về một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 3 tháng 8.
Năm nay, các vụ căng thẳng trên biển đã gia tăng cao, nhất là giữa Trung Quốc và Phillippines và mặt khác, giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù đã không có một cuộc va chạm quân sự nghiêm trọng nào xảy ra trên biển kể từ năm 1988, và bây giờ cũng khó có thể xảy ra, đã có những mối lo ngại rằng với tình hình hiện tại thì một cuộc đối đầu ở mức độ nhẹ có thể leo thang bất ngờ.
Than phiền chính yếu của Trung Quốc là sự chỉ trích của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc nâng cấp hành chính của thành phố Tam Sa, trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), từ cấp huyện hạt lên cấp quận, và việc thành lập một đơn vị đồn trú quân đội mới ở đó. Trong lời đáp trả, Trung Quốc xem quyết định của họ là “bình thường và hợp lý”, cho dù chỉ có vài trăm người sống trên những đảo nhỏ, bao quanh cái quận trên biển mới thành lập đó là vùng nước mênh mông.
Một cách tổng quát hơn, Trung Quốc than phiền rằng Hoa Kỳ chọn phe trong nhiều tranh chấp lãnh thổ trên biển. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều đòi chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển. Việt Nam đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa do đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1974, cũng như chuỗi đảo Trường Sa về phía nam. Trong vùng biển phía nam, đòi hỏi của cả hai nước [Trung Quốc và Việt Nam] đều chồng lấn với tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Càng phức tạp hơn, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ nhỏ hơn, và Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam và Philippines là thành viên, đã cố gắng thực hiện vai trò liên lạc và hòa giải.
Hoa Kỳ nhấn mạnh vai trò trung lập của mình trong các tranh chấp lãnh thổ. Nhưng Trung Quốc vẫn xem Hoa Kỳ là kẻ gây rối, nhất là kể từ khi tại Diễn đàn An ninh Khu vực ở Hà Nội hai năm trước, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” đối với các vấn đề trên biển.
Trung Quốc đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã khuyến khích – và có lẽ ngay cả kích động – một thái độ hung hăng hơn từ Phillippines và Việt Nam. Trung Quốc đặt câu hỏi tại sao tuyên bố của Hoa Kỳ chọn thái độ “làm ngơ” trước những điều Trung Quốc coi là sự khiêu khích bởi những quốc gia khác (không nêu tên).
Điều này ám chỉ việc Việt Nam phê chuẩn luật biển, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và những tranh chấp mới đây với Trung Quốc và Philippines về vấn đề đánh bắt cá và mở [thầu] các vùng biển tranh chấp để khai thác dầu khí. Một lý do cho các cơn thịnh nộ gia tăng là vùng biển có quá nhiều tài nguyên.
Cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất gần đây giữa Philippines với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough đã giảm cường độ sau khi cả hai bên rút các tàu tuần tra có trang bị vũ trang và tàu đánh cá về, khi những cơn bão ập tới. Nhưng Philippines nói các tàu Trung Quốc đã để lại dây chắn ngang cửa bãi cạn để ngăn cản ngư dân lui tới.
Tuyên bố của Mỹ ủng hộ phương pháp đa phương để giải quyết tranh chấp do ASEAN chủ trương. Các thành viên ASEAN vẫn đang khổ sở về sự thất bại của họ – lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm kể từ khi tổ chức này thành lập – về việc cho ra một tuyên bố chung sau cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao hàng năm, đã tổ chức hồi tháng trước tại Phnom Penh. Bản tuyên bố chung đã bị ngăn chặn bởi vì Cambodia, một thân chủ trung thành với Trung Quốc, đã từ chối không chấp nhận cách diễn đạt về biển Đông theo yêu cầu của một số thành viên khác.
Đường lối ngoại giao bền bỉ của Indonesia tiếp theo đã cố hàn gắn lại tình trạng có thể chấp nhận được, cho dù tẻ nhạt, lập trường của ASEAN về Biển Đông. Trung Quốc đang làm việc (một cách quá chậm) với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử khu vực để làm giảm những nguy cơ xung đột. Nhưng Trung Quốc nhấn mạnh các tranh chấp lãnh thổ là vấn đề song phương. Trung Quốc không muốn những nước láng giềng nhỏ hơn quy tụ lại để chống [Trung Quốc], càng không muốn các nước này được Mỹ hỗ trợ.
Trung Quốc có lý do để nói rằng tuyên bố của Hoa Kỳ là đứng về một phe. Và họ hẳn phải nghi ngờ rằng, mặc dù chối bỏ, Hoa Kỳ đang hỗ trợ tuyên bố của các đối thủ của Trung Quốc. Chẳng hạn như, bà Clinton đã dùng cụm từ “Biển Tây Philippines”. Điều cũng dễ hiểu là Trung Quốc sợ Hoa Kỳ trục lợi trong vấn đề tranh chấp để củng cố vị thế trong khu vực, qua việc “tái cân bằng” lực lượng quân sự nghiêng về châu Á – Thái Bình dương.
Tuy nhiên, sự tiếp cận của Hoa Kỳ được hoan nghênh rộng rãi trong khu vực, đã phải làm cho Trung Quốc khựng lại. Có hai lý do để chào đón Hoa Kỳ. Thứ nhất là, nhận thức rằng Trung Quốc đã trở nên hung hăng và bắt nạt hơn trong việc xác lập chủ quyền.
Thứ hai là Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng về các tuyên bố đó dựa trên cơ sở gì. Trung Quốc diễn tả trong nhiều tuyên bố có nhắc tới các hòn đảo, đảo nhỏ và đá mà họ tuyên bố chủ quyền, và các các vùng biển liên quan, như thể họ tuân theo luật lệ của UNCLOS. Nhưng Trung Quốc đã không từ bỏ “đường chín đoạn” (xem ảnh) mà họ cho rằng họ có chủ quyền lịch sử đối với toàn bộ khu vực. Các nước láng giềng của Trung Quốc có lý để lo sợ Trung Quốc xem biển của họ như ao nhà của Trung Quốc.
Nguồn: The Economist
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh
nguồn:https://anhbasam.wordpress.com/2012/08/08/bien-dong-vung-nuoc-duc/#more-71235
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001