Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Tại sao lại từ năm 2013 và 2020 - 2030?!?
Trong khi Trung Quốc đang một mặt thì giả vờ diễn biến Hòa Bình, một mặt thì từng ngày từng giờ đưa quân ra chiếm đóng ở đảo, đưa ngư dân ra biển khai thác. Chúng đang dùng chiến thuật "du kích, lấn sân, lấn vỉa hè" trong trơ lỳ và im lặng bởi chúng biết Việt Nam khó "động thủ" trước. Vậy tại sao nhà của chúng ta, chúng ta có nhiều lý lẽ hơn mà chúng ta lại không đưa người ra giữ?!?


Cũng chỉ là tăng cường thêm ngư dân ra biển đánh bắt, thêm cư dân ra lập nghiệp, sinh sống, thêm doanh trại cho quân đội đóng quân, giúp Dân làm kinh tế mới... Cũng hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn người, gấp vài chục lần nhiều hơn chúng. Việt Nam ta thiếu người sao? Hay thiếu tiền? Hay thiếu một chính sách đột phá kịp thời để khuyến khích di dân ra khu "KINH TẾ MỚI"?


KỂ CẢ VIỆC PHẢI CẮT BỚT NGAY MỘT PHẦN NGÂN SÁCH TRONG KẾ HOẠCH "GIẢI QUYẾT NỢ XẤU", TÁI CƠ CẤU, TÁI CẤU TRÚC ĐỂ PHỤC VỤ CHO KẾ HOẠCH NÀY CŨNG LÀ VIỆC RẤT ĐÁNG LÀM MÀ!

Xây trường học từ năm 2013? Dự án cảng biển đến 2020 -2030? Tại sao lại thế? Đến lúc đó chúng nó đã tràn ra bao nhiêu người rồi, "gặm nhấm" thêm bao nhiêu đảo rồi, liệu còn có đất cho Việt Nam xây không?

Trung Quốc tính từng giờ, lập kế hoạch lấn từng ngày, tổng động viên kéo cả mấy chục nghìn dân ra biển ngay ngày đầu tiên sau khi lệnh cấm đánh bắt cũ hết hiệu lực, lập thành phố, hoàn thiện cơ cấu nhân lực, triển khai xây "nhà cho thuê"... chỉ trong vài ngày. Tại sao Việt Nam lại lên kế hoạch năm?!? Làm lễ khởi công ngay để xây một trường học, một bến cảng mà khó vậy sao? Kể cả chưa sắp xếp kịp tài lực, vật lực thì khởi công xong rồi chờ... ngân sách như kiểu làm các "công trình thế kỷ" mà Việt Nam vốn "rất có kinh nghiệm" làm cũng được mà!

Vì sao lại chậm?!? Chính nội bộ chúng ta có gì bất minh, mờ ám, xoa dịu, đánh lạc hướng nhân dân ở các kế hoạch này hay không?!? Có những ai đó có ý đồ muốn đặt nhân dân Việt Nam vào thế "việc đã rồi" hay không?!? Kế hoạch xây cảng biển do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký từ năm 2010 (lúc còn là Phó Thủ tướng) có thể xem xét điều chỉnh lại đã đành, còn bà Trương Mỹ Hoa lúc tuyên bố xây trường học vừa mới vào ngày 31/7/2012 thôi thì có nghĩ đến điều này không? Đề nghị nhân dân cả nước cảnh giác, suy xét kỹ và lên tiếng trước khi quá muộn!

Với tư duy của cá nhân tôi, tôi thấy các kế hoạch này có điều gì đó bất minh. Với tiến trình xâm lấn mà Trung Quốc đang thực thi, động thái ứng phó của Việt Nam tính bằng tuần, bằng tháng đã là quá muộn! Kế hoạch năm thật sự là rất khó hiểu, rất đáng nghi ngờ!

Hãy chuyển thế muốn lấn thì phải "động thủ" lại cho chúng như chúng đang ép, gài bẫy chúng ta! Đất ta ta xây dựng, biển ta ta đánh bắt, công luận thế giới bảo vệ chúng ta. Chắc chắn là chúng không đủ bản lĩnh để động thủ đâu!

Hãy hành động ngay! Khởi động ngay xây dựng trường học, cầu cảng... và triển khai chương trình khuyến khích cư dân ra phát triển vùng kinh tế mới Hoàng Sa - Trường Sa ngay trong tháng 8/2012 này! Đó mới là quốc sách, là thật tâm giữ nước, là dùng kế "lấy độc trị độc", "gậy ông đập lưng ông"!


Nếu chính phủ chưa cân đối được ngân sách thì ra lời kêu gọi toàn quốc quyên góp "Vì biển đảo thân yêu" hay dùng từ "chân chất", ôn hòa hơn là "Quỹ hỗ trợ phát triển khu Kinh tế mới"...! 



XIN TOÀN DÂN HÃY LÊN TIẾNG! CHẮC CHẮN KHÔNG THỂ CHỜ ĐƯỢC ĐẾN 2013!


Các bài viết có các kế hoạch nêu trên:

Xây dựng thêm trường học tại Trường Sa

24/3/2010
Xây dựng cảng cá trên quần đảo Trường Sa
SaigonTimes - 30 tháng trước 311 lượt xem
(TBKTSG Online) – Việt Nam sẽ xây dựng 4 cảng cá trên quần đảo Trường Sa từ nay tới năm 2020, bao gồm cảng cá kết hợp khu trú bão trên đảo Đá Tây, cảng cá đảo Trường Sa, cảng cá đảo Song Tử Tây và cảng cá đảo Nam Yết với tổng lưu lượng thủy sản qua 4 cảng này là 22.000 tấn thủy sản/năm.


Đây là một phần trong quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký ngày 15-3.
Theo quyết định này thì từ nay tới năm 2020, Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng 211 cảng cá, bến cá, khu trú bão dọc theo 28 tỉnh thành ven biển và tuyến đảo với lưu lượng thủy sản qua các cảng đạt 2,36 triệu tấn/năm, với vốn đầu tư 8.000 tỉ đồng.
Trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương tập trung đầu tư cho các cảng cá, bến cá loại 1, có lưu lượng hàng thủy sản qua cảng, bến cá từ 15.000 tấn thủy sản/năm trở lên. Vốn ngân sách địa phương và thu hút đầu tư từ doanh nghiệp đầu tư cho các cảng cá, bến cá có lưu lượng hàng qua cảng thấp hơn.
Từ nay tới năm 2020, ở tuyến đảo, Việt Nam đầu tư xây dựng 33 cảng cá, bến cá, trong đó có 4 cảng cá ở quần đảo Trường Sa.
Phần định hướng từ năm 2020 tới năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng thêm 9 cảng cá thuộc tuyến đảo ở quần đảo Trường Sa (đảo An Bang, đảo Đá Thuyền Chài, Sinh Tồn và Sơn Ca) và 5 cảng cá ở quần đảo Hoàng Sa bao gồm đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Tri Tôn, đảo Bông Bay và đảo Nam. Năm cảng cá trên quần đảo Hoàng Sa có lưu lượng thủy sản qua cảng 3.000 - 5.000 tấn/năm.


P/s của Thùy Linh - Vài ý kiến đóng góp:

Để khuyến khích cư dân tham gia chương trình đi phát triển khu kinh tế mới Trường Sa - Hoàng sa, dù đúng hay chưa cũng xin mạo muôi góp vài ý kiến nhỏ về giải pháp:

1- Khuyến khích người dân ra lập nghiệp với các chính sách: 
- Cấp quyền sử dụng đất có thời hạn 20 năm trở lên theo định suất m2/người (tính theo công dân 18 tuổi trở lên, ví dụ là 100 m2 đất ở và 200 m2 đất sản xuất, dịch vụ.../người) hoặc xây dựng các chung cư miễn phí ở cho người dân. Nếu Nhà nước có kế hoạch thu hồi trước thời hạn để phục vụ cho các dự án sau này thì sẽ đền bù lại cho dân với đơn giá định trước (ví dụ là 100,000 đồng/m2 và 50 đồng/m2 đất dịch vụ).
- Hỗ trợ vốn khởi nghiệp ban đầu tính theo mỗi công dân (ví dụ là 5 đến 10 triệu đồng/ người/năm, áp dụng trong 5 năm đầu).
- Các chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ thường xuyên khác về công việc, cuộc sống, sinh hoạt như trợ giá lương thực, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt vùng đảo....
......
2- Khuyến khích các Doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với vùng biển đảo như chế biến thủy, hải sản... xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến để tạo công ăn việc làm cho người dân như:
- Hỗ trợ cho vay (khoảng 50%) vốn đầu tư ban đầu.
- Miễn tất cả các loại thuế cho doanh nghiệp trong 10 năm đầu hoạt động.
- Có các chính sách hỗ trợ thường xuyên khác, tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp hoạt động như: hỗ trợ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào hoặc bao tiêu sản phẩm đầu ra....

3- Tùy theo quy mô chương trình và các kế hoạch khả thi, nếu ngân sách nhà nước chưa cho phép đáp ứng hoàn toàn thì có thể vận động quyên góp toàn dân để trợ lực thêm. Kế hoạch quyên góp không chỉ là một đợt mà có thể kéo dài thành một chương trình xuyên suốt các năm.

"Dễ trăm lần không Dân cũng chịu. 
Khó vạn lần Dân liệu cũng xong"

Chỉ cần lãnh đạo Đảng và Nhà nước có hành động mạnh mẽ, chính sách hợp lòng dân thì tôi nghĩ chẳng có gì là không thể làm được!

(Nếu thấy phù hợp, xin các trang tin trợ giúp đăng tải lại càng nhiều càng tốt với mong muốn điều trăn trở này, nguyện vọng này sớm đến được với các vị lãnh đạo, các đại biểu quốc hội và với toàn thể người dân Việt Nam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001