LS Lê Công Định
Chính sách thu hút nhân tài và vai trò của trí thức ngoài Đảng trong bộ máy quản trị quốc gia đang trở thành đề tài gây nhiều sự chú ý của công luận, đặc biệt sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 vừa thông qua nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức.
Tựu trung các ý kiến bàn luận đều cho rằng phải trọng dụng và đãi ngộ tương xứng với thành quả hoạt động sáng tạo của trí thức. (Cho đến nay sự đãi ngộ vật chất vẫn bị xem nhẹ và là một trong những nguyên nhân của tình trạng nhiều trí thức chuyển sang làm việc cho khu vực tư hoặc định cư nước ngoài).
Cùng cách nhìn như vậy, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 7 đã cho rằng: “Để xây dựng đội ngũ trí thức theo yêu cầu mới, cần tập trung hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức. Có chế độ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất tương xứng với giá trị sức lao động”.
Vậy cơ chế nào thực thi quyết sách này một cách hữu hiệu?
Phải thừa nhận một sự thật, từ năm 1945 đến nay, những trí thức dấn thân cho đất nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau chưa bao giờ sống dư dật bằng đồng lương của mình, thậm chí một số người còn bị bạc đãi vì nhân cách và lương tri của họ. (Tất nhiên, điều này không đúng với lớp người có bằng cấp và học vị, giữ vị trí cao trong bộ máy công quyền, các trường đại học và viện nghiên cứu, nhưng chưa bao giờ được xã hội kính trọng vì học thuật và bản lĩnh của họ). Và có lẽ phải mất ít nhất một thế hệ nữa may ra trí thức Việt Nam mới có thể sống bằng năng lực của chính mình để chuyên tâm nghiên cứu khoa học mà không lo lắng đến sinh kế. Đây thật sự là vấn đề lớn của xã hội Việt Nam hiện tại, bởi lẽ nó liên quan trực tiếp đến việc cải cách tận gốc chế độ lương bổng bất hợp lý vốn tạo nên nhiều vấn nạn nan giải như tham nhũng và quan liêu hành chính.
Dù vậy, trọng dụng trí thức không có nghĩa chỉ quan tâm đến nhu cầu vật chất. Trên thực tế nhiều người đã chấp nhận đời sống chật vật để có được cơ hội đóng góp. Thời kháng Pháp, các trí thức hàng đầu từng rời bỏ cơ hội phát triển tốt hơn ở xứ người để trở về nước tham gia kháng chiến, họ đã không quản ngại khó khăn và thiếu thốn, chỉ mong cống hiến nhiều tri thức hơn cho quê hương.
Hầu hết các ý kiến về việc thu hút nhân tài đều nhấn mạnh đến vai trò tư vấn và phản biện đối với các chính sách và dự án phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ như một chức năng đương nhiên của người trí thức trước diễn biến thời cuộc. Với năng lực phân tích khoa học, nhìn mọi vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau, ý kiến đề xuất và tranh luận của giới trí thức sẽ giúp nhà cầm quyền hiểu hơn về tác động kinh tế-chính trị-xã hội từ chính sách dự định ban hành.
Chính vì vậy, nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức của Hội nghị Trung ương 7 đã nhấn mạnh: “Cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể về vị trí, vai trò của trí thức; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và xây dựng cơ chế để khuyến khích và bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện các dự án phát triển kinh tế-xã hội. Phê phán và xóa bỏ sự coi nhẹ, thành kiến và quy chụp đối với những ý kiến phản biện mang tính xây dựng.”
Câu trả lời đến từ phía chính quyền, chứ không từ giới trí thức vì đã là phản biện thì phải gai góc và trái tai, chứ còn vuốt ve ngon ngọt để làm vui lòng một vài quan chức nào đó thì có lẽ không cần đến giới trí thức!
Nhưng với thực trạng hiện nay làm sao để những ý kiến phản biện, tư vấn của trí thức tránh bị quy chụp thành kiến như nghị quyết của Đảng yêu cầu?
Câu trả lời đến từ phía chính quyền, chứ không từ giới trí thức vì đã là phản biện thì phải gai góc và trái tai, chứ còn vuốt ve ngon ngọt để làm vui lòng một vài quan chức nào đó thì có lẽ không cần đến giới trí thức! Hiểu như vậy mới thấy rằng nếu thực hiện được yêu cầu “không quy chụp ý kiến phản biện” nói trên thì chắc chắn sẽ tạo ra thay đổi đáng kể trong tiến trình dân chủ hóa xã hội.
Nhưng chẳng lẽ trí thức chỉ đơn thuần thủ giữ vai trò tư vấn và phản biện? Nếu như thế thì quả tình người ta còn nhìn trí thức như những người ngoài cuộc, chứ không phải kẻ trong cuộc, trong khi giới trí thức ngày càng có nhiều người sẵn sàng dấn thân hơn nữa để nhập cuộc. Vì vậy cần phải mở rộng cửa đón nhận những nhà kỹ trị có tài đức ngoài Đảng vào bộ máy quản trị quốc gia, kể cả ở các vị trí lãnh đạo cấp cao. Đất nước và nền kinh tế đang ở giai đoạn cần sự điều hành chuyên nghiệp của những chuyên gia thực sự thông qua một quy trình sàng lọc dân chủ. Có như vậy thì lời tuyên bố trong Thông báo toàn văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát đi từ Hội nghị Trung ương 7 rằng “cần phấn đấu đến năm 2020 xây dựng được đội ngũ trí thức có chất lượng cao, số lượng đông và cơ cấu hợp lý, tiến tới ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới” mới thật sự có ý nghĩa.
Ngày 4/8/2008
Tựu trung các ý kiến bàn luận đều cho rằng phải trọng dụng và đãi ngộ tương xứng với thành quả hoạt động sáng tạo của trí thức. (Cho đến nay sự đãi ngộ vật chất vẫn bị xem nhẹ và là một trong những nguyên nhân của tình trạng nhiều trí thức chuyển sang làm việc cho khu vực tư hoặc định cư nước ngoài).
Cùng cách nhìn như vậy, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 7 đã cho rằng: “Để xây dựng đội ngũ trí thức theo yêu cầu mới, cần tập trung hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức. Có chế độ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất tương xứng với giá trị sức lao động”.
Vậy cơ chế nào thực thi quyết sách này một cách hữu hiệu?
Phải thừa nhận một sự thật, từ năm 1945 đến nay, những trí thức dấn thân cho đất nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau chưa bao giờ sống dư dật bằng đồng lương của mình, thậm chí một số người còn bị bạc đãi vì nhân cách và lương tri của họ. (Tất nhiên, điều này không đúng với lớp người có bằng cấp và học vị, giữ vị trí cao trong bộ máy công quyền, các trường đại học và viện nghiên cứu, nhưng chưa bao giờ được xã hội kính trọng vì học thuật và bản lĩnh của họ). Và có lẽ phải mất ít nhất một thế hệ nữa may ra trí thức Việt Nam mới có thể sống bằng năng lực của chính mình để chuyên tâm nghiên cứu khoa học mà không lo lắng đến sinh kế. Đây thật sự là vấn đề lớn của xã hội Việt Nam hiện tại, bởi lẽ nó liên quan trực tiếp đến việc cải cách tận gốc chế độ lương bổng bất hợp lý vốn tạo nên nhiều vấn nạn nan giải như tham nhũng và quan liêu hành chính.
Dù vậy, trọng dụng trí thức không có nghĩa chỉ quan tâm đến nhu cầu vật chất. Trên thực tế nhiều người đã chấp nhận đời sống chật vật để có được cơ hội đóng góp. Thời kháng Pháp, các trí thức hàng đầu từng rời bỏ cơ hội phát triển tốt hơn ở xứ người để trở về nước tham gia kháng chiến, họ đã không quản ngại khó khăn và thiếu thốn, chỉ mong cống hiến nhiều tri thức hơn cho quê hương.
Hầu hết các ý kiến về việc thu hút nhân tài đều nhấn mạnh đến vai trò tư vấn và phản biện đối với các chính sách và dự án phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ như một chức năng đương nhiên của người trí thức trước diễn biến thời cuộc. Với năng lực phân tích khoa học, nhìn mọi vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau, ý kiến đề xuất và tranh luận của giới trí thức sẽ giúp nhà cầm quyền hiểu hơn về tác động kinh tế-chính trị-xã hội từ chính sách dự định ban hành.
Chính vì vậy, nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức của Hội nghị Trung ương 7 đã nhấn mạnh: “Cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể về vị trí, vai trò của trí thức; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và xây dựng cơ chế để khuyến khích và bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện các dự án phát triển kinh tế-xã hội. Phê phán và xóa bỏ sự coi nhẹ, thành kiến và quy chụp đối với những ý kiến phản biện mang tính xây dựng.”
Câu trả lời đến từ phía chính quyền, chứ không từ giới trí thức vì đã là phản biện thì phải gai góc và trái tai, chứ còn vuốt ve ngon ngọt để làm vui lòng một vài quan chức nào đó thì có lẽ không cần đến giới trí thức! Hiểu như vậy mới thấy rằng nếu thực hiện được yêu cầu “không quy chụp ý kiến phản biện” nói trên thì chắc chắn sẽ tạo ra thay đổi đáng kể trong tiến trình dân chủ hóa xã hội.
Nhưng chẳng lẽ trí thức chỉ đơn thuần thủ giữ vai trò tư vấn và phản biện? Nếu như thế thì quả tình người ta còn nhìn trí thức như những người ngoài cuộc, chứ không phải kẻ trong cuộc, trong khi giới trí thức ngày càng có nhiều người sẵn sàng dấn thân hơn nữa để nhập cuộc. Vì vậy cần phải mở rộng cửa đón nhận những nhà kỹ trị có tài đức ngoài Đảng vào bộ máy quản trị quốc gia, kể cả ở các vị trí lãnh đạo cấp cao. Đất nước và nền kinh tế đang ở giai đoạn cần sự điều hành chuyên nghiệp của những chuyên gia thực sự thông qua một quy trình sàng lọc dân chủ. Có như vậy thì lời tuyên bố trong Thông báo toàn văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát đi từ Hội nghị Trung ương 7 rằng “cần phấn đấu đến năm 2020 xây dựng được đội ngũ trí thức có chất lượng cao, số lượng đông và cơ cấu hợp lý, tiến tới ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới” mới thật sự có ý nghĩa.
Ngày 4/8/2008
Admin gửi hôm Thứ Hai, 01/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121001/le-cong-dinh-nhap-cuoc-cua-tri-thuc
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001