Phan An
Khoảng mười năm về trước, lần đầu tiên tôi bắt gặp cụm từ “dân chủ - tự do” ở một nơi không phải là trên tờ đơn xin phép “Độc
lập tự do hạnh phúc kính gửi giáo viên chủ nhiệm em xin nghỉ buổi hôm
nay vì lí do nhà nghèo phải đi chăn bò thay cho mẹ trồng đay cho bố đi
cày.” Không biết Tố Hữu được quả mặt trời chân lí chiếu xuyên chim
thế nào, chứ với tôi lúc đó thì quả là một khoảng trời rộng mở. A ha ha
ha! Thì ra trên đời có dân chủ và tự do thật! Tôi yêu dân chủ! Tôi mê tự
do! Tôi nguyện dành trọn cuộc đời chiến đấu cho lẽ phải! Cho công lý!
Cho Xuân Bắc! Đêm nào tôi cũng thức khuya lơ khuya lắc tôi đọc về dân
chủ tự do. Gặp ai tôi cũng ráng lèo lái câu chuyện cho nó chạy về dân
chủ tự do, theo kiểu “Bố mày bị nấm kẽ chân à, nào chúng ta hãy nói chuyện tự do đi, bà già mày viêm phế quản ư, còn gì là dân chủ nữa.”
Tôi bắt đầu đả kích lũ độc tài, tôi nhìn chúng nó đâu đâu cũng ra giống
lợn, tôi đọc Trại Súc Vật, tôi đổi Political View của tài khoản cá nhân
trên tất cả các bờ lốc thành “Democracy” và sửa chữ kí diễn đàn thành “Viva la Freedom.”
Những người chiến đấu vì dân chủ đối với tôi là anh hùng. Sao họ dũng
cảm thế? Sao họ tài giỏi thế? Tôi cũng muốn như họ. Tôi muốn thành một
người trẻ tuổi sục sôi nhiệt huyết, như Che Guevara, chỉ thiếu ánh mắt
nhìn xa xa và trên môi không có điếu xì gà.
Thế rồi ngày ấy năm nọ, duyên trời run rủi, tôi được bước vào căn phòng kia trong một ngôi nhà đó. Đó là một ngôi nhà bình thường. Căn phòng cũng là một căn phòng bình thường, có bàn ghế, tủ sách và rèm cửa sổ. Nhưng những người trong căn phòng ấy không hề tầm thường. Họ là những người có tiếng tăm. Tôi biết tiếng họ từ lâu, trên những trang mạng và diễn đàn mà tôi vẫn đọc. Những nhà nghiên cứu. Những nhà sử học. Những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền. Những học giả có kiến thức sâu rộng. Những anh hùng. Một thằng nhóc như tôi bước vào đó, như thằng Bờm được mời cỗ nhà quan, hồi hộp bao nhiêu, khấp khởi bao nhiêu. Tôi vẽ trong đầu bao nhiêu là lời hay ý đẹp. Tôi sẽ hầu chuyện họ, sẽ hỏi han họ. Họ sẽ chỉ bảo tôi bao nhiêu là điều. Hoặc chả cần, tôi chỉ mong nghe họ tranh biện cùng nhau, phun ngọc nhả châu, tôi ngồi nép một bên nghe thừa ngửi cặn, cũng là diễm phước rồi.
Và phước duy ôi, sự thể diễn ra cũng gần như vậy. Họ ngồi trên ghế xa-lông, bụng họ căng ra sau lớp áo sơ mi, mông họ lún xuống đến vô cùng, vì ghế êm quá là một nhẽ, mà cũng vì họ mập quá là hai nhẽ. Họ dọn ra một bàn ăn ê hề những thịt quay đùi ngỗng, bánh mì tròn, bánh mì dài sơ sơ, bánh mì dài vãi đái, nho Mỹ, chôm chôm Thái. Họ ăn nhồm nhoàm, tay họ xuống lên không ngừng, mép họ bóng nhờn những mỡ. Họ cười hô hố, vỗ đùi đôm đốp. Họ lại tranh nhau nói, văng nước bọt. Họ rằng:
“Cái này phải có mắm tôm!”
“Đúng rồi, mắm tôm là nhất, nhỉ!”
“Vâng em có mắm tôm đây!”
“À, có thế chứ! Thịt quay với mắm tôm là nhất!”
“Thế mà thằng Ninh không ăn được mắm tôm các ông ạ.”
“Hỏng! Dân chủ nhân quyền mà không ăn được mắm tôm thì hỏng!”
“Thì thế, em cũng bảo nó rồi, chính là quốc hồn quốc túy, mà mặt nó câng câng...”
“Chính thế, mắm tôm với hoa sen! À cái bài về Hoàng Sa lão Thủ viết tốt đấy chứ nhỉ?”
“Tốt cái đếch gì, viết sai loạn cả lên, cứ ba hoa. Lão ấy là chúa ba hoa. Biết thì ít mà phứa cho nhiều. Này cho thêm mắm tôm đây! Để kì này tôi viết cho mà xem. Viết ra viết, chứ lị. Hoàng Sa là của Việt Nam, chứ lị. Trần Hưng Đạo đã nói rồi, một miếng đất của tiền nhân là không được để lọt vào tay kẻ khác.”
“Ừ lọt vào là tru di... Mà câu ấy không phải của Trần Hưng Đạo. Phê bình, nhá! Câu ấy của Lý Thường Kiệt...”
“Lão Thủ có lần thử ăn nho chấm mắm tôm đấy, các bác nghĩ có kinh không?”
“Tởm!”
“À cái thằng kia (ấy là tôi) sao mặc quần rách thế?”
“Bọn con nít bây giờ mô-đen thế đấy cụ ạ. Cứ phải xé quần mới chịu cơ, hí hí.”
“Lần sau trước khi đến gọi trước cho bác nhé, bác cho mày cái quần. Khổ, nhà nghèo quá, bác thương.”
“Hô hô hô!”
“Mắm tôm sao lâu ra thế? Nhanh nào!”
Đại để là như thế. Ăn xong rồi thì bụng ai nấy đều phình ra, và họ ngồi phè trên ghế xa-lông, miệng ngậm cây tăm, đánh lưỡi cho nó chạy qua chạy lại... Hôm ấy, tôi ra về, và vừa lái chiếc xe Best chạy trên đường vừa nghĩ vẩn vơ rằng, à, có lẽ, chiến đấu chống lại cái xấu chẳng có nghĩa mày là người tốt. Lòng tin yêu của tôi vào dân chủ tự do, có lẽ, vẫn còn nguyên như thế. Nhưng sự sùng kính của tôi đối với những người hoạt động dân chủ tự do, có lẽ, đã sứt mẻ đi một ít. Rồi sau này, tôi gặp những câu chuyện khác, những con người khác, tấm lòng sùng kính ấy lại sứt mẻ đi một nhiều. Tôi nhận ra rằng trong số họ cũng có những con người bình thường, thậm chí tầm thường, đã không cao đẹp gì mà trong đầu còn chứa những toan tính, mưu lợi thấp hèn chớ kể.
Thì đó là chuyện ngày trước. Nhưng mấy nay có chuyện anh Nguyễn Đắc Kiên cùng với bài báo chống Trọng, tôi lại nghĩ vẩn vơ về tự do dân chủ nữa. Về những người hoạt động tự do dân chủ nữa. Anh Kiên nói: Tôi không phải anh hùng, đừng liệt tôi vào anh hùng, xứ ta nhiều anh hùng lắm rồi. Và tôi đồng ý với anh, anh không phải, hoặc chưa phải anh hùng. Việc anh làm là dũng cảm, thật thế, nhưng anh hùng thì chẳng phải. Thế mà các nhà dân chủ tự do không nghĩ thế. Họ ùn ùn kết bạn với anh, anh có thêm ngàn rưỡi bạn trong đâu có nửa ngày trời. Họ quyết tâng anh lên mây xanh, họ bảo anh là anh hùng đất Việt, sáng rỡ như ánh dương, họ rằng Tổ quốc cần anh, họ trích dẫn thơ anh bằng những lời có cánh, họ khen lời anh hùng hồn chí khí, họ khen cả con trai anh sao mà dễ thương, sao mà diễm phúc có người bố như vậy. Họ vẽ tranh, họ viết nhạc, họ làm thơ tặng anh, chua thêm rằng “vẫn chưa sánh được công lao của anh.” Rồi họ đăng anh lên Wikipedia, họ kêu gào trên ấy mặc cho cộng đồng Wiki nghi ngờ rằng độ nổi bật của anh Nguyễn Đắc Kiên này chưa đủ, rồi họ lại thêm rằng Wiki nên đăng nhiều bài về sửa đổi hiến pháp cho thuận với thời.
Buồn cười quá. Và nực cười quá. Những nhà dân chủ ấy ở đâu ra mà như nấm sau mưa, tôi không biết. Tôi cũng không biết họ có thật hiểu tự do dân chủ là gì không, mà họ cứ nắm tay đấm lại mà thét gào. Tôi chỉ dám khẳng định một điều, không thiếu những người trong đám ấy đang toan tính một cái gì đó. Nhỏ thì thêm một người bạn ảo nổi tiếng, được hưởng ké một vài cái like, hoặc để hóng những bài viết mới của anh, những bài đánh vào chỗ ngứa mà họ chỉ biết đọc biết nghe chứ không biết viết và cũng không dám hô hào. Còn lớn thì vô chừng lắm. Tôi đọc 1984, có O’Brien, Charrington và Anh Cả Đỏ, tôi sợ những người mưu mô quỷ quyệt, những người không biết đấy là đâu, những người nghĩ ra khái niệm về thoughtcrime, doublethink, Newspeak, 2+2=5, những người nắm được cả giấc mơ của người khác. Trong 1984, họ gọi nhau là đồng chí. Nhưng năm nay là 2013 rồi, họ có thể gọi nhau bằng bất cứ cái tên gì.
_________________________
Trịnh Hự viết: Thật khó để hiểu khái niệm tự do, dân chủ của bác là gì. Tôi chỉ thấy bác lên án một hành vi hoàn toàn không vi phạm nguyên tắc tự do, dân chủ nào mà tôi từng biết, đó là hành vi kết bạn và hành vi reo hoan vì phát hiện ra một que diêm đang cháy giữa đêm trường. Có lẽ "tự do" có nghĩa là bác không thấy anh Kiên là anh hùng thì là việc của bác, người ta thấy anh ấy là anh hùng thì là việc của họ. Bác đâu có đủ quyền năng để phán xét anh Kiên có phải anh hùng hay không để mà có cơ sở lên án cái đám đông đang tung hô anh ấy?
Ngoài ra bác suy đoán ra đủ các loại động cơ, mục đích và gán cho những người đó như một cơ sở cho sự chế giễu của bác. Không biết có bao nhiêu phần trăm những người bác đang chế giễu từng nhận họ là nhà dân chủ để ngày hôm nay bác gom tất cả bọn họ lại và gọi tên họ như thế. Thật tiện lợi cho ngòi bút của một nhà văn.
Mặc dù bác có quyền suy đoán mọi thứ và viết ra mọi thứ, tôi cũng buộc phải thừa nhận rằng bản thân không nhận thấy có chút hướng thiện nào trong bài viết của bác. Bác nhìn thấy mặt không hay của một vấn đề và khái quát cả vấn đề lên thành một thứ đáng nguyền rủa. Nghệ thuật tuyên truyền của các nhà độc tài chẳng phải vẫn dựa trên nguyên lý đó hay sao?
Admin gửi hôm Thứ Năm, 28/02/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130227/phan-an-2013
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Thế rồi ngày ấy năm nọ, duyên trời run rủi, tôi được bước vào căn phòng kia trong một ngôi nhà đó. Đó là một ngôi nhà bình thường. Căn phòng cũng là một căn phòng bình thường, có bàn ghế, tủ sách và rèm cửa sổ. Nhưng những người trong căn phòng ấy không hề tầm thường. Họ là những người có tiếng tăm. Tôi biết tiếng họ từ lâu, trên những trang mạng và diễn đàn mà tôi vẫn đọc. Những nhà nghiên cứu. Những nhà sử học. Những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền. Những học giả có kiến thức sâu rộng. Những anh hùng. Một thằng nhóc như tôi bước vào đó, như thằng Bờm được mời cỗ nhà quan, hồi hộp bao nhiêu, khấp khởi bao nhiêu. Tôi vẽ trong đầu bao nhiêu là lời hay ý đẹp. Tôi sẽ hầu chuyện họ, sẽ hỏi han họ. Họ sẽ chỉ bảo tôi bao nhiêu là điều. Hoặc chả cần, tôi chỉ mong nghe họ tranh biện cùng nhau, phun ngọc nhả châu, tôi ngồi nép một bên nghe thừa ngửi cặn, cũng là diễm phước rồi.
Và phước duy ôi, sự thể diễn ra cũng gần như vậy. Họ ngồi trên ghế xa-lông, bụng họ căng ra sau lớp áo sơ mi, mông họ lún xuống đến vô cùng, vì ghế êm quá là một nhẽ, mà cũng vì họ mập quá là hai nhẽ. Họ dọn ra một bàn ăn ê hề những thịt quay đùi ngỗng, bánh mì tròn, bánh mì dài sơ sơ, bánh mì dài vãi đái, nho Mỹ, chôm chôm Thái. Họ ăn nhồm nhoàm, tay họ xuống lên không ngừng, mép họ bóng nhờn những mỡ. Họ cười hô hố, vỗ đùi đôm đốp. Họ lại tranh nhau nói, văng nước bọt. Họ rằng:
“Cái này phải có mắm tôm!”
“Đúng rồi, mắm tôm là nhất, nhỉ!”
“Vâng em có mắm tôm đây!”
“À, có thế chứ! Thịt quay với mắm tôm là nhất!”
“Thế mà thằng Ninh không ăn được mắm tôm các ông ạ.”
“Hỏng! Dân chủ nhân quyền mà không ăn được mắm tôm thì hỏng!”
“Thì thế, em cũng bảo nó rồi, chính là quốc hồn quốc túy, mà mặt nó câng câng...”
“Chính thế, mắm tôm với hoa sen! À cái bài về Hoàng Sa lão Thủ viết tốt đấy chứ nhỉ?”
“Tốt cái đếch gì, viết sai loạn cả lên, cứ ba hoa. Lão ấy là chúa ba hoa. Biết thì ít mà phứa cho nhiều. Này cho thêm mắm tôm đây! Để kì này tôi viết cho mà xem. Viết ra viết, chứ lị. Hoàng Sa là của Việt Nam, chứ lị. Trần Hưng Đạo đã nói rồi, một miếng đất của tiền nhân là không được để lọt vào tay kẻ khác.”
“Ừ lọt vào là tru di... Mà câu ấy không phải của Trần Hưng Đạo. Phê bình, nhá! Câu ấy của Lý Thường Kiệt...”
“Lão Thủ có lần thử ăn nho chấm mắm tôm đấy, các bác nghĩ có kinh không?”
“Tởm!”
“À cái thằng kia (ấy là tôi) sao mặc quần rách thế?”
“Bọn con nít bây giờ mô-đen thế đấy cụ ạ. Cứ phải xé quần mới chịu cơ, hí hí.”
“Lần sau trước khi đến gọi trước cho bác nhé, bác cho mày cái quần. Khổ, nhà nghèo quá, bác thương.”
“Hô hô hô!”
“Mắm tôm sao lâu ra thế? Nhanh nào!”
Đại để là như thế. Ăn xong rồi thì bụng ai nấy đều phình ra, và họ ngồi phè trên ghế xa-lông, miệng ngậm cây tăm, đánh lưỡi cho nó chạy qua chạy lại... Hôm ấy, tôi ra về, và vừa lái chiếc xe Best chạy trên đường vừa nghĩ vẩn vơ rằng, à, có lẽ, chiến đấu chống lại cái xấu chẳng có nghĩa mày là người tốt. Lòng tin yêu của tôi vào dân chủ tự do, có lẽ, vẫn còn nguyên như thế. Nhưng sự sùng kính của tôi đối với những người hoạt động dân chủ tự do, có lẽ, đã sứt mẻ đi một ít. Rồi sau này, tôi gặp những câu chuyện khác, những con người khác, tấm lòng sùng kính ấy lại sứt mẻ đi một nhiều. Tôi nhận ra rằng trong số họ cũng có những con người bình thường, thậm chí tầm thường, đã không cao đẹp gì mà trong đầu còn chứa những toan tính, mưu lợi thấp hèn chớ kể.
Thì đó là chuyện ngày trước. Nhưng mấy nay có chuyện anh Nguyễn Đắc Kiên cùng với bài báo chống Trọng, tôi lại nghĩ vẩn vơ về tự do dân chủ nữa. Về những người hoạt động tự do dân chủ nữa. Anh Kiên nói: Tôi không phải anh hùng, đừng liệt tôi vào anh hùng, xứ ta nhiều anh hùng lắm rồi. Và tôi đồng ý với anh, anh không phải, hoặc chưa phải anh hùng. Việc anh làm là dũng cảm, thật thế, nhưng anh hùng thì chẳng phải. Thế mà các nhà dân chủ tự do không nghĩ thế. Họ ùn ùn kết bạn với anh, anh có thêm ngàn rưỡi bạn trong đâu có nửa ngày trời. Họ quyết tâng anh lên mây xanh, họ bảo anh là anh hùng đất Việt, sáng rỡ như ánh dương, họ rằng Tổ quốc cần anh, họ trích dẫn thơ anh bằng những lời có cánh, họ khen lời anh hùng hồn chí khí, họ khen cả con trai anh sao mà dễ thương, sao mà diễm phúc có người bố như vậy. Họ vẽ tranh, họ viết nhạc, họ làm thơ tặng anh, chua thêm rằng “vẫn chưa sánh được công lao của anh.” Rồi họ đăng anh lên Wikipedia, họ kêu gào trên ấy mặc cho cộng đồng Wiki nghi ngờ rằng độ nổi bật của anh Nguyễn Đắc Kiên này chưa đủ, rồi họ lại thêm rằng Wiki nên đăng nhiều bài về sửa đổi hiến pháp cho thuận với thời.
Buồn cười quá. Và nực cười quá. Những nhà dân chủ ấy ở đâu ra mà như nấm sau mưa, tôi không biết. Tôi cũng không biết họ có thật hiểu tự do dân chủ là gì không, mà họ cứ nắm tay đấm lại mà thét gào. Tôi chỉ dám khẳng định một điều, không thiếu những người trong đám ấy đang toan tính một cái gì đó. Nhỏ thì thêm một người bạn ảo nổi tiếng, được hưởng ké một vài cái like, hoặc để hóng những bài viết mới của anh, những bài đánh vào chỗ ngứa mà họ chỉ biết đọc biết nghe chứ không biết viết và cũng không dám hô hào. Còn lớn thì vô chừng lắm. Tôi đọc 1984, có O’Brien, Charrington và Anh Cả Đỏ, tôi sợ những người mưu mô quỷ quyệt, những người không biết đấy là đâu, những người nghĩ ra khái niệm về thoughtcrime, doublethink, Newspeak, 2+2=5, những người nắm được cả giấc mơ của người khác. Trong 1984, họ gọi nhau là đồng chí. Nhưng năm nay là 2013 rồi, họ có thể gọi nhau bằng bất cứ cái tên gì.
_________________________
Trịnh Hự viết: Thật khó để hiểu khái niệm tự do, dân chủ của bác là gì. Tôi chỉ thấy bác lên án một hành vi hoàn toàn không vi phạm nguyên tắc tự do, dân chủ nào mà tôi từng biết, đó là hành vi kết bạn và hành vi reo hoan vì phát hiện ra một que diêm đang cháy giữa đêm trường. Có lẽ "tự do" có nghĩa là bác không thấy anh Kiên là anh hùng thì là việc của bác, người ta thấy anh ấy là anh hùng thì là việc của họ. Bác đâu có đủ quyền năng để phán xét anh Kiên có phải anh hùng hay không để mà có cơ sở lên án cái đám đông đang tung hô anh ấy?
Ngoài ra bác suy đoán ra đủ các loại động cơ, mục đích và gán cho những người đó như một cơ sở cho sự chế giễu của bác. Không biết có bao nhiêu phần trăm những người bác đang chế giễu từng nhận họ là nhà dân chủ để ngày hôm nay bác gom tất cả bọn họ lại và gọi tên họ như thế. Thật tiện lợi cho ngòi bút của một nhà văn.
Mặc dù bác có quyền suy đoán mọi thứ và viết ra mọi thứ, tôi cũng buộc phải thừa nhận rằng bản thân không nhận thấy có chút hướng thiện nào trong bài viết của bác. Bác nhìn thấy mặt không hay của một vấn đề và khái quát cả vấn đề lên thành một thứ đáng nguyền rủa. Nghệ thuật tuyên truyền của các nhà độc tài chẳng phải vẫn dựa trên nguyên lý đó hay sao?
Admin gửi hôm Thứ Năm, 28/02/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130227/phan-an-2013
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001