Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.
Trong thời điểm Biển Đông liên tục căng thẳng do những động thái leo
thang lấn lướt trên thực địa Bắc Kinh đã và đang gây ra, phía Trung Quốc
còn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông bóp méo sự thật về cái
gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Thực chất bài báo này của
Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân
Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Nhằm rộng đường dư luận và cung cấp đến độc giả thông tin về các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông của truyền thông nhà nước Trung Quốc, xin trân trọng đăng tải một số nội dung chính trong bài báo này của Tân Hoa Xã.
Ảnh chụp màn hình bài báo "Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa" Tân Hoa Xã xuất bản ngày 6/8 vừa qua dẫn nguồn Nhật báo Tế Nam. Hình ảnh phía dưới là Đặng Tiểu Bình (bên phải) chỉ huy tác chiến đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 |
Nhằm rộng đường dư luận và cung cấp đến độc giả thông tin về các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông của truyền thông nhà nước Trung Quốc, xin trân trọng đăng tải một số nội dung chính trong bài báo này của Tân Hoa Xã.
Theo Tân Hoa Xã, năm 1974 Mao Trạch
Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh
chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà hiện nay giới truyền thông nhà
nước Trung Quốc vẫn đang bóp méo sự thật lịch sử với tên gọi “cuộc chiến
phản kích tự vệ trên biển”?!
Lúc này Mao Trạch Đông đã 81 tuổi, ông ta cũng tự thấy sức khỏe
yếu hơn trước nhưng theo Tân Hoa Xã, đầu óc vẫn còn tỉnh táo và chính
Mao Trạch Đông là người ra quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 |
Tân Hoa Xã tuyên truyền, ngày
11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra cảnh cáo (phi lý, phi pháp –
PV) đối với chính quyền miền nam Việt Nam là thực thể đang quản lý, thực
thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo đó, phía Trung Quốc nhận vơ Hoàng Sa, Trường Sa là của mình. Chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, vô hiệu của Bắc Kinh.
Theo đó, phía Trung Quốc nhận vơ Hoàng Sa, Trường Sa là của mình. Chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, vô hiệu của Bắc Kinh.
Trước âm mưu của Bắc Kinh xâm chiếm
quần đảo Hoàng Sa ngày càng lộ rõ, theo tài liệu tuyên truyền của Tân
Hoa Xã, ngày 15/1/1974 chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã phái 3 tàu
khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và
Nguyệt Thiềm) mà phía Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa
để tăng cường phòng thủ và dội pháo vào đảo Hữu Nhật (phía Trung Quốc
gọi là Cam Tuyền), nơi phía Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.
Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của miền nam Việt Nam đã giành lại
quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh (phía Trung Quốc gọi là Kim
Ngân). Ngay trong đêm 17/1/1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình từ
Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân Trung Quốc,
sau đó cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị
phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.
Tàu chiến Trung Quốc kéo ra đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu được giới truyền thông Trung Quốc sử dụng tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông) |
Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của
Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý!”, đồng thời nói thêm, “trận này
không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng
Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng
Sa.
Thời điểm này Đặng Tiểu Bình mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo" đã lập tức bắt tay vào chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa.
10 giờ 25 phút sáng 19/1 quân Trung Quốc nổ súng đánh chiếm quần đảo
Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, quân Trung Quốc tăng viện và bắn
chìm chiến hạm hải quân miền nam Việt Nam.
Theo tuyên truyền của Tân Hoa Xã, trong trận hải chiến này 4 chiến
hạm Trung Quốc bị bắn trúng, 18 lính Trung Quốc bị bắn chết, 67 lính bị
thương. Đặng Tiểu Bình được Tân Hoa Xã miêu tả, lúc đó đang “ngồi hút
thuốc thơm” tại sở chỉ huy Bắc Kinh, sau khi nghe báo cáo tình hình đã
chỉ thị cho đại quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng
Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.
Tàu chiến Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (ảnh tư liệu truyền thông Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền bóp méo sự thật lịch sử Biển Đông) |
Cũng trong bài báo này, Tân Hoa Xã cho
biết, sáng sớm ngày 14/3/1988 quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá
Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và chiếm đoạt
bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ
tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông thành ao nhà.
Theo GDVN
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001